intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng trải nghiệm sáng tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

84
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài sáng kiến “Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng trải nghiệm sáng tạo” với mong muốn tìm ra biện pháp giúp học sinh học môn tập làm văn một cách tốt nhất. Với đặc điểm của phân môn Tập làm văn: mang tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh trước một đề tài cụ thể nào đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt với việc dạy Tập làm văn ở lớp 2. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng trải nghiệm sáng tạo

  1. PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG ------ BÁO CÁO SÁNG KIẾN DẠY TẬP LÀM LỚP 2 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Lĩnh vực / Cấp học : Tiếng Việt / Tiểu học Tác giả : LÊ THỊ THẢO Trình độ chuyên môn : Cao đẳng Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường Tiểu học Nghĩa Hồng Nam Định, ngày 19 tháng 5 năm 2021
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Dạy tập làm văn theo hướng trải nghiệm sáng tạo” 2. Lĩnh vực / cấp học : Tiếng Việt (02) / Tiểu học. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 10 /9/2020 đến 13/05/2021 4. Tác giả: Họ và tên: Lê Thị Thảo Năm sinh: 04/09/1996 Nơi thường trú: Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Hồng Điện thoại: 0817848543 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nghĩa Hồng Địa chỉ: Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam Định
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bật tiểu học nói riêng, hiện nay vốn để cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội .Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc. Trong giai đoạn hiện nay xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bật tiểu học là làm sao để giáo viên có thể là truyền thụ kiến thức và là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân và chiếm lĩnh trí thức mới. Nhưng chúng ta đã biết văn học là môn học chính vừa là môn công cụ giúp học sinh phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một tư tưởng tiến bộ vốn xuất hiện từ lâu trong lịch sử giáo dục và hiện vẫn đang được dư luận quan tâm, đánh giá cao. Dạy học theo phương pháp này khuyến khích được học sinh tự học và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân vào quá trình học tập. Với đặc điểm của phân môn Tập làm văn: mang tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh trước một đề tài cụ thể nào đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt với việc dạy Tập làm văn ở lớp 2 – Vậy đổi mới ra sao? như thế nào để phù hợp với học sinh lớp 2. Điều đó khiến tôi trăn trở, tìm tòi suốt nhiều năm nay. Cho nên tôi chọn cho mình đề tài: “Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng trải nghiệm sáng tạo”. Tôi viết sáng kiến này với mong muốn nhận được sự chia sẻ, tư vấn hoặc trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp để cùng tìm ra biện pháp giúp học sinh học môn tập làm văn một cách tốt nhất. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Học sinh lớp 2 ở lứa tuổi 7 tuổi các em còn ham chơi, tư duy cụ thể phát triển ở giai đoạn chưa hoàn chỉnh, nhận thức của các em đã mang tính quy luật. Song khả năng phán đoán, suy luận và tư duy logic của các em chưa cao. Môn tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng đó là giúp học sinh sản sinh ngôn ngữ nói và viết, thông qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng tích lũy và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập tốt các
  4. môn học khác. Chính vì vậy dạy học môn Tập làm văn rất khó, nhất là các em lớp 2. Vì đối tượng này các em còn rất nghèo nàn ngôn ngữ diễn đạt, nhất là giai đoạn đầu năm học. Vì vậy, khi dạy phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 2, giáo viên phải có biện pháp phù hợp để học sinh có hứng thú học và mở rộng vốn từ tốt. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1 Thực trạng: 2.1.1. Thực tiễn: Sau một thời gian trực tiếp đứng lớp và qua tìm hiểu tôi đã nắm được các nguyên do học sinh chưa học tốt phân môn Tập làm văn. Học sinh còn thụ động, vốn từ hạn hẹp, không tự tin khi phát biểu ý kiến hay khi làm văn. Những lời đáp cảm ơn, xin lỗi,... còn cứng nhắc, lập khuân, sao chép của nhau. 2.1.2. Một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân từ phía giáo viên: +) Giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học. +) Giáo viên cung cấp ít từ ngữ mới, chưa nâng cao được vốn từ cho học sinh. +) Phương pháp dạy học khô khan, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. +) Đưa ra yêu cầu chung, chưa phù hợp với từng học sinh. Chưa phát huy được khả năng của 1 số học sinh có năng khiếu và quá cao, vượt xa khả năng của các học sinh yếu. +) Cho học sinh chép văn. Dẫn đến văn cả lớp giống nhau.
  5. - Nguyên nhân từ phía học sinh : +) Đặc thù lứ tuổi tiểu học (đặc biệt lớp 2) chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động. Nên dạy học theo phương pháp truyền thống khiến các em chán nản không muốn học và sợ phân môn Tập làm văn. +) Học sinh mới đầu được làm quen với câu, đoạn văn, cách dung dấu câu, cách trình bày đoạn văn,…. +) Khả năng cảm thụ văn của học sinh còn nhiều hạn chế. +) Học sinh ý thức tự giác học còn yếu kém. +) Học sinh ỷ lại vào giáo viên, không chịu tự vận động suy nghĩ. 2.2 . Các nhóm giải pháp: Qua việc thực tế giảng dạy tôi thấy dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của HS. Đặc thù lứ tuổi tiểu học (đặc biệt lớp 2) chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động. Vì vậy, việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng. Đối với phân môn Tập làm văn để các em phát triển được vốn từ nên tạo cho học sinh có nhiều cơ hôi trải nghiệm thực tế. Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh mở rộng vốn từ và không còn lúng túng khi làm văn. Đầu năm học, học sinh mới được làm quen với phân môn Tập làm văn nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lý. Học sinh mới đầu được làm quen với câu, đoạn văn, cách dung dấu câu, cách trình bày đoạn văn,….Khả năng cảm thụ văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Tôi đã tạo ra các tình huống cụ thể, cho các em đóng vai, giải quyết vấn đề. Học sinh được tự mình nhập vai, suy nghĩ, đưa ra phương án, câu đáp hợp lý. Làm cho phân môn Tập làm văn trở nên gần gũi với các em. Sau khi các em đã tự tin đưa ra lời đáp của mình trong các tình huống học tập, tôi bắt đầu cho các em đi trải nghiệm. Tuy nhiên, để sự trải nghiệm nhiều bổ ích, các em thu thập được nhiều thông tin, giáo viên cần có những định hướng giúp các em biết cách quan sát và quan sát một cách khoa học. Tôi hướng dẫn và đưa ra các câu hỏi gợi mở theo từng chủ đề khi quan sát tạo cho các em biết cách triển khai và thu thập được nhiều thông tin và hoàn tất bài tập làm văn của riêng mình.
  6. Các em quan sát cây cối trong sân trường theo sự hướng dẫn của cô giáo.
  7. Các em quan sát rễ, thân, cành, lá, hoa của từng cây và so sánh chiều cao cây và vòng rộng thân cây giữa các loại cây. Các em trải nghiệm sáng tạo mùa coovit.
  8. Vừa quan sát các em vừa thảo luận và ghi chép những gì thu thập được Giáo dục tình yêu cây cối, thiên nhiên cho học sinh. Các em cùng chăm sóc vườn cây của lớp.
  9. Các em quan sát con sông quê hương em, cánh đồng lúa và cây cối ven đường theo sự hướng dẫn của cô giáo.
  10. Các em cùng người thân quan sát con vật nuôi và cây cối tại nhà.
  11. Tích hợp phân môn Tập làm văn vào môn Giáo dục lối sống trồng và chăm sóc cây đỗ. Các bạn cố gắng trong học tập được cô thưởng.
  12. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Khi tôi áp dụng phương pháp trải nghiệm sáng tạo giờ học phân môn Tập làm văn trở lên thật nhẹ nhàng không chút gò bó các em thực sự được được sáng tạo theo khả năng và trí tưởng tượng của mình. Và cứ như vậy vốn từ của học sinh được nâng lên, khả năng miêu tả tốt hơn. Tôi thấy văn của các em đều có nét riêng, cảm nhận riêng về từng sự vật được miêu tả. Tất cả các học sinh đều làm được văn đều có bài viết của riêng mình. Qua phương pháp này tôi còn tìm ra được một số học sinh có năng khiếu viết văn. Các bạn ý cảm thụ văn học rất tốt.
  13. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết đây là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi qua quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học Nghĩa Hồng. Nếu có sự sao chép, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ..................................................................... ..................................................................... Lê Thị Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0