SEO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
lượt xem 27
download
20 Thuật ngữ SEO các SEOER nên biết: Chắc hẳn những thuật ngữ SEO dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều. Kể cả bạn là SEOer chuyên nghiệp thì những thuật ngữ SEO này sẽ nhắc nhở bạn không được quên nó, còn nếu bạn là người mới vào nghề Thuật Ngữ SEO dưới đây sẽ là một kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc các bạn luôn ... thành công .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SEO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Tổng hợp : www.kenh9.net 1, 20 Thuật ngữ SEO 20 Thuật ngữ SEO các SEOER nên biết: Chắc hẳn những thuật ngữ SEO dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều. Kể cả bạn là SEOer chuyên nghiệp thì những thuật ngữ SEO này sẽ nhắc nhở bạn không được quên nó, còn nếu bạn là người mới vào nghề Thuật Ngữ SEO dưới đây sẽ là một kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc các bạn luôn ... thành công . 1. SEM: viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing, có nghĩa là tiếp thị các dịch vụ hoặc sản phẩm trên các bộ máy tìm kiếm. SEM được chia làm 2 mảng chính: SEO và PPC. SEO (Search Engine Optimization) như đã giải thích ở bên trên. PPC (Pay -Per-Click) có nghĩa là bạn trả tiền cho các “click” đến từ các bộ máy tìm kếm, các click đến từ những liên kết trả tiền “sponsored” trong các kết quả tìm kiếm. 2. Backlink: là các siêu liên kết (hyperlink) từ các website khác trỏ đến website của bạn. Các “backlink” rất quan trọng cho SEO vì chúng tác động trực tiếp đến Google PageRank của bất kỳ một trang web nào và chúng cũng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn. 3. Google PageRank: PageRank là một thuật toán của Google dùng để đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một trang web trên Internet. Ý nghĩa cơ bản của thuật toán này là việc một liên kết từ trang A trỏ đến trang B có thể được coi như là một bình chọn về chất lượng cho trang B. Càng có nhiều liên kết từ nhiều nơi đến trang B, trang B đó càng tăng thêm mức độ quan trọng. Để xem PageRank của một trang web bạn cài Google Toolbar vào trình duyệt. 4. Linkbait: là một phần nội dung hoặc một bài viết trên website hoặc blog có mục đích thu hút càng nhiều “backlink” càng tốt. Thường thường đó là một bài viết hay, một video , một bức ảnh đặc biệt hoặc một câu hỏi v.v.. Một ví dụ thường thấy về “linkbait” là các bài viết “Top 10…” “Làm thế nào để…” v.v.. 5. Link Farm: Một “link farm” là một nhóm các website mà mọi website này liên kết đến các website còn lại, với mục đích làm tăng PageRank của các website trong “farm” theo cách không tự nhiên. Ngày xưa việc làm này rất có hiệu quả nhưng ngày nay kỹ thuật này bị coi là “spam”, thậm chí website sử dụng kỹ thuật này có thể bị một số bộ máy tìm kiếm phạt không cho phép được xếp hạng. 6. Anchor Text: “Anchor text” là phần chữ viết trong một liên kết ví dụ Code: Thiết kế web tại Hà Nội thì từ “Thiết kế web tại Hà Nội” ở đây là một “Anchor text”. Việc có một từ khoá trong “Anchor text” sẽ giúp cho công việc làm SEO thêm hiệu quả vì Google sẽ kết hợp các từ khoá này với nội dung website của bạn. Ví dụ nếu bạn có một blog viết về các thủ thuật máy tính và nếu bạn để từ khoá “thủ thuật máy tính” trong “anchor text”. Nó sẽ giúp thứ hạng website của bạn tăng lên đối với từ khoá này. 7. NoFollow: “NoFollow” là một thuộc tính của liên kết được sử dụng nhiều để báo cho Google biết để không tiếp tục dò xét website từ liên kết đó. Đối với các bộ máy tìm kiếm một trang web không được có quá nhiều liên ra ngoài, như với Google cho phép một http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net trang web có tối đa 100 liên kết đến các trang web khác. Việc thêm thuộc tính “nofollow” thường dùng cho các liên kết trong comment của blog (một bài viết có thể có đến hơn 100 comment và mỗi có comment thường có một liên kết của người comment bên cạnh), các liên kết trả tiền. Và “nofollow” dùng để nói với Google không tính điểm PageRank cho liên kết đó. 8. Link Sculpting: tạm dich là “điêu khắc liên kết”. Bằng cách sử dụng thuộc tính “nofollow”, các webmaster ngày xưa có thể làm tăng PageRank của các trang ngay trong website của mình mà không cần đến liên kết từ các website khác. Tuy nhiên việc làm này không còn có hiệu quả nữa vì gần đây Google đã thay đổi việc xem xét các thuộc tính “nofollow” trong các liên kết. 9. Title Tag: Thẻ là thẻ để đặt tiều đều cho một trang web trên trình duyệt, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với thuật toán xếp hạng của Google. Để đạt được hiệu quả nhất, thẻ tiêu đề của bạn nên độc đáo và chứa những từ khoá chính của trang web. 10. Meta Tags: Các thẻ được sử dụng để cung cấp cho các search engine những thông tin liên quan đến các trang của bạn. Các thẻ được đặt bên trọng thẻ trong mã HTML. 11. Search Algorithm: Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm những các web phù hợp nhất cho các từ khoá tìm kiếm trên Google Search. Theo Google thuật toán này thông qua hơn 200 nhân tố, bao gồm giá trị PageRank, thẻ , các thẻ và nội dung của website, tuổi thọ của tên miền v.v.. 12. SERP: Search Engine Results Page – là trang kết quả của bộ máy tìm kiếm web. Về cơ bản đó là trang bạn sẽ thấy khi tìm kiếm với một từ khoá nào đó trên Google hoặc trên các bộ máy tìm kiếm khác. Lượng traffic bạn kiếm được từ search engine tuỳ thuộc vào thứ hạng bạn được xếp trên các trang SERP này. 13. Sandbox: Có thể nhiều người không biết Google có một khu vực liệt kê (index) c ác trang web khác có tên là Sandbox để liệt kê các website mới được tìm thấy. Khi các website ở trong Sandbox, chúng sẽ không được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm thông thường. Khi Google xác minh một website là hợp pháp, Google sẽ đưa ra khỏi Sandbox v à website đó sẽ được xếp hạng theo cách thông thường. 14. Keyword Density: tạm dich là “mật độ từ khoá”. Mật độ từ khoá của một trang web nào đó được tính rất đơn giản bằng (số lần từ khoá được dùng trong một trang) / (tổng số từ trong trang đó). Mật độ từ khoá được sử dụng như một nhân tố quan trọng trong SEO. Ngày trước các thuật toán đặt rất nặng vào nhân tố này nhưng ngày nay nhân tố này không còn quá quan trọng nữa. 15. Keyword Stuffing: tôi tạm dich thô là “nhồi nhét từ khóa”. Vì “Keyword Density” là một nhân tố quan trọng đối với thuật toán tìm kiếm, nhiều webmaster ngày xưa đánh lừa các bộ máy tìm kiếm nhằm làm tăng mật độ từ khoá bên trong website của họ. Ngày nay kỹ thuật này không còn mấy tác dụng nữa, mà website của họ có thể bị phạt không được xếp hạng. 16. Cloaking: Kỹ thuật này liên quan đến việc tạo một trang hiển thị các nội dung khác biệt nhằm mục đích để trang đó được xếp hạng cao và kiếm traffic từ search engine với nhiều từ khoá khác nhau. Việc làm này được coi là spam và bạn có thể bị phạt với hầu hết các bộ máy tìm kiếm. 17. Web Crawler: Thuật ngữ này cũng có thể được gọi theo cách khác là máy tìm kiếm (search bot) hoặc con nhện (spider), đó là một chương trình máy tính duyệt các trang web cho bộ tìm kiếm web. Web Crawler này luôn lu ôn sục sạo mọi liên kết, mọi trang web http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net mới. Đây là khâu đầu tiên của quá trính xếp hạng các trang web. 18. Duplicate Content: tam dịch là “nội dung sao chép”, “duplicate content” được địch nghĩa là một nội dung hoặc một phần nội dung được sao chép giống h ệt hoặc gần giống từ những website khác. Bạn nên tránh sao chép dữ liệu từ người khác vì bạn có thể bị các bộ máy tìm kiếm trừng phạt. 19. Canonical URL (hoặc Normalized URL) – Là kỹ thuật chuẩn mực hoá các URL (Uniform Resource Locator), hoặc có thể gọi đơn giản là các liên kết (link). Các bộ máy tìm kiếm sử dụng kỹ thuật chuẩn mực hoá URL để ấn định mức độ quan trọng của các trang web hoặc làm giảm thiểu việc liệt kê những trang giống nhau. Bạn có thể xem ví dụ dưới đây về chuẩn mực hoá URL. HTTP://www.Example.com/ → http://www.example.com/ http://www.example.com/~username/ → http://www.example.com/~username/ http://www.example.com/a/index.html → http://www.example.com/a/ 20. Robots.txt Đây là một file được đặt ở thư mục gốc trong tên miền của bạn (root folder), file này dùng để báo cho các “search bot” về cấu trúc của website. Ví dụ, thông qua robots.txt bạn có thể báo cho “search bot” không được phé p truy cập vào những thư mục nhất định bên trong website của bạn. 2,Tổng hợp các bước SEO website cơ bản Bài viết này mình tổng hợp các bước cơ bản để tiến hành SEO website. Thực hiện đúng, bạn sẽ thấy hiệu quả rất rõ . 1. Sử dụng .htaccess để chuyển tên miền từ non-www thành www (kỹ thuật redirect 301) 2. Gia hạn tên miền của bạn thêm vài năm (khuyến khích trên 5 năm, tuổi thọ domain cũng quan trọng) http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net 3. Đảm bảo rằng khi khách click vào logo của site bạn thì họ được đưa trở lại trang chủ 4. Nếu font chữ của website bạn quá nhỏ, hãy cho nó về mức tiêu chuẩn, Google có thể bỏ qua site bạn nếu font chữ quá nhỏ 5. Loại bỏ các plugin ko cần thiết 6. Luôn chèn thông tin liên hệ, hoặc trang liên lạc của bạn ở cuối trang web 7. Sắp xếp website theo một mẫu CSS stylesheet, đặt trong file .css 8. Sửa hoặc loại bỏ các link sai, hoặc “chết” thường xuyên nếu bạn không sử dụng “nofollow” 9. Sử dụng alt cho tất cả bức ảnh, đặc biệt là ở trang chủ 10. Loại bỏ các iframe. Phần lớn các Search Engine không index iframe. 11. Tạo file robots.txt, đặt ở thư mục gốc của website. 12. Nên sử dụng một navigation cơ bản cho website. 13. Sử dụng cùng một màu cho các link 14. Kiểm tra lỗi chính tả trong nội dung website 15. Định dạng website theo một khuôn mẫu xác định 16. Nên sử dụng ít nhất 1 bức ảnh cho mỗi trang có kèm alt. 17. Tạo một about page cho website. 18. Cung cấp các thông tin cá nhân của bạn rõ ràng trong about page đó 19. Nên chèn 1 số bức ảnh vào about page (như logo, map…) 20. Nên loại bỏ các popup trong website. 21. Chèn link đến các bookmark, các mạng xã hội sau mỗi bài viết và about page 22. Nên chèn một công cụ tìm kiếm cho website 23. Tạo một trang điều khoản cá nhân cho website 24. Đặt link tới điều khoản cá nhân ở dưới mỗi trang 25. Khi rewrite url nên sử dụng dấu “-” thay cho dấu “_” 26. Nên chèn google maps vào trang liên lạc (about page) 27. Nên chèn link từ trang này đến trang khác trong website 28. Sử dụng thẻ META description riêng biệt cho mỗi trang 29. Kiểm tra mã nguồn và sửa các lỗi 30. Không nên có 1 trang trao đổi link 31. Chèn một hộp tìm kiếm của site ở 404 error page 32. Tạo file sitemap.xml và trang sitemap cho website. 33. Chèn link đến sitemap ở cuối mỗi trang 34. Gạch chân các link ở website, cái này nếu thấy để lại hơi làm xấu mĩ quan nên xóa đi 35. Tắt tất cả các file nhạc, phim tự động chạy (automatically plays) 36. Nên thay thế các Flash animated = gif animated 37. Đặt logo của site bạn ở đầu mỗi trang 38. Bạn nên mua thêm các domain .net .org .biz… và redirect nó về site của bạn 39. Nên tạo một trang support, help hoặc FAQ 40. Khi bạn trả lời một yêu cầu, trợ giúp gì đó nên trả lời ở trang support hoặc help đó, không nên sử dụng email, đưa họ đến trang FAQ nếu câu hỏi đó đã được trả lời, nên cập nhập FAQ của bạn thường xuyên 41. Nên cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc của bạn ở trang liên lạc 42. Nên chèn mã để thống kê (analytics code) cho website của bạn ở tất cả các trang, bạn có thể sử dụng histats.com, statcounter.com, hay google analytics tùy theo định hướng phát triển của bạn 43. Xóa bỏ tất cả các mã tự động điều chỉnh kích thước trình duyệt của khách 44. Nên tạo một favicon riêng cho website. 45. Chỉ nên sử dụng email dạng @yourdomain.com 46. Đặt thuộc tính label=”...” cho tất cả các form website. 47. Đặt một thông báo xác nhận khi đăng nhập hoặc khi post bài, comment 48. Cập nhập website bạn thường xuyên 49. Kiểm tra các lỗi HTML bằng: http://validator.w3.org http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net 3,Hướng dẫn SEO cơ bản cho người mới bắt đầu Làm SEO hiện nay ở Việt Nam đã không phải là điều gì mới mẻ, các bạn có thể dễ dàng lên mạng search các khái niệm, các thủ thuật về SEO một cách dễ dàng. Tuy nhiên rất ít thông tin hướng dẫn quy trình làm SEO một cách bài bản(trừ một vài lớp học được các công ty tổ chức với kinh phí tham gia không phải là nhỏ đối với tất cả mọi người). Tôi không phải là dân công nghệ thông tin nhưng cũng có chút duyên với việc làm SEO hồi mới ra trường cách đây vài năm khi làm cho 1 công ty về kinh doanh trực tuyến một thời gian sau đó thì nghỉ. Đợt này lại có cơ hội quay trở lại làm SEO cho website để phục vụ cho business của mình. Tôi cảm thấy việc làm SEO khá thú vị, càng nghiên cứu càng có nhiều điều mới mẻ vì các thuật toán của các search engine thay đổi không ngừng. Với mục đích trao đổi, học hỏi việc làm SEO với mọi người, trước mắt là để các bạn newbie hình dung được việc làm SEO một cách có hệ thống, sau là có cơ hội nhận được những góp ý quý báu của các cao thủ nên tôi mạnh dạn viết loạt bài về hướng dẫn SEO cơ bản. Kiến thức là của nhân loại, tôi chỉ là người thu thập và thêm thắt chút ít, mong nhận được ý kiến của mọi người . Tôi chưa có điều kiện đọc hết các bài trên diễn đàn nên nếu có bài nào tương tự thì các bạn cho xin link để tôi dừng lại, tránh việc lãng phí thời gian của mọi người vào thông tin không có gì mới mẻ Trong quá trình viết bài này mà các bạn có nhu cầu trao đổi về một vấn đề cụ thể nào đó về SEO, nếu trong khả năng tầm hiểu biết của tôi có khả năng thì cũng rất sẵn sàng giao lưu với phương châm vui là chính, còn nếu không trả lời được cũng mong các bạn t hông cảm vì tôi không phải là SEO pro. Phương châm của tôi là "SEO for fun" Các bạn đã quá quen thuộc với các khái niệm về SEO như "SEO là gì? SEM là gì? Backlink là gì?..." nên tôi sẽ không nhắc lại nữa. Bài đầu tiên này tôi sẽ khái quát hóa các bước đầy đủ nhất trong 1 quy trình làm SEO. Trong suy nghĩ của rất nhiều SEOers hiện nay, làm SEO tức là thực hiện 2 công việc: on-page & off-page nhưng thực ra đó chỉ giai đoạn giữa của quy trình làm SEO. Nếu được xây dựng từ đầu thì quy trình làm SEO sẽ được tiến hành theo các bước cơ bản sau: 1. Xác định rõ mục tiêu 2. Xác định cách tiếp cận, quy mô của chiến dịch SEO 3. Hiểu nguyên lý làm việc của các Search Engine 4. Tìm hiểu các Search Engine hàng đầu hiện nay (Google, Yahoo, Bing) 5. Xây dựng chiến dịch SEO 6. Phân tích, nghiên cứu từ khóa, thứ hạng hiện tại của website, đối thủ cạn h tranh, phân tích và cuối cùng là xác định mục tiêu cần đạt được của chiến dịch SEO. 7. Tối ưu hóa website: tối ưu titles, meta tags, internal link, content, cấu trúc website, link building... 8. Mở rộng SEO: social media marketing, google adwords, local search, image, video, blog, mobile... 1. Xác định mục đích của việc làm SEO: - Tại sao tôi cần làm SEO cho website của mình? - Mục tiêu kinh doanh của công ty là gì? - Mối liên hệ giữa website và công việc kinh doanh của công ty ở mức nào? - Tôi muốn những đối tượng nào truy cập website của tôi? - Tôi muốn khách truy cập làm gì trên website của tôi? - Những phần nào của website mà tôi muốn khách truy cập nhiều nhất? http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net SEO là gì thì ai cũng biết rồi, nhưng có thật là tất cả mọi website đều cần SEO không? Chưa chắc! Những đối tượng sau không nhất thiết phải SEO cho site của mình: - Bạn có 1 website lưu hành nội bộ, nơi lưu trữ các tools cho nhân viên hoặc chia sẻ tài nguyên cho nhóm bạn bè không muốn sự nhòm ngó của người lạ. - Site của bạn quá nổi tiếng, doanh thu khá & bạn thỏa mãn với điều đó - Công ty sắp phá sản, dự định đóng cửa trong 1 thời gian ngắn nữa, có SEO cũng không tăng được doanh số bán hàng vì SEO cần có thời gian. .... Sau khi xác định được rằng việc làm SEO là cần thiết cho website, bước tiếp theo chính là xác định mục tiêu kinh doanh của công ty. Tất nhiên mục đích cuối cùng của tất cả các công ty là bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận, tuy nhiên việc vạch ra các mục tiêu cụ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các features trên website. Chẳng hạn xây dựng 1 website bán hàng online sẽ cần các chức năng khác với xây dựng website tin tức hay quảng bá thương hiệu của website. Tóm lại việc bạn cần làm là: - Xác định mục tiêu chính, phụ. - Vạch ra các features cần thiết để phục vụ cho mục đích đó. Nếu như đã có sẵn website trước đó thì đánh giá xem đã có features nào rồi, mức đ ộ đáp ứng so với yêu cầu ra sao. Các bạn có thể lập 1 bảng gồm các cột sau: mục tiêu chính(phụ) là gì? các features cần có để thực hiện mục tiêu này?đã có features nào rồi? Mức độ đáp ứng(rất tốt, tốt, bình thường, kém). Ví dụ: Mục tiêu chính: bán máy laptop ASUS model mới nhất Mục tiêu phụ: giới thiệu các sản phẩm liên quan như chuột, bàn phím không dây... Các features cần có: hiển thị hàng ở vị trí tốt nhất trên trang chủ, có phần hiển thị thông tin hình ảnh, cấu hình, giá bán, mua được online, thông tin cửa hàng.... Đánh giá: phần hiển thị có thể đặt ở vị trí tốt nhất (tốt), thông tin về hình ảnh: chỉ hiện thị được ảnh tĩnh(bình thường -> cần bổ sung thêm phần hình ảnh động, phóng to-thu nhỏ), chưa có chức năng mua hàng và thanh toán online(cần bổ sung). .. Sau khi xây dựng xong bản này, bạn sẽ có những định hướng cực kỳ rõ ràng là mình cần làm gì, như vậy các kế hoạch xây dựng SEO sau này sẽ có cái khung để làm căn cứ. - Xác định mối liên hệ giữa website & công việc kinh doanh của công ty. Nothing is perfect, khi bạn làm SEO cho một website của công ty kinh doanh đa ngành thì tất nhiên không thể SEO cho tất cả các sản phẩm, công ty muốn đẩy mạnh bán dầu gội, thì bạn không thể SEO với từ khóa “kem đánh răng” mặc dù đều là sản phẩm do cùng 1 cty sản xuất. Vì vậy khi làm SEO cần luôn nghĩ trong đầu mình làm SEO cho cái gì, những từ khóa nào là trọng tâm... - Tôi muốn những đối tượng nào truy cập website của tôi? Xác định rõ đối tượng cần thu hút cũng là việc làm quan trọng, nó sẽ tác động lên tỉ lệ ROI – thông số để chủ website đánh giá hiệu quả đầu tư khi thuê bạn làm SEO. Ví dụ khi bạn đi “quăng bom” backlink ở các website thì không thể vào forum người cao tuổi để quảng cáo đồ độ xe. Lập thông tin về đối tượng visitors nên có những thông tin cơ bản sau: độ tuổi, khu vực địa lý, nghề nghiệp... - Tôi muốn khách truy cập làm gì trên website của tôi? Bạn có thể điều khiển được khách truy cập website không? Câu trả lời là có nếu như bạn xây dựng được cấu trúc phù hợp (tất nhiên là phải nghĩ về mục đích dẫn dắt visitors trước đó). Ví dụ bạn sẽ muốn visitors: đặt mua sản phẩm, điền form thông tin cá nhân để bạn có số liệu khảo sát khách hàng, subscribe vào mailing list, comment về sản phẩm, viết bài review, chia sẻ kinh nghiệm... Sau khi xác định được 3 yếu tố: mục tiêu, đối tượng khách hàng, muốn khách hàng làm gì bạn sẽ xây dựng được công thức cho mình: để đạt được mục tiêu, tôi cần đối tượng khách hàng, thực hiện hành vi, trong chuyên mục. http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net Ví dụ: để bán được bình sữa, tôi cần khách hàng là 1 bà mẹ 35 tuổi, đặt mua trong phần đồ cho bé Việc xây dựng điểm đầu và cuối của 1 chuỗi hành động của khách hàng cũng giúp cho bạn theo dõi và đánh giá được SEO campain nhờ Google analytics. Nói thêm 1 chút về phần theo dõi và đánh giá SEO campaign. Nhiều người chưa đán h giá đúng vai trò của việc này nhưng tracking SEO campaign thực sự là một điều cần thiết bởi vì: - Giúp loại bỏ những từ khóa, channels không hiệu quả: trong trường hợp SEO cho nhiều từ khóa, nhiều chanels cùng một lúc, bạn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức. Nguồn lực là hữu hạn, vậy tại sao không tập trung vào những channels đem lại hiệu quả cao thay vì dàn sức cho tất cả. Cách duy nhất để làm được việc này là theo dõi các thông số của campaign. - Stay up-to-date: Xác định chính xác keywords đem lại hiệu quả ngay từ đầu là cực khó, điều này chỉ có thể được kiểm chứng qua thời gian. Quy trình được thực hiện liên tục thử nghiệm từ khóa-loại bỏ từ khóa không hiệu quả-tiếp tục thử nghiệm... Như vậy bạn đã hiểu được bước cơ bản đầu tiên trong quy trình làm SEO chính là xác định được mục đích, mục tiêu của SEO campaign. Có được kim chỉ nam cho hành động của mình thì sẽ đi đúng hướng, bác Hồ đã dạy thế mà 4,12 yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng SEO Onpage Tối ưu website được xem là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong quá trình làm SEO cho một website. Tuy nhiên đó là bước không thể bỏ qua nếu như website của bạn muốn có nhiều từ khóa quan trọng nằm trên top trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google. Sau đây Đăngnhanh.vn sẽ liệt kê danh sách các các yếu tố quan trong nhất để tối ưu website của bạn. 1. Từ khóa trong tên miền Nếu có thể, hãy chọn mua tên miền có cụm từ trùng hoặc có các từ gần với từ khóa ch ính mà bạn muốn lên top của Google. Đây là lợi thế không nhỏ khi Seo từ khóa. Ví dụ: Đăngnhanh.vn muốn SEO từ khóa dang tin quang cao lên top 1 Google thì Đăngnhanh.vn chọn tên miền có cụm từ liên quan như: dangtinquangcao.*, dangnhanh.*, dangtin.*… 2. Title của website Title là cụm từ ngắn gọn mô tả website của bạn, đó là điều mà bạn muốn thông điệp và nhấn mạnh về website của mình. Các công cụ tìm kiếm thường đánh giá rất cao Title của một website. 3. Thẻ Meta Description Các bọ tìm kiếm cũng đánh giá rất cao thẻ Meta Description. Bạn nên chọn những cụm từ mô tả chính xác về những chủ đề chính có trên website của bạn. 4. Thẻ Meta Keywords Mặc dù với những thay đổi về thuật toán hiện nay, Google không còn quá quan trọng vào thẻ Meta Keywords nữa. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net tối ưu website của bạn. 5. Thẻ Alt trong hình ảnh Các bọ tìm kiếm như một người mù, chúng sẽ không thấy được những hình ảnh có trên website của bạn. Do đó chúng sẽ nhận biết bằng việc phân biệt các thẻ Alt mà bạn gán cho hình ảnh trên website của mình. 6. Đường dẫn thân thiện Đường dẫn các bài viết tuyệt đối nên ngắn gọn và thân thiện với bọ tìm kiếm Với một website có đường dẫn của bài viết dạng như: http://www.vietsieuthi.vn/dich- vu/da...cao-la-gi.html sẽ được các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và index hơn thay vì những website có đường dẫn bài viết như sau: http://phaiseo.com/?cid=10&id=67557&d=13102010 7. Tiêu đề của bài viết Tiêu đề bài viết nên dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa bao hàm của bài viết đó. Một tiêu đề bài viết có chứa các từ khóa mà bạn muốn tối ưu và được làm nổi bật bằng các thẻ H1, H2 và H3 sẽ giúp các bọ tìm kiếm dễ dàng nhận dạng khi duyệt nội dung trên website của bạn. 8. Chuẩn HTML Nên tuân theo đúng chuẩn của W3C khi thiết kế một website. Một website có quá nhiều mã lỗi sẽ bị mất điểm với các bọ tìm kiếm. 9. File Robots.txt Robots.txt giống như người chỉ đường, giúp bạn hướng các bọ tìm kiếm đến những khu vực cần thiết khi duyệt nội dung trên website. 10. Sitemap XML Tạo sitemap sẽ giúp các bọ tìm kiếm đỡ tốn thời gian duyệt nội dung trên website của bạn. 11. Từ khóa trong nội dung bài viết Khéo léo chèn cá từ khóa vào nội dung bài viết, nhưng phải giữ được ý nghĩ của từng câu từng chữ trong bài viết của bạn. Đây là yếu tố rất quan trọng để tối ưu nội dung t rên website của bạn. 12. Nội liên kết Liên kết các bài viết liên quan với nhau trên một website. Điều này giúp các bọ tìm kiếm dễ dàng tìm nội dung liên quan giữa các trang, đồng thời cũng là cách giúp giữ chân người đọc. 5,25 mẹo SEO khi thiết kế website Chắc hẳn bất kỳ ai trong chúng ta khi thiết kế web đều muốn nâng cao độ thân thiện và tối ưu cho trang web sẽ phải biết về SEO . Vậy SEO là gì ? SEO được hiểu là tối ưu trang web cho các bộ máy tìm kiếm. Nếu làm tốt bạn có thể đạt được các thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm (SERP) và chính vì thế mà sẽ có nguồn traffic cực kì tốt. Trong bài viết này sẽ đề cập đến một vài vấn đề có lẽ sẽ không xa lạ với các bạn quản trị web đã lâu nhưng đối với các bạn mới bước vào thì có lẽ qua bài viết này các bạn sẽ có thêm một lượng kiến thức cơ bản đáng kể. http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net Việc thiết kế web theo chuẩn là bước cực kỳ quan trọng liên quan đến việc tối ưu cho website của bạn. Chính vì thế các bạn thiết kế web cần lưu ý những điều sau đây: 1. Một trang web chuẩn mực phải có các thẻ h1, h2, h3… Các thẻ này được sử dụng cho phần tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ nhằm nổi bật vấn đề mà bạn cần lưu ý đến người đọc. Code: data data data 2. Tách các phần như style css, javascript, data thành các file độc lập. 3. Cố gắng đặt nội dung chính nằm ở đầu của cấu trúc trang html. 4. Tạo sitemap chứa liên kết đến các trang nội dung trên website. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập đến nội dung mà họ cần. 5. Tạo các chỉ mục hướng dẫn (breadcumb) Mục đích cho phép người dùng dễ dàng quay lại các chỉ mục một cách dễ dàng. 6. Dùng định dạng chữ cho phần liên kết header và footer thay vì dùng hình ảnh. Có thể dùng javascript để xử lý các liên kết. 7. Đặt link vào các trang liên kết khác sẽ giúp người đọc dễ theo dõi và giúp SE index dễ dàng. 8. Kiểm tra cấu trúc html chuẩn với W3C. 9. Hạn chế việc sử dụng table trong html. Đặc biệt là các table lồng table. 10. Tạo RSS feed cho nội dung website. 11. Tạo trang 404 cho các liên kết không tìm thấy. 12. Cho phép thay đổi thẻ meta và title ứng với mỗi bài post. Thường thì cái này liên quan đến việc lập trình http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net 13. Sử dụng rewrite url đối với các liên kết và phân tách mỗi từ bằng dấu trừ – hoặc gạch dưới _ 14. Chọn tên miền có tính liên quan cao đến nội dung website. Có thể chứa một vài từ khóa chính của website 15. Chỉ sử dụng từ có nghĩa, cấu trúc có thể đọc được và dễ dàng để thu thập dữ liệu từ SE. 16. Nội dung bài viết dễ đọc. Phần đầu và nội dung bài viết nằm trong đoạn văn kết hợp với các sub header và number list. Chủ yếu là nội dung phải mới mẻ, lôi cuốn, trình bày đẹp mắt và mang tính thông tin cao. 17. Thêm hình ảnh để nội dung hấp dẫn hơn. Đặt các thuộc tính như title và alt vào hình ảnh sẽ giúp cho SE đánh giá cao cho nội dung website của bạn và từ khóa liên quan đối với hình ảnh. 18. Đừng quá nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào mỗi trang web, hãy chọn những từ khóa tiêu biểu và đặt vào phần cuối của nội dung bài viết. 19. Hạn chế việc dùng flash hoặc tốt hơn là không dùng flash vì SE không thể nhận biết được. 20. Đặt link về các trang tác giả, trang phân tích có tính uy tính cao. Điều này sẽ giúp cho bài viết của bạn có tính thuyết phục và độ tin tưởng cao. 21. Thêm video sẽ cuốn hút user của bạn. Chính vì SE không nhận được video do đó bạn có thể làm SEO bằng cách tạo video sitemap trong Google Webmaster Central. 22. Tạo mục chia sẻ bài viết đến các mạng xã hội bằng cách tạo ra các nút chia sẻ. 23. Tối ưu hiển thị trang web trên các thiết bị di động. Chính vì ngày nay việc truy cập trên các thiết bị di động không còn xa lạ do đó sẽ bị giảm thiểu người dùng nếu website của bạn không hỗ trợ việc hiển thị trên các thiết bị di động. 24. Hãy cập nhật thông tin thường xuyên trên website của bạn. Điều này quan trọng nhất nó sẽ giúp cho bạn lôi cuốn được người đọc ghé thăm và nên nhớ nội dung nên tập trung vào các xu hướng hiện tại và phải liên quan đến chủ đề của website. 25. Luôn thay đổi cấu trúc theo các thay đổi của kỹ thuật SEO hiện hành. Nói cách khác nếu kỹ thuật SEO đã quá lỗi thời hoặc SE không còn khuyên dùng kỹ thuật đó nữa thì tốt nhất bạn nên thay đổi nó. Nói cách khác các website phải thường xuyên bảo trì và sửa đổi sao cho tối ưu cho các SE nhất. Sau khi đọc qua các tip trên có thể bạn sẽ rút ra một vài điều gì đó. Nếu bạn chưa làm một trong số các tip trên thì hãy tiến hành làm ngay từ bây giờ còn nếu bạn đã thực hiện đầy đủ các tip trên thì việc bạn đạt thứ hạng cao trên SE là điều không khó. Việc SEO còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhưng nói chung bạn phải trải qua các chuẩn mực html thì việc áp dụng thêm các kỹ thuật SEO khác sẽ nhẹ nhàng hơn cho bạn rất nhiều. 6,Tối ưu SEO Onpage kinh nghiệm và thực tế http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net Tối ưu nội dung, từ khóa, link khi thiết kế web hay còn gọi là Onpage. Vậy tối ưu web, tối ưu onpage sao cho thân thiện với Google nhất, thân thiện với người dùng mà vẫn có số lượng keyword, link onpage phù hợp để lên TOP. Bài viết hôm nay tôi và các bạn sẽ bàn luận về những thủ thuật tối ưu Onpage mà tôi đã đúc kết được trong quá trình làm SEOer. 1. Tối ưu thẻ Meta Title (thẻ tiêu đề): - Đầu tiên là độ dài của thẻ title bao nhiêu là vừa? Nếu bạn chú ý và tính độ dài hiển thị của Google thì title chỉ được hiển thị với độ dài khoảng [60-65] ký tự. Bạn tối ưu độ dài khoảng đó là good nhất. - Nhưng trong trường hợp tiêu đề nội dung đọc có nghĩa dài hơn 70 ký tự thì sao, có nên code cut ngắn để thêm [...]? Theo tôi bạn không nên cut bớt vì theo hướng người dùng thì không hiểu được nội dung tiêu đề (khi share link social) của bạn. Tham khảo các SEOer nước ngoài trao đổi và tôi cũng thấy hợp lý, nếu không thể tối ưu ngắn được thì ta có thể chấp nhập title có độ dài từ [60-100] ký tự. - Đặt tiêu đề ra sao, càng nhiều keyword (từ khóa) càng tốt? Với những sự thay đổi hiện tại là lâu dài thì việc đặt quá nhiều từ khóa là bạn đã vi phạm luật keyword stuffing (nhồi nhét từ khóa) và sẽ bị phạt khá nặn g. Về mặt người dùng thì họ cũng không muốn đọc tiêu đề cũng như bài viết của bạn luôn. Sau đây là kinh nghiệm đặt title của tôi: Tiêu đề phải có nội dung liền mạch, không được lặp lại từ khóa >2 lần, key trong tiêu đề nên để ở đầu và key đó phải có độ phủ trong onpage cao, và đương nhiên key đó phải có trong thẻ meta description. 2. Tối ưu thẻ Meta Description (thẻ mô tả): - Đầu tiên là độ dài của thẻ meta description bao nhiêu là vừa? Cũng như ở title bạn chú ý đo độ dài của phần mô tả khi tìm kiếm goog le thì nó có độ dài khoảng [170-180] ký tự, hãy tối ưu nội dung mô tả sao cho vừa đủ khoảng đó là good. - Cũng như thẻ title nếu mô tả của bạn 180 ký tự vẫn chưa đủ để mô tả phần còn lại thì bạn có thể chấp nhận độ dài từ [180-250] sau đó mới sử dụng code để cut [...] - Sau đây là kinh nghiệm viết mô tả của tôi: Mô tả cũng có nội dung liền mạch, hướng đến thông tin người đọc. Key cũng nên đưa lên đầu, và độ lặp khéo léo của key chấp nhận khoảng [2-3] lần, 1 lần là hơi ít http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net 3. Tối ưu nội dung, từ khóa và link: Theo quy luật đi đầu là thống lĩnh keyword trong nội dung cũng vậy, các bạn có thể tính độ ưu tiên từ trên xuống dưới và từ trái sang phải của trang web (chuẩn nhất là view source HTML ra, CRL+U trong chrome, mà nên sử dụng chrome các bạn sẽ biết được nhiều điều thú vị ) Keyword và link không được nhồi nhét quá nhiều nếu không sẽ phạm luật keyword stuffing (nhồi nhét từ khóa) và cũng không thân thiện với người đọc. Hãy chăm sóc nội nội dung liên quan bên cạnh keyword để nâng cao chất lượng của keyword và trang web. 4. Tối ưu thẻ Anchor link: Cá bạn đọc bài viết Anchor link những điều cần tránh và kinh nghiệm xây dựng link để xây dựng link, chú ý không nên quá nhiều link trong 1 page, max là 100 link, và link lặp lại sẽ chỉ được tính link đầu tiên theo thứ tự ở trên. 5. Tôi ưu thử head [H1-H6]: Việc sử dụng thẻ head là không thể thiếu để nhân mạnh tiêu đề, link. Dưới đây là kinh nghiệm sử dụng thẻ này của tôi: [H1] là thẻ có mức độ ưu tiên số 1, các bạn nên tiết kiệm và chỉ sử dụng 1,2 thẻ h1 trong một page. Tiêu đề thường là tiêu đề website(trong homepage) , tiêu đề dann mục (trong page danh mục), tiêu đề bài viết (trong page bài viết), nên cố gắng đưa 1 -2 key vào tiêu đề là ok, chú ý tiêu title đọc phải liền mạch, tránh phản cảm và là spam key. [H2] là thẻ có mức độ ưu tiên số 2, thẻ này bạn có thể sử dụng nhiều lần và thường dùng kèm với thẻ để liên kết đến bài viết. Ví dụ: Phần mềm SEO. Chú ý cũng sử dụng vừa phải và không được lặp lại nội dung và link. [H3] thẻ có mức độ ưu tiên số 3, thẻ này cũng được sử dụng nhiều lần và thường được sử dụng cho tiêu đề các danh mục trong page. Ví dụ: Danh mục Hỏi & Đáp SEO, Marketing Online...Thẻ h3 thường dùng làm danh mục nhưng cũng khéo léo đưa key vào đó nhé [H4-H6] thẻ có mức độ ưu tiên cuối, và cũng ít sử dụng, có thể sử dụng để nhân mạnh các mục trong nội dung bài viết chia sẻ. 6. Tối ưu thẻ in đậm và in nghiêng : Việc sử dụng link hoạt thẻ và trong bài viê là rất cần thiết để nhấn mạnh keyword, nội dung với người đọc và cới chính Google. Lưu ý sử dụng vừa phải nên bold những gì quan trọng. 7. Tối ưu thẻ : Tham khảo Những thẻ cần thiết trong SEO 8. Tuân thủ chuẩn W3C: W3C là tiêu chuẩn của các định dạng web, hãy tìm hiểu và viết dúng các thẻ tags theo chuẩn W3C. Goolge đánh giá cao những web theo chuẩn và không lỗi làm gì, cũng có thể hiểu đơn giản nếu bạn theo chuẩn thì Google sẽ lấy dữ liệu của bạn đơn giản và nhanh hơn. Các bạn có thể check XHTML ở đây: http://validator.w3.org Tìm hiểu qua về XHTML ở đây http://vi.wikipedia.org/wiki/XHTML và http://www.w3schools.com/html/html_xht ml.asp http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net Kết luận: SEO là một nghệ thuật, không có định nghĩa nào tuyệt đối 100% sẽ lên TOP, luôn trao đổi và update những kinh nghiệm để lên TOP 7,Xây dựng liên kết (Link Building) và những điều cần biết Xây dựng liên kết (hay link building) là thủ thuật chính và quan trọng nhất trong off -page SEO. Nếu ở On-Page SEO, bạn phải xây dựng nội dung, tối ưu hóa trang website, thiết kế phù hợp thì ở off-page SEO, sẽ đơn giản hơn với việc xây dựng những liên kết thông minh, phù hợp trỏ từ những trang web có chất lượng (Một phần được đánh giá bởi pagerank). Tôi lấy liên kết từ đâu Để khai thác các nguồn liên kết, bạn có thể tìm trên mạng, các website bạn, n hững nơi cho phép bạn dẫn liên kết đến site của mình (như các forum, blog, thư viện web,..). Tuy nhiên, trước khi khai thác liên kết, hãy chú ý đến các site sau, đây là những site bạn không nên khai thác liên kết hoặc muốn phí công vô ích: * Trang web với thẻ nofollow tại liên kết hoặc tại meta tag. * Trang web đặt liên kết trong script và trong flash, xem thêm Script với SEO Xây dựng liên kết thông minh - Số lượng hay chất lượng Ở bài viết pagerank, mình đã nói đến tầm quan trọng của pagerank đối với liê n kết, tuy nhiên cũng đừng bỏ qua những trang webs có pagerank 0, có thể họ chưa được cập nhật pagerank hoặc có pagerank thật rất tiềm năng, tốt nhất là khai thác từ trang có pagerank cao đến pagerank thấp nhưng không bỏ qua pagerank 0. Ngoài ra, nhiều SEOer xây dựng những liên kết theo kiểu “đông như quân Nguyên”, việc này hoàn toàn không có lợi cho bạn mà đôi khi khiến bạn bị trang web khóa tài khoản, liệt liên kết của bạn vào blacklist thì khổ. Tốt hơn thì cứ đặt chất lượng lên trên đầu, sau đó hãy xem đến số lượng. Phù hợp nội dung trang, có nghĩa Cần chú ý khai thác một cách phù hợp, cả với người đọc và các spider, nếu liên kết của bạn được đặt trong những trang web có cùng nội dung thì sẽ được đánh giá cao hơn những trang chả liên quan tẹo nào! Các liên kết có archor text như thế này: Bạn đã biết gì về SEO chưa, hãy bắt đầu ngay với SEO là gì ? sẽ tốt hơn những liên kết cộc lốc và không có tí nội dung nào như thế này: SEO | SEO là gì | Pagerank hay không có archor text như thế này: “..click vào đâ y“ Ngoài ra thì các liên kết đặt trong ảnh, flash, javascript sẽ ít giá trị (hoặc ko có) giá trí đối với text link. Vị trí liên kết Các liên kết được đặt ở cao hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn những liên kết được đặt phía dưới vì như trong phần thiết kế phù hợp với SEO, mình đã nói đến việc google lướt trang web theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tuy nhiên nên xem view source để biết vị trí thật sự của liên kết, đừng để các kĩ thuật css đánh lừa bạn. Nếu được, thì các liên kết ở trang index sẽ tốt hơn ở trang trong, và cũng vì thế, các liên kết trong trang đầu sẽ mạnh hơn ở trang 2 và 3 theo thứ tự đi càng sâu càng tối. http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net Liên kết đến nội dung con Nhiều webmaster mắc sai lầm khi chỉ liên kết đến trang chủ, trang cao nhất của website mà quên đi tầm quan trọng của các trang, nội dung con. Nên nhớ người dùng tìm đến nội dung nhiều hơn các trang tổng hợp với keyword cụ thể. Ví dụ là người dùng sẽ tìm kiếm các món hàng cụ thể như “mua bán ổn áp”, “ổn áp lioa” thay vì tìm kiếm keyword “ổn áp”. Ngoài ra thì việc xây dựng liên kết đến trang chủ quá nhiều mà không liên kết với trang con sẽ khiến liên kết không tự nhiên, bạn sẽ bị google dòm ngó đấy ! Xây dựng liên kết trong Liên kết trong là các liên kết trong trang này với trang khác (cùng địa chỉ), việc này sẽ dẫn dắt khách tham quan của bạn có thể đọc và hiểu một cách dễ dàng nhất nội dung đồng thời khiến cho các spider dễ dàng crawl và index tất cả các trang trong site của bạn. Nếu sitemap là bản đồ chỉ đường website với các mục 1 2 3 4 thì với liên kết trong, các đường dẫn này còn mạnh hơn sitemap vì nó có nội dung gần gũi và có độ tương quan tốt, cả với người dùng. Tôi có thể gọi là 1 2 3 4 xoay vòng, nhỉ ? Chú ý đến số lượng liên kết trong (tốt hơn hết là không quá 10 liên kết trong bài!) Những sai lầm khi xây dựng liên kết Việc xây dựng liên kết được nêu trên có vẻ như rất dễ dàng nhưng nhiều webmaster vẫn hay mắc sai lầm, tôi xin liệt kê lại từ đầu đến cuối bài: 1. Lạm dụng, spam liên kết – Kết quả là bị banned và liệt vào blacklist 2. Coi trọng số lượng hơn chất lượng, kết quả đạt được thấp 3. Khai thác liên kết trong ảnh, flash hay script, hiệu quả kém hơn so với text link 4. Chỉ xây dựng liên kết đến trang chủ 5. Khai thác liên kết mà không biết liên kết nofollow,… haha .. 6. Liên kết với các trang “chả liên quan tẹo nào” hay liên kết không có nội dung 7. Mua bán liên kết, việc này rất nguy hiểm đến tính mạng tên miền của bạn trên SERP (google cấm điều này đấy!) 8,Backlink như thế nào là tốt? Các bạn vẫn biết, điều quan trọng nhất của of-page chính là backlink. Nhưng để biết chính xác những backlink như thế nào là backlink chất lượng, thì những người mới bắt đầu làm seo còn mập mờ và chưa hiểu rõ về nó. Theo SEOChatLuong.com, backlink chất lượng bao gồm các yêu tố sau đây. 1. DoFollow. Đọc để hiểu về Dofollow là gì 2. Root Domain: Chúng ta có những backlink này như thế nào Trao đổi liên kết với các website khác Xây dựng hệ thống site cho chính bạn làm dịch vụ seo hoặc thiết kế website cho các website khác, lúc đó bạn sẽ có quyền đặt backlink dưới website của họ. Thiết kế template cho các mã nguồn như wordpress, joomla, Drupa, Drupal, vBulletin, mybb, phpbb, Blogger.... Dùng tiềm lực kinh tế để mua backlink từ các website có độ trust và Page rank cao. 3. Page Rank cao: Bạn chưa biết có thể đọc hiểu PageRank là gì. 4. Các website hoặc webpage có cũng chủ đề với bạn. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu website bạn đang làm về dịch vụ seo thì bạn liên kết với http://facebook.com/congdongsv
- Tổng hợp : www.kenh9.net các website chia sẻ những kiến thức về SEO sẽ tốt hơn là bạn liên kết các website về giải trí. 5. Outbound link page đó ít. Bạn liên kết với một website mà website đó có quá nhiều Outbound link. Lúc đó sẽ dẫn đến chất lượng link của bạn rất ít và có khi còn có tác dụng xấu nếu webpage đó có hơn 100 Link ra ngoài tình trang webpage có nhiều link ra ngoài thì có khả năng các link đó đã trở thành link farm. 6. Thời gian tồn tại của backlink đó. Vâng, thời gian tồn tại của backlink sẽ làm cho độ trust của backlink đó tăng lên đáng kể, làm được điều này cũng đơn giản, chỉ cấn bạn ạặt backlink đúng chỗ, tham gia thảo luận đúng cách sẽ giữ được backlink, tránh tình trang spam tràn làn, nó sẽ không hiệu quả. 7. Nằm trên các site có đuôi Gov và Edu. Không có gì tuyệt vời bằng là những backlink nằm trên các tên miền có đuôi như thế nào, vì các đuôi này chỉ dành cho các tổ chức chính phủ và giáo dục, nên độ trust của backlink đó là rất cao. 8. Không nằm trên các trang [S]ex, [P]orn.... Những backlink nằm trên các site nói về [S]ex, [P]orn, tin sock thì backlink sẽ gấy tác dụng xấu cho website của mình vì nó có nội dung không tốt sẽ dẫn đến các công cụ tìm kiếm cũng sẽ đánh giá website mình xấu theo. Ebook được tổng hợp từ nguồn www.quangbaweb.edu.vn http://facebook.com/congdongsv
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Marketing Online: 10 thủ thuật SEO cơ bản cho người mới bắt đầu
9 p | 538 | 342
-
SEO 2013
187 p | 363 | 66
-
101 Thủ Thuật SEO Cho Những Người Mới Bắt Đầu
33 p | 117 | 33
-
Kỹ thuật seo: Tối ưu hóa Video cho người mới bắt đầu
7 p | 83 | 21
-
Hướng dẫn đặt Backlink cho người mới bắt đầu SEO
7 p | 116 | 19
-
Làm SEO Website những gì bạn cần biết cho năm 2013
9 p | 134 | 18
-
Hướng dẫn viết nội dung trên website cho người mới bắt đầu
6 p | 78 | 14
-
Tư vấn Seo cho người mới bắt đầu tìm hiểu
5 p | 83 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn