intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sếp khủng hoảng tinh thần vì sa thải nhân viên

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

101
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sếp khủng hoảng tinh thần vì sa thải nhân viên Một nữ giám đốc thường thức dậy vào lúc 4h sáng và không thể nào ngủ tiếp, vì nghĩ đến những nhân viên mới mất việc. Một ông chủ doanh nghiệp khác luôn phải tự nhắc mình ăn uống và tập thể dục đều đặn để kiểm soát tình trạng stress. Họ đều là người nắm giữ tin xấu, được biết đến với hình ảnh của những thần chết nhẫn tâm, đao phủ trong công ty. Họ là những người có nhiệm vụ thông báo với nhân viên rằng họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sếp khủng hoảng tinh thần vì sa thải nhân viên

  1. Sếp khủng hoảng tinh thần vì sa thải nhân viên Một nữ giám đốc thường thức dậy vào lúc 4h sáng và không thể nào ngủ tiếp, vì nghĩ đến những nhân viên mới mất việc. Một ông chủ doanh nghiệp khác luôn phải tự nhắc mình ăn uống và tập thể dục đều đặn để kiểm soát tình trạng stress. Họ đều là người nắm giữ tin xấu, được biết đến với hình ảnh của những thần chết nhẫn tâm, đao phủ trong công ty. Họ là những người có nhiệm vụ thông báo với nhân viên rằng họ phải bị sa thải. Và trong thời điểm kinh tế khó khăn này, họ luôn cảm thấy khốn khổ. "Phải rất cố gắng tôi mới tự trấn an và không cảm thấy suy sụp. Nếu tôi có khóc thì cũng chẳng giúp gì được họ", nữ giám đốc nhân sự Wendy Mahle tại hãng Perfumania, cho biết sau khi sa thải 95 người. Các chủ doanh nghiệp Mỹ vừa sa thải 651.000 nhân viên trong tháng 2, nhiều hơn hẳn ước tính của giới phân tích. Khi số liệu mới được công bố, người ta quan tâm đến những người bị mất việc, và cũng dễ hiểu khi không mấy người để ý đến những người đưa ra quyết định này. Nhưng
  2. các sếp phải cắt giảm nhân sự khẳng định, họ không phải là những kẻ "máu lạnh" và không hề quan tâm đến những người bị mất việc. Marty Flaska, giám đốc nhà máy Hoist Liftruck tại bang Illinois, là tuýp ông chủ có thể làm bạn với các nhân viên của mình. Trong nhiều năm, ông có thói quen ngồi trên sàn nhà xưởng nói chuyện phiếm với thợ máy và thợ hàn. Nhưng nay ông không còn cười nói với họ, chuyện phiếm lại càng ít. Nhà máy của Flaska chế tạo xe nâng hàng cỡ nhỏ dùng trong các siêu thị và đơn đặt hàng ngày một ít. Đến nay ông đã phải cắt giảm nhân công từ 330 xuống còn 79 người. Vị giám đốc 48 tuổi đích thân thông báo tin xấu với từng người, trong đó có những người ông quen thân tới mức biết rõ con cái của họ từ lúc mới sinh đến tuổi thiếu niên. "Những tháng gần đây tôi hay khóc. Một vài người trong số họ đã làm việc cho tôi 16, thậm chí 18 năm nay", ông cho biết. Trong khi đó, giám đốc nhân sự Bill Holmes của hãng giày Reekbok tại bang Massachusetts dành hàng tuần chuẩn bị
  3. trước khi thông báo với nhân viên rằng họ bị sa thải. Ông chuẩn bị về tinh thần và thể chất thật tốt bằng cách ăn uống và tập thể dục điều độ. Công việc của Holmes là làm cho các nhân viên hiểu rõ tại sao họ bị sa thải và công ty sẽ làm những gì để hỗ trợ họ trong lúc tìm việc mới. Trong lúc nói chuyện với nhân viên, Holmes lắng nghe họ và nói cho họ biết ông có lý do chắc chắn và rõ ràng về việc tại sao họ bị sa thải, và cấp trên đã cân nhắc như thế nào trước khi đưa ra quyết định. Có một điều ông không bao giờ làm, là nói những câu sáo rỗng kiểu "tôi hiểu anh cảm thấy thế nào". Phản ứng từ phía nhân viên rất đa dạng, từ sốc, không tin vào sự thật, giận dữ, đến buồn bã, và hầu như với nhân viên nào, Holmes cũng nhận được câu hỏi "tại sao lại là tôi?". Nhưng tình trạng sa thải hàng loạt tại Reebok còn dễ chấp nhận cho các nhân viên, bởi nó ít mang tính cá nhân. Các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công thay vì tuyển dụng, khiến chính các công ty dịch vụ việc làm khó khăn. John Younger, tổng giám đốc của Accolo, một công ty chuyên về dịch vụ tuyển dụng, phải đưa ra quyết định sa
  4. thải 12 người trong tổng số 54 nhân viên của công ty, sau khi tình hình kinh doanh quý IV sụt giảm thê thảm. Khách hàng thậm chí ngừng hoàn toàn hợp đồng. Những nhân viên sẽ bị sa thải được yêu cầu tập trung tại một căn phòng và từng người được gọi sang một phòng khác để nói chuyện riêng với sếp. Young cho rằng, cách làm này thể hiện sự tôn trọng đối với các nhân viên, ngay cả khi họ bị mất việc. Một trong những người bị sa thải là sếp lớn, có vị trí thứ hai trong công ty chỉ sau Young. Khi đến lượt mình, anh này chỉ nói: "Cũng được. Tôi sẽ ổn thôi". Còn Wendy Mahle, người vừa sa thải 95 nhân viên, cho biết, điều làm cô suy nghĩ là nhiều người vẫn tốt với cô sau khi được thông báo sẽ mất việc. "Họ không đối xử với tôi như thể tôi là một đao phủ, mà một vài người còn tỏ ra thông cảm, và nói rằng họ hiểu vì sao tôi phải làm thế", Mahle cho biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2