intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phân loại bài tập hóa học 8

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

960
lượt xem
368
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay lượng bài tập trong sách hóa học 8 chưa có sự phân loại, phân dạng một cách hoàn chỉnh, do đó sự hình thành kĩ năng của học sinh trong giải toán là rất khó khăn. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đó là phải làm thế nào để học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức. Mời các bạn tham khảo bài SKKN "Phân loại bài tập hóa học 8".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phân loại bài tập hóa học 8

  1. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại bài tập hóa học 8 1
  2. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hóa học 8 là một môn khoa học còn rất mới mẻ đối với học sinh THCS, đôi khi kiến thức lại khá trìu tượng đòi hỏi học sinh cần có sự tập trung với một ý thức cao mới lĩnh hội tốt nhất nội dung chương trình của môn học. Là một giáo viên của một trường trọng điểm huyện Mỹ Hào tôi thấy rằng ngoài việc giảng dạy về kiến thức lý thuyết thì việc hình thành các kĩ năng giải bài tập cho học sinh lớp 8 là một việc làm hết sức cần thiết bởi các kĩ năng đó sẽ theo các em trong suốt những năm học tập nghiên cứu về hóa học ở các cấp học mai sau. Hiện nay lượng bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập thậm chí cả các sách tham khảo viết cho hóa học 8 còn rất đơn giản chưa có sự phân loại, phân dạng một cách hoàn chỉnh, do đó sự hình thành kĩ năng của học sinh trong giải toán là rất khó khăn. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đó là phải làm thế nào để học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu các kiến thức cũng như kĩ năng. Tôi cho rằng giáo viên nên thực hiện vai trò của người dẫn đường để cho học sinh là người tìm tòi khám phá, hoàn thiện nhiệm vụ công việc giáo viên giao cho. Do đó việc phân loại phân dạng các loại bài tập trong hóa học theo chủ đề là một nội dung quan trọng trong việc rèn luyện tay nghề và nghiệp vụ sư phạm. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đã nêu, tôi vạch ra nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để rút ra kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh lớp 8 và coi đây là cơ sở khoa học quyết định để đạt được hiệu quả cao trong việc giảng dạy kiến thức bộ môn hóa học trường THCS trọng điểm Lê Hữu Trác. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Phân loại bài tập không phải là một vấn đề quá mới nhưng thực sự rất cần thiết đối với học sinh cũng như giáo viên, một hệ thống kiến thức hợp lí được sắp xếp khoa học giúp cho học sinh phát triển tốt nhất tư duy hóa học cũng như kĩ năng giải quyết các dạng bài tập trong các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp. Để thực hiện được nhiệm vụ trên tôi chia những nội dung cơ bản của chương trình hóa học 8 thành 13 chuyên đề, trong đó có 1 chuyên đề rèn luyện kiến thức và 12 chuyên đề rèn luyện kĩ năng. Mỗi chuyên đề rèn luyện kĩ năng là một vấn đề mấu chốt của hóa học 8. ở mỗi chuyên đề đó tôi chủ động khai thác từ kiến thức đơn giản, cơ bản đến những kiến thức rất sâu, cách thức tiếp cận cũng như cung cấp vấn đề và giải quyết vấn đề rất dễ hiểu, có nhiều phương pháp làm, có những ví dụ mẫu, cách giải mẫu, các công thức và một lượng bài tập đa dạng và chuyên sâu, nó không chỉ giúp học sinh củng cố sâu được kiến thức và kĩ năng mà còn đem đến cho học sinh một phong cách tự học mới đó là độc lập nghiên cứu vấn đề và giải quyết vấn đề. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC 1. Vật thể. Vật thể là những đối tượng tồn tại xung quanh chúng ta mà chúng ta có thể cảm nhận được thông qua hình dạng kích thước và khối lượng. Vật thể chia thành hai loại là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên như: một đám mây; một quả núi.. Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra như: cặp sách; ngôi nhà.... ? Không khí có phải là vật thể không? ? Một học sinh là vật thể tự nhiên hay nhân tạo? 2. Chất, hỗn hợp. * Chất là nguyên liệu ban đầu cấu tạo nên vật thể. Có những vật thể chỉ được cấu tạo từ một chất nhưng có nhiều vật thể được cấu tạo từ nhiều chất khác nhau. 2
  3. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng ? Lấy 6 VD về. - 6 vật thể được cấu tạo từ 1 chất. - 6 vật thể được cấu tạo từ 6 chất khác nhau. * Một chất dù được điều chế bằng cách nào đi nữa thì cũng có thành phần về khối lượng không đổi. * Chất chia thành hai loại là đơn chất và hợp chất. Đơn chất là một chất chỉ do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. VD: Sắt Fe; khí oxi O2; khí ozon O3... Hợp chất là một chất do từ hai nguyên tố hóa học trở lên cấu tạo nên. VD: Nước H2O; đá vôi CaCO3; xà phòng C17H35COONa..... * Mỗi chất có những tính chất nhất định bao gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học. - Tính chất vật lí: Là những tính chất thể hiện trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy khối lượng riêng. - Tính chất hóa học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác. * Nếu xét theo độ tinh khiết thì người ta chia chất thành chất tinh khiết và chất không tinh khiết. Chất tinh khiết là những chất có những tính chất nhất định không đổi . VD: nước sôi ở 1000C. Chất không tinh khiết là chất đã bị lẫn tạp nhiều chất khác người ta gọi đó là hỗn hợp, hỗn hợp có những tính chất thay đổi phụ thuộc vào thành phần của các chất có trong hỗn hợp đó. * Hỗn hợp là sản phẩm của 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau mà không xảy ra phản ứng. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần. Hỗn hợp có hai loại là hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. *Người ta có thể dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Các phương pháp thường xuyên được sử dụng là: tách, chiết, gạn, lọc, bay hơi, chưng cất, và dùng các phản ứng hóa học..... VD: Dùng phương pháp vật lí hãy tách riêng các chất sau ra khỏi hỗn hợp. - Sắt và đồng - Bột gạo và bột muối. - Giấm và rượu. 3. Nguyên tố hóa học. * Nguyên tố hóa học là nguyên liệu ban đầu cấu tạo nên các chất. VD: Nước: H2O do hai nguyên tố là hiđro và oxi cấu tạo nên. Đá vôi: CaCO3 do ba nguyên tố là Canxi; Cacbon; và Oxi cấu tạo nên. * Nhưng xét về mặt bản chất nguyên tố hoá học tạo thành từ các nguyên tử cùng loại(có cùng số p). Phần này sẽ nghiên cứu sâu hơn trong chương trình cấp III. * Hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra được khoảng 120 nguyên tố hóa học trong đó có khoảng trên 90 nguyên tố là kim loại còn lại là phi kim. Nguyên tố có trữ lượng lớn nhất trên vỏ quả đất là oxi, tiếp đến là silic; nhôm; sắt canxi ... * Giới thiệu bảng một số nguyên tố thường gặp 4. Nguyên tử. * Theo quan niệm trước đây: Nguyên tử là những hạt vi mô mà không bị chia nhỏ trong phản ứng hóa học. Tuy nhiên xét phản ứng phân rã hạt nhân thì khái niệm đó không đạt yêu cầu. * Theo quan điểm hiện nay đặc biệt khi nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử người ta thấy rằng Nguyên tử là những hạt trung hòa về điện vì có số p = số e. * Nguyên tử khối. Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon đvC. Quy ước 1đvC = 1/12 khối lượng thực của một nguyên tử C. Khối lượng thực của 1 nguyên tử C = 1,9926.10-23 g. Suy ra 1đvC = 1,9926 .10-23 :12 = 1,6605.10 -24 g và 1g = 6,02.1023 đvC ? Tính khối lượng thực của nguyên tử một số nguyên tố sau. Mg = 24 đvC; Fe = 56 đvC; Ag = 108 đvC; Si = 28 đvC; P = 31 đvC. ? Có 6 nguyên tố hóa học là A; B; C; D; E; F biết rằng. Nguyên tử F nặng hơn nguyên tử C vào khoảng 1,66 lần. Nguyên tử C nặng hơn nguyên tử D vào khoảng 1,16 lần. Nguyên tử D nặng hơn nguyên tử B 1,4 lần. 3
  4. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng Nguyên tử B nặng hơn nguyên tử E vào khoảng 2,875 lần. Nguyên tử E nặng hơn nguyên tử A vào khoảng 1,166 lần. Biết nguyên tử A có nguyên tử khối là 12 đvC. 5. Phân tử. Các nguyên tử cùng loại hoặc những nguyên tử khác loại khi tham gia liên kết với nhau tạo thành phân tử chất. VD phân tử khí oxi: O2 do 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo thành O = O. Phân tử nước: H2O do 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O tạo thành H-O-H. Do đó phân tử là hạt vi mô đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất. Nếu phân tử bị chia nhỏ thì thì không còn mang tính chất của chất. VD: H2O khi bị phân hủy tạo thành H2 và O2. H2 và O2 có tính chất khác hẳn với H2O ?Các cách viết sau chỉ ý gì? O; 3O; O2; O3; 2O2; 3O3; H2O; 5H2O. ? Tính PTK của các chất có công thức sau: Fe2O3; Fe3O4; SO3; P2O5; Cl2O7; PCl3; H2SO4; CaCO3; C6H12O6; C12H22O11; Fe(OH)3; Al2(SO4)3; Ca3(PO4)2; Ba(ClO4)2; Ca(AlO2)2 6. Đơn chất. * Là một chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. VD: Sắt:Fe; Cacbon: C; Khí oxi: O2; Khí ozon: O3; Khí clo: Cl2..... * Những đơn chất ở điều kiện bình thường tồn tại ở trạng thái rắn thì công thức của chúng chính là kí hiệu hóa học của chúng. * Những đơn chất ở điều kiện bình thường tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc khí(trừ Hg) thì công thức của chúng tồn tại dạng phân tử do hai hay ba nguyên tử cùng loại liên kết tạo thành. VD: Oxi: O2; Ozon: O3. * Đơn chất chia thành hai loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. Đơn chất kim loại ở điều kiện thường hầu hết tồn tại trạng thái rắn trừ thủy ngân trạng thái lỏng. Các đơn chất kim loại thường dẫn điện dẫn nhiệt tốt và có ánh kim. Đơn chất phi kim một số tồn tại trạng thái rắn như C; P; S; Si... một số tồn tại trạng thái lỏng như brôm; iôt... một số tồn tại trạng thái khí như H2; O2; N2; F2; Cl2... Các phi kim thường không dẫn điện dẫn nhiệt không có ánh kim(trừ C) 7. Hợp chất. * Là một chất do từ hai nguyên tố hóa học trở lên cấu tạo nên. VD: Nước: H2O; Khí cacbonnic: CO2; Đá vôi: CaCO3; Đường mía: C12 H22O11... * Hợp chất chia thành hai loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. * Ý nghĩa CTHH của một chất. Nhìn vào CTHH của một chất ta biết được: Chất đó là đơn chất hay hợp chất, chất đó do mấy nguyên tố hóa học cấu tạo nên, biết được số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất, tính được phân tử khối của chất đó. VD: Cho biết ý nghĩa hóa học của các chất có công thức phân tử sau. Khí nitơ: N2 Sắt từ oxit: Fe3O4 Axit sunfuric: H2SO4 Đường glucozơ: C6H12O6 Canxi photphat: Ca3(PO4)2 Nhôm sunfat: Al2(SO4)3 8. Hóa trị. Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó (hay một nhóm nguyên tử) với nguyên tử nguyên tố khác. Hóa trị được viết bằng số La mã. 4
  5. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng NGUYÊN TỬ A. Bài tập xác định tổng số e trong một phân tử chất. 1. Ví dụ. a. Tính tổng số e có trong phân tử H2O. b. Tính tổng số e có trong phân tử KClO4 c. Tính tổng số e có trong phân tử Mg(HCO3)2 Giải mẫu. a. Ta thấy một nguyên tử H có 1e, một nguyên tử O có 8e Vậy số e có trong một phân tử H2O là 1.2+8 = 10e. b. Một nguyên tử K có 19e; một nguyên tử Cl có 17e và một nguyên tử O có 8e. Tổng số e có trong một phân tử KClO4 là: 19 + 17 + 4.8 = 68e c. Một nguyên tử Mg có 12e; một nguyên tử H có 1e; một nguyên tử C có 6e; một nguyên tử O có 8e. Vậy tổng số e có trong một phân tử Mg(HCO3)2 là: 12 + 2(1 + 6 + 8) = 42e 2. Bài tập vận dụng Tính tổng số e có trong phân tử các chất sau. K2O; BaO; Al2O3 ; FeO; Fe2O3; Fe3O4 ; Cu2O; N2O; NO2; N2O3 ;N2O5; P2O3; P2O5; Cl2O7 ; NaOH; KNO3 ; CaSO3 ; BaCO3 ; MgSO4 ; H3PO4 ; H2CO3 ; HAlO2 ; MgZnO2 ; KClO3 ; NaH2PO4 ; FeHPO4 ;Al(OH)3 ; Zn(NO3)2 ; Fe2(SO4)3 ; Ca3(PO4)2 ; Ba(HSO4)2 ; Al(ClO4)3 ; Cu(H2PO4)2 ; Fe2(ZnO2)3 ; Ca(AlO2)2 ; B. Bài tập xác định và vẽ cấu tạo vỏ nguyên tử nguyên tố. 1. Phương pháp Với một nguyên tử của một nguyên tố bất kì ta có - Số p = số e = STT nguyên tố đó trong bảng HTTH - Có nguyên tử nguyên tố chỉ có một e nhưng có nhiều nguyên tử nguyên tố có nhiều e. Các e xếp thành từng lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao như lớp 1; 2; 3; 4..... Mỗi lớp lại được chia thành các phân lớp như phân lớp s; p; d; f....... Lớp 1 có 1 phân lớp; 1s Lớp 2 có 2phân lớp là: 2s,2p Lớp 3 có 3 phân lớp là: 3s,3p,3d Lớp 4 có 4phân lớp là : 4s,4p,4d,4f ………… Phân lớp s chứa tối đa được 2e Phân lớp p chứa tối đa được 6e Phân lớp d chứa tối đa được 10e Phân lớp f chứa tối đa được 14e ………….. Sự phân bố các e vào các lớp và các phân lớp tuân thủ quy tắc năng lượng sau: 1s  2s 3s 4s 5s 6s 7s ….   2p 3p 4p 5p 6p 7p ….. 3d 4d 5d 6d 7d ….. 4f 5f 6f 7f …. 5
  6. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng 2. Bài tập mẫu Bài tập số 1. Trình bày và vẽ cấu tạo vỏ nguyên tử nguyên tố Clo biết Clo ở vị trí ô số 17 trong bảng HTTH Giải mẫu. - Số p = số e =17 - Sự sắp xếp các e vào các lớp và phân lớp 1s22s22p63s23p 5 - Nhận xét Vỏ nguyên tử nguyên tố Clo có 3 lớp e Lớp 1 có 2e Lớp 2 có 8e Lớp 3 có 7e - Vẽ cấu tạo Bài tập số 2. Trình bày và vẽ cấu tạo vỏ nguyên tử nguyên tố Mo biết Mo ở vị trí ô số 42 trong bảng HTTH Giải mẫu. - Số p = số e = 42 - Sắp xếp các e vào các lớp và phân lớp. 1s22s22p63s23p 64s23d104p65s24d4 Xếp lại: 1s22s22p63s23p63d 104s24p64d45s2 - Nhận xét: Vỏ nguyên tử nguyên tố Mo có 5 lớp e. Lớp 1 có 2 e Lớp 2 có 8 e Lớp 3 có 18e Lớp 4 có 10e Lớp 5 có 2e - Vẽ. 3. Bài tập vận dụng Bài tập số 1. Vẽ cấu tạo vỏ nguyên tử các nguyên tố: 6
  7. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng O(ô số 6); Mg(ô số 12); Cl(ô số 17); K(ô số 19); Br(ô số 35); Mn(ô số 25; Sr(ô số 38) Cd(ô số 48); Ba(ô số 56) Bài tập số 2. Nguyên tử X có tổng số các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt a. Xác định số p; n; e có trong nguyên tử X b. Vẽ sơ đồ vỏ nguyên tử X Bài tập số 3. 8 Một nguyên tử Y có tổng số hạt là 46 trong đó số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện. 15 Xác định nguyên tử nguyên tố Y và vẽ cấu tạo vỏ nguyên tử nguyên tố Y. Bài tập số 4. Nguyên tử nguyên tố Z có tổng số hạt là 58 và có nguyên tử khối < 40. Z là nguyên tố nào. Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử Z CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC A. Phần cơ bản. I. Quy tắc hóa trị. TQ. a b AxBy A; B là KHHH của nguyên tố. a; b là hóa trị tương ứng của A; B Quy tắc: a.x = b.y Nội dung: Trong hợp chất hai nguyên tố tích giữa hóa trị và chỉ số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số nguyên tử của nguyên tố kia. II. Vận dụng quy tắc hóa trị. 1. Lập CTHH của hợp chất hai nguyên tố khi biết hóa trị. Bước 1: Gọi công thức tổng quát có dạng. a b AxBy Bước 2: Lập đẳng thức hóa trị. a.x = b.y x x b Bước 3: Rút tỉ lệ: tối giản  y y a x Bước 4: Chọn x; y khi tỉ lệ tối giản. y Bước 5: Viết công thức tìm được. Lưu ý: Trong bài tập lập CTHH các nguyên tố H luôn có hóa trị không đổi là I; và O có hóa trị không đổi là II. Ví dụ. Lập CTHH của hợp chất của S(VI) và O. Giải mẫu. VI II Gọi CTHH hợp chất cần tìm là: SxOy 7
  8. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x.VI = y.II x II 2 1     y VI 6 3 Chọn x = 1; y = 3 Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là SO3. Bài tập vận dụng. Lập CTHH của các chất có thành phần như sau. 1. Al(III) và O; 2. Ca(II) và O 3. K(I) và O 2. C(IV) và H 5. P(III) và H 6. S(II) và H 7. Ca(II) và NO3(I) 8. Ba(II) và PO4(III) 9. Al(III) và SO4(II) 2. Tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất hai nguyên tố khi biết hóa trị của nguyên tố còn lại. Ví dụ. Tìm hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất Fe2O3. Giải mẫu. x II Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là x: Fe2O3 áp dụng quy tắc hóa trị ta có: x.2 = II.3 II .3 x  III 2 Vậy hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất Fe2O3 là III. Bài tập vận dụng. Tính hóa trị của các nguyên tố sau trong hợp chất với oxi sau: a. NO; N2O3; NO2; N2O; N2O5 b. CO2; CO; P2O5; P2O3; Ag2O 3. Kiểm tra công thức đúng sai. Ví dụ. Công thức hóa học sau đúng hay sai: Al3O2 Giải mẫu. Giả sử hóa trị của Al là a. a II Al3O2 áp dụng quy tắc hóa trị ta có a.3 = II.2 II .2 IV a  (vô lí) 3 III Vậy Al3O2 là công thức sai. Bài tập vận dụng. Trong số các chất có công thức sau. Công thức nào đúng công thức nào sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. MgO; Ca2O3; CuO; NO3; SO; Fe2O3; CO; AlCl2; Na2Cl; Al2SO4; Ca3(PO4)2; Ba(NO3)3. B. Phần nâng cao I. Công thức hóa học. Bảng các nguyên tố kim loại thường gặp. STT Tên NTHH KHHH Hóa trị NTK 1 Kali K I 39 2 Bari Ba II 137 3 Canxi Ca II 40 4 Natri Na I 23 5 Magie Mg II 24 6 Nhôm Al III 27 7 Mangan Mn II, IV, VII 55 8
  9. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng 8 Kẽm Zn II 65 9 Sắt Fe II, III 56 10 Niken Ni II 59 11 Thiếc Sn II, IV 119 12 Chì Pb II, IV 207 13 Đồng Cu I, II 64 14 Bạc Ag I 108 15 Thuỷ ngân Hg II 201 Bảng các nguyên tố phi kim thường gặp STT Tên NTHH KHHH CTPT Hóa trị NTK 1 Hiđrô H H2 I 1 2 Oxi O O2 II 16 3 Nitơ N N2 I,II,III,IV,V 14 4 Clo Cl Cl2 I 35,5 5 Flo F F2 I 19 6 Brôm Br Br2 I 80 7 Cacbon C II, IV 12 8 Photpho P III, V 31 9 Lưu huỳnh S II, IV, VI 32 10 Silic Si IV 28 Bảng các gốc STT KHHH Hóa trị Tên axit Tên muối Tên bazơ 1 OH I Hiđrôxit 2 Cl I Clohiđric Clorua 3 Br I Brômhiđric Brômua 4 S II Sunfuhiđric Sunfua 5 NO2 I Nitrơ Nitrit 6 NO3 I Nitric Nitrat 7 SO4 II Sunfuric Sunfat 8 CO3 II Cacbonic Cacbonat 9 PO4 III Photphoric Photphat 10 CH3COO I Axetic Axetat 11 AlO2 I Alumilic Alumilat 12 ZnO2 II Zincic Zincat 13 ClO I Hipoclorơ Hipoclorit 14 ClO2 I Clorơ Clorit 15 ClO3 I Cloric Clorat 16 ClO4 I Pecloric Peclorat 17 HS I Hiđrô sunfua 18 HSO3 I Hiđrô sunfit 19 HCO3 I Hiđrô cacbonat 20 HSO4 I Hiđrô sunfat 21 HPO4 II Hiđrô photphat 22 H2PO4 I Đihiđrô photphat II. Lập công thức hóa học. Khi lập CTHH qua 5 bước một cách thành thạo, khi trọng tâm của vấn đề không còn là lập CTHH nữa thì có thể dựa vào hóa trị của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử để nhẩm ra CTHH. 1. Oxit. Là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. a. Oxit kim loại. Tên oxit kim loại = Tên kim loại + oxit. VD: Natri oxit : I II 9
  10. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng I 1 Na O  Na2O Do tỉ lệ  đã tối giản. II 2 VD: Bari oxit: II II II 2 1 Ba O  BaO Do tỉ lệ   II 2 1 Đối với kim loại có nhiều hóa trị thì khi đọc tên cần kèm theo hóa trị. VD: Sắt(III)oxit: III II Fe O  Fe2O3 b. Oxit phi kim. Tên gọi của oxit phi kim khi đọc cần kèm theo các tiền tố. 2: đi 3: tri 4: tetra 5: penta. VD: Cacbon đioxit : CO2 Đi photpho penta oxit P2O5 2. Axit. Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. VD: Axit clohiđric: I I H Cl  HCl VD: Axit sunfuric: I II H SO4  H2SO4 VD: Axit photphoric: I III H PO4  H3PO4 3. Bazơ. Là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit. VD: Natri hiđrôxit: I I Na OH  NaOH. VD: Bari hiđroxit: II I Ba OH  Ba(OH)2 VD: Nhôm hiđroxit: III I Al OH  Al(OH)3 4. Muối. Là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. VD: Natri sunfat: I II Na SO4  Na2SO4 VD: Bari cacbonat: II II Ba CO3  BaCO3 VD: Canxi photphat : II III Ca PO4  Ca3(PO4)2 III. Phương trình hóa học. Lập các PTHH sau: 1. Natri + oxi  Natri oxit. 2. Bari + oxi  Bari oxit. 3. Nhôm + oxi  Nhôm oxit. 4. Sắt + oxi  Sắt từ oxit (Fe3O4) 5. Phốt pho + oxi  Điphotpho trioxit. 6. Photpho + oxi  Điphotpho penta oxit. 7. Nitơ + oxi  Nitơ oxit. 8. Nitơ + oxi  Nitơ đioxit. 9. Nitơ + oxi  Đinitơ trioxit. 10. Nitơ + oxi  Đinitơ penta oxit. 11. Cacbon + oxi  Cacbon oxit. 12. Cacbon oxit + oxi  Cacbon đioxit. 13. Lưu huỳnh đioxit + oxi  Lưu huỳnh trioxit. 14. Nitơ oxit + oxi  Nitơ đioxit. 10
  11. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng 15. Kali + clo  Kaliclorua. 16. Canxi + clo  Canxi clorua. 17. Nhôm + clo  Nhôm clorua. 18. Phôt pho + clo  Photpho tri clorua. 19. Photpho + clo  Photpho penta clorua. 20. Natri + lưu huỳnh  Natri sunfua. 21. Magie + lưu huỳnh  Magie sunfua. 22. Nhôm + lưu huỳnh  Nhôm sunfua. 23. Kali + Cacbon  Kalicacbua ( K2C) 24. Canxi + cacbon  Canxi cacbua ( CaC2) 25. Nhôm + cacbon  Nhôm cacbua (Al4C3) 26. Canxi + nitơ  Canxi nitrua ( Ca3N2) 27. Nhôm + nitơ  Nhôm nitrua ( AlN) 28. Hiđrô + oxi  Nước 29. Hiđrô + clo  Axit clohiđric 30. Hiđrô + lưu huỳnh  Hiđrô sunfua 31. Hiđrô + cacbon  Metan (CH4) 32. Hiđrô + Photpho  Photphin (PH3) 33. Hiđrô + nitơ  Amoniăc (NH3) 34. Hiđrô + Bạc oxit  Bạc + nước. 35. Hiđrô + Sắt(III) oxit  Sắt + nước. 36. Hiđrô + Sắt(II) oxit  Sắt + nước. 37. Hiđrô + Sắt từ oxit  Sắt + nước. 38. Cacbon + Sắt(II)oxit  Sắt + Cacbon đioxit 39. Cacbon + Sắt(III)oxit  Sắt + Cacbon đioxit 40. Cacbon + Sắt từ oxit  Sắt + Cacbon đioxit 41. Cacbon + Bạc oxit  Bạc + Cacbon đioxit 42. Cacbon oxit + Sắt(II)oxit  Sắt + Cacbon đioxit 43. Cacbon oxit + Sắt(III)oxit  Sắt + Cacbon đioxit 44. Cacbon oxit + Sắt từ oxit  Sắt + Cacbon đioxit 45. Cacbon oxit + Bạc oxit  Bạc + Cacbon đioxit 46. Nhôm + Sắt(II)oxit  Sắt + Nhôm oxit 47. Nhôm + Sắt(III)oxit  Sắt + Nhôm oxit 48. Nhôm + Sắt từ oxit  Sắt + Nhôm oxit 49. Nhôm + Bạc oxit  Bạc + Nhôm oxit 50. Natri + nước  Natri hiđroxit + Hiđrô 51. Canxi + nước  Canxi hiđroxit + Hiđrô 52. Nhôm + nước  Nhôm hiđroxit + Hiđrô 53. Điphotpho trioxit + nước  Axit photphorơ (H3PO3) 54. Điphotpho penta oxit + nước  Axit photphoric. 55. Đinitơ trioxit + nước  Axit nitrơ (HNO2) 56. Đinitơ penta oxit + nước  Axit nitric 57. Nitơ đioxit + nước  Axit nitrơ + Axit nitric 58. Clo + nước  Axit clohiđric + axit hipoclorơ 59. Clo + nước  Axit clohiđric + oxi 60. Kali oxit + nước  Kali hiđroxit 61. Bari oxit + nước  Bari hiđroxit 62. Kali + axit clohiđric  Kali clorua + hiđro 63. Magie + axit clohiđric  Magie clorua + hiđro 64. Nhôm + axit clohiđric  Nhôm clorua + hiđro 65. Natri + axit sunfuric  Natri sunfat + hiđro 66. Nhôm + axit sunfuric  Nhôm sunfat + hiđro 67. Natri + axit photphoric  Natri photphat + hiđro 11
  12. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng 68. Canxi + axit photphoric  Canxi photphat + hiđro 69. Nhôm + axit photphoric  Nhôm photphat + hiđro 70. Bạc oxit + axit clohiđric  Bạc clorua + nước 71. Đồng(II) oxit + axit clohiđric  Đồng(II) clorua + nước 72. Nhôm oxit + axit clohiđric  Nhôm clorua + nước 73. Sắt từ oxit + axit photphoric  Sắt(II) photphat + Sắt(III)photphat + nước 74. Natri oxit + axit photphoric  Natri photphat + nước 75. Magie oxit + axit photphoric  Magie photphat + nước 76. Sắt(III) oxit + axit photphoric  Sắt(III) photphat + nước 77. Kali oxit + axit sunfuric  Kali sunfat + nước 78. Nhôm oxit + axit sunfuric  Nhôm sunfat + nước 79. Nhôm cacbua + nước  Nhôm hiđroxit + metan 80. Nhôm cacbua + axit clohiđric  Nhôm clorua + metan 81. Nhôm cacbua + axit sunfuric  Nhôm sunfat + metan 82. Nhôm cacbua + axit photphoric  Nhôm photphat + metan 83. Nhôm cacbua + axit nitric  Nhôm nitrat + metan 84. Canxi cacbua + nước  Canxi hiđroxit + axetilen (C2H2) 85. Canxi cacbua + axit clohiđric  Canxi clorua + axetilen 86. Canxi cacbua + axit nitric  Canxi nitrat + axetilen 87. Canxi cacbua + axit sunfuric  Canxi sunfat + axetilen 88. Canxi cacbua + axit photphoric  Canxi photphat + axetilen 89. Nhôm nitrua + nước  Nhôm hiđroxit + amoniac 90. Nhôm nitrua + axit clohiđric  Nhôm clorua + amoniac 91. Nhôm nitrua + axit nitric  Nhôm nitrat + amoniac 92. Nhôm nitrua + axit sunfuric  Nhôm sunfat + amoniac 93. Nhôm nitrua + axit photphoric  Nhôm photphat + amoniac 94. Natri hiđroxit + axit clohiđric  Natri clorua + nước 95. Natri hiđroxit + axit nitric  Natri nitrat + nước 96. Natri hiđroxit + axit sunfuric  Natri sunfat + nước 97. Natri hiđroxit + axit photphoric  Natri photphat + nước 98. Canxi hiđroxit + axit nitric  Canxi nitrat + nước 99. Canxi hiđroxit + axit clohiđric  Canxiclorua + nước 100. Canxi hiđroxit + axit sunfuric  Canxi sunfat + nước 101. Canxi hiđroxit + axit photphoric  Canxi photphat + nước 102. Nhôm hiđroxit + axit nitric  Nhôm nitrat + nước 103. Nhôm hiđroxit + axit clohiđric  Nhôm clorua + nước 104. Nhôm hiđroxit + axit sunfuric  Nhôm sunfat + nước 105. Nhôm hiđroxit + axit photphoric  Nhôm photphat + nước 106. Nhôm + natri hiđroxit + nước  Natri aluminat + hiđro 107. Nhôm + bari hiđroxit + nước  Bari aluminat + hiđro 108. Kẽm + kali hiđroxit  Kali zincat + hiđro 109. Kẽm + canxi hiđroxit  Canxi zincat + hiđro 110. Nhôm oxit + kali hiđroxit  Kali aluminat + nước 111. Nhôm oxit + Canxi hiđroxit  Canxi aluminat + nước 112. Kẽm oxit + natri hiđroxit  natri zincat + nước 113. Kẽm oxit + bari hiđroxit  bari zincat + nước 114. Kẽm hiđroxit + Kali hiđroxit  Kali zincat + nước 115. Kẽm hiđroxit + Canxi hiđroxit  Canxi zincat + nước 116. Nhôm hiđroxit+ natri hiđroxit  Natri aluminat + nước 117. Nhôm hiđroxit + bari hiđroxit  Bari aluminat + nước 118. Nhôm + Sắt(III) oxit  Nhôm oxit + Sắt từ oxit 119. Nhôm + sắt từ oxit  Nhôm oxit + sắt (II) oxit 120. Hiđro + Sắt(III) oxit  Sắt từ oxit + nước 12
  13. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng 121. Hiđro + sắt từ oxit  sắt(II) oxit + nước 122. Cacbon + Sắt(III) oxit  Cacbon đioxit + sắt từ oxit 123. Cacbon + sắt từ oxit  Cacbon đioxit + sắt(II) oxit 124. Cacbon oxit + Sắt(III) oxit  Cacbon đioxit + sắt từ oxit 125. Cacbon oxit + sắt từ oxit  Cacbon đioxit + sắt (II) oxit 126. Sắt + oxi + nước  Sắt(III) hiđroxit 127. Sắt(II) hi đroxit + oxi + nước  Sắt(III)hiđroxit 128. Sắt(II) sunfat + clo  Sắt(III) sunfat + sắt(III)clorua 129. Sắt(III) sunfat + đồng  Sắt(II)sunfat + đồng(II)sunfat 130. Sắt từ oxit + axit clohiđric  sắt(II)clorua + sắt(III)clorua + nước 131. Sắt từ oxit + axit sunfuric  Sắt(II)sunfat + sắt(III)sunfat + nước 132. Clo + kali hiđroxit  Kaliclorua + kaliclorat + nước 133. Clo + nước + lưu huỳnh đioxit  axit clohi đric + axit sunfuric 134. Brom + nước + lưu huỳnh đioxit  axit brom hiđric + axit sunfuric 135. Đồng + oxi + axit clohiđric  Đồng(II) clorua + nước 136. Đồng + oxi + axit sunfuric  Đồng(II) sunfat + nước 137. Natri + nước + đồng(II)sunfat  Natri sunfat + đồng(II)hiđroxit + hiđro 138. Natri hiđroxit  Natri + oxi + nước 139. Natri clorua + nước  Natri hiđroxit + hiđro + clo 140. Pirit sắt(FeS2) + oxi  Sắt(III)oxit + lưu huỳnh đioxit 141. Natri nitrat  Natri nitrit + oxi 142. Nhôm nitrat  Nhôm oxit + nitơ đioxit + oxi 143. Bạc nitrat  Bạc + nitơ đioxit + oxi 144. Nhôm sunfat  Nhôm oxit + lưu huỳnh đioxit + oxi 145. Sắt(II) sunfat  Sắt(III) oxit + lưu huỳnh đioxit + oxi 146. Nhôm oxit + cacbon  Nhôm cacbua + cacbon oxit 147. Bạc + axit sunfuric  Bạc sunfat + lưu huỳnh đioxit + nước 148. Đồng + axit sunfuric  Đồng(II) sunfat + lưu huỳnh đioxit + nước 149. Nhôm + axit sunfuric  Nhôm sunfat + lưu huỳnh đioxit + nước 150. Nhôm + axit nitric  Nhôm nitrat + nitơ đioxit + nước 151. Nhôm + axit nitric  Nhôm nitrat + nitơ oxit + nước 152. Sắt(II) oxit + axit nitric  Sắt(III) nitrat + nitơ đioxit + nước 153. Sắt(II) hiđroxit + axit nitric  Sắt(III) nitrat + nitơ đioxit + nước 154. Sắt(II) oxit + axit sunfuric  Sắt(III) sunfat + lưu huỳnh đioxit + nước 155. Sắt(II) hiđroxit + axit sunfuric  Sắt(III)sunfat + lưu huỳnh đioxit + nước 156. Bari aluminat + axit clohiđric  Bari clorua + nhôm clorua + nước 157. Nhôm clorua + amoniac + nước  Nhôm hiđroxit + amoni clorua(NH4Cl) 158. Nhôm sunfua + nước  Nhôm hiđroxit + hiđrosunfua(H2S) 159. Canxi aluminat + axit clohi đric  Nhôm clorua + canxiclorua + nước 160. Natri aluminat + axit clohiđric  Nhôm clorua + natriclorua + nước 161. Natri aluminat + cacbon đioxit + nước  Nhôm hiđroxit +natricacbonat 162. Bari aluminat + axit sunfuric  Bari sunfat + nhôm sunfat + nước 163. Sắt(II) hiđroxit + axit nitric  Sắt(III)nitrat + nitơ oxit + nước 164. Sắt(II) hiđroxit + axit sunfuric  Sắt(III) sunfat + lưu huỳnh đioxit +nước 165. Sắt(II)nitrat + axitnitric  Sắt(III)nitrat + nitơ oxit + nước 166. Sắt(II) sunfat + axit sunfuric  Sắt(III) sunfat + lưu huỳnh đioxit + nước. 167. Sắt(II)cacbonat+axit sunfuric  Sắt(III)sunfat+cacbon đioxit+lưu huỳnh đioxit+ +nước 168. Sắt(II)cacbonat + axit nitric  Sắt(III) nitrat + cacbon đioxit + nitơ oxit + nước 169. Sắt từ oxit + axit clohiđric + clo  Sắt(III)clorua + nước. 170. Sắt(II) hiđrôxit + oxi  Sắt(III)oxit + nước 171. Ximetit(Fe3C) + axit nitric  Sắt(III)nitrat + nitơ đioxit + cacbon đioxit + nước. 172. Sắt(II) sunfua + oxi  Sắt(III) oxit + lưu huỳnh đioxit. 173. Sắt(III)clorua + Nhôm  Sắt(II)clorua + Nhôm clorua. 13
  14. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng 174. Sắt(II)cacbonat + oxi  Sắt(III) oxit + cacbon đioxit 175. Sắt(II)clorua + axit sunfuric  Sắt(III)sunfat + axit clohiđric+lưu huỳnh đioxit + + nước 176. Đồng + axit clohiđric + oxi  Đồng(II)clorua + nước. 177. Đồng(II) oxit + amoniac  Đồng + nitơ + nước 178. Mangan đioxit + axit clohiđric  Mangan(II)clorua + clo + nước 179. Kalipemanganat + axit clohiđric  Kali clorua + mangan(II)clorua +clo + nước 180. Kali clorat + axit clohiđric  Kaliclorua + clo + nước 181. Photpho + kali clorat  Đi photpho pentaoxit + kali clorua 182. Natri hipoclorơ  Natriclorua + natri clorat 183. Natri clorat + axit clohiđric  Natriclorua + Clo + nước 184. Clo + kali hiđroxit  Kali clorua + kali clorat + nước 185. Sắt từ oxit + axit clohiđric + sắt  Sắt(II)clorua + nước 186. Kali clorat  Kali clorua + kali peclorat 187. Lưu huỳnh + kali clorat  Lưu huỳnh đi oxit + kali clorua 188. Lưu huỳnh + axit sunfuric  Lưu huỳnh đioxit + nước 189. Lưu huỳnh + axit nitric  Axit sunfuric + Nitơ đioxit + nước 190. Lưu huỳnh + cacbon + kali nirtat  Kali sunfua + cacbon đioxit + nitơ 191. Hiđro sunfua + oxi  nước + lưu huỳnh 192. Hiđro sunfua + oxi  nước + lưu huỳnh đioxit 193. Hiđro sunfua + lưu huỳnh đioxit  nước + lưu huỳnh 194. Hiđro sunfua + axit sunfuric  nước + lưu huỳnh + lưu huỳnh đioxit 195. Hiđro sunfua + axit nitric  nước + lưu huỳnh đioxit + nitơ đioxit 196. Hiđro sunfua + đồng oxit  nước + lưu huỳnh đioxit + đồng. 197. Hiđro sunfua + sắt(III)clorua  Sắt(II) clorua + lưu huỳnh + axit clohiđric. 198. Hi đro sunfua + clo  axit clohiđric + lưu huỳnh 199. Hiđro sunfua + clo + nước  Axit sunfuric + axit clohiđric. 200. Lưu huỳnh + axit sunfuric  Lưu huỳnh đioxit + nước. 201. Photpho + axit sunfuric  Axit photphoric + lưu huỳnh đioxit + nước 202. Cacbon + axit sunfuric  Cacbon đioxit + lưu huỳnh đioxit + nước 203. Axit brom hiđric + axit sunfuric  Brom + lưu huỳnh đioxit + nước 204. Hiđro sunfua + axit sunfuric  Lưu huỳnh đioxit + nước H 2 SO4 205. Đường saccarozơ(C12H22O11)  Than(C) + nước  206. Cacbon đioxit + nước  Đường glucozơ( C6H12O6) + oxi 207. Lưu huỳnh + axit nitric  Nitơ đioxit + nước + axit sunfuric 208. Photpho + axit nitric + nước  Axit photphoric + nitơ oxit 209. Cacbon + axit nitric  Cacbon đioxit + nitơ đioxit+nước 210. Sắt(III)clorua + natri cacbonat + nước  Sắt(III)hiđroxit+natriclorua + +cacbonđioxit * Một số phương trình cân bằng có hệ số chữ. Cân bằng các phương trình phản ứng sau. 1. CnH2n + O2  CO2 + H2O 2. CnH2n+2 + O2  CO2 + H2O 3. CnH2n-2 + O2  CO2 + H2O 4. CxHy + O2  CO2 + H2O 5. CxHyNt + O2  CO2 + H2O + N2 6. CxHyOz + O2  CO2 + H2O 7. CxHyOzNt + O2  CO2 + H2O + N2 8. FexOy + H2  Fe + H2O 9. FexOy + CO  Fe + CO2 10. FexOy + Al  Fe + Al2O3 14
  15. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A.Nội dung định luật bảo toàn khối lượng. Trong một phản ứng tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm. TQ: A+B  C+D m A + mB = mC + mD B. Giải thích. Bản chất của một phản ứng hoá học đó chính là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử chất. Do đó số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng được bảo toàn nên khối lượng mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng được bảo toàn mà số lượng các nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi Vậy tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm.. Lưu ý rằng rất nhiều bài tập sử dụng bảo toàn khối lượng nguyên tố và bảo toàn số nguyên tử mỗi nguyên tố. C. Bài tập. I. Bài tập cho khối lượng của n-1 chất trong một phương trình có n chất. Tính khối lượng của chất còn lại. Ví dụ 1. Phân huỷ 10 g đá vôi ở nhiệt độ cao thu được 5,6g vôi sống, ngoài ra còn một lượng khí độc cacbonic thoát ra. Tính khối lượng khí cacbonic đó. Giải mẫu. to PTHH: Đá vôi  Vôi sống + khí cacbonic  áp dụng ĐLBTKL ta có mđá vôi = mvôi sống + mcacbonic 10 = 5,6 + mcacbonic Suy ra mcacbonic = 10 - 5,6 = 4,4 g Ví dụ 2. Nhiệt phân hoàn toàn một lượng muối nhôm nitrat thu được 20,4g nhôm oxit, 55,2g nitơ đioxit và 9,6g oxi. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng nhôm nitrat phản ứng. Giải mẫu. a. PTHH 4Al(NO3)3  2Al2O3 + 12NO2 + 3O2 b. áp dụng ĐLBTKL ta có. m Al(NO3)3 = mAl2O3 + mNO2 + mO2 m Al(NO3)3 = 20,4 + 55,2 + 9,6 = 85,2g Bài tập vận dụng. Bài tập số 1. Tính khối lượng muối nhôm clorua sinh ra khi cho 5,4g nhôm tác dụng hết với 21,9g axit clohiđric. Biết sau phản ứng còn có 0,6g khí hiđro sinh ra. Bài tập số 2. Cho 13,8g Natri tác dụng với 19,6g axit photphoric tạo thành natri photphat và 0,6g khí hiđro. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng natri photphat tạo thành. Bài tập số 3. 15
  16. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng Cho 13g kẽm tác dụng hết với axit clohiđric tạo thành 27,2g kẽm clorua và 0,4g khí hiđro. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng axit clohiđric đã dùng. Bài tập số 4. Phân huỷ 34,2g bạc nitrat ở nhiệt độ cao thu được bạc, 9,2g nitơ đioxit và 3,2g oxi. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng bạc thu được Bài tập số 5. Cho đồng(II)sunfat tác dụng với 8g natri hiđroxit thu được 9,8g đồng(II)hiđroxit và 14,2g natri sunfat. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng đồng(II) sunfat đã phản ứng. Bài tập số 6. Cho 5,4g nhôm tác dụng với 29,4g axit sunfuric thu được nhôm sunfat và 0,6g khí hiđro. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng nhôm sunfat thu được. II. Dạng toán cho biết mối quan hệ giữa các chất phản ứng hoặc các chất sản phẩm. Ví dụ 1. Cho magie tác dụng với axit sunfuric sinh ra 36g magie sunfat và 0,6g hiđro. Tính khối lượng mỗi chất đã tham gia phản ứng, biết lượng axit sunfuric dùng nhiều hơn magie là 22,2g. Giải mẫu. PTHH: Mg + H2SO4  MgSO4 + H2 áp dụng ĐLBTKL ta có m Mg + mH2SO4 = mMgSO4 + mH2 m Mg + mH2SO4 = 36 + 0,6 = 36,6g mà mH2SO4 - mMg = 22,2 g Suy ra mH2SO4 = (36,6 + 22,2) : 2 = 58,8 : 2 = 29,4 g m H2 = 36,6 -29,4 = 7,2 g Ví dụ 2. Nhiệt phân hoàn toàn 31,6g kali pemanganat thu được các chất là kali manganat, mangan đioxit, và khí oxi có khối lượng lần lượt tỉ lệ với 197:87:32. Tính khối lượng mỗi chất sản phẩm. Giải mẫu. to PTHH: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2  áp dụng ĐLBTKL ta có. m KMnO4 = mK2MnO4 + MnO2 + O2 31,6 = mK2MnO4 + MnO2 + O2 m Mà K2MnO4 : MnO2 : O2 = 197 : 87 : 32 Suy ra mK2MnO4 = 31,6:( 197 + 87 + 32) . 197 = 19,7 g m MnO2 = 31,6 : (197 + 87 + 32) . 87 = 8,7 g m O2 = 31,6 - 19,7 - 8,7 = 3,2 g Bài tập vận dụng. Bài tập số 1. Cho 13,8g kali cacbonat tác dụng hết với 11,1g canxi clorua sinh ra lượng kali clorua bằng 1,49 lần lượng canxi cacbonat. Tính khối lượng mỗi chất sản phẩm sinh ra. Bài tập số 2. Khử sắt từ oxit bằng khí cacbonoxit thu được 16,8g sắt và 17,6g khí cacbonic. Tính khối lượng của mỗi chất đã tham gia phản ứng biết khối lượng sắt từ oxit bằng 29/14 lượng khí cacbon oxit đã dùng. Bài tập số 3. Để tạo thành 48,6g canxi hiđrocacbonat người ta phải cho khí cacbonic; nước; canxi cacbonat tác dụng với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 22:9:50. Tính khối lượng mỗi chất phản ứng. Bài tập số 4. Người ta cho sắt tác dụng với oxi và nước theo tỉ lệ khối lượng lần lượt là 56:24:27 để tạo ra sắt(III) hiđroxit. Tính khối lượng sắt(III)hiđroxit sinh ra biết lượng sắt dùng nhiều hơn lượng oxi là 12,8g 16
  17. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng III. Dạng toán sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố. Ví dụ. Cho 10,8g nhôm tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric sau phản ứng thu được muối nhôm clorua và khí hiđro. a. Viết phương trình phản ứng b.Tính khối lượng muối nhôm clorua, khối lượng axit clohiđric và khối lượng khí hiđro thu được. Giải mẫu. a. 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 b. áp dụng ĐLBTKL ta có m Al trước phản ứng = mAl có trong AlCl3 = 10,8g mà PTKAlCl3 = 27 + 3.35,5 = 133,5 100,5 m 100,5 suy ra mCl trong AlCl3 = Al = 10,8. = 42,6g 27 27 mà mCl trong AlCl3 = mCl trong HCl = 42,6g PTK HCl = 1 + 35,5 = 36,5 1 m 1 Suy ra mH trong HCl = Cl = . 42,6 = 1,2g 33,5 33,5 Suy ra mH2 sau phản ứng = mH trong HCl = 1,2g Bài tập vận dụng Bài tập số 1. Cho 51,2 g khí oxi tác dụng hết với sắt tạo thành sắt từ oxit. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng oxit sắt từ tạo thành và khối lượng sắt tham gia phản ứng. Bài tập số 2. Cho 2,4g cacbon tác dụng hết với khí oxi tạo thành khí cacbonic. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng khí cacbonic tạo thành và lượng khí oxi đã tham gia phản ứng. Bài tập số 3. Cho nhôm tác dụng với oxit sắt từ thu được nhôm oxit và sắt. a. Viết phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng các chất phản ứng biết khối lượng sắt sinh ra là 5,04g Bài tập số 4. Cho magie tác dụng với axit clohiđric thu được magie clorua và khí hiđro. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng magie đã phản ứng biết khối lượng axit clohiđric đã dùng nhiều hơn khối lượng khí hiđro sinh ra là 14,2g Bài tập số 5. Nhiệt phân hoàn toàn bạc sunfat thu được bạc, khí lưu huỳnh đioxit và khí oxi. a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được biết khối lượng bạc và khối lượng khí oxi sinh ra lần lượt là 21,6g và 3,2g MOL I. Định nghĩa. 17
  18. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử chất hoặc phân tử chất. II.Một số công thức cần lưu ý. 1. Công thức số 1. Số pt chất (nguyên tử chất) = n . 6.1023  n = Số pt chất : 6.1023 2. Công thức số 2. m=n.M  n = m : M trong đó: m là khối lượng chất (thay đổi theo n) M là khối lượng mol (không đổi) n là số mol chất 3.Công thức số 3. V khí đkc = n . 22,4  n = V khí đkc : 22,4 trong đó V là thể tích chất khí ở đkc. 4. Công thức số 4. V khí đkt = n . 24  n = V khí đkt : 24 Tổng quát V khí đkt Số pt n m V khí đkc 5. Công thức số 5. Một phân tử chất AxByCz có x nguyên tử A; y nguyên tử B; z nguyên tử C. Suy ra số ntử A = x. Số phân tử AxByCz Số ntử B = y. Số phân tử AxByCz Số ntử C = z. Số phân tử AxByCz Suy ra : nA = x nAxByCz nB = y nAxByCz nC = z nAxByCz Nếu số pt A = k số pt B thì: nA = k.nB VA = k. VB ( Nếu A; B là chất khí ở cùng một điều kiện) VD: Hợp chất C6H12O6. Cứ 1 phân tử C6H12O6 có 6 nguyên tử C; 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O.  Số ntử C = 6 lần số phân tử C6H12O6  nC = 6 nC6H12O6 1 1  Số phân tử C6 H12O6 = số ntử C  nC6H12O6 = nC 6 6 III. Bài tập. Bài tập số 1: Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố: Ví dụ. Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong: a. 0,6 mol Fe b. 0,8 mol P2O5 c. 0,9 mol Mg(NO3)2 d. 3,6 mol CuSO4.5H2O e. 6,8 gam CaCO3 Giải mẫu. n a. Cho Fe = 0,6 mol 18
  19. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng Tính số nguyên tử nguyên tố Fe =? BL: Số nguyên tử Fe = nFe . 6.1023 = 0,6.6.1023 = 3,6.10 23 nguyên tử b. Cho nP2O5 = 0,8 mol Tính số nguyên tử nguyên tố : P; O =? BL: Số phân tử P2O5 = nP2O5 . 6.1023 = 0,8 . 6.1023 = 4,8.10 23 phân tử Số nguyên tử P = 2 số phân tử P2O5 = 2.4,8.1023 = 9,6.1023 nguyên tử Số nguyên tử O = 5 số phân tử P2O5 = 5.4,8.10 23 = 24.10 23 nguyên tử c. Cho nMg(NO3)2 = 0,9 mol Tính số nguyên tử: Mg; N; O =? BL: Số phân tử Mg(NO3)2 = nMg(NO3)2.6.10 23 = 0.9.6.1023 = 5,4.1023 phân tử Số nguyên tử Mg = số phân tử Mg(NO3)2 = 5,4.1023 nguyên tử Số nguyên tử N = 2 số phân tử Mg(NO3)2 = 2.5,4.10 23 = 10,8.10 23 nguyên tử Số nguyên tử O = 6 số phân tử Mg(NO3)2 = 6.5,4.10 23 = 32,4.10 23 nguyên tử d. Cho nCuSO4.5H2O = 3,6 mol Tính số nguyên tử: Cu; S; O; H =? BL: Số phân tử CuSO4.5H2O = nCuSO4.5H2O.6.1023= 3,6.6.10 23= 21,6.1023 phân tử Số nguyên tử Cu = Số phân tử CuSO4.5H2O = 21,6.10 23 nguyên tử Số nguyên tử S = Số phân tử CuSO4.5H2O = 21,6.1023 nguyên tử Số nguyên tử H = 10.Số phân tử CuSO4.5H2O = 10.21,6.1023 = 216.1023nguyên tử Số nguyên tử O = 9.Số phân tử CuSO4.5H2O = 9.21,6.1023 = 194,4.1023nguyên tử e. Cho mCaCO3 = 6,8g Tính số nguyên tử Ca; C; O =? BL: Ta có nCaCO3 = mCaCO3 : M CaCO3 = 6,8 : 100 = 0,068 mol Số pt CaCO3 = nCaCO3 . 6.1023 = 0,068 . 6.10 23 = 0,408.1023 pt Số nguyên tử Ca = số pt CaCO3 = 0,408.10 23 nguyên tử Số nguyên tử C = số pt CaCO3 = 0,408.1023 nguyên tử Số nguyên tử O = 3. số pt CaCO3 = 3.0,408.10 23 nguyên tử = 1,224.1023 nguyên tử Bài tập vận dụng. Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong. a. 0,3 mol Cu 1,2 mol Al 1,6 mol P 3,3 mol S 1,28 mol Zn 3,68 mol Na b. 0,6 mol Al2O3 0,8 mol Fe3O4 0,86 mol C6H12O6 2,3 mol Ca3(PO4)2 1,8 mol Al2(SO4)3 0,36 mol Al2(SO4)3.18H2O c. 12,02 gam Ba3(PO4)2 54,72 gam Al2(SO4)3 14,52 gam Fe(NO3)3 15 gam CuSO4.5H2O Bài tập số 2: Tính số mol của các chất. Ví dụ. Tính số mol của các chất có trong. a. 9,3 . 1023 nguyên tử Mg b. 1,218.1024 phân tử Ca(AlO2)2 c. 13,44 lit khí CH4 đkc d. 38,4 lit khí C2H2 đkt e. 4,9g H3PO4 Giải mẫu. a. Cho số nguyên tử Mg = 9,3.1023 nguyên tử 19
  20. Trường THCS Lê Hữu Trác Lại Quốc Dũng Tính nMg = ? BL: n Mg = số nguyên tử Mg : 6.10 23 = 9,3.1023 : 6.1023 = 1,55 mol b. Cho số phân tử Ca(AlO2)2 = 1,218.1024 phân tử Tính nCa(AlO2)2 = ? BL: n Ca(AlO2)2 = số phân tử Ca(AlO2)2 : 6.10 23 = 1,218.1024 : 6.10 23 = 2,03 mol c. Cho VCH4 đkc = 13,44 lit Tính nCH4 =? BL: n CH4 =VCH4 đkc : 22,4 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol d. Cho VC2H2 đkt = 38,4 lit Tính nC2 H2 = ? BL: n C2 H2 = VC2H2 đkt : 24 = 38,4 : 24 = 1,6 mol e. Cho mH3PO4 = 4,9 g Tính số mol nH3PO4 = ? BL: n H3PO4 = mH3PO4 : M H3PO4 = 4,9 : 98 = 0,05 mol Bài tập vận dụng. Tính số mol của các chất có trong. a. 3,06 . 1023 nguyên tử K 12,9 .1022 nguyên tử Ag 24 18,33. 10 nguyên tử Fe 0,156 .10 26 nguyên tử S 0,096 .10 27 nguyên tử C 6,3.1023 phân tử H2SO4 22 9,66 .10 phân tử CaCO3 18,63. 10 25 phân tử Ba(ClO4)2 b. 2,24 lít khí O2 đkc 33,6 lit khí SO2 đkc 17,92 lit khí CO2 đkc 20,64 lit khí NO2 đkt 4,32 lit khí SO3 đkt 6,24 lit khí NH3 đkt c. 16,32 gam Al2O3 28,8 gam Fe2O3 3,2 gam CuSO4 35,28 gam H2SO4 86,8 gam Ca3(PO4)2 27,36 gam Al2(SO4)3 Bài tập số 3: Tính khối lượng mỗi nguyên tố. Ví dụ. Tính khối lượng mỗi chất và mỗi nguyên tố có trong. a. 0,5 mol Cu b. 0,8 mol C6H12O6 c. 7,392 lit khí C4 H10 đkc d. 21,12 lit khí CO2 đkt e. 0,129. 1025 pt Ca(NO3)2 Giải mẫu. a. Cho nCu = 0,5 mol Tính mCu = ? BL: m Cu = nCu.M Cu = 0,5 . 64 = 32 g b. Cho nC6H12O6 = 0,8 mol Tính mC6 H12O6 =? g mC =? g m H =? g m O=?g BL: m C6 H12O6 = nC6H12O6 . MC6H12O6 = 0,8 . 180 =144 g n C = 6.nC6H12O6 = 6.0,8 = 4,8 mol m C = nC . MC = 4,8.12 = 57,6 g n H = 12.nC6H12O6 = 12.0,8 = 9,6 mol m H = nH . MH = 9,6.1 = 9,6 g m O = 144 - 57,6 - 9,6 = 76,8 g c. Cho VC4H10 đkc = 7,392 lit 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2