intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 ở trường THCS Thượng Lâm

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1.205
lượt xem
147
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến này có thể áp dụng cho việc rèn kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 và Địa lí 8 giúp học sinh xác định và vẽ biểu đồ đúng theo yêu cầu của đề bài, biểu đồ có tính trực quan và tính thẫm mĩ cao. Mời các bạn tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 ở trường THCS Thượng Lâm

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 ở trường THCS Thượng Lâm
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC 1. Tên sáng kiến: “Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 ở trường THCS Thượng Lâm” 2. Mô tả ý tưởng a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng - Hiện trạng Trong học tập địa lí việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy môn Địa lý 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là kỹ năng vẽ biểu đồ. Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý nói chung và Địa lí 9 nói riêng, nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ để phân tích được đặc điểm của một đối tượng địa lí: cơ cấu, tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng… Đây cũng là nội dung được thực hiện nhiều trong các tiết dạy và tiết thực hành. Trong thực tiễm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9, thông qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy, đa số học sinh chưa biết vẽ biểu đồ, vẽ biểu đồ chưa phù hợp với số liệu và yêu cầu của bài dẫn đến vẽ biểu đồ sai, mất nhiều thời gian, học sinh ngại làm bài tập, hiệu quả học tập chưa cao. - Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng: Học sinh chưa có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp, còn lúng túng trong thực hiện các thao tác vẽ biểu đồ. b. Ý tưởng Với kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm trong việc: “Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lý 9 ở trường THCS Thượng lâm” 3. Nội dung công việc - Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn; - Nhận dạng biểu đồ; - Xác định các bước vẽ biểu đồ
  3. 4. Triển khai thực hiện. a. Quy trình thực hiện Bước 1: Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn Bước 2: Nhận dạng biểu đồ; Bước 3: Xác định các bước vẽ biểu đồ b. Cách thức thực hiện Bước 1: Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn * Cơ sở khoa học Khái niệm biểu đồ: Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng về độ lớn gữa các đại lượng (như so sánh về sản lượng lương thực của các vùng …) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế). Biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó, căn cứ vào chủ đề đã được xác định lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. * Cơ sở thực tiễn Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập. Trong dạy học Địa lí, việc yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ là một nội dung không thể thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em hình thành được các kĩ năng, hiểu rõ được được công dụng của từng loại biểu đồ và từ đó nắm vững cách phân tích, khai thác những tri thức Địa lí. Trong chương trình Địa lí lớp 9 thì số lượng biểu đồ, được đưa vào với nội dung chương trình rất nhiều. Mục đích là từ số liệu thống kê, biểu đồ học sinh đưa ra được kiến thức cần lĩnh hội. Và phải từ bảng số liệu học sinh nhận dạng được các loại biểu đồ và chọn dạng biểu đồ thích hợp để vẽ với nội dung kiến thức.
  4. Bước 2: Nhận dạng biểu đồ Nếu đề ra yêu cầu vẽ cụ thể biểu đồ gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới các lệnh đề để tránh lạc đề và thực hiện đúng yêu cầu. Đối với đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ gì mà chỉ yêu cầu vẽ dạng thích hợp nhất thì cần phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện. Đây là dạng đề khó nên học sinh muốn làm được cần có phương pháp phân tích để nhận dạng thích hợp. Để nhận được dạng biểu đồ học sinh cần đọc kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý, một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định đúng dạng cần vẽ, cụ thể: + Biểu đồ hình cột - Dạng biểu đồ này sử dụng để chỉ khác biệt về qui mô khối lượng của một hay một số đối tượng địa lý hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích … của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than...) của một số địa phương qua một số năm. + Biểu đồ đường - đồ thị - Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trính phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển. + Biểu đồ hình tròn - Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của một tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày. Chỉ được thực hiện khi giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Cơ cấu, qui mô. Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam.
  5. + Biểu đồ miền - Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu đồ này là khi đề ra có cụm từ: Cơ cấu và có nhiều mốc thời gian (từ 4 mốc thời gian trở lên). + Biểu đồ kết hợp - Thường kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường, được dùng để diễn tả mối tương quan về động thái phát triển giữa 2 đối tượng địa lí có thước đo khác nhau. - Dấu hiệu nhận dạng loại biểu đồ này là khi đề ra: cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau. * Lưu ý: Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau cần xử lý số liệu để qui về cùng một đơn vị để vẽ. Bước 3: Các bước vẽ biểu đồ Sau khi lựa chọn đúng biểu đồ thích hợp cần lưu ý đến việc xử lí số liệu (nếu cần thiết) và thực hiện các bước vẽ biểu đồ như sau: + Biểu đồ cột - Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp - Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc + Trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mũi tên, có mốc ghi cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, tỉ đồng….) + Trục ngang thể hiện các năm hoặc đối tượng khác: có mũi tên và ghi rõ danh số. Nếu trục ngang thể hiện năm thì chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời gian ghi trong bảng số liệu. - Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký hiệu và lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.
  6. * Một số dạng biểu đồ cột thường gặp: Biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại: cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng), biểu đồ thanh ngang. Lưu ý: Trong biểu đồ các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách giữa các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ. Ở dạng này thì việc thể hiện độ cao cuả các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy sự khác biệt về quy mô số lượng giữa các năm hoặc đối tượng cần thể hiện. + Biểu đồ đường - đồ thị - Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc + Trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mũi tên, có mốc ghi cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ danh số (nghìn tấn, tỉ đồng….) + Trục ngang thể hiện năm và chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời gian ghi trong bảng số liệu. - Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật. - Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng với tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu vào biểu đồ, chú giải, ghi tên biểu đồ) Lưu ý: + Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 ký hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo. + Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện 1 đơn vị. + Nếu phải nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác
  7. nhau) sang số liệu tinh (số liệu tương đối – với cùng đơn vị thống nhất là: %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên ứng với 100%, số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. + Biểu đồ hình tròn - Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như; tỉ đồng, triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: %). - Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ. - Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành phần theo trong đề ra. Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 3600 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,60 trên hình tròn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ (theo chiều kim đồng hồ). Khi chú thích các thành phần của cơ cấu thì nên lưu ý các hình quạt có diện tích lớn thì kẻ nét thưa hoặc chấm thưa cho đỡ gây cảm giác nặng nề và tiết kiệm thời gian, các hình quạt có diện tích nhỏ thì kẻ ô vuông hoặc tô đậm để làm nổi bật đối tượng. Ghi tên biểu đồ. + Biểu đồ miền - Bước 1: Xử lý số liệu. (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như; tỉ đồng, triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: %). - Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ phần %, cạnh ngang thể hiện khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng cách các năm phải tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu) + Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm (để tiện cho đo vẽ. - Bước 3: Vẽ ranh giới của miền; Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. (Tương tự như cách vẽ biểu đồ hình tròn).
  8. * Một số dạng biểu đồ miền thường gặp + Biểu đồ miền chồng nối tiếp. + Biểu đồ miền chồng từ gốc toạ độ. Lưu ý: Trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền Theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và thẫm mĩ của biểu đồ. Khoảng cách các năm trên cạch nằm ngang cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạch đứng bên trái của biểu đồ. + Biểu đồ kết hợp - Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc với 2 trục dọc ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một thước đo khác nhau. + Phải chia trục ngang tương ứng với các khoảng cách thời gian vì trên biểu đồ có đường biểu diễn. Cần chọn thang đo thích hợp trên 2 trục đó cao cho biểu đồ cột và biểu đồ đường biểu diễn không tách rời xa nhau - Bước 2: Vẽ biểu đồ cột ; Vẽ biểu đồ đường - Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ. (Tương tự cách vẽ biểu đồ cột và biểu đồ đường). c. Thời gian thực hiện: Nội dung sáng kiến đã thực hiện trong năm học 2013 -2014 d. Phương tiện thực hiện: - Compa, chì, màu, thước đo độ, máy tính cầm tay. - Sách giáo khoa hoặc sách bài tập địa lí 9. - Át lát địa lí. đ. Sự phối hợp để hoàn thành sáng kiến. - Gia đình học sinh thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, động viên học sinh hoàn thành bài tập được giao. - Giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giúp học sinh tháo rỡ những vướng mắc trong quá trình làm bài tập; kịp thời động viên khích lệ học sinh. 5. Kết quả - Kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm học 2012- 2013 của lớp 9a,b trước khi áp dụng các biện pháp nêu trên.
  9. Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. bình Yếu 9ab 65 2 8 46 9 - Dự kiến kết quả Lớp Sĩ số Giỏi Khá T. bình Yếu 9ab 65 4 18 31 2 Sau khi thực hiện biện pháp rèn kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 ở trường THCS Thượng Lâm từ đầu năm học đến nay đã thu được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như: - Trong việc làm bài tập vẽ biểu đồ Địa lý, học sinh đã xác định và vẽ biểu đồ đúng theo yêu cầu của đề bài, biểu đồ có tính trực quan và tính thẫm mĩ cao. - Học sinh hứng thú hơn với môn học Địa lý, đặc biệt với các bài tập vẽ biểu đồ. - Chất lượng bộ môn được nâng cao. 6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện Nội dung sáng kiến đã áp dụng có hiệu quả trong việc dạy, học môn Địa lí 9 năm học 2013- 2014 ở trường THCS Thượng lâm, sáng kiến này có thể áp dụng cho việc rèn kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 và Địa lí 8 trong các năm học tiếp theo. Trân trọng! Thượng lâm, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Người báo cáo Trần Văn Tuấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0