intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hoàn mỹ trong các mối quan hệ

Chia sẻ: Nguyen Thu Huyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

232
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cái quan trọng và quý giá nhất trong cuộc sống là tài đối nhân sử thế. Càng ở các nước hiện đại ta càng cần đến nó. 85% của thành công đều nhờ vào sự tinh hoa trong giao tiếp với mọi người. Biết sống hoà đồng và thuyết phục mọi người giúp mình đạt được những mục đích riêng tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hoàn mỹ trong các mối quan hệ

  1. Brian Tracy: Sự hoàn mỹ trong quan hệ Trần Cao Dũng (sưu tầm & trích dịch) Cái quan trọng và quý giá nhất trong cuộc sống là tài đối nhân sử thế. Càng ở các nước hiện đại ta càng cần đến nó. 85% của thành công đều nhờ vào sự tinh hoa trong giao tiếp với mọi người. Biết sống hoà đồng và thuyết phục mọi người giúp mình đạt được những mục đích riêng tư. Thiếu nó cũng có nghĩa là thất bại và là bao trở ngại ở bất cứ đâu. Theo một số đợt nghiên cứu, tại Mỹ, 95% công nhân viên chức bị giảm biên chế sau 10 năm làm việc không phải vì thiếu năng lực, tuổi cao mà chỉ vì họ không có đủ những tính cách cần thiết trong giao tiếp. Theo nhà tâm lý học, Sydney Jourard thì cuộc sống có dễ chịu và hạnh phúc hay không đều phụ thuộc vào những cuộc quan hệ với môi trường xung quanh. Cũng từ đó nảy sinh ra bao phiền muộn, chán nản rồi tự giấu mình trong vỏ bọc tự ti, nhút nhát. Nắm được tầm quan trọng và sự đa dạng của giao tiếp, đã có không biết bao nhiêu trang sách đề cập tới lĩnh vực này. Châu nào cũng có những triết lý, cách sống và nhìn nhận riêng của mình. Để mà sơ lược hết những nét đẹp trong cung cách cư sử thì thật là không thể, do vậy tôi cố gắng chọn những gì tinh hoa nhất để độc giả có dịp tham khảo. Thế nào là một nhân cách tốt? Đa số chúng ta, ai cũng muốn hay nghĩ rằng mình có nhân cách tốt. Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa về đề tài này. Nhiều người cho rằng người có phẩm chất tốt là người biết tìm cái đẹp, cái tốt ở mỗi con người cũng như trong mỗi hoàn cảnh. Là người rộng lượng, có tấm lòng vị tha. Không thù hận, không nuôi máu trả thù hay không oán trách những gì đã xảy ra. Cũng có một số lại khẳng định rằng, người có nhân phẩm tốt là người biết cách sống với mọi loại người, mọi tầng lớp của xã hội. Giữa lòng kính trọng đối với bản thân và nhân phẩm tốt có một sự liên kết chặt chẽ. Bạn yêu quý và kính trọng bản thân bao nhiêu, thì bạn làm tương tự như vậy với mọi người xung quanh bấy nhiêu. Nếu bạn đánh giá mình cao, bạn cũng sẽ nhìn người khác bằng ánh mắt hâm mộ và thán phục. Khi biết cách chấp nhận mình thì việc chấp nhận kẻ khác cũng không khó. Những ai đặt sự kính trọng lên hàng đầu, người đó sẽ dễ sống hoà đồng trong tập thể. Lúc ấy mọi quan hệ đều trở nên hạnh phúc và tốt đẹp. Định luật phản ứng gián tiếp Trong mọi tình huống, bạn có thể đạt được những gì mình muốn nếu làm theo định luật phản ứng gián tiếp. Ví dụ, muốn làm cho ai đó kính nể mình, bạn kể về mọi mặt tốt của mình – thành quả, tính cách, cách sống hay nhắc lại những lời khen của người khác về mình. Thường thường khi dùng cách trực tiếp như vậy, người nghe có thể chỉ tin bạn một phần, một số sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt nghi ngờ và nghĩ rằng, bạn đang ‘nổ’.
  2. Định luật phản ứng gián tiếp khuyên rằng, nếu bạn muốn người khác kính phục hay tôn trọng mình, thì việc đầu tiên nên làm là hãy đối sử như vậy với người đó trước. Bạn muốn mọi người tin mình, hãy tỏ ra bạn tin họ vô bờ bến. Đó là sự tương phản! Bạn gửi đi những gì thì sẽ nhận được những thứ tương tự như thế. Bạn càng quan tâm, tìm tòi rồi thán phục tính cách hay những thành quả của ai đó bao nhiêu, thì bạn càng có nhiều cơ hội và đất ‘dựng võ’ với người đó. Với hạnh phúc cũng vậy, cách trực tiếp là làm tất cả những gì có thể đem lại cho bản thân cảm giác đó. Nhưng hạnh phúc sẽ chỉ là nưả vời mà thôi, bởi bạn chỉ nghĩ đến mình. Nên làm việc đó gián tiếp – hãy làm tất cả những gì có thể để mọi người xung quanh được hạnh phúc. Khi ấy bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện về bản thân và niềm hạnh phúc sẽ tăng lên gấp bội. Định luật phản ứng gián tiếp sẽ là người làm vườn giầu kinh nghiệm, luôn chăm sóc cho nhân phẩm của bạn. Mỗi một con người đều là một thế giới riêng. Ai cũng trưởng thành từ những ý nghĩ thấp hèn, vì lẽ đó trong suốt cuộc đời ta cần những lời khen, sự động viên với sự thán phục từ môi trường. Những thứ đó sẽ luôn xây đắp và làm vững chắc cái [Tôi] của mỗi người. “Tôi thích bạn, bởi những lúc tôi ở bên bạn tôi cảm thấy tuyệt vời” – Những câu nói kiểu này là chìa khoá vàng cho mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Người ta sẽ hạnh phúc nhất nếu biết rằng ai đó luôn cảm thấy giá trị khi sống bên họ. Nếu bạn “tung tăng” trên đường đời, giúp mọi người nhìn nhận ra mặt tốt của họ, bạn sẽ luôn được đón nhận và sự giúp đỡ của họ sẽ nằm ngoài mong đợi và óc tưởng tượng của bạn. Hãy nhận lấy vai ‘người ban phát hạnh phúc’ trong vở kịch cuộc đời, bạn sẽ là người được tặng nhiều hoa nhất. Vun đắp sự tôn trọng cho bản thân và mọi người. Tác hại của lời chê trách nào cũng thiêu huỷ sự tôn trọng, làm tan vỡ bao mối quan hệ cũng như tính cách con người. Tấn công vào điểm yếu nhất, đốt cháy mọi mong đợi, niềm tin, rồi từ đó sinh ra căm ghét chính mình và mọi người. Người bị chê sẽ phản ứng lại ngay bằng sự nóng giận dẫn đến những lời nói và cử chỉ bồng bột. Khó có thể lường trước được hậu quả, an toàn nhất là trở thành người có ưu điểm chỉ nói những gì giúp mọi người vun đắp hạnh phúc. Phê bình thường suất phát từ những lời nhận xét. Khi bạn nhận xét ai đó, lúc đấy cũng là lúc suất hiện định luật trồng gì hái đó. Mọi người bắt đầu xoi mói bạn. Đó là sự tương phản! Đừng làm khổ mọi người qua lời nói. Hãy giữ lấy lời nhận xét cho riêng mình, mặc dù người bạn định chê có làm gì xấu đi chăng nữa. Hãy chơi trò chơi đi tìm những nguyên nhân để không bắt mình phải chê bai bất kỳ ai. Tìm lời giải thích rồi cầu nguyện cho người đó gặp điều tốt lành. Nếu cần thiết, hãy tha thứ và để cho người đó được yên. Điều thứ 2 nên làm là ‘Đừng bao giờ than phiền, kêu ca’ - Henry Ford, ông tổ của xe hơi đã từng nói như vậy. Bạn có biết rằng, khi bạn chăm chú vào một cái gì đó, điều đó sẽ phát triển theo thời gian. Càng than phiền bao nhiêu, bạn sẽ có càng nhiều thứ để than phiền bấy nhiêu. Đương nhiên bạn sẽ ‘mãn nguyện’ gặp được nhiều người có cùng sở thích. Một con người can đảm không bao giờ than phiền. Khi gặp một trở ngại gì đó, họ không ngần ngại tìm giải pháp rồi làm mọi thứ có thể để niềm tin mong manh nào đó giúp họ vượt qua được
  3. trở ngại. Ai cũng có những khó khăn riêng của mình. Nhiều khi cái làm họ điên đầu còn quan trọng hơn gấp nhiều lần so với vấn đề của bạn. Mọi người xung quanh sẽ chẳng đoái hoài gì đến những nỗi khổ mà bạn đang phải gánh chịu. Có thể 80% sẽ không để vào đầu những gì bạn nói, 20% còn lại có thể đang xung sướng. Ambrose Bierce đã từng định nghĩa: "Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là cảm giác khi ta đang chứng kiến sự đau khổ của kẻ khác". Thật là một mỉa mai của sự tương phản! 7 chìa khoá cho những mối quan hệ tốt Hãy tham khảo kỹ những cách đối sử được đề cập dưới đây, rồi đưa vào sử dụng trong giao tiếp. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi được nhiều người yêu mến hơn. Từ những tình cảm chân thành đó cuộc sống sẽ trở nên êm đềm, dễ chịu. Còn bạn, bạn ‘tung tăng’ trên đường đời với ‘miệng huýt sáo vang’. 1. Hãy tán thành Mọi người đều thích sống cùng những ai hiểu mình. Khi người nói chia sẻ những cảm nhận riêng tư, người nghe gật đầu, mỉm cười tán thành, ngay lập tức cuộc nói truyện trở nên thật dễ chịu và đương nhiên, người nói có tự tin hơn, cảm thấy mình được tôn trọng và những gì anh ta nói rất có giá trị. Khi người nghe thay vì đồng tình mà tranh cãi với người nói, rồi quả quyết rằng những thứ vừa được nói ra là vớ vẩn. Lúc ấy người này đã chạm tới lòng tự ái, kiến thức và ngay cả vào trí thông minh của người kia. Hậu quả thật khó lường! Tạo hoá đã sinh ra và trang bị cho con người một tính cách là không thích mình sai. Nên lấy nhu hoà làm trọng. Hãy khắc ghi câu: "Hãy giải hoà với mọi người càng nhanh càng tốt, kể cả với địch thủ của mình". Đừng bao giờ nghĩ rằng ai cũng phải làm mọi thứ để bảo vệ lẽ phải. Trước khi muốn làm việc đó, hãy tự hỏi: "Có đáng không? ; Điều đó có thật sự quan trọng với mình không?". Nếu không, thay vì gân cổ tranh cãi, nên nhu hoà. Nhiều lúc bạn thấy mình phải có trách nhiệm đứng ta bảo vệ lẽ phải hay quyền lợi chung, thật bình tĩnh và tế nhĩ gửi gắm những gì mình muốn nói vào miệng người thứ ba. Bạn có thể nói: "Những gì anh nói có thể đúng, nhưng anh sẽ nghĩ gì khi có người cho rằng...", "Chị sẽ trả lời ra sao, nếu có ai đó hỏi … ?" Làm như vậy bạn vẫn có thể thoải mái tranh cãi mà không sợ gây xích mích. 2. Hãy chấp nhận Mỗi chúng luôn luôn tìm kiếm sự ưng thuận ở mọi người. Từ tấm bé, ta đã thường nhìn vào mắt cha mẹ để chắc chắn rằng mình là đứa con yêu quý, thông minh, ngoan ngoãn vv..vv. Khi trưởng thành, ta luôn đi tìm điều đó ở mọi người, để chắc rằng tất cả những gì ta đã và đang làm là đúng.
  4. Khi bạn gặp ai đó, lần đầu tiên hay lần thứ, việc đầu tiên bạn làm là để ý ánh mắt, nụ cười, nét mặt, lời nói của cơ thể người đối diện, quan sát để biết xem mình có được ưng thuận không. Chắc rằng sự suất hiện cũng như cá nhân mình không làm phiền ai. Khi đã xác định xong, lúc ấy bạn mới được thoải mái. Nhiều vấn đề phức tạp của xã hội đã suất phát từ sự ưng thuận bắt buộc của ai đó. Nếu bạn ưng thuận một ai đó không điều kiện và chân thành, người khác sẽ luôn tôn trọng, cảm thấy thoải mái và an toàn trong môi trường của bạn. Nụ cười. Bạn làm gì để tỏ ra sự ưng thuận? Dễ lắm, hãy cười. Nụ cười là công việc của 13 cơ bắp và 112 cái nhăn trên toàn mặt. Một nụ cười chân thật nói được rất nhiều điều: "Bạn là người như thế nào thì tôi ưng thuận và chấp nhận bạn như thế, không điều kiện!". Khi bạn cười với ai đó, người nhận sẽ thật hạnh phúc và nghĩ về bản thân tốt hơn. Nói một cách khác nụ cười sẽ làm người khác ‘nở từng khúc ruột’. Còn bạn, bao nhiêu thứ đó chỉ phải trả có đúng một nụ cười, đừng tích kiệm nhé! Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Ai không có nụ cười đừng nên buôn bán bất cứ cái gì." Nụ cười như một cốc nước mát đối với người hấp hối trên xa mạc nóng bỏng; như ngọn lửa trong đêm đông, sẽ làm ấm lòng tất cả những ai nhìn thấy nó. Willy Loman đã từng nói: "Điều quan trọng nhất là được mọi người thích". Khi nào mọi người thích bạn, họ sẽ dễ chịu hơn khi làm việc chung. Nếu muốn được như vậy, hãy thích họ trước. Cách tốt nhất để bầy tỏ tình cảm chân thành đó là một nụ cười thật tươi. Đương nhiên, thật là khó cười khi không có hứng thú. Bằng cách ‘giả vờ’ những cảm giác dễ chịu sẽ giúp bạn xoa dịu bớt những căng thẳng hiện tại. Cố cười thật sảng khoái vài lần một trong vài phút, ngay lập tức bạn như được tiếp thêm sinh lực và niềm tin để vượt qua khó khăn. 3. Biết ơn Một trong những khát khao lớn nhất của loài người là được người khác biết ơn. Khi muốn tỏ lòng thành, rất đơn giản, chỉ cần nói hai từ "Cám ơn". Đó là từ có sức mạnh huyền bí trong bất kỳ một ngôn ngữ nào của nhân loại. Càng đi nhiều, giao tiếp rộng mới biết rằng sẽ chẳng ai đạt được gì thiếu "Cám ơn". Nếu bạn biết ơn và cám ơn người khác về những thứ lặt vặt, họ sẽ sẵn lòng làm cho bạn những thứ to lớn. Cũng như nụ cười, đừng tiếc lời cám ơn. Hãy cám ơn thật chân thành những ai đã giúp bạn, không cần biết việc đó to hay nhỏ. Hãy gửi những bức thiệp cùng với tấm lòng biết ơn. Cũng có thể những lời lẽ đó rất ngắn ngủi nhưng người nhận sẽ nhớ và nhắc bạn trong một thời gian dài. Nên nhớ, bạn càng biết ơn mọi người và cám ơn họ bao nhiêu thì trong cuộc sống bạn càng có thêm nhiều cơ hội để làm công việc đó bấy nhiêu. Đương nhiên, nếu ăn quả không nhớ kẻ trồng cây, cuộc sống sẽ không rộng lượng với bạn thêm một lần nào nữa.
  5. 4. Những lời khen ngợi Một sự phản ứng có tốc độ phi thường, tạo ra hạnh phúc, vui vẻ và sự mãn nguyện. Cách tốt nhất giúp mọi người vun đắp sự tôn trọng cho bản thân. Ken Blanchard, tác giả cuốc sách "The One Minute Manage" khuyên độc giả nên thưởng thức mỗi ngày "Một phút toàn lời khen". Ông cũng bật mí rằng muốn được hâm mộ hãy "tóm" mọi người xung quanh vào chỗ mà họ mãn nguyện nhất. Khi được khen về một cái gì đó, hãy chắc chắn rằng họ sẽ làm nhiều những cử chỉ tương tự để lại được khen. Những đứa trẻ do học tập mệt nhọc, khi được thầy cô hay cha mẹ khen ngợi, lập tức chúng như được tiếp thêm năng lực, ‘tỉnh như sáo’ rồi tiếp tục bắt tay vào công việc trau dồi kiến thức. Khen ngợi ai đó là một nghệ thuật. Sau đây là một số gợi ý nhỏ giúp những lời khen của bạn có hiệu quả nhất. Nên khen ngay lập tức, lúc ấy người được khen sẽ cảm nhận được 100% sức mạnh của liều ‘thuốc tiên’ cho tinh thần. Hãy khen một cách cụ thể. Ví dụ bạn có thể nói với các cộng sự dưới cấp của mình rằng: “Anh làm tốt lắm”. Câu nói này rất chung chung, do vậy người được khen không cảm thấy hưng phấn lắm. Thay vì nói như vậy, hãy nói: “Tôi rất hài lòng về bài báo cáo trong buổi họp hôm thứ 6 của anh. Tuyệt lắm!” Mũi tên đã bắn chúng tâm! Cũng đừng ngạc nhiên khi trong những cuộc họp tới các bài báo cáo của người được bạn khen sẽ suất sắc hơn. Nếu có cơ hội hãy khen ai đó trước mặt mọi người. Ngược lại khi muốn góp ý hay phê bình ai, hãy làm việc đó ‘trong 4 mắt’. Bạn có tin rằng, để được mọi người đánh giá tốt về mình, ai cũng sẵn sàng ‘đi chân chần lên mảnh chai’? Thực ra mà nói, người lớn cũng không khác trẻ con là bao! 5. Sự thán phục, hâm mộ Mọi nơi, mọi lúc có thể thán phục ai đó. Sẽ thật hạnh phúc nếu ai đó thán phục những thành quả cũng như giá trị của công việc bạn đang làm, đặc điểm, tính cách và những gì thuộc quyền sở hữu của bạn. Đối với đàn ông chức vị nơi công sở là cả một thời gian phấn đấu dài. Họ mong được nhiều người hâm mộ – thán phục cách sống và làm việc, những thành quả mang lại cho công ty, kiến thức và kinh nghiệm sống… Thật ngạc nhiên nếu bạn khen chiếc kravat hay bộ comlê của anh ta - đàn ông thường không chăm chút đến hình thức, nhưng khi bạn tỏ ra hâm mộ về cách chọn lựa quần áo, anh ta sẽ rất hãnh diện và thích bạn hơn. Đối với nữ giới, người bạn đời là niềm hạnh phúc và hãnh diện lớn lao nhất – hãy thán phục họ. Lòng hâm mộ và những lời khen sẽ không bao giờ thừa cho cách ăn mặc, giao tiếp, cách sống để luôn thành công. Hãy thán phục thật chân thành! Những câu nói nịnh bợ cũng như tính không chung thực người khác có thể ‘nghe’ thấy nó từ rất xa. 6. "Phép mầu trắng" Sự chú ý sẽ làm cho người đồng hành của bạn luôn cảm thấy dễ chịu và quan trọng. Cuộc sống là nghệ thuật chú ý. Nó là tất cả những gì đang bao quanh bạn, vì ở đâu có sự chú ý, ở đó nảy sinh ra suy nghĩ, ý tưởng, cảm giác và cuộc sống. Không để ý đến ai là một trong những nguyên
  6. nhân nguy hiểm nhất dẫn đến cảm giác xấu. Sự thờ ơ từ phía sếp, bạn bè hay những người bồi bàn trong các tiệm ăn đều khiến ta cảm thấy khó chịu và bị khinh rẻ. Làm thế nào để bầy tỏ sự chú ý của mình? Biết lắng nghe. Chăm chú ‘nuốt’ từng lời người đang nói. Chăm chú lắng nghe mang lại cho ta 3 ưu điểm. Từ lắng nghe phát sinh ra sự tin tưởng. ưu điểm thứ hai là vun đắp lòng tự trọng cho bản thân và người đối diện. Cuối cùng, nó cho ta tính kiên trì và tỉ mỉ. Khi nghe, tốt nhất nên đứng đối diện với người nói. Quan sát nét mặt, ánh mắt và tiếng nói của cơ thể. Bằng cách ấy bạn thông báo với người nói rằng bạn đang tập chung cao độ. Không nên ngắt lời người nói. Hãy nhẫn nại, nghe hết những gì họ cần thổ lộ. Khi người nói dừng, hãy chờ ít nhất 5 giây trước khi cất giọng. Trong khoảng khắc này xảy ra 3 điều: Thứ nhất, bạn hiểu rõ hơn những gì vừa được nghe. Thứ hai, tránh ngắt lời. Thứ ba, bạn chờ, có thể cho người nói hiểu rằng bạn coi những gì vừa được bầy tỏ là rất quan trọng. Lúc này bạn đang suy nghĩ, tìm những lời nói thích hợp nhất để miêu tả cảm nhận của mình. Trong khi nghe, khi không hiểu điều gì hãy mạnh dạn hỏi thêm để hiểu rõ hơn. Bạn có thể hỏi – “Bạn muốn nói gì qua đó?”, “Bạn thực sự đang nghĩ gì?”. Vận dụng những câu hỏi bắt đầu từ: “Cái gì? Như thế nào? ở đâu? khi nào? Ai? Tại sao” Người nói sẽ rất hãnh diện nếu người nghe trích hay dùng những từ ngữ của họ. Những sự nhắc lại như vậy có phản ứng như một lời khen chân thành. Qua đó bạn đã thông báo cho người đối diện rằng bạn đã ‘làm việc’ như một chiếc máy thu âm. 7. Định luật Bumerrang “Tất cả những tình cảm chân thành bạn ban tặng cho mọi người trong quan hệ, sớm hay muộn cũng quay về với bạn.”. W. Szekspir đã từng viết “Hương sắc của bông hồng sẽ còn lại trên bàn tay vừa vứt nó”. Những cử chỉ, lời nói tốt hay xấu đều quay về, như chiếc Bumerrang. Trước khi hành động hay muốn nói điều gì đó hãy nghĩ xem mình có muốn được đối sử như vậy không? Cố gắng làm theo và tin rằng những chìa khoá vàng trên sẽ giúp bạn có những quan hệ tốt với bất cứ ai có cơ hội suất hiện trên đường đời của bạn. Hãy là người luôn ban phát tiếng cười và hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Phần thưởng sẽ là tình yêu mến chân thành dành cho bạn – lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được giá trị của hạnh phúc với đầy đủ ý nghĩa của hai từ đó. Nghệ thuật trong đàm thoại Tất cả những gì được đề cập ở trên đều được dùng đến nhiều nhất trong các cuộc đàm thoại. Cũng chính lúc trao đổi cảm tưởng, thông tin và các ý tưởng con người mới bày tỏ rõ nhân cách của mình. Sau đây là một số cách giúp bạn trở thành một nhà phát ngôn viên tế nhị, dí dỏm và đáng yêu. Nói về những gì mà người nghe và người nói cùng quan tâm. Lúc nói, nên chú ý thái độ và sự chăm chú của người nghe. Khi đã có tín hiệu không mấy khả quan, ‘rút quân’ ngay để ‘bầy binh
  7. bối trận’ cho đề tài khác. Hỏi những câu hỏi thăm dò, để tiện cho việc chọn đề tài. Quan tâm và tò mò một chút về một lĩnh vực nào đó mà người đối diện có thể nói hàng giờ không chán. Hãy đặt những câu hỏi bắt đầu từ: Cái gì? ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? Ai? Cố gắng mở ra một cuộc hội thoại sôi nổi, thay cho những lời độc bạch. Nghĩ cho ‘chín’ trước khi nói. Ông bà ta đã có câu "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Tỏ ra rằng quan điểm của người đối diện cũng quan trọng không kém gì xo với quan điểm của cá nhân mình. Nếu muốn cuộc đối thoại thoải mái hơn hãy dành một chút riêng tư cho mình và người đối diện. Đừng tò mò một cách quá đáng cũng đừng cởi mở quá. Người đối diện sẽ rất dị ứng với kiểu 100 câu hỏi liền một lúc, họ sẽ rất khó chịu với kiểu tra khảo này. Đừng bao giờ tâm sự quá nhiều về những đau khổ của mình. Tỏ ra là chia sẻ nhưng phần lớn người nghe không sẵn lòng gánh vác cùng bạn. Nên nhớ rằng tất cả những gì bạn nói có thể bị sử dụng như một công cụ chống lại bạn. Trước khi muốn chia sẻ cái gì đó hãy nhớ rằng miệng thiên hạ rất lớn. Nhiều lúc cái không đáng nói thì lại nói, tệ hại hơn là người không nên nghe thì lại được nghe. Hãy cẩn thận với những gì mình nói. Cách nói, cử chỉ tự nhiên sẽ không thể thiếu được ở những nhà phát ngôn viên hoàn hảo. Hãy là chính bạn. Hãy nói những gì mình muốn nói, những gì đã được chuyển bị kỹ lưỡng. Nói một cách tự nhiên, hào hứng, lúc chầm lúc bổng, lúc hồ hởi lúc êm đềm. Tự tin trước đám đông, trước những con mắt đang chăm chú nhìn mình. Là người lạc quan, yêu đời, hướng đến những điều tốt đẹp, vì những ý nghĩ đó sẽ giúp bạn luôn thành công trong mọi cuộc đàm thoại. Nghệ thuật đàm thoại sẽ là đất cho bạn dựng võ – phát triển mọi tài năng, tính cách, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và phẩm chất của bản thân. Một câu truyện nho nhỏ về ông Dale Garnegie. Ông được mời đến dự một buổi tiệc do một quý bà tổ chức nhân dịp trở về từ Châu phi. Sau khi được người khác giới thiệu với chủ nhà, bà bắt tay ông và nói: ‘Ôi, ông Dale. Tôi nghe nói ông là một trong những nhà phát ngôn viên tuyệt vời nhất tại New York. Có thật vậy không?’. Dale G. bình tĩnh nói: ‘Rất cám ơn quý bà. Còn tôi lại nghe nói bà vừa trở về từ Châu Phi’. Khi ông đã nghe xong nguyên nhân của chuyến đi, ông hỏi tiếp: ‘Thế bà đi cùng ai?’ ‘Bà về khi nào?’ Bà đã làm những gì ở đó? ... Hai người nói truyện khoảng 20 phút, trong khi đó 95% là thời gian chủ nhà trả lời những câu hỏi của ông Dale G. Ngày hôm sau, trong một tờ báo tại New York đã trích lời nhận xét của bà: ‘Ông Dale Garnegie thật sự là một người phát ngôn viên có một không hai tại New York’. Nếu bạn muốn trở thành ông Dale G. thứ hai, trước hết học cách lắng nghe, sau đó cách nói. Bí mật cuối cùng trong giao tiếp - tuyên chuyền rằng bạn sẽ được mọi người hâm mộ, nếu làm được hai điều sau: Thứ nhất, hãy ra khỏi thể xác của chính mình để thâm nhập vào cuộc sống của kẻ khác. Quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ một cách chân thành, không điều kiện. Hãy vận dụng định luật gieo và hái. Điều thứ hai – ‘chăm sóc cho bản thân’. Luôn hướng về phía trước, không ngừng học hỏi để tự hoàn hảo. Làm như vậy bạn sẽ yêu mến bản thân hơn. Tình yêu càng bao la, sự kính trọng càng lớn, bạn sẽ càng cảm thấy dễ chịu, vui vẻ hoà đồng với tập thể.
  8. Những gì hữu hiệu nhất lại là đơn giản nhất. Đơn giản mà lại khó, khó với người này nhưng lại quá dễ với kẻ khác. Tất cả đều phụ thuộc vào niềm tin và bản thân mỗi người. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2