Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu <br />
hổ còn quan trọng hơn<br />
<br />
Dàn ý chi tiết<br />
<br />
1. Mở bài<br />
<br />
Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn <br />
quan trọng hơn"<br />
<br />
2. Thân bài<br />
<br />
a. Giải thích vấn đề nghị luận<br />
<br />
Giải thích các khái niệm: Tự hào, xấu hổ.<br />
<br />
Giải thích nội dung câu nói: Khái quát mối quan hệ và giữa hai trạng thái cảm xúc: điều <br />
cần thiết là biết tự hào, nhưng quan trọng hơn, con người cần biết xấu hổ.<br />
<br />
b. Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề<br />
<br />
Tự hào là điều cần thiết:<br />
<br />
+ Tự hào là một trong những cơ sở hình thành sự tự tin.<br />
<br />
+ Khi biết tự hào, chúng ta sẽ có được niềm tin và tin tưởng vào những mục tiêu mà bản <br />
thân đã đặt ra.<br />
<br />
+ Hình thành những trạng thái, cảm xúc tinh thần mang tính tính cực, lạc quan.<br />
<br />
"biết xấu hổ còn quan trọng hơn".<br />
<br />
+ Khi biết xấu hổ, chúng ta đã nhận thức được những sai lầm, thiếu sót của bản thân.<br />
<br />
+ Biết xấu hổ là một trong những yếu tố giúp con người bổ sung, sửa chữa những yếu <br />
kém và hoàn thiện, phát triển chính mình.<br />
+ Xấu hổ còn là một đức tính thể hiện việc con người có lòng tự trọng về phẩm giá, giá <br />
trị của bản thân.<br />
<br />
c. Lật lại vấn đề<br />
<br />
Những người quá tự tin dẫn đến tự phụ.<br />
<br />
Những người quá tự ti dẫn đến hèn nhát, yếu đuối.<br />
<br />
d. Bài học nhận thức và hành động<br />
<br />
3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu nói. Liên hệ bản thân.<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Trong hành trình hoàn thiện và phát triển nhân cách, bên cạnh việc không ngừng trau dồi <br />
tri thức, con người cần rèn luyện rất nhiều đức tính khác nhau. Bàn về vấn đề này, có ý <br />
kiến cho rằng: "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng <br />
hơn". Câu nói đã để lại bài học sâu sắc về việc con người cần có niềm tự hào đối với <br />
những điều tốt đẹp của bản thân, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết xấu hổ để <br />
nhận thức được những sai lầm, yếu kém.<br />
<br />
Tự hào và xấu hổ là hai trạng thái tinh thần hoàn toàn trái ngược nhau trong tâm lí con <br />
người. "Biết tự hào về bản thân" là việc con người nhận ra những điểm tốt đẹp mà mình <br />
đang có và tự tin, hãnh diện về điều này. Còn "xấu hổ" là cảm xúc tự ý thức được sai lầm <br />
hay yếu kém của bản thân, thể hiện qua sự ngượng ngùng hay hổ thẹn. Câu nói "Biết tự <br />
hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn" đã khái quát mối <br />
quan hệ và giữa hai trạng thái cảm xúc tưởng như đối lập của con người: điều cần thiết <br />
là biết tự hào, nhưng quan trọng hơn, con người cần biết xấu hổ.<br />
<br />
Vậy thì tại sao "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng <br />
hơn"? Như chúng ta đã biết, tự hào cũng đồng nghĩa với việc con người nhận ra những <br />
điểm mạnh và điều tốt đẹp mà bản thân mình đang có. Điều này sẽ hình thành sự tự tin <br />
một trong những nhân tố quyết định sự thành công của con người. Khi biết tự hào, hay nói <br />
cách khác, khi có thái độ tự tin, chúng ta sẽ có được niềm tin và tin tưởng vào những mục <br />
tiêu mà bản thân đã đặt ra. Từ đó hình thành những trạng thái, cảm xúc tinh thần mang <br />
tính tính cực, lạc quan và vận động tối đa mọi năng lực, hiểu biết, sở trường, điểm mạnh <br />
để hoàn thành tốt công việc. Như vậy, tự hào sẽ tạo ra động lực tích cực để thúc đẩy con <br />
người nỗ lực, cố gắng.<br />
<br />
Bên cạnh tự hào thì đối với con người, "biết xấu hổ còn quan trọng hơn". Bởi khi biết <br />
xấu hổ, đồng nghĩa với việc chúng ta đã nhận thức được những sai lầm, thiếu sót của <br />
bản thân, đồng thời tìm ra những định hướng để khắc phục, sửa chữa. Như vậy, biết xấu <br />
hổ là một trong những yếu tố giúp con người bổ sung, sửa chữa những yếu kém và hoàn <br />
thiện, phát triển chính mình. Đồng thời, xấu hổ còn là một trạng thái cảm xúc thể hiện <br />
việc con người có lòng tự trọng về phẩm giá, giá trị của bản thân.<br />
<br />
Mặc dù tự hào và tự biết xấu hổ là những phẩm chất cần thiết nhưng để phát huy hết tác <br />
dụng và ý nghĩa mà chúng đem lại, chúng ta cần phải biết kết hợp hai biểu hiện này. Con <br />
người không nên quá tự hào về bản thân mà dẫn đến kiêu căng, tự phụ, đánh giá sai lầm, <br />
ảo tưởng về năng lực của bản thân. Đồng thời, không nên quá tự ti phủ nhận năng lực <br />
của chính mình. Khi dung hòa được điều này, đồng nghĩa với việc con người đã có được <br />
một hành trang về kĩ năng để sống và phát triển không ngừng.<br />
<br />
Như vậy, câu nói "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng <br />
hơn" đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Là những <br />
chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận ra những điểm mạnh của bản thân <br />
để phát huy, đồng thời nhận thức về những yếu kém, thiếu sót để sửa chữa.<br />
<br />
<br />