Đề bài: Phân tích ý tưởng của thanh niên ngày nay thông qua bài thơ Từ Ấy của Tố <br />
Hữu<br />
Bài làm<br />
Đất nước ta trải qua bao thăng trầm vất vả, cập bến vinh quang ngày nay là nhờ ơn lớp <br />
lớp thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu kiên cường. Tinh thần họ được thúc đẩy bởi <br />
những lý tưởng, những mục đích, khao khát cao cả. Và dù ở hình thức này hay hình thức <br />
khác đều chung một nội dung: vì nước vì dân. Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu có lẽ đã thay lời <br />
nói lên tất cả. Bài thơ còn đến ngày nay thúc giục thanh niên kiếm tìm một lý tưởng đúng <br />
đắn tiến bộ.<br />
Từ ấy ra đời khi Tố Hữu còn rất trẻ, mới 18 tuổi – thời kỳ con người đang dạt dào sức <br />
sống, sức chiến đấu. Thời điểm bài thơ ra đời cũng là lúc đất nước ta đang trong những <br />
năm tháng sục sôi kháng chiến thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Bài thơ là tiếng <br />
lòng thể hiện lý tưởng cao đẹp của người thanh niên cộng sản. Từ đó, bài thơ gợi ra <br />
những suy nghĩ sâu sắc về lý tưởng của người thanh niên Việt Nam hiện nay.<br />
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ<br />
Mặt trời chân lý chói qua tim<br />
Hồn tôi là một vườn hoa lá<br />
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.<br />
Từ ấy là từ khi nào? Là từ khi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vinh dự ấy <br />
được diễn tả bằng những hình ảnh vô cùng tươi đẹp “bừng nắng hạ”, “chói qua tim”. Và <br />
nhà thơ sung sướng gọi con đường theo Đảng là “Mặt trời chân lý” – là ánh sáng dẫn <br />
đường chì lối cho đường đi của nhà thơ. Có ánh sáng dẫn đường, người thanh niên mười <br />
tám tuổi sôi nổi bồng bột với hạnh phúc ngập tràn “Hồn tôi là một vườn hoa lá” “đậm <br />
hương rộn tiếng chim”. Có thể nói, chân lý đến từ mặt trời cách mạng đã tiếp thêm sức <br />
sống, khơi nguồn sức trẻ để nhà thơ có động lực vươn lên, vươn đến những ước mơ.<br />
Vậy lý tưởng là gì? Lý tưởng là điều ta tin tưởng, tôn thờ và làm mọi thứ vì lý tưởng của <br />
mình.<br />
Mỗi người sẽ có những lý tưởng khác nhau. Nhưng dù là gì đi chăng nữa, lý tưởng phải là <br />
nguồn sáng dẫn đường cho con người, tránh đưa họ lầm đường lạc lối. Nói như nhà thơ <br />
Tố Hữu thì đó phải là ánh sáng “chân lý”, ánh sáng của cái thiện. Nói như vậy, tức là cần <br />
phân biệt lý tưởng cao đẹp và lý tưởng thấp hèn. Lý tưởng cao đẹp giúp con người đến <br />
với cái đẹp, đến với cái thiện. Lý tưởng thấp hèn khơi dậy những mong muốn xấu xa, ích <br />
kỷ.<br />
Không chỉ vậy, lý tưởng phải trở thành động lực để con người yêu đời, yêu sống và sống <br />
tốt. Lý tưởng giúp ta lạc quan yêu đời “hồn tôi là một vườn hoa lá”, có thể vượt qua <br />
những khó khăn, vất vả để bước tiếp con đường mình đã chọn. Với Tố Hữu, lý tưởng mà <br />
Từ ấy nhà thơ có được đã giúp ông vượt qua những cuộc đàn áp đẫm máu của thực dân <br />
Pháp đối với cách mạng, vượt qua xiềng xích, tra tấn lao tù để cùng cách mạng sống đến <br />
ngày chiến thắng.<br />
Lý tưởng của Tố Hữu là gì mà có sức mạnh kỳ diệu vậy?<br />
Tôi đã là con của vạn nhà<br />
Là em của vạn kiếp phôi pha<br />
Lù anh của vạn đầu em nhỏ<br />
Không áo cơm cù bất cù bơ.<br />
Con đường Tố Hữu lựa chọn là con đường hoà mình gắn bó với nhân dân lao động, với <br />
những kiếp cầm lao “không áo không cơm”. Gắn bó với nhân dân để cảm thông, để sẻ <br />
chia, để cùng nhau chung tình máu mủ cùng là con Lạc cháu Hồng. Gắn bó với nhân dân <br />
để sống chết vì nhân dân và được hưởng tình yêu thương, chở che của nhân dân dành cho <br />
mình. Còn hạnh phúc nào hơn thế, và như Tố Hữu đã từng sung sướng thốt lên “Người <br />
với người sống để yêu nhau”.<br />
Tuổi 16,17, 18… chúng ta chưa là đảng viên, chưa hẳn đã là người lớn song cũng không <br />
còn là hoa nắng vô tư, có thể sống thờ ở với mẹ cha, họ hàng, bè bạn. Đất nước ta cũng <br />
không còn nghèo nàn như trước, không phải “cù bất cù bơ” “không áo cơm”. Chúng ta <br />
không ôm mộng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp như Tô Hữu nhưng hãy nhìn cuộc <br />
sống quanh mình để tìm chân lý, tìm lý tưởng.<br />
Đất nước ta đang vươn mình chạy mau sao cho kịp thời đại. Thế hệ chúng ta đang dần <br />
gánh vác trọng trách ấy. Gia đình, họ hàng, bè bạn, thầy cô… ai cũng mong muốn cho ta <br />
những điều tốt đẹp nhất “Đất nước mong sao em thành người”. Vậy lý tưởng của chúng <br />
ta là gì nếu không phải là vì tập thể? Học tập, lao động và cống liên sức mình cho gia <br />
đình, cho xã hội, cho Tổ quốc thân yêu, đó là điều ít nhất mỗi thanh niên ngày nay cần <br />
hiểu. Chúng ta không mong là cánh chim bằng vạn dặm, không thể là cả bản hoà ca hùng <br />
tráng… mong mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến” (Thanh <br />
Hải) để hiến dâng cho mùa xuân chung của tập thể, của quê hương, đất nước mình.<br />
Con người không thể được gọi là sống mà không có lý tưởng. Tuổi xuân chúng ta – tuổi <br />
đẹp đẽ nhất, giàu sức sống nhất của đời người càng không thể không có lý tưởng sống. <br />
Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một khúc ngân cao đẹp cho lý tưởng thanh niên Việt Nam.<br />
<br />