Đề bài: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con <br />
trong gia đình<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Viết về đề tài gia đình trong chiến tranh, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của <br />
Nguyễn Thi được coi là một tác phẩm thành công, góp phần vào sự thành công của cả tác <br />
phẩm chính là nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, độc đáo hấp dẫn.<br />
<br />
Tác phẩm kể chuyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mỹ kiên <br />
cường. Thù nhà nợ nước thống nhất làm một. Tình gia đình và tình cách mạng hoà lẫn vào <br />
nhau: ba má Việt gặp và lấy nhau vì cùng cầm súng giết giặc. Họ đều ngã xuống trong <br />
chiến đấu. Những đứa con của họ (Việt và Chiến gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và <br />
trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Người mẹ nuôi con lớn lên để <br />
rửa thù cho cha. Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho ba má... Một câu <br />
chuyện như thế tuy cảm động nhưng khá nặng nề, dễ đơn điệu và trùng lặp, nếu không <br />
sáng tạo một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt.<br />
<br />
Tác giả đã chọn một lối trần thuật theo quan điểm của nhân vật, một chú lính trẻ tên Việt. <br />
Chú giải phóng quân này bị trọng thương và lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến <br />
trường sau một trận ác chiến còn để lại khói lửa mịt mù và xác giặc ngổn ngang. Chú nhớ <br />
đồng đội, nhớ chị, nhớ chú Năm, nhớ những ngày ba má còn sống, nhớ những buổi bắn <br />
chim, câu cá, bắt ếch, nhớ ngày cùng chị nhập ngũ và lên đường... câu chuyện được thuật <br />
kể qua dòng hồi ức của chú khi đứt khi nối bởi vì chú nhiều lần ngất đi rồi lại tỉnh lại. <br />
Câu chuyện vì thế không diễn ra theo trật tự thời gian, không gian tự nhiên mà theo logic <br />
chủ quan của tâm lí nhân vật nên hết sức biến hoá. Các sự việc, các nhân vật của gia đình <br />
hiện lên với màu sắc tình cảm đậm đà và hấp dẫn... Chuyện kể đến đâu thì tính cách nhân <br />
vật cũng hiện ra đến đây một cách sinh động và đậm nét.<br />
<br />
Đây không phải thủ pháp nghệ thuật nhưng không phải ai cũng sử dụng được thành công. <br />
Phải am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật... phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng <br />
nhân vật..Đây là sở trường của Nguyễn Thi, nhà văn của người nông dân vùng đồng bằng <br />
Nam Bộ.<br />
<br />
Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện độc đáo, vừa phân tích, Nguyễn Thi vừa xây dựng được <br />
những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn. Qua dòng hồi tưởng của Việt, một "đứa con <br />
trong gia đình" cách mạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến <br />
và Rất dễ dàng nhận thấy cả năm nhân vật đều cùng chung bản chất, xét về phương diện <br />
phẩm chất cách mạng: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cách mạng và tự hào <br />
truyền thống mạng của gia đình.<br />
<br />
Ngoài ra, những nhân vật chính diện của Nguyễn Thi thường có một tính :chất chung này <br />
gọi là: "Chất út Tịch", ấy là cái tinh thần kiên cường gan góc, thù ngùn ngụt, say mê chiến <br />
đấu, dường như sinh ra là để cầm súng giết giặc. Tuy nhiên mỗi người lại có một gương <br />
mặt riêng, một tính cách khác nhau. Chỗ đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ hình tượng <br />
nhân vật của Nguyễn Thi là ở Đáng chú ý hơn cả là ba nhân vật chú Năm, Chiến và Việt.<br />
<br />
Chú Năm đúng là một người nông dân Nam bộ, thật thà, vui tính, bộc trực, người này rất <br />
giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, nhất là khi nổi cảm hứng và cất tiếng hò: "Lúc <br />
đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn <br />
thẳng vào mặt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm chính Việt là nơi cụ thể để chú gửi <br />
gắm những câu hò ấy, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt <br />
biến thành tấm áo quàng hoặc sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa <br />
quân Trương Định, ngọn đèn Biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười".<br />
<br />
Chiến là một cô gái mới lớn lên, tính khí còn rất "trẻ con": tranh công bắt ếch, tranh công <br />
bắn tàu giặc với em... Ngay trước khi nhập ngũ để trở thành một giải phóng quân, vẫn <br />
giành nhau với em để đi bộ đội trước... Nhưng khác với đứa em trai, cô có thể ngồi lì suốt <br />
một buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công đình của chú Năm đây là cái chất gan lì <br />
thừa hưởng từ mẹ. Ba má mất cả, là chị nên sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán <br />
lo liệu việc nhà. Điều này thể hiện rất rõ trong giờ phút cùng em lên đường đánh giặc để <br />
trả thù ba má. Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng "nghe in như <br />
má vậy" còn chú Năm thì thật sự tán phục "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước <br />
nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước noa.."<br />
<br />
Ngoài ra ở nhân vật này có một chất trẻ trung và cái duyên dáng của một cô thiếu nữ, thể <br />
hiện ở cái cử chỉ bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo <br />
khăn hờ ngang miệng, cặm cụi ngồi đánh vần cuốn sổ chú Năm, ở cái tiếng "hứ một cái <br />
cóc" khi cậu em bảo mình nói năng hệt như má vậy...<br />
<br />
Việt thì tỏ ra là một cậu con trai của đồng quê, tính hiếu động (suốt ngày lang thang bắn <br />
chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun trong người, kể cả khi đã đi bộ đội...), <br />
hiếu thắng (Bắt ếch, bắn tàu giặc, ghi tên nhập ngũ bao giờ cũng tranh phần hơn). Là con <br />
trai, là em (quen được chiều chuộng) nên mọi việc đều được ỉ lại cho chị, cho chú; chỉ kém <br />
chị một tuổi, "trẻ con" hơn nhiều và vô tâm vô tính chẳng biết lo nghĩ gì, kể cả ngày nhập <br />
ngũ... Là trai, Việt thường che dấu tình cảm uỷ mị, nhưng bản chất rất giàu tình cảm. <br />
Nằm ở chiến trường, chú nhớ má, nhớ chú Năm, chị Chiến, nhớ thằng em nhớ anh em <br />
đồng đội. Chú "Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như má đang bơi xuồng, má sẽ <br />
ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xong cơm đi làm đồng để dưới xuồng <br />
lên cho Việt ăn...". Chú nhớ chị thương chị vô cùng, tuy vẫn giành phần hơn với chị, ở đơn <br />
vị, chú giấu biệt chị đi vì chỉ sợ lộ ra họ sẽ lấy mất chị. Cách thể hiện tình cảm đích đáng <br />
nhất ở Việt là đánh giặc. Đấy là cách thương má, thương ba, thương chị, thương chú Năm <br />
của Việt cho nên khi đồng đội tìm thấy Việt nằm ngất đi ở chiến trường ngón tay chú vẫn <br />
đặt trên cò súng và một viên đạn đã lên nòng sẵn sàng bắn vào quân giặc...<br />
<br />
Ngoài nghệ thuật kể truyện, ngoài thành công trong cách xây dựng nhân Những đứa con <br />
trong gia đình còn có những đoạn văn tuyệt hay ấy là đoạn Việt nhớ lại ngày chị em Việt <br />
ghi tên tòng quân và chuẩn bị lên đường.<br />
<br />
Đêm ấy hai chị em trò chuyện với nhau, thu xếp chuyện nhà chuyện chuyện cửa, gửi lại <br />
chú Năm bàn thờ má và thằng em út, chuyện hứa hẹn, khuyên nhau... Chị Chiến bỗng ăn <br />
nói nghiêm trang, xưng chị em (chứ không mày tao như mọi khi), bàn bạc, dặn dò em y hệt <br />
như giọng của mẹ xưa. Còn Việt thì vẫn rất trẻ con, mặc cho chị lo toan tất cả. Nhưng <br />
chú nhớ má vô cùng và tưởng như má cũng trở về để ngó coi chị em Việt tính chuyện nhà <br />
chuyện cửa như thế nào trước lúc lên đường. Đây là một đoạn đối thoại rất sinh động, vui <br />
và cảm động.<br />
<br />
Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm. <br />
Việt thương chị vô cùng, thương má vô cùng. Mối căm thù trĩu nặng trên vai như một <br />
trọng lượng cụ thể. Đây cũng là một đoạn văn có thể làm rơi nước mắt:<br />
<br />
"Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay <br />
tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc <br />
bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú. <br />
Chúng con đi đánh giặc trả thù cho mà đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má <br />
về. Việt khiêng trước. Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị Việt thấy <br />
thương chị. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có <br />
thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai".<br />
<br />
Bài làm 2<br />
<br />
Mỗi tác phẩm văn học đều được các tác giả xây dựng với những đặc sắc nghệ thuật riêng. <br />
Nó là kết tinh về tài năng của các nhà văn. Và tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" <br />
cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc với những đặc sắc nghệ thuật hấp dẫn.<br />
<br />
Trước hết, nghệ thuật đặc sắc của "Những đứa con trong gia đình" là nghệ thuật trần <br />
thuật mà Nguyễn Thi thể hiện trong tác phẩm này. Truyền ngắn được kể theo ngôi số 3 <br />
nhưng lại nương theo điểm nhìn và giọng điệu của nhân vật Việt. Việt là một chiến sĩ <br />
giải phóng quân, sau một trận chiến đấu ác liệt anh bị thương nặng, lạc đồng đội, phải <br />
nằm lại nơi chiến trường. Việt ngất đi rồi tỉnh lại, tỉnh dậy rồi lại ngất đi. Tác giả men <br />
theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt để kể lại dưới hình thức lời nửa trực tiếp. Những <br />
lời văn và giọng điệu kể chuyện dưới điểm nhìn của Việt. Với hình thức kể chuyện này <br />
đê rlaij nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà văn có thể vừa nhập tâm vào thế giới nội tâm của <br />
nhân vật để diễn tả các cung bậc cảm xúc, accs trạng thái phức tạp, sâu kín của tâm <br />
hồn.Qua cách trần thuật kể chuyện như vậy, Nguyễn Thi cũng tạo nên những trang văn <br />
giàu chất trữ tình. Những trang văn đầy ắp cảm xúc của nhân vật Việt. Đấy cũng là lý do <br />
mà tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đồng thời, cách kể <br />
chuyện như vậy cũng giúp nhà văn không bị lệ thuộc vào trình tự thời gian. Các sự kiện <br />
nhà văn có thể xáo trộn mà không phải tuân theo bất cứ một trình tự thời gian nào. Vừa có <br />
quá khứ, hiện tại được đan xem vào trong những dòng cảm xúc của nhân vật. Dòng nội <br />
tâm của nhân vật Việt khi đứt khi nối, các sự việc luôn được đan xen giữa quá khứ và hiện <br />
tại rất tự nhiên và linh hoạt. Cũng từ điểm nhìn của nhân vật Việt mà Nguyễn Thi tạo nên <br />
cảm giác gần gũi thân thiện khách quan cho câu chuyện với độc giả.<br />
<br />
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một thành công của tác phẩm. Cách xây dựng nhân <br />
vật của Nguyễn Thi cũng chẳng thể lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. Chiến và Việt tuy <br />
cùng sinh ra trong một gia đình nhưng cả hai nhân vật này lại có những tính cách rất trái <br />
ngược nhau. Nguyễn Thi chú ý tô đậm đến từng tính cách của các nhân vật. Nếu như Việt <br />
hiện lên với những nét hồn nhiên tinh nghịch và có những hành động vô cùng đáng yêu. Thì <br />
chị Chiến lại hiện lên là một cố gái mới lớn với đầy những tinh tế cùng lòng yêu nước <br />
căm giặc, lo toan tính toán từng việc nhỏ nhất trong gia đình.<br />
<br />
Nguyễn Thi cũng thể hiện biệt tài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lý của Việt <br />
trước đêm tòng quân, đặc biệt là lần tỉnh dậy thứ tư. Khi bị thương Việt hồi tưởng lại <br />
nhiều kỉ niệm và ngay cả khi bị thương mà tinh thần chiến đấu vẫn luôn sục sôi. Để rồi, <br />
khi nghe thấy tiếng súng của quân ta thì Việt lại trở về đúng với tính cách của một đứa <br />
trẻ.<br />
<br />
Bên cạnh đó, "Những đứa con trong gia đình" còn thể hiện ngôn ngữ mang đậm hơi thở <br />
đời sống và giàu chất Nam Bộ. Tác giả kết hợp hài hòa giữa vốn ngôn ngữ phổ thông và <br />
với những sắc thái mang tính địa phương. Ví dụ như cách xưng hô "màytao", "má"...Sự <br />
xuất hiện của nhiều phương ngữ như vậy cho thấy tác phẩm mang đậm hơi hướng Nam <br />
Bộ không thể trộn lẫn. Nguyễn Thi sử dụng với mức độ hợp lí, tinh tế và linh hoạt. Do <br />
vậy, khi bước vào tác phẩm, tác giả như được tiếp xúc và nói chuyện với những con <br />
người Nam Bộ. Và cũng phải sống và gắn bó sâu sắc với người dân Nam Bộ thì tác giả <br />
mới am hiểu sâu sắc đến như vậy.<br />
Có thể thấy rằng, "Những đứa con trong gia đình" thành công với nhiều yếu tố nghệ thuật <br />
sâu sắc. Và cũng chính những đặc sắc ấy mà Nguyễn Thi cho thấy ông lôi cuốn người đọc <br />
cùng với những trang văn hào hùng về một thời đấu tranh giải phóng dân tộc.<br />
<br />
<br />