Đề bài: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện anh hùng của Nguyễn <br />
Minh Châu: "Mảnh trăng cuối rừng"<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nguyễn Minh Châu có một vị trí quan trọng lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Trong <br />
giai đoạn văn học thời chống Mỹ (1965 1975) ông là một trong những cây bút xuất sắc <br />
nhất (tiểu thuyết Cửa sông, Dấu chân người lính và nhiều truyện ngắn). Sau 1975, trong <br />
phong trào đổi mới văn học, Nguyễn Minh Châu lại là một người đi tiên phong, không <br />
phải chi bằng nhiệt tình và tư tưởng mà còn bằng những tác phẩm có giá trị cách tân lớn <br />
và phẩm chất nghệ thuật cao (tập truyện Bến quê, Cỏ lau).<br />
<br />
Mảnh trăng cuối rừng là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu thời chống <br />
Mĩ. Thiên truyện có ba sáng tạo đặc sắc:<br />
<br />
Một là sáng tạo tình huống truyện. Đối với nghệ thuật truyện ngắn, việc sáng tạo ra tình <br />
huống truyện có ý nghĩa quyết định. Mảnh trăng cuối rừng đã tạo ra được một tình huống <br />
truyện rất đặc sắc.<br />
<br />
Truyện viết về chủ nghĩa anh hùng, ca ngợi nhân vật anh hùng trong chiến đấu chống Mĩ, <br />
một đề tài phổ biến của ta thời chống Mĩ. Loại truyện này dễ nhàm chán nếu như không <br />
có cách thuật kể độc đáo, mới mẻ.<br />
<br />
Mảnh trăng cuối rừng đã khắc phục được sự nhàm chán đó. Truyện kể hấp dẫn. Gương <br />
mặt người anh hùng cứ hiện dần, hiện dần ra một cách tự nhiên mà hồi hộp. Mặt khác, <br />
truyện chiến đấu, truyện anh hùng mà vẫn tươi mát. Một sự kết hợp giữa tình yêu và chủ <br />
nghĩa anh hùng. Người anh hùng được phát hiện ra cùng một lúc với người yêu Gương <br />
mặt người anh hùng càng rực rỡ, tình yêu càng nồng thắm Truyện viết hay là truyện khi <br />
kết thúc vẫn để lại dư âm dư vị. Mảnh trăng cuối rừng khi kết thúc đã để lại được dư âm <br />
dư vị như thế: một nỗi bâng khuâng khó tả về một cái gì đó thực mà như tạo ảnh, một vẻ <br />
đẹp cao cả tuy vẫn gần gũi đấy mà dường như không sao với tới được. Một dư vị đầy <br />
chất thơ lãng mạn rất thú vị.<br />
Truyện có hai nhân vật: Lãm một anh lái xe đường Trường Sơn và Nguyệt, một cô công <br />
nhân giao thông sửa đường ở ngầm Đá Xanh, một mục tiêu đánh phá ác liệt của máy bay <br />
địch. Hai người được chị Tính (chị của Lãm. cùng công tác với Nguyệt) giới thiệu với <br />
nhau qua thư từ. Họ tìm hiểu nhau và hình dung ra nhau bằng tường tương dựa trên nhận <br />
xét của chị Tính. Tuy thế họ rất có cảm tình với nhau, thậm chí chờ đợi nhau một cách <br />
thuỷ chung.<br />
<br />
Tình huống truyện xảy ra như thế này: Lãm và Nguyệt, theo kế hoạch của chị Tính, sẽ <br />
gặp nhau ở công trường Đá Xanh. Trên đường đến với nhau, Nguyệt tình cờ lại đi nhờ xe <br />
của Lãm. Chờ đợi nhau, đi tìm nhau, nhưng ngồi cạnh nhau mà không biết. Lãm người kể <br />
chuyện, lúc đầu xem thường cô gái. Về sau ngày càng phát hiện ở cô, cùng với vẻ đẹp, <br />
một phẩm chất anh hùng chói lọi. Anh dần dần đoán ra đấy là người mà anh đang tìm gặp <br />
và tình yêu nảy nở dần trước phẩm chất anh hùng của cô gái. Nhưng đến khi biết rõ đấy <br />
chính là Nguyệt và tình yêu phát triển "gần như mê muội lần cảm phục” thì cô lại ra đi. <br />
Và do lỡ ngày hẹn. ngày hôm sau khi Lãm tìm tới công trường Đá Xanh thì cô đã đi rồi.<br />
<br />
Một tình huống ngẫu nhiên nhưng phản ánh đúng đây cuộc tình duyên đầy éo le và trớ <br />
trêu, thời chiến tranh nói chung, đối với số phận cá nhân, những li hợp ngẫu nhiên lại gần <br />
như là quy luật của thời chiến tranh nhất là vào thời điểm ác liệt của nó.<br />
<br />
Điều đặc biệt hồi hộp và thú vị của tình huống này là nó giống như một trò chơi ú tim <br />
vậy. Tìm nhau mà không gặp. gặp thì không biết, biết rồi lại không gặp được nữa.<br />
<br />
Hai là xây dựng nhân vật Nguyệt. Một nhân vật lí tưởng: đẹp người, đẹp nết, tâm hồn <br />
trong sáng, trí dũng tuyệt vời. Nhưng xuất hiện bình dị, không có vẻ anh hùng, thậm chí bị <br />
xem thường nữa. Phẩm chất anh hùng cứ hiện dần ra một cách tự nhiên, Hồn nhiên, <br />
khiêm tốn. Phẩm chất đặc biệt của cô gái này là niềm tin kì lạ ở cuộc đời. Yêu và chung <br />
thuỷ với một người chưa hề tiếp xúc, chưa hề biết mặt. Một tâm hồn lãng mạn, sống với <br />
lí tưởng, sống với tương lai, tin chắc ở những điều mình mong muốn. Niềm tin rất đẹp : <br />
"Trong lòng cô ta, cái SỢI chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh. qua thời gian và bom đạn vẫn <br />
không phai nhạt, không hề đứt".<br />
Những người như thế hoàn toàn có thực trong thời chiến tranh. Riêng Nguyệt lại còn <br />
được tô điểm thêm, lãng mạn hoá, lí tưởng hoá thêm qua con mắt đầy quí yêu của người <br />
kể chuyện: anh lái xe tên là Lãm. Tình yêu của anh ta đã bao bọc cô gái "Trong một bầu <br />
không khí vô trùng" (Ni. Niculin).<br />
<br />
Ba la hình ảnh sáng tạo "Mảnh trăng cuối rừng". Hình ảnh này có một vai trò hết sức <br />
quan trọng đối với chủ đề truyện, tình huống truyện, cách kể chuyện và sự thể hiện nhân <br />
vật Nguyệt.<br />
<br />
Không phải vầng trăng tròn mà một mảnh trăng khuyết mỏng manh khi ẩn hiện chập <br />
chờn "Như một trò chơi ú tim" ở cuối rừng. Lãm bắt đầu kính nể Nguyệt vì mảnh trăng <br />
ấy mà anh tưởng như là ánh pháo sáng. Nhờ ánh trăng ấy, anh ta càng nhận ra vẻ đẹp <br />
lộng lẫy của Nguyệt "Vầng trăng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt <br />
tươi mát ngời lên đẹp lạ thường". Nhưng cũng như mảnh trăng cuối rừng, Nguyệt hiện ra <br />
rồi vụt mất đi như một ảo ảnh, một vẻ đẹp lung linh huyền ảo xa vời... Tác giả nhờ <br />
mảnh trăng ấy đã tả được những điều rất khó tả ở cỏ gái tên là Nguyệt Nguyệt, là <br />
trăng. Phân tích Mảnh trăng cuối rừng mà bỏ qua hình ảnh mảnh trăng khuyết ấy, có thể <br />
xem như bỏ mất một nửa giá trị của tác phẩm<br />