intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích bài thơ Tràng giang để làm rõ lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào thơ mới lên đỉnh cao, là một đại diện tiêu biểu của thơ mới, với tài năng nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ "ảo não", nhà thơ Huy Cận đã để lại cho đời những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật ấn tượng. Trong đó, phải kể đến tác phẩm "Tràng giang" được sông Hồng gợi tứ. Một trong những nét đặc sắc của bài thơ là "lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích bài thơ Tràng giang để làm rõ lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận

Đề  bài: Phân tích bài thơ  Tràng giang để  làm rõ lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong  <br /> tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong sáng của Huy Cận<br /> Bài Mẫu Số 1:<br /> Là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào thơ  mới lên đỉnh cao, là một đại diện <br /> tiêu biểu của thơ mới, với tài năng nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ "ảo não", nhà thơ <br /> Huy Cận đã để lại cho đời những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật ấn tượng. Trong  <br /> đó, phải kể đến tác phẩm "Tràng giang" được sông Hồng gợi tứ. Một trong những nét đặc <br /> sắc của bài thơ là "lòng yêu tạo vật thiên nhiên trong tâm trạng cô đơn thẳm sâu và trong <br /> sáng của Huy Cận".<br /> Bài thơ  Tràng giang được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ  Lửa thiêng năm 1940 ­ là  <br /> một trong những thi phẩm xuất sắc của phong trào Thơ  mới. Theo tác giả  cho biết, khi  <br /> đang còn là chàng sinh viên của trường Đại học Canh nông, vào một buổi chiều mùa thu, <br /> Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm, ngắm dòng sông Hồng với những sóng nước mênh  <br /> mông, lòng nghĩ về về kiếp người nổi trôi đầy xúc động nên đã sáng tác bài thơ này. Đó là  <br /> những cảm nhận về tràng giang với tâm trạng cô đơn và tình yêu quê hương đất nước sâu  <br /> sắc trước cảnh : "Sông dài, trời rộng, bến cô liêu".<br /> Ngay từ cách đặt nhan đề bài thơ, Huy Cận đã bộc lộ một tình yêu đất nước, quê hương <br /> thầm kín. Nhà thơ  đặt tên cho tác phẩm của mình là "Tràng giang" chứ  không phải là  <br /> "Trường giang" mặc dù cả "tràng" và "trường" đều có nghĩa chỉ  con sông dài. Tuy nhiên, <br /> "trường" chỉ diễn tả chiều dài về mặt địa lý của con sông, còn "tràng" mới thể hiện được <br /> cái mênh mông, rộng lớn, với cách điệp âm "ang" tạo lên một tiếng vang kéo dài vào  <br /> không gian vũ trụ. Nó không chỉ miêu tả được chiều dài mà còn nói lên được chiều rộng  <br /> của con sông. Đó là một con sông được vẽ  lên từ  không gian ba chiều: chiều sâu, chiều  <br /> rộng và chiều dài. Con sông "tràng giang" càng sâu, rộng và dài bao nhiêu, cái cô đơn của  <br /> người thi sĩ càng thẳm sâu bấy nhiêu.<br /> Với lời đề  từ  "Bâng khuâng trời rộng nhớ  sông dài", nhà thơ  cũng gửi gắm vào đó nỗi <br /> niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng trước trời đất mênh mông, bao la. Đó cũng chính  <br /> là cảm hứng chủ  đạo của bài thơ. Tác giả  cảm thấy cô đơn, lạc lõng, bơ  vơ  trước một <br /> không gian mênh mông hiện lên với những hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng lại trở nên vô <br /> hình. Đó là hình ảnh con thuyền đang buông xuôi mái chèo, trôi nổi giữa mênh mông sóng <br /> nước. Đó là hình ảnh "củi lạc" "bèo dạt" gợi cảm giác cô đơn như thân phận của một con <br /> người. Nỗi buồn của người thi sĩ đã nhuốm vào cảnh vật qua các hình  ảnh "sóng buồn <br /> điệp điệp" , "nước sầu trăm ngả". Tất cả  đã gợi ra một nỗi buồn man mác, nỗi sầu  ấy  <br /> đang lan toả ra trăm ngả, đang gợn trên mặt sóng tràng giang. Đó là một nỗi sầu vô định. <br /> Trong cảm nhận của Huy Cận mỗi lớp sóng "tràng giang" cũng là một nỗi buồn, nỗi sầu  <br /> đang gợn sóng. Nếu thi thánh Đỗ Phủ từng viết "Tự bất kinh nhân tử bất hưu" (Một chữ <br /> mà chưa làm cho người ta kinh, chết chưa yên), thì Nguyễn Công Trứ  cũng khẳng định :  <br /> "Trót nợ  cùng thơ, phải chuốt lời". Vì vậy để  có được dòng thơ  "Củi một cành khô lạc  <br /> mấy dòng", Huy Cận cũng đã phải trải qua nhiều trăn trở  tìm tòi, sáng tạo. Ban đầu nhà  <br /> thơ  từng viết "Gỗ  lạc rừng xa cuộn siết dòng" rồi sửa thành "Củi mấy cành khô đã lạc  <br /> dòng", nhưng với tình yêu thiên nhiên tạo vật và cách quan sát tinh tế, Huy Cận đã bằng <br /> lòng với hình ảnh "củi một cành khô lạc mấy dòng". Nếu hai chữ "mấy dòng" gợi không  <br /> gian sóng nước mênh mang thì hình ảnh "củi một cành khô" lại là hiện thân cho những gì  <br /> nhỏ bé, mong manh, cô đơn. Với nghệ thuật tương phản giữa cái hữu hạn và cái vô cùng, <br /> Huy Cận đã làm nổi bật sự nổi trôi, lưu lạc của cành củi mong manh ấy. Lời thơ cũng kín  <br /> đáo gợi thân phận nổi trôi, bèo bọt của con người ở giữa dòng đời. Nỗi buồn, nỗi sầu của  <br /> hồn thơ Huy Cận càng thêm sâu sắc và thấm thía.<br /> Qua lăng kính  ưu tư, phiền não của nhà thơ, những dấu hiệu của sự sống như đang dần  <br /> biến mất được thể hiện trong những dòng thơ tiếp theo ở khổ thơ thứ hai. Chỉ trong một  <br /> câu thơ mà có tới năm tính từ diễn tả sự nhỏ nhoi, cô lẻ "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu". Từ <br /> láy "lơ thơ" được đảo lên đầu dòng thơ đã nhấn mạnh và làm nổi bật trạng thái thưa thớt <br /> trống trải của thiên nhiên cảnh vật trên cồn. Hai chữ  "đìu hiu" được gợi nên từ  tứ  thơ <br /> "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm:<br /> "Non Kì quạnh quẽ trăng treo<br /> Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò"<br /> Những hình  ảnh đó đã làm sống lại cái không khí hiu hắt, thê lương của vần thơ  cổ.  <br /> Trong cảm nhận của Huy Cận, mỗi ngọn gió "tràng giang" như đều phảng phất một nỗi <br /> buồn hiu hắt, đều mang theo cảm giác trống trải và lạnh giá.  m thanh duy nhất trong bài  <br /> thơ  là tiếng chợ  chiều, cũng là một âm thanh đang dần tắt, dần tàn lụi. Nhà thơ  đã cố <br /> gắng tìm chút hơi  ấm thân quen của sự  sống con người nhưng càng tìm càng thất vọng.  <br /> Lời thơ vừa bộc lộ giác quan tinh tế chăm chú và niềm khát khao hơi ấm của con người  <br /> của Huy Cận vừa làm nổi bật thêm cái tĩnh lặng vô cùng của cảnh tượng "tràng giang". <br /> Các hình  ảnh "trời, sông, bến, thuyền" được tác giả  kết hợp với những tính từ  "xuống,  <br /> lên, dài, rộng, cô liêu" đã khiến không gian như được nới kích rộng hơn. Đặc biệt sự sáng <br /> tạo khi sử dụng cụm từ "sâu chót vót" đã được tác giả khéo léo đồng nhất chiều cao của  <br /> vòm trời với chiều sâu của đáy vũ trụ, hoá ra vũ trụ là một cái vực không đáy. Nhà thơ đã  <br /> khắc hoạ một dòng tràng giang như không chỉ chảy trên mặt đất, mà còn đang chảy trong <br /> vũ trụ vô cùng. Đó là một dòng sông tuôn về từ cảm giác vũ trụ, từ nỗi sầu nhân thế của <br /> một hồn thơ ảo não trong phong trào thơ mới.<br /> Có lẽ  "cái tôi" nhạy cảm, đầy trắc  ẩn của Huy Cận luôn rung động cùng một nhịp với <br /> thiên nhiên được thể  hiện rõ nét hơn qua khổ  thơ  thứ  ba. Hình  ảnh những "cánh bèo"  <br /> mang kiếp phù du của thân phận trôi nổi đã được nhà thơ gom lại qua cụm từ "hàng nối  <br /> hàng", chứng cứ tiếp nối nhau trôi qua trong con mắt của người thi sĩ mà tâm hồn đã lạc  <br /> dòng giống như những cành củi khô. Hình ảnh những cây cầu, bến đò vốn là những biểu  <br /> tượng cho sự kết nối nhưng  ở đây, giữa nỗi buồn đang trở  nặng những ưu tư, phiền não <br /> triền miên, chúng không xuất hiện qua cách phủ  định "không" liên tiếp. Không còn thấy <br /> bất cứ dấu vết nào của sự sống, sự tương tác giữa con người với con người mà chỉ  còn  <br /> lại nỗi lòng, tâm trạng của kẻ lữ thứ ­ tha hương. Nỗi buồn và cảm giác thất vọng càng <br /> được tăng thêm trong cái nhìn bao quát toàn cảnh tràng giang, nhà thơ  chỉ  nhận thấy sự <br /> ngự trị của thiên nhiên : "Lặng lẽ bờ  xanh tiếp bãi vàng". Cả  bài thơ  tả  cảnh thiên tràng <br /> giang mà chỉ có ba sắc màu "xanh", "vàng", "bạc". Thiên nhiên được cảm nhận ít sắc màu <br /> như thế là thiên nhiên được cảm nhận ở tầng cao, tầng xa, bằng cái nhìn khái quát giống  <br /> như cách cảm nhận thiên nhiên quen thuộc trong thơ ca cổ.<br /> Đến khổ  thơ  cuối cùng, nỗi nhớ  nhà, nhớ  quê hương đất nước lúc này mới được bộc lộ <br /> một cách rõ nét hơn. Cách hình  ảnh "mây, núi, cánh chim, con nước" là những chất liệu <br /> phổ biến trong thi ca cổ điển và đã được Huy Cận hồi sinh trong một bài thơ  mới khiến <br /> cho lời thơ  càng thêm cổ  điển. Các hình  ảnh  ấy được kết hợp với các từ  láy "lớp lớp",  <br /> "dợn dợn" đã làm nổi bật thêm bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp. Hai  <br /> chữ  "nhớ  nhà"  ở  cuối bài thơ  kín đáo gợi hình  ảnh của một người lữ  khách đang đứng  <br /> ngay trên quê hương của mình mà vẫn bày tỏ  nỗi lòng nhớ  về  quê hương. Lúc này, tâm  <br /> trạng của nhà thơ  và Bà Huyện Thanh Quan có sự  tương đồng về  mặt cảm xúc và tâm  <br /> trạng. Huy Cận đã mượn tứ thơ của Thôi Hiệu "Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên  <br /> sông khói sóng cho buồn lòng ai) (Hoàng Hạc Lâu) để diễn tả nỗi nhớ. Bằng tài năng và  <br /> bản lĩnh sáng tạo của mình, Huy Cận đã khéo léo đối thoại với những lời thơ ấy khi viết  <br /> "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Nỗi nhớ đó được gợi ra từ nội tâm chứ không phải  <br /> do ngoại cảnh tác động đến như Thôi Hiệu.<br /> Việc vận dụng các chất liệu của thi ca cổ điển, từ thể thơ, cấu tứ, cách ngắt nhịp 2/2/3,  <br /> 4/3, gieo vần, cho đến các hình ảnh mang đậm chất Đường thi kết hợp với tài năng sáng <br /> tạo của một hồn thơ mới, Huy Cận đã mang đến một thi phẩm "Tràng giang" bằng tấm  <br /> lòng của một người yêu thiên nhiên say đắm, trong sáng với nỗi niềm "sầu trăm ngả". Đó  <br /> là những lời thơ in đậm dấu ấn tài năng và tâm hồn Huy Cận trước cách mạng, "một hồn <br /> thơ  mà chỉ  có một ít cát bụi bình thường, thi nhân vẫn có thể  đúc thành bao nhiêu châu <br /> ngọc" như Hoài Thanh đã từng viết.<br /> Bài Mẫu Số 2:<br /> Thiên nhiên đẹp tươi hùng vĩ luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn và kéo theo đó là vô vàn cảm  <br /> xúc. Đứng trước cái bao la hùng vĩ của trời đất khiến con người đôi khi thấy mình nhỏ bé, <br /> lạc lõng và cô đơn. Và rồi cứ thế bao nhiêu cảm xúc trong lòng bỗng trào dâng, đó là nỗi <br /> nhớ quê, là những tâm sự chưa bao giờ kể. Thật vậy, thiên nhiên luôn có sức hút lớn đối <br /> với người nghệ sĩ, nó có một mãnh lực mạnh mẽ nào đó để  rồi kéo người nghệ  sĩ đắm  <br /> chìm vào trong vẻ đẹp bí ẩn ấy. Có phải cũng vì bị cuốn vào trong mê cung cảm xúc của <br /> mình để rồi Huy Cận đặt bút viết lên bao tâm tư  trong lòng. “Tràng Giang” là sản phẩm  <br /> của những giây phút chơi vơi, cô đơn lạc lõng khi đứng trước dòng sông bao la, rộng lớn.<br /> Mở đầu “Tràng Giang” là khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ:<br /> “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp<br /> Con thuyền xuôi mái nước song song,<br /> Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;<br /> Củi một cành khô lạc mấy dòng.”<br /> Vẻ đẹp của thiên nhiên quả thật không có gì để bàn cãi, thế nhưng đứng trước cái bao la <br /> hùng vĩ ấy con người ta lại cảm thấy mình nhỏ bé, sự cô đơn lạc lõng của người nghệ sĩ  <br /> khiến cho cảnh vật cũng thấm đượm một nỗi man mác buồn. Chỉ là những con sóng gợn <br /> lăn tăn trên mặt sông thôi thế  nhưng người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, nỗi buồn của  <br /> người nghệ  sĩ khiến cho mọi thứ  trước mắt ông cũng man mác buồn. Những cơn sóng  <br /> chẳng còn hồn nhiên, chẳng có tâm hồn mãnh liệt như “Sóng” của Xuân Quỳnh mà nó lại  <br /> mang cái vẻ buồn thiu hời hợt. Cả không gian rộng lớn là thế  nhưng cũng chỉ  có thuyền  <br /> và nước, con thuyền lặng lẽ  trôi mang theo nỗi buồn  ảm đạm, thuyền đi rồi khiến cho  <br /> bến phảng phất nỗi buồn, nỗi cô đơn. Nhưng thế chưa đủ, nỗi cô đơn lạc lõng dâng lên  <br /> cực hạn khi “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Sự  vật cũng chỉ  có đơn chiếc mà không  <br /> có đôi có cặp, cô đơn lại càng thêm đơn côi mỏi mệt.<br /> Và nỗi buồn này lại nối tiếp nỗi buồn kia, sự cô đơn bủa vây tràn ngập cả không gian:<br /> “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,<br /> Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.<br /> Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;<br /> Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”<br /> Nỗi buồn da diết ấy thấm cả vào cảnh vật, những cơn gió thổi vi vu trên không cũng trở <br /> nên đìu hiu. Gió như  thôi nỗi buồn vào lòng người khiến người ta thêm ngột ngạt bởi  <br /> những cơn  ớn lạnh. Và cả  không gian rộng lớn  ấy chẳng có một bóng người, không âm <br /> thanh, không tiếng cười nói hay sự xuất hiện của con người. Chợ vốn là nơi con người tu  <br /> tập để trao đổi hàng hóa, là nơi tấp nập người ra kẻ vào thế nhưng đáng buồn thay vì lại  <br /> là chợ chiều. Cảnh chiều tàn vốn hiu quạnh, vắng lặng và ngập tràn bóng tối của cô đơn.  <br /> Cảnh chợ  chiều vốn cũng là thời khắc của một loạt những thứ  đang tàn. Lúc này con  <br /> người đã về hết, cả không gian bỗng im bặt đi và rồi bất chợt trong một khoảnh khắc nào <br /> đó bóng tối bủa vây nuốt chửng mọi thứ, bóng tối dày đặc và ngột ngạt đằng kia sẽ đến.<br /> Nỗi cô đơn ngập tràn cả không gian và thời gian, mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu. Và <br /> nỗi đau thầm kín  ấy lan ra khắp cả bầu trời, nó như  một quả  bóng được bơm căng quá  <br /> nay nổ  tan tành giữa mặt sông, phủ  đầy không gian bởi nỗi buồn từ  người đã thổi quả <br /> bóng đó. Người đó cứ  hít thở  nhưng là những hơi thở  nặng trịch và cô đơn, cuộc sống  <br /> chưa bao giờ là dễ dàng và đâu đâu cũng là muộn phiền và nỗi đau.<br /> “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;<br /> Mênh mông không một chuyến đò ngang.<br /> Không cầu gợi chút niềm thân mật.<br /> Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”<br /> Và người nghệ  sĩ  ấy vẫn vùi mình trong nỗi buồn da diết. Ông đưa đôi mắt nhìn về <br /> hướng xa xăm vô định và vô tình bắt gặp khung cảnh khiến lòng mình buồn hơn. Phía xa <br /> xa trên mặt sông những tán bèo đang trôi dạt vào nhau thành từng hàng, nó trôi mà chẳng <br /> theo một phương hướng nào cũng như sự trôi chảy của cuộc đời con người, thời gian cứ <br /> qua đi và cuộc đời cứ  trôi một cách lặng lẽ  đầy buồn đau. Không gian rộng lớn  ấy chỉ <br /> toàn sông với nước, mọi thứ cứ lặng lờ trôi và chẳng có dấu hiệu của con người. Không <br /> có tiếng ông lái đò chèo thuyền chở khách qua sông, cả không gian im bặt chỉ thấy tiếng  <br /> thở  nặng nề  của người nghệ  sĩ, tiếng trái tim đang khóc thét lên vì đau đớn, không gian  <br /> rộng lớn càng khiến người ta chênh vênh vô định.<br /> Và nỗi buồn ấy vẫn tiếp tục ở bốn câu thơ cuối:<br /> “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...<br /> Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa<br /> Lòng quê dợn dợn vời con nước,<br /> Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”<br /> Nhà thơ đã khéo léo sử dụng bút pháp chấm phá để phác lên khung cảnh núi và mây. Mây  <br /> mù che kín đỉnh núi, những đám mây trở  nên có nội lực để  rồi có thể  tự  đùn ra. Không <br /> gian rộng lớn càng nặng nề hơn bởi bóng chiều tà đang bủa vây vạn vật, bóng tối sắp đè  <br /> lên và bóp chết những thứ  mà nó bao bọc. Mặc dù đang đứng  ở  quê hương thế  nhưng <br /> người nghệ sĩ đa cảm  ấy vẫn thấy nhớ quê hương mình bởi chăng quê hương đã không  <br /> còn, cả đất nước đang chịu chung nỗi đau mất nước nhà tan.<br /> Và cứ thế người nghệ sĩ ấy vùi mình vào trong nỗi đau vô tận ấy, có lẽ ông muốn quên đi  <br /> thực tại, quên đi nỗi đau mà cả  dân tộc đang phải gánh chịu. Thật vậy phải yêu và trân <br /> trọng quê hương đất nước bao nhiêu thì ông mới thấy lòng mình nặng nề đến thế. Đó là <br /> tấm lòng của một người yêu quê hương đất nước, là nỗi lòng thầm kín của một đứa con <br /> đứng trước cảnh nước mất nhà tan mà bất lực trong nỗi đớn đau đang gào thét trong trái  <br /> tim mình.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2