Đề bài: Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận<br />
Bài làm<br />
Huy Cận là nhà thơi tiêu biểu của phong trào Thơ mới với hai phong cách sáng tác theo <br />
từng thời kì của lịch sử. Một giọng thơ u uất, sầu não trước cách mạng tháng Tám đối <br />
lập với giọng thơ sôi nổi, hào hùng sau cách mạng tháng Tám. Bài thơ “Tràng giang” tiêu <br />
biểu cho phong cách u uất, não nề của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám với nhiều <br />
nỗi niềm, trăn trở. Đặc người người đọc ấn tượng với nhan đề và lời đề từ độc đáo.<br />
Nhan đề chính là cửa ngõ, là điểm xuất phát để người đọc có thể lần mò theo đó khám <br />
phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, ý nghĩa, nỗi <br />
niềm thầm kín được gửi trọn trong nhan đề vẻn vẹn hai từ “Tràng giang”. Mỗi nhan đề <br />
đều toát lên ý nghĩa riêng biệt làm nổi bật lên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm đó.<br />
Một số nhan đề có tính chất gợi mở, một số nhan đề khằng định nội dung. Tuy nhiên, <br />
sáng tạo theo cách viết nào thì nó cũng bao hàm những dụng ý nghệ thuật riêng. Nhan đề <br />
của bài thơ có tên “Tràng giang” với vần “ang’ chủ đạo vừa có ý nghĩa gợi mở, vừa tạo <br />
nên sự u buồn dai dẳng và nặng nề, cứ triền miên trong tâm thức của tác giả. “Tràng <br />
giang” hay còn gọi là “trường giang” là một từ hán việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả <br />
lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang”. Bởi vốn dĩ “Trường giang” chỉ <br />
có ý nghĩa chỉ con sông dài đơn thuần như thế; nhưng ngược lại “Tràng giang” vừa nói <br />
con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả. Vần “ang” <br />
kéo dài ra như nỗi niềm của Huy Cận chưa bao giờ vơi khi đứng trước con sông Hồng <br />
rộng lớn mênh mông này. Và hình ảnh cụ thể của dòng “tràng giang” có lẽ là dòng sông <br />
Hồng. Sông Hồng là điểm nhấn khơi gợi cảm xúc của tác giả, đồng thời chồng chất <br />
những bế tắc không lối thoát cho những con người muốn đổi mới nhưng không tìm được <br />
con đường đi riêng cho chính mình. Như vậy nhan đề “Tràng giang” đã được làm sáng rõ, <br />
với ý nghĩa sâu xa như vậy.<br />
Còn về lời đề từ, không phải bài thơ nào cũng có. Thực ra lời đề từ chính là tiêu điểm <br />
thâu tóm nội dung của tác phẩm, nhưng nội dung này chỉ là ở bề chìm, yêu cầu người đọc <br />
cần phải đi sâu khai thác mới có thể khám phá ra điều này. Lời đề từ của bài “tràng <br />
giang” là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, một câu thơ thốt lên nhưng đầy ẩn ý nội <br />
dung và nghệ thuật. Dường như âm điệu chủ đạo của lời đề từ là sự nhẹ nhàng, buồn <br />
man mác, buồn len lỏi vào tâm hồn của con người. Với biện pháp đảo trật tự cú pháp <br />
“bâng khuâng” lên đầu câu, Huy Cận đã khiến người đọc vướng vào những tâm sự không <br />
thể giãi bài, cũng như khó có thể nói ra cùng ai.<br />
Huy Cận muốn mở ra một không gian rộng lớn, mênh mông của dòng sông để đi sâu vào <br />
chiều dài, chiều sâu của lòng người. Hẳn đây là một dụng ý nghệ thuật tuyệt vời mang <br />
đến cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Huy Cận đứng trước sông Hồng nhưng lại <br />
nhớ chính con sông này, có chăng là tâm sự đứng trước nhiều con đường, nhiều ngã rẽ <br />
nhưng lại không biết chọn con đường đi nào trọn vẹn nhất.<br />
Với nhan đề và lời đề từ đầy ý nghĩa như thế nào, bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đã <br />
có sức ám ảnh lớn đối với người đọc.<br />