VĂN MẪU LỚP 11<br />
PHÂN TÍCH HAI KHỔ ĐẦU BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY<br />
CẬN<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi lòng và tâm thức<br />
con người, nó khuấy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng sầu hơn, vì vây việc<br />
dùng vẻ đẹp bao la của thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng đã được rất nhiều thi sỹ sử dụng<br />
trong thơ trung đại.<br />
Nhưng Huy Cận đã tiếp thu phong vị đó vào tác phẩm “Tràng Giang” của mình, phổ<br />
thêm những nét mới lạ của thơ hiện đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên cho người đọc<br />
những ấn tượng về không gian của tác phẩm, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu.<br />
Ngay từ tên bài thơ “Tràng Giang” và lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng sông dài”,<br />
một không gian sông nước bao la đã hiện hữu. “Tràng” tức là dài, “Giang” là sông. Sông<br />
dài, trời rộng mở ra một không gian bao la, tươi đẹp, nhưng buồn, nhưng dấy lên trong<br />
tâm hồn tác giả một nỗi “bâng khuâng” lạ kỳ.<br />
Khổ thơ đầu tiên, Huy Cận viết:<br />
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp<br />
Con thuyền xuôi mái nước song song,<br />
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,<br />
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.<br />
Không gian bao la, rộng lớn hiện hữu trước mắt, nhưng cũng bởi vậy mà con người<br />
càng cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Giữa bạt ngàn của sông nước, con người nhỏ bé, lặng lẽ,<br />
cô đơn. Đứng trước không gian ấy, nỗi lòng Huy Cận cũng dâng trào. Từng đợt sóng xô<br />
trên “Tràng Giang” là “điệp điệp” nỗi buồn trong tâm hồn thi sỹ. Sóng của thiên nhiên vỗ<br />
nhẹ thì cơn sóng lòng dào dạt ùa về. Và từ đây, một không gian thứ hai xuất hiện đó là<br />
không gian của tình cảm, cảm xúc trong nỗi lòng tác giả. Nhìn về phía sông nước bao la,<br />
tác giả thấy một con thuyền cứ trôi theo mái nước song song.<br />
Có lẽ con thuyền ấy trôi rất nhẹ, không có chút mệt mỏi, nhưng vô thức và cô đơn.<br />
Con thuyền cứ trôi mãi theo dòng nước song song, hai chữ “song song” như hai đường<br />
thằng dài tít tắp, cứ chạy mãi mà không bao giờ gặp, cũng giống như thân phận của con<br />
thuyền kia, vô dịnh và bơ vơ, lạc lõng. Nhìn con thuyền mà nỗi sầu của tác giả như dâng<br />
cao, không gian rộng lớn của thiên nhiên đã thôi thúc không gian lòng, khiến tác giả cảm<br />
thấy nỗi dầu của mình cũng vô định như con thuyền ấy, “sầu trăm ngả”.<br />
<br />
Một hình ảnh buồn hiện lên trước mắt tác giả : "Củi một cành khô lạc mấy dòng”.<br />
Không biết cành củi đáng thương ấy là một vật hữu hình có thực, hay nó là một hình ảnh<br />
chợt xuất hiện trong nỗi cô đơn của Huy Cận, bởi nó cũng nhỏ bé và lạc lõng như con<br />
người.<br />
Giữa dòng đời bao la, giữa sự xô đẩy của từng dòng sóng, nó cứ trôi lạc lõng, lênh<br />
đênh. Nỗi sầu trong tác giả càng sầu hơn. Việc sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bao la<br />
là một nét quen thuộc trong đường thi, nhưng Huy Cận đã nhờ nó mà thầm nói lên nỗi<br />
lòng của mình, nhờ không gian thiên nhiên làm nổi lên không gian tình cảm.<br />
Ở khổ thơ thứ hai, vẫn bắt gặp những hình ảnh trải dài theo không gian, nhưng cái<br />
nỗi cô đơn trong tâm trạng tác giả càng trải dài hơn nữa:<br />
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,<br />
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.<br />
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;<br />
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.<br />
Không gian hiện ra không chỉ được tác giả quan sát bằng thị giác, mà tác giả còn<br />
lắng tai nghe và càng sầu hơn – một nỗi sầu về nhân thế, về kiếp người, về cuộc sống thời<br />
đó. Đôi mắt tác giả buồn theo và nhìn xung quanh cảnh vật, đôi tai nhạy cảm lẳng nghe<br />
những âm thanh thưa thớt, vãn dần ở xa xa. Cồn nhỏ lơ thơ, nhỏ bé, cơn gió thì thổi nhẹ<br />
nhưng đìu hiu, như cũng buồn giống tác giả. Huy Cận tinh tế cảm nhận cơn gió ấy, sao<br />
mà buồn, sao mà lặng lẽ, cô liêu.<br />
Tiếng làng xa ở nơi đâu thưa thớt vãn buổi chợ chiều, cứ nhỏ dần, nhỏ bé trong cái<br />
lớn mạnh của thiên nhiên. Huy Cận đưa mắt nhìn lên bầu trời kia, tâm trạng buồn của<br />
Huy Cận cũng phổ vào bầu trời bao la ấy một nỗi buồn sâu thẳm. Bởi vậy khi nắng<br />
xuống, trong con mắt Huy Cận, trời không cao mà lại “sâu chót vót”, cũng như không<br />
gian sâu thẳm của nỗi buồn.<br />
Sự suy tư của Huy Cận như đi vào bầu trời ấy, khoét sâu đến tận vũ trụ xa thẳm<br />
ngoài kia, buồn đến lạ lùng. Nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la ấy, vẫn trời rộng,<br />
sông dài, vẫn bến cô liêu và trong lòng tác giả vẫn ồn ào của một nỗi sầu, một nỗi bâng<br />
khuâng cô đơn và vắng vẻ.<br />
Cảnh quan, không gian bao la của thiên nhiên mở rộng ra trước mắt Huy Cận nhưng<br />
mọi thứ đều mờ ảo, mang một cái nét rất trơ trọi, bâng khuâng. Tuy mờ ảo nhưng lại<br />
mang một triết lý sâu xa. Mọi vật hữu hình hiện ra trong mắt Huy Cận đều buồn, đều cô<br />
đơn, cũng như thời thế đất nước bấy giờ, cũng băn khoăn và lạc lõng, trôi nổi vô đình<br />
như con thuyền, nguy hiểm và nhỏ bé như cây củi khô lạc giữa dòng sông.<br />
<br />
Con người như trôi lạc giữa dòng đời, dòng cuộc sống. Bởi vậy, tuy mọi thứ đều mờ<br />
ảo như được phủ một làn khói buồn nhưng đều tô đậm tính triết lý về cuộc sống và con<br />
người, cũng như một nỗi buồn của người con thương đất nước – Huy Cận.<br />
Tác phẩm “ Tràng Giang” cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà<br />
khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc kéo hợp giữa<br />
không gian thiên nhiên với không gian tâm tình, quan trọng hơn là vì “Tràng Giang”<br />
mang một triết lý sâu xa về cuộc đời, về đất nước. Tuy không thể hiện trực tiếp nhưng<br />
Huy Cận đã in bóng vào “Tràng Giang” một tình yêu tổ quốc, cũng sự lặng lẽ buồn trước<br />
cuộc sống thời bấy giờ.<br />
Vì vậy, “Tràng Giang” luôn đứng vững và đứng cao trong nền văn học nước nhà,<br />
cũng như trong trái tim của người đọc mãi về sau. Một nỗi buồn đã qua đi từ lâu, nhưng<br />
dư vị ấy, cảm giác ấy, nỗi buồn ấy cứ đọng mãi với con người sau này mỗi khi đọc<br />
“Tràng Giang”, khiến người ta phải suy ngẫm về nhân tình và cuộc đời.”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
1. Mở bài<br />
- Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới (1932 –<br />
1945). Thơ Huy Cận, vừa có chất cổ điển, vừa có chất suy tưởng, triết lí.<br />
- Tràng giang trích trong tập Lửa thiêng (1940) là một trong những bài thơ hay nhất,<br />
tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu 1939 và cảm<br />
xúc được khơi gợi chủ yếu từ phong cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước. Tràng<br />
giang thể hiện nỗi sầu của một “cái tôi” trước thiên nhiên mênh mông hiu quạnh, trong<br />
đó thấm đượm tấm lòng đối với quê hương đất nước của thi sĩ.<br />
2. Thân bài<br />
a. Khổ thơ thứ nhất<br />
- Bài thơ có tựa đề “Tràng giang”, câu thơ đầu tiên nhắc lại tựa đề: Sóng gợn tràng<br />
gian buồn điệp điệp “Tràng giang” chứ không phải là “trường giang”, mặc dù “tràng<br />
giang” và “trường giang” đều chó chung một ngữ nghĩa. Nhờ cách điệp vần “ang”, “tràng<br />
giang” góp phần tạo nên dư âm vang xa, trầm hùng của câu thơ mở đầu, tạo nên âm<br />
hưởng chung cho giọng điệu của cả bài thơ. Mặt khác, “tràng giang” còn gợi lên được<br />
hình ảnh một con sông không những dài mà còn rộng. Tuy vậy, xét cho cùng, sức mạnh<br />
của hai câu thơ trên không phải là nghệ thuật miêu tả, mà ở nghệ thuật khơi gợi: khơi gợi<br />
được cả xúc cảm lẫn ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng<br />
giang) và theo thời gian (điệp điệp).<br />
- Ở khổ đầu cũng như toàn bộ bài “Tràng giang”, nghệ thuật đối của thơ Đường đã<br />
được vận dụng hết sức linh hoạt, chủ yếu là đối về ý, chứ không bị câu thúc về niêm luật<br />
như cách đối trong thơ cổ. “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có thể coi là đối với<br />
“con thuyền xuôi mái nước song song”; “nắng xuống trời lên sâu chót vót” đối với “sông<br />
dài, trời rộng, bến cô liêu”…<br />
+ Nghệ thuật đối ý và đối xứng nói trên, một mặt, làm cho giọng điệu bài thơ uyển<br />
chuyển, linh hoạt, tránh được những khuôn sáo, cứng nhắc dễ thấy ở không ít bài thơ viết<br />
theo lối Đường luật hồi đầu thế kỉ XX; mặt khác, nó vẫn phát huy được một trong những<br />
thế mạnh của loại thơ này, tạo nên không khí trang trọng, sự cân xứng, nhịp nhàng.<br />
+ Bên cạnh đó, nghệ thuật dùng từ láy như “điệp điệp”, “song song” cũng có hiệu<br />
quả nhất định gợi âm hưởng cổ kính. - Tuy vậy, “Tràng giang” vẫn là một bài thơ hiện<br />
đại “Tràng giang” hiện đại ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc. “Thuyền về nước lại sầu trăm<br />
ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây được coi<br />
là những câu thơ mới mẻ; bởi trong đó xuất hiện cái tầm thường nhỏ nhoi, vô nghĩa như<br />
“củi một cành khô”. Thơ xưa chủ yếu là địa hạt dành riêng cho những “tao nhân mặc<br />
khách”, nó ít chấp nhận cái hiện thực thô ráp của đời thường. Nhìn chung, phải chờ đến<br />
<br />
Thơ mới, cái tầm thường mới xuất hiện và góp phần tạo nên một “cuộc cách mạng trong<br />
thơ” (Hoài Thanh). HÌnh ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông<br />
mênh mông sóng nước dễ gợi lên nỗi buồn về kiếp người bé nhỏ, vô địch.<br />
b. Khổ thơ thứ hai<br />
Nỗi buồn càng như thấm vào cảnh vật: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu, Đâu tiếng làng<br />
xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.<br />
- Theo Huy Cận, từ “đìu hiu” ông học được trong bản dịch Chinh phụ ngâm: “Non<br />
Kì quạnh quẽ trăng treo / Bến Phì gió đổi đìu hiu mấy gò”. Hơn nữa, cặp từ láy “lơ thơ”<br />
và “đìu hiu” cũng gợi lên được sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn….<br />
- Câu thơ “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” lâu nay vẫn tồn tại hai cách hiểu xuất<br />
phát từ cách hiểu từ đâu (có và không có tiếng chợ chiều đã vãn). Dẫu hiểu theo cách<br />
nào, thì hình ảnh chợ chiều đã vạn trong câu thơ cũng gợi thêm một nét buồn. Ở đây,<br />
dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người (không tiếng chợ<br />
chiều nằm trong hệ thống không một chuyến đò và không một cây cầu ở khổ thơ sau).<br />
- Chỉ còn cảnh vật, đất trời mênh mông, xa vắng… “Nắng xuống trời lên, sâu chót<br />
vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc.<br />
Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. “Sâu” gợi được ở người đọc ấn tượng thăm<br />
thẳm, hun hút khôn cùng. “Chót vót” khắc họa được chiều cao dường như vô tận. Càng<br />
rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài, trời rộng với<br />
bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ như thấm vào không gian ba chiều. Con<br />
người ở đây trở nên bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và<br />
không thể không cảm thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời<br />
gian” (Hoài Thanh).<br />
<br />