intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

364
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bốn câu thơ như là một bài thơ tứ tuyệt tả cảnh ngụ tình , bến Chèm ở sông Hồng gợi về vùng quê sông nước Hương Sơn (Hà Tĩnh) của nhà thơ. Đó là một tình cảm đẹp mà thực của nhà thơ, nó xuất phát từ tâm trạng hiện tại. Xa nhà và buồn cảnh đất nước. “Sóng gửi tràng giang buồn điệp điệp”. Nỗi buồn “điệp điệp” ấy bao phủ cả thi phẩm và đến khổ cuối như một nỗi niềm òa vỡ không sao kiềm chế được. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận" dưới đây.  

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích khổ cuối trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH KHỔ CUỐI BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Nói đến Huy Cận, ta chưa có dịp đọc hết nhưng ta cũng có cảm giấc buồn. Chế Lan Viên viết: Đừng quên có một thời thơ đó Tổ quốc trong lòng mà cũng như không. Trong lòng mỗi đứa con đất Việt đều có chung một đất nước hình chữ “S” uốn lượn nhưng có cũng như không trong cảnh mất nước. Thế giới sầu của Huy Cận là cái vỏ bọc che chắn cho nhà thơ ưong những phút tìm quên ấy. Tràng giang cũng thuộc vào hệ thống những bài thơ đượm chất buồn của thi sĩ. Mỗi khổ là một điệu buồn man mác cả về cảnh lẫn tình. Khổ thơ cuối là tiêu biểu cho bức tranh đẹp mà buồn. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Cả bốn câu thơ đều có tâm cảnh và ngoại cảnh, nói cách khác đó là cảnh buồn gặp tình buồn. Hoàng hôn thường là buổi diễn tả hay nhất sự buồn sự nhớ (như Bà Huyện Thanh Quan) nhưng Huy Cận đã phủ định “không” để nói lên cái có trong lòng mình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” có từ láy “lớp lớp” tạo cảm tưởng mây nhiều quá, toàn những áng mây trăng nhiều hình thể đùn đẩy, chen nhau trên cái nền trời với đỉnh núi xa xâm phủ màu trắng kim loại bạc. Câu thơ tạo không khí buồn ngay từ sự liên tưởng với nét vẽ tài tình của nhà thơ, từng gam màu chồng lên nhau, đồng hiện gây ấn tượng cho óc liên tưởng của người đọc. Trong bức tranh chiều buồn ấy, một cánh chim mỏi. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. (Hồ Chí Minh) Như tăng thêm sức gợi: cảnh buồn mà hồn người càng buồn hơn. Cánh chim nhỏ chao nghiêng, dưới góc độ của nhà thơ như đã làm bóng chiều cũng theo đó mà sa xuống. Động từ sa nằm ở vị trí này cùng với dấu hai chấm là nét chấm phá cực hay. Sự đối lập giữa cái nhỏ bé của cánh chim và cái bao la của bóng chiều tà càng tăng thêm nỗi niềm của kẻ xa nhà: Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Hai câu cuối bộc bạch quá rõ tâm tình của nhà thơ. Thì ra, cảm giác buồn điệp điệp, cô liêu đều là do nhớ nhà. Thơ viết về tình cảnh nhớ thương, lưu luyến gia đình quê hương không phải chỉ đến Huy Cận mới có nhutig dường như đọc những câu thơ của Huy Cận thì không lẫn vào đâu được cái cảm giác buồn lai láng của “thế giới sầu” ở nhà thơ. Hai từ láy “dờn dợn” được đặc biệt lưu ý vì có nhiều độc giả đọc thành “dờn dợn”. Phải là “dợn dợn” mđi lạ và gây sức cảm mạnh. Cái ngoại cảnh đã có muôn ngàn lớp sóng vỡ trong lòng người, trong tâm cảnh. Khói sóng là tác nhân mạnh mẽ gây nên nỗi nhớ trong tứ thơ Thôi Hiệu (nhà thơ Trung Quốc), còn đối với Huy Cận lời tâm sự bắt đầu bằng từ chữ “không” phủ định dùng cái không mà khẳng định thật cái có nỗi nhớ nhà. Bốn câu thơ như là một bài thơ tứ tuyệt tả cảnh ngụ tình rõ ràng là như vậy, bến Chèm ở sông Hồng gợi về vùng quê sông nước Hương Sơn (Hà Tĩnh) của nhà thơ. Đó là một tình cảm đẹp mà thực của nhà thơ, nó xuất phát từ tâm trạng hiện tại. Xa nhà và buồn cảnh đất nước. “Sóng gửi tràng giang buồn điệp điệp”. Nỗi buồn “điệp điệp” ấy bao phủ cả thi phẩm và đến khổ cuối như một nỗi niềm òa vỡ không sao kiềm chế được. BÀI MẪU SỐ 2: Có bao nhiêu dòng sông lặng lờ chảy qua những trang thơ phong trào Thơ mới 1930-1945. Ta rợn ngợp với “Sông lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời” trong “Nguyệt cầm” của Xuân Diệu, bâng khuâng với “Lai láng niềm trăng tương dạ nước” trong thơ Thúc Tề, lãng đãng khói sương với “Bến sông trăng” trong “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử và nặng trĩu bao nỗi lòng với “Tràng giang” của Huy Cận. “Tràng giang” là một bài thơ hay tuy kết thúc bài thơ mà còn vẫn mênh mông bao điều. Khổ cuối bài thơ, có khép lại một cái gì đó nhưng mở ra nhiều, gợi sâu thẳm một nỗi niềm sông núi đầy sức hấp dẫn và ám ảnh. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Có những khoảng khắc thần diệu của nỗi niềm làm bật lên, phát sáng những vần thơ có sức hút kì lạ. Điều đó cũng ứng với “Tràng giang”? Đứng ở bờ Nam bến Chèm bên bờ sông Hồng, dường như nỗi buồn của Huy Cận còn dài, rộng, lai láng hơn dòng sông ưưđc mặt. Thế rồi cả dòng buồn lặng lẽ ấy đã chảy qua những dòng thơ, thấm đẫm dòng thơ. Nỗi buồn chảy tràn từ câu thơ này xuống câu thơ khác “Tràng giang” và đến hạ lưu – khổ cuối bài thơ, dường như nó lại bồi đắp thêm bao nỗi niềm trước khi tung mở, chảy ưôi khắp tâm hồn người đọc. Mở đầu khổ cuối là một hình ảnh đầy sáng tạo. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Ánh nhìn của nhà thơ đã hướng lên trên. Hình ảnh núi, mây trắng bạc ấy đã in đậm trong đôi mắt thi nhân. Sau này trong “Tây Tiến”, Quang Dũng đã có nói đến “cồn mây”. Heo hút cồn mây súng ngửi trời Nhưng xem ra nó chưa thật ấn tượng và hùng vĩ như núi mây bạc ở Tràng giang. Ta hình dung trên bầu ười cao rộng ấy, mây ưắng đang đùn thành tảng núi lớn hùng vĩ, lộng lẫy sắc bạc. Từ “đùn” Huy Cận dùng thật đắt. Sau này, ông cũng có dùng chữ “đùn” trong bài thơ khác nổi tiếng của mình: Bóng tối đùn ra trận gió đen. ở “Các vị La Hán chùa Tây Phương”, Huy Cận nói ông đã mượn chữ “đùn” của Đỗ Phủ trong câu thơ: Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Từ “đùn” quả thật tự bên trong nó đã có một nội lực, và chính nó đã tạo nên một giá trị tạo hình độc đáo của câu thơ. Và trên nền ười lộng lẫy những núi mây ấy, nhà thơ đã điểm xuyết một cánh chim chiều. Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa. Có thể nói đây là một trong những câu thơ hay nhất của bài. Một cánh chim lại “nghiêng cánh nhỏ ” chơi vơi giữa một khung cảnh cao rộng như thế mới thấy hết cô đơn, lạc lõng của con người, chỉ như “củi một cành khô lạc mấy dòng” hay một cánh chim mà thôi. Cánh chim đã nhỏ, lại chở nặng cả bóng chiều trên đôi cánh ấy, nên chỉ khẽ nghiêng cánh, bóng chiều đã “sa” đã đổ ập xuống dòng sông và lòng người. Đến đây ta mới hiểu vì sao Huy Cận ở khổ thơ thứ hai lại viết. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót. Thì ra, bóng chiều trỉu nặng ấy đã “sa”, đã nằm sâu trong lòng sông cũng như lòng người mất hẳn rồi Nặng nề đến thế nên mới kết bài thơ bằng hai câu thơ. Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Từ “dờn dợn” nghe thật lạ, đặc biệt. Huy Cận đã nói lên cái nặng nề của dòng sông đang chảy trôi vào lòng người đang thấm thìa nỗi buồn. Trên sông có khói thường buồn. Người xưa có câu “Yên ba sầu sát nhân” (khói sóng buồn đến chết người), cả Thôi Hiệu cũng có hai câu thơ nổi tiếng mà Tản Đà đã dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai? Thế nhưng với Huy Cận, chẳng cần khói sóng hoàng hôn cũng “nhớ nhà”, lòng quê vẫn dậy lên một nỗi niềm man mác. Phải nói trong lòng thi nhân nỗi buồn lo ấy to lớn vô cùng, nén kín, dằn sâu mà chỉ chực trào ra, chẳng cần ngoại cảnh làm chất xúc tác. Nỗi buồn vẫn bay lên che phủ khắp hồn người. Nỗi buồn ấy không còn cộng hưởng với ngoại cảnh, tự nó đã rung lên tiếng lòng tha thiết nhất. Ô-giê-rôp có câu: “Thơ là thể loại để lại nhiều khoảng trắng trên giấy trắng”. Thế nhưng ở bài thơ này, cụ thể là khổ cuối mà ta đang khám phá, những khoảng trắng giữa các dòng thơ chưa được cảm xúc của người đọc dâng lên lấp đầy thì nó đã đong đầy nỗi buồn của thi nhân mất rồi. Lê Di có nhận xét: Là Tràng giang, khổ nào cũng dập dềnh sóng nước, Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn. Khổ cuối bài thơ Tràng giang cũng vậy. Nó không thoát khỏi cái mạch buồn đã được khơi nguồn từ đầu bài thơ. Có thể nói ở khổ thơ cuối này, Huy Cận đã đưa nổi buồn sông núi của mình thăng hoa. Hiểu khổ thơ cuối, hiểu bài thơ, ta mới cảm hết được tâm hồn “mang mang thiên cổ sầu” của ông. Dòng buồn chảy quanh, chảy tràn vào trong mười sáu vần thơ, nó đã hợp lưu với những dòng thơ ấy thành những dòng trữ tình lặng lẽ chảy trôi trong tâm hồn người đọc, những dòng trữ tình lặng lẽ, như đã nói ở trên đây, đầy sức hấp dẫn và ám ảnh.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0