Đề bài: Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến để chứng minh: Nguyễn <br />
Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam<br />
Bài làm<br />
Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX của nước ta. Thơ ông <br />
đậm đà tính dân tộc và mang một phong cách riêng khó lẫn. Có ý kiến cho rằng : “Nguyễn <br />
Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam”. Điều đó thể hiện <br />
rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, <br />
“Thu ẩm”.<br />
Đáng lưu ý là các chi tiết trong ba bài thơ này cũng như nhiều bài thơ khác đều rút ra từ <br />
cảnh vật ở quê hương tác giả, một vùng đồng chiêm trũng quanh năm ngập nước, trong <br />
làng vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái rạ nghèo.<br />
Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, <br />
tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của <br />
đồng bằng Bắc bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh <br />
trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân <br />
quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm <br />
trạng buồn, trăn trở của ông.<br />
Ba bài thơ, ba cảnh thu khác nhau nhưng hợp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh về mùa <br />
thu với những nét đặc trưng nhất.<br />
“Thu vịnh” vẽ nên cảnh thu với bầu trời “xanh ngắt”, cao vời vợi, mấy “cành trúc” cong <br />
cong, nhè nhẹ đung đưa trước làn “gió hắt hiu”. Tiết thu se lạnh, sương khói lãng đãng <br />
phủ trên mặt ao hồ lúc sáng sớm và chiều tối khiến cho khung cảnh thực trở nên huyền <br />
ảo:<br />
Trời thu xanh ngắt từng cao,<br />
Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu.<br />
Nước biếc trông như tầng khói phủ,<br />
Song thưa để mặc bóng trăng vào.<br />
Nét đẹp của mùa thu tụ lại ở bầu trời “xanh ngắt”, ở làn “nước biếc” thấp thoáng khói <br />
sương, ở ánh trăng thu bàng bạc tràn qua song cửa, gợi nên khung cảnh quen thuộc của <br />
một miền quê yên ả, thanh bình.<br />
Nhà thơ quan sát rất kĩ chuyển biến tinh tế của cảnh vật trong những thời điểm khác <br />
nhau của một ngày. Tất cả đều gần gũi, gắn bó và đồng điệu với tâm hồn nhạy cảm của <br />
thi nhân.<br />
Ở “Thu điếu”, khung cảnh không mở ra mà thu nhỏ lại. Ao đã nhỏ, chiếc “thuyền câu” <br />
càng nhỏ: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Mọi hoạt động cũng hết sức nhẹ nhàng: <br />
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Gió heo may chỉ đủ sức <br />
bứt lìa những lá tre, lá trúc vàng úa và lá rơi không thành tiếng. Trên cao, “trời xanh ngắt” <br />
một màu, “tầng mây lơ lửng” như đứng im một chỗ và ông câu với cái dáng ngồi “tựa gối <br />
ôm cần” cũng như cố thu mình cho nhỏ lại. Yên lặng bao trùm lên hết thảy, đến nỗi nghe <br />
được cả tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Âm thanh ấy càng làm tăng thêm phần <br />
yên lặng. Ông câu thu mình bất động phải chăng cũng là để tan hòa vào trời đất xung <br />
quanh.<br />
Mùa thu trong “Thu ẩm” lại hiện ra với một vẻ đẹp khác. Nhà thơ uống rượu một mình <br />
dưới trăng. Hình ảnh làng quê biến hiện theo cái nhìn, cái cảm dần dần thấm độ say của <br />
rượu. Vẫn là “ba gian nhà cỏ”, “ngõ tối”, “làn ao”, “bóng trăng”, “da trời”… thường ngày <br />
quen nhìn đến mức chẳng có gì đáng chú ý. Không đáng chú ý nhưng đó là những cảnh, <br />
những vật từ đất này mà ra, thiếu nó thì hình như không còn gì là làng xóm tự nghìn xưa. <br />
Vậy mà với tâm trạng u buồn có sẵn, lại được men rượu ngấm vào khơi lên, nhà thơ thấy <br />
cảnh vật nhòe dần theo con mắt ngà ngà : “nhà” thì “thấp le te”, “đóm” thêm “lập lòe” , <br />
“bóng trăng” thì “loe”, “mắt”cũng “đỏ hoe” và “người” thì cũng “say nhè”.<br />
Ba gian nhà cỏ thấp le te,<br />
Ngõ tối đêm sâu, đóm lập lòe.<br />
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,<br />
Làn ao lóng lánh bóng trăng hoe.<br />
Nghĩa là cảnh vật cũng như lảo đảo, chếnh choáng men say. Người say bởi rượu thì ít mà <br />
bởi buồn đau, day dứt và giận mình bất lực trước thời thế thì nhiều.<br />
Gác bút lại không làm thơ nữa, quên mình trong mộng, đắm chìm trong yên lặng hay uống <br />
rượu đến “say nhè” để quên bớt nỗi chua chát đắng cay đến cùng xuất phát từ tâm tư ấy, <br />
tuy nhiên nó vẫn được ẩn giấu ở bên trong.<br />
Nét chung của ba bài thơ “Thu” đều quy tụ vào việc tả cảnh vật thân thuộc, đơn sơ mà <br />
dung dị, đáng yêu của làng cảnh Việt Nam. Cái nhìn trên bề mặt cùng cái hồn đồng quê <br />
hiện lên rất rõ trong từng câu, từng chữ. Cái tình của nhà thơ cũng thật đằm thắm và tinh <br />
tế.<br />
Trong những năm tháng cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, chỉ có thiên nhiên gần gũi, trong <br />
sạch, nên thơ mới giúp Nguyễn Khuyến khuây khỏa đôi lúc trong khi nỗi buồn thời cuộc <br />
thường xuyên đè nặng trái tim ông.<br />
Ba bài thơ “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” tạo thành một chùm thơ thu tuyệt đẹp, thể <br />
hiện nét tài hoa của ngòi bút cụ Tam Nguyên, tiêu biểu cho hồn thơ dung dị, thẳm sâu, <br />
đầy chất trữ tình. Bạn đọc Việt Nam yêu thơ Nguyễn Khuyến, yêu quê hương một phần <br />
là từ những bài thơ đó.<br />