Đề bài: Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua Thu điếu<br />
Bài Mẫu Số 1:<br />
Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, mùa thu đã làm hao tốn giấy mực của biết bao văn <br />
nhân, thi sĩ: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, <br />
Nguyễn Khuyến, Jacques Delille, Charles Baudelaire, Guillaume Apolinaire... ở Vi ệt Nam, <br />
chỉ với Nguyên Khuyến, lần đầu tiên mùa thu nông thôn mới thật sự đi vào văn học. Cụ <br />
Tam nguyên Yên Đổ đã để lại cho đời nhiều bài thơ nhưng chùm thơ thu gồm ba bài: Thu <br />
điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, luôn bất tử với thời gian. Chúng ta hãy thưởng thức vẻ đẹp của <br />
cảnh sắc mùa thu và tìm hiểu tâm trạng của nhà thơ qua bài Thu điếu:<br />
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,<br />
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,<br />
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo<br />
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo<br />
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.<br />
Cảnh sắc ở Thu điếu không phải là mùa thu phương Bắc:<br />
Lác đác rừng phong hạt móc sa<br />
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.<br />
(Đỗ Phủ)<br />
Càng không phải mùa thu phương Tây:<br />
Gió bấc thổi cành cây khô héo <br />
Rơi đó đây khắp nẻo lòng thung <br />
Từng hồi lá rụng mặt đường.<br />
(Jacques Delille Phạm Nguyên Phẩm dịch)<br />
Xa tận bìa rừng<br />
Nai kêu văng vẳng<br />
Thu ơi ta yêu sao tiếng em xào xạc<br />
Những quả rơi không cần hái nhặt<br />
Gió và rừng khóc than<br />
Tất cả lệ thu rơi từng lá một.<br />
(Guillaume Apolinaire)<br />
mà đích thị là mùa thu đẹp tuyệt vời của vùng chiêm trũng Bắc Bộ Việt Nam.<br />
Sáu câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh ấy:<br />
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,<br />
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,<br />
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo<br />
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngất,<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.<br />
Nếu như ở bài Thu ẩm, Thu vịnh, Nguyễn Khuyến lần lượt miêu tả cảnh từ gần đến xa, <br />
từ xa đến gần, thì ở bài Thu điếu, nhà thơ vẫn theo luật gần xa của hội họa nhưng kết <br />
hợp được hai chiều. Ngồi trên "một chiếc thuyền câu bé tẻo teo", thi nhân đưa điểm nhìn <br />
bao quát toàn cảnh. Điểm nhìn đầu tiên là cảnh ao thu. Thật vậy, nơi "vườn Bùi, chốn cũ" <br />
có rất nhiều ao vì đó là vùng đồng bằng. Màu nước ao "trong veo" như một tấm gương <br />
xinh xắn soi bóng mây trời. Sự cảm nhận ở đây không chỉ bằng xúc giác mà còn bằng linh <br />
giác. Cái lạnh lẽo của khí thu thấm dần vào tâm hồn dạt dào xúc cảm của thi nhân. Trên <br />
cái ao vốn đã nhỏ, nhưng chiếc thuyền nan hiện trên cái ao lại càng nhỏ hơn: "Một chiếc <br />
thuyền câu bé tẻo teo". Từ "một" rất có sức gợi: gợi cảnh câu cá và cảnh người câu cá <br />
đơn độc, cô lẻ. Câu thơ cũng gợi ta nhung nhớ cánh buồm cô đơn trong thơ Lí Bạch cách <br />
đây hơn 1200 năm:<br />
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.<br />
(Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng không xanh biếc).<br />
Qua đó, hình ảnh nhân vật trữ tình như đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu. Có thể nói, <br />
bằng cách chọn lọc ngôn từ tinh vi, ăn ý: lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo, Nguyễn Khuyên đã <br />
gọi được cái hồn thu, tiếng thu của làng quê thôn dã Việt Nam vọng về.<br />
Ở hai câu thực, nhà thơ tiếp tục chấm phá một cách tài hoa cái hồn thu ấy:<br />
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.<br />
Mặt nước thu không phẳng lặng do có cơn gió thu se sẽ lướt qua. Cơn gió heo may hiu <br />
hắt vừa trở về ấy đã kích thích con sóng gợn lăn tăn, phản chiếu sắc trời xanh biêng biếc. <br />
Và mây trăm, mấy nghìn năm nay, thu nào đến mà không có sắc vàng của cỏ cây, cũng <br />
như không thiểu lá vàng rơi:<br />
Ngô đồng nhất diệp lạc<br />
Thiên hạ cộng tri thu<br />
... Sương giày giậu cúc đóa hoa vàng.<br />
(Nguyễn Công Trứ)<br />
Mùa thu tràn về đất trời mơn man<br />
Lá vàng rụng em ơi lá vàng rụng<br />
Ngập lối đi bao nhiêu chiếc lá vàng<br />
Và cùng nữa chiếc lá vàng trong gió<br />
Đang xoay xoay bay trong nắng thu vàng ...<br />
Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng<br />
Vàng rơi! Vàng rơi. Thu mênh mông.<br />
(Bích Khê)<br />
Sắc dâu nhuộm ố quan hà Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.<br />
(Tản Đà)<br />
Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng.<br />
(Xuân Diệu)<br />
Nhưng hình ảnh chiếc lá vàng trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn mang nét đẹp riêng và đầy <br />
ấn tượng:<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.<br />
Cơn gió mùa thu đã tiếp tục bứt đi chiếc lá vàng thon thon hình thuyền, nhẹ nhõm rồi <br />
liệng đi trong không gian êm đềm, khẽ khàng. Xuân Diệu cho rằng cụ Tam nguyên Yên <br />
Đổ thật tài tình khi tìm được cái tốc độ bay của lá: "vèo" để tương xứng với cái mức độ <br />
gợn của sóng: "tí".<br />
Nhà thơ Tản Đà cũng hết lời khen tặng từ "vèo" trong câu thơ này. Thi sĩ bộc bạch rằng <br />
cả một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ đắc ý trong thi phẩm Cảm thu, tiễn <br />
thu:<br />
Vèo trông lá rụng đầy sân.<br />
Sau này, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng một lần có cái "nghiêng tai kỳ diệu" để cảm nhận <br />
tiếng rơi đó:<br />
Ngoài thềm rơi cái lá đa<br />
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.<br />
Mặt khác, ở hai câu luận, nghệ thuật đôi ngữ rất chỉnh: đối ý: sóng biếc >< lá="" <br />
vàng;="" theo="" làn=""><br />
Đến hai câu luận, Nguyễn Khuyến khéo léo mở không gian lên tầng cao: Tầng mây lơ <br />
lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.<br />
Bầu trời xanh ngắt muôn thuở vẫn là biểu tượng cho vẻ đẹp của mùa thu.<br />
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng đã vẽ lên một bức tranh thu tuyệt đẹp trong một tác <br />
phẩm bất tử với thời gian:<br />
Long lanh đáy nước in trời<br />
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.<br />
(Truyện Kiều)<br />
Trong thơ hiện đại, Nguyễn Đình Thi cũng có những câu thơ miêu tả bám rễ sâu vào lòng <br />
người:<br />
Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.<br />
(Đất nước)<br />
Trong cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến đều xuất hiện hình ảnh hữu tình này:<br />
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.<br />
(Thu vịnh)<br />
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.<br />
(Thu ẩm)<br />
"Xanh ngắt" cũng thuộc nhóm màu xanh nhưng là xanh thuần một màu trên diện rộng. <br />
"Xanh ngắt" còn gợi ra "cái sâu, cái lắng của không gian, cái<br />
nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá". Điểm thêm trên bầu trời "xanh ngắt" <br />
ấy là một "tầng mây lơ lửng" trông rất thú vị, tình tứ và càng tôn thêm vẻ đẹp yên ả của <br />
mùa thu. Nhờ điểm nhìn từ tầng cao mênh mông, thoáng đãng, thi nhân thả hồn về xóm <br />
làng quen thuộc:<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.<br />
Cái ngõ vào nhà không thẳng tắp mà "quanh co", xấp xõa tre trúc mộc mạc, bình dị. Từ <br />
"quanh co" gợi cảm giác sâu hun hút, vòng lượn, uốn khúc mãi đến vô cực. Dường như <br />
những người dân quê bây giờ đang chân lấm tay bùn, một nắng hai sương trên đồng <br />
ruộng. Họ đang chăm sóc những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ hay đang gặt hái và <br />
đang ngồi bên đống thóc mẩy vàng. Do đó, trên đường quê thiếu vắng những bước chân <br />
thân thương: "khách vắng teo". Vậy nên, câu thơ: "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" <br />
chuyên chở vẻ đẹp tích tụ. Đồng thời nghệ thuật đối chữ ở cặp câu luận này đã làm nổi <br />
bật lên cái thần thái của mùa thu nơi làng quê Bắc Bộ.<br />
Nhìn chung, toàn bộ cảnh sắc mùa thu ở sáu câu thơ đầu tiên được cảm nhận bằng nhiều <br />
giác quan tinh tế của thi nhân và được vẽ lại bằng ngòi bút tài hoa của một hoạ sĩ. Bức <br />
tranh thơ chất chứa một giai điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, <br />
xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rơi" (Xuân Diệu). Vả lại, "bức tranh <br />
thơ vừa có chiều cao, vừa có chiều rộng, chiều sâu, vừa có những hình ảnh được đặc tả <br />
nổi bật, vừa có sự kết hợp hài hoà giữa cận cảnh và viễn cảnh" (Vũ Nho). Đặc biệt, các <br />
vần eo: trong veo, tẻo teo, đưa vèo, vắng teo được Nguyễn Khuyến phối hợp rất điêu <br />
luyện đã góp phần tạo nên một bức tranh tĩnh vật sắc sảo, duyên dáng.<br />
Đến hai câu cuối cùng của bài thơ (câu 78) là bức tranh tâm trạng của Nguyễn Khuyến:<br />
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.<br />
Như chúng ta đã biết, tháng 8 năm 1858 thực dân Pháp đã nã đại bác vào Đà Nẵng, chính <br />
thức xâm lược đất nước ta. Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, cõng rắn cắn gà nhà rồi <br />
lần lượt đầu hàng giặc một cách nhục nhã. Bản thân Nguyễn Khuyến là một vị quan <br />
dưới triều Nguyên. Việc đỗ đạt làm quan để "thờ vua, giúp nước", thực hiện nghĩa vụ "trí <br />
quân trạch dân" (vừa giúp vua, vừa làm cho dân được nhờ) là một nhân sinh quan của ông <br />
rất hợp với đạo đức, chuẩn mực Nho giáo quy định. Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh đất <br />
nước như vậy, nếu cụ Tam nguyên cứ làm quan thì chẳng khác nào tiếp tay cho giặc, đó <br />
cũng là điều mà các nhà nho chân chính nơm nớp sợ hãi. Ban đầu còn lúng túng, nhưng sau <br />
đó, ông quyết định từ quan về nhà, vui thú đồng nội. Khi viết bài thơ này thì Nguyễn <br />
Khuyến đã cáo quan từ lâu: Rằng: quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu (Di chúc).<br />
Nhà thơ "tựa gối ôm cần", nhưng trong lòng không muốn cá cắn câu. Vậy thi nhân muốn <br />
gì? Trong thơ văn cổ, các bậc hiền triết thường mượn việc ngồi câu cá để chờ đợi thời, <br />
chờ đợi người có tài đức song toàn vời ra giúp việc quốc gia. Đời nhà Chu, Trung Quốc có <br />
Lã Vọng, ngồi buông câu mải miết bên dòng sông Vị Thuỷ. Đến năm bảy mươi tuổi mới <br />
gặp Văn Vương mời ra tham gia việc triều chính, đại sự:<br />
Điếu nhân bất điếu ngư,<br />
Thất thập đắc Văn Vương.<br />
(Câu người không câu cá<br />
Bảy mươi gặp Văn Vương).<br />
(Bạch Cư Dị)<br />
Về sau, tại Trung Quốc cũng có Trang Tử ôm cần ngồi câu cá ở Phúc Thuỷ. Vua nước Sở <br />
là Sở Vương rất tin dùng nên sai hai đại thần đến tận nơi tha thiết mời gọi Trang Tử ra <br />
nhận quan to, chức trọng, quyền cao nhưng ông không thèm quay đầu lại. Nguyễn <br />
Khuyến cũng thế. Bọn cộng tác với thực dân Pháp là Hoàng Cao Khải, Lê Hoan không <br />
buông tha việc quan trường đôi với ông. Ông phải làm quan hơn 10 năm mới lui về được <br />
chôn vườn Bùi. Như vậy, bây giờ "tựa gối ôm cần", cụ Tam nguyên rất khao khát được <br />
an nhàn, được chìm vào giấc mộng thu êm ái.<br />
Bỗng một âm thanh quen thuộc của đồng nội vọng vào thính giác của thi nhân:<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.<br />
Trong thơ Đường, thơ Tống, thơ Việt Nam thời trung đại (trước Nguyễn Khuyến) tiếng <br />
thu là tiếng chày đập vải, tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng, tiếng dế than ri ri giữa <br />
đêm thanh vắng, tiếng lòng rạo rực, nhớ nhung của người cô phụ... Còn trong thơ Nguyễn <br />
Khuyến, tiêng thu chính là tiếng "đớp động dưới chân bèo" của một chú cá dưới cái "ao <br />
thu lạnh lẽo". Tiếng "động" trong câu thơ cuối cùng này không chỉ chứa đựng được sự <br />
sông của mùa thu mà còn nói lên được tâm sự u hoài của nhà thơ trước tình thế hiểm <br />
nghèo của đất nước. Nhà thơ lấy "động" để tả tĩnh bởi lẽ hiện tại chưa có người tài tập <br />
hợp nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp, cứu nước thoát khỏi đêm tối mênh mông <br />
của kiếp nô lệ lầm than. Dường như nhà thơ tự trách mình làm quan mà vô tích sự, lúc <br />
nhân dân cần mà mình đành bất lực, sống cảnh ẩn dật, an nhàn, co mình trong cái thế giới <br />
riêng. Có thể nói rằng, nỗi buồn đau đáu của thi nhân tỏa khắp nét thu, sắc thu, cảnh thu, <br />
tiếng thu trong bức tranh thơ Thu điếu.<br />
Tóm lại, Thu điếu là một bài thơ tả cảnh, tả tình tuyệt bút. Cảnh thu trong bức tranh thơ <br />
không có gì tân kỳ, lạ lẫm nhưng lại chuyên chở vẻ đẹp của phạm trù mỹ học và rất có <br />
hồn, rất Việt Nam. Tình thu vừa kín đáo, vừa sâu lắng: tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình <br />
yêu nước thương dân cháy bỏng. Xét ở tầm vĩ mô, bài thơ như một bài tuyệt tình ca về <br />
cảnh đẹp của đất nước, về tình yêu đất nước. Thơ của Nguyễn Khuyến qua bài này cũng <br />
như nhiều bài khác, có đặc điểm là giản dị mà sống động. Lời thơ cô đúc, hàm súc, "ý tại <br />
ngôn ngoại". Nghệ thuật chọn lọc ngôn từ, vần điệu hết sức khéo léo, tinh vi, nhất là các <br />
từ láy và vần "eo"<br />
trong trẻo, vang ngân. Tứ thơ lan toả. Hai câu thơ cuối vừa khép lại bài thơ, vừa bộc bạch <br />
được nỗi lòng của thi nhân.<br />
Thu điếu xứng đáng là một trong ba bài thơ nối tiếng nhất về đề tài mùa thu trong lịch sử <br />
thơ ca Việt Nam từ cổ chí kim. Thật đáng tiếc cho những ai yêu thơ, say thơ mà không <br />
đến được với Thu điếu.<br />
Trên đây là phần Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua Thu điếu bài tiếp theo, các em <br />
chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Cảm nhận về bài Thu điếu và cùng với phần Soạn bài Câu <br />
cá mùa thu để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11 hơn.<br />
Bài Mẫu Số 2:<br />
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông nổi tiếng với chùm thơ thu, ông <br />
đắc danh và mang trong mình một tâm hồn trong sáng và một tình yêu với quê hương đất <br />
nước, con người đó thể hiện qua phong cách nghệ thuật sáng tác thơ ca của ông.<br />
Nguyễn Khuyến là một con người tài hoa, với một phong cách nghệ thuật cũng vô cùng <br />
độc đáo, ông tài hoa trong việc cảm thụ để sáng tác lên những tác phẩm nghệ thuật gần <br />
gũi và tạo cho con người có một cảm giác rất nhẹ nhàng và vô cùng tinh tế, đó đều là <br />
những hình ảnh thể hiện một thái độ rất say mê với nghệ thuật. Trong tác phẩm câu cá <br />
mùa thu, ông đã thể hiện được phong cách nghệ thuật của mình, qua cách sử dụng ngôn <br />
ngữ, và qua đó người đọc cũng đánh giá được một con người có tầm quan sát tinh tế và <br />
một thái độ ung dung:<br />
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,<br />
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.<br />
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,<br />
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.<br />
Tác giả đang cảm thụ từng khoảng không gian của thiên nhiên, nó đang trôi chảy nhẹ <br />
nhàng qua từng con chữ, với hình ảnh của ao thu lạnh lẽo, ở đây tác giả đang thể hiện <br />
tâm hồn của mình, với một cảm xúc có chút cô đơn, và tâm trạng của thi sĩ cũng đang hòa <br />
nhập với không khí chung của không gian, tất cả đang tạo nên một cảm giác mới mẻ, và <br />
cũng vô cùng hấp dẫn người đọc, người thi sĩ đi câu cá, nhưng mang trong mình nhiều <br />
cảm xúc, ở đây có thể hiểu đó là cảm xúc của những con người trước hoàn cảnh của thời <br />
cuộc, tác giả đang hình dung ra những điều mới mẻ, trong thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên <br />
để nói lên cảm xúc của chính mình. Đúng như thi sĩ cổ đã từng nói: " Người buồn cảnh có <br />
vui đâu bao giờ". Đúng như vậy thi sĩ cũng đang mang trong mình những suy tư và biết <br />
bao nhiêu cảm xúc đang xen lẫn vào dòng tâm trạng và cảm xúc của chính tác giả, tác giả <br />
đang thể hiện những nỗi lòng sâu lắng nhất đối với dân tộc và đối với khung cảnh nơi <br />
đây:<br />
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.<br />
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.<br />
Trong những câu thơ trên tác giả vừa thể hiện được vùng cảnh của thiên nhiên vùng nông <br />
thôn Bắc Bộ, và còn tiếp tục thể hiện nỗi lòng của những người thi sĩ trước những cảnh <br />
sắc thiên nhiên, đang mang đậm những dòng cảm xúc và biết bao nhiêu sự cô đơn, và hiu <br />
quạnh trong lòng người, có thể thấy được những điều đó qua biết bao nhiêu những cảm <br />
xúc sâu sắc và mang lại nhiều cái nhìn mới mẻ riêng của chính tác giả và không gian <br />
thanh bình nơi đây.<br />
Những cảm xúc cô đơn đang xen lẫn là những hoài niệm xa xôi, những cảm xúc của thời <br />
cuộc, mặc dù viết về vùng nông thôn vùng Bắc Bộ nhưng tâm trạng của thi sĩ nơi đây <br />
cũng mang một nỗi lòng nặng gánh với biết bao nhiêu lo toan, và những cái nhìn mới mẻ <br />
nhất, đọc thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta vừa thấy cảnh sắc thiên nhiên đang hiện ra <br />
và nó còn mang nhiều cảnh sắc của tâm hồn đang mang nặng những dòng cảm xúc riêng, <br />
đó là những cảm xúc của những con người với thời cuộc.<br />
Khung cảnh nơi đây thơ mộng, nhưng khách lại vắng teo, nó cũng để chứng tỏ một điều <br />
đó là nơi đây đất nước đang rơi vào những khó khăn, nhưng những người hiền tài, chưa <br />
thấy có, chính vì vậy, tâm hồn của tác giả đang mang nặng những mối lo và suy tư về <br />
cuộc đời, cuộc đời của tác giả đang ngập tràn trong những cảm xúc riêng, và nó thể hiện <br />
một tâm trạng thời thế của chính tác giả.<br />
Với những dòng cảm xúc riêng tác giả đang thể hiện những cảm xúc của mình qua khung <br />
cảnh thiên nhiên, viết về đề tài thiên nhiên nhưng khung cảnh thiên nhiên, và cảm xúc của <br />
con người vẫn đang rất thấm đẫm trong đó, nó thể hiện những cảm xúc riêng và đặc biệt, <br />
tâm hồn của tác giả đang lạc vào một thế giới cảm xúc lẫn lộn, giữa đời người và thiên <br />
nhiên vô hạn. Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến như chúng ta thấy nó hiện rõ lên ở <br />
hai câu cuối:<br />
Tựa gối buông cần lâu chẳng được<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.<br />
Hai câu cuối đã mang đậm tâm trạng để nói về một tình yêu đất nước không bao giờ <br />
nguôi ngoai của tác giả, dù cho thi sĩ của ngắm cảnh vãng lai, nhưng lúc nào cũng luôn <br />
nghĩ về đất nước, muốn phục vụ cho đất nước. Ngồi thẫn thờ và suy ngẫm về đất nước <br />
điều đó làm cho tác giả bỗng giật mình khi thấy tiếng cá, đớp chân bèo, đây là cảm xúc và <br />
một tâm hồn yêu cái đẹp, nhưng tâm hồn luôn nghĩ về quê hương, biết lo cho quê hương, <br />
đó là tất cả những gì mà tác giả đã thể hiện trong tác phẩm của mình.<br />
Tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình qua tác phẩm, đó là những tâm trạng thời thế, và <br />
biết bao nhiêu cảm xúc, và dòng tâm trạng đang thấm đẫm trong dòng cảm xúc của từng <br />
lời thơ, cảm xúc đó đã tạo nên những khung cảnh riêng và đậm giá trị nhân văn sâu sắc <br />
trong từng giai điệu của tác phẩm. <br />
Bài Mẫu Số 3: <br />
Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả nổi bật trong thi ca Việt Nam bởi sở hữu cho mình <br />
chùm ba bài thơ thu, trong số chùm ba bài thơ thu đó có tác phẩm "Câu cá mùa thu", có thể <br />
nhận định rằng, đây là một tác phẩm đại diện cho các bài thơ nói về mùa thu của làng quê <br />
đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của <br />
bức tranh mùa thu, đồng thời cũng cảm nhận được một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ <br />
Nguyễn Khuyến.<br />
Bài thơ là một bức tranh mùa thu đầy sự sống động và chân thực, không kém những nét <br />
bình dị đơn sơ mà thân thuộc, bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế <br />
của tác giả về cảnh sắc mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh <br />
tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng đối <br />
với thời thế của Nguyễn Khuyến.<br />
Trước hết, nói về tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, để bộc lộ rõ điều này <br />
nhà thơ Nguyễn Khuyến đã không ngại dùng nhiều giác quan của mình để cảm nhận mùa <br />
thu, vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác và hòa trộn những cảm giác đó với nhau, <br />
ví dụ như các câu thơ: "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo", "Ao thu lạnh lẽo nước trong <br />
veo". Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm <br />
nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình, bài thơ phản ánh tình yêu của ông <br />
đối với thiên nhiên của chính quê hương mình. Và chắc hẳn Nguyễn Khuyến đã rất gắn <br />
bó, tha thiết và có tình cảm sâu nặng đối với quê hương của mình mới cảm nhận một <br />
cách chân thật nhất những cảnh sắc quê hương và lột tả vẻ đẹp ấy bằng sự chân thật và <br />
tinh tế. Bài thơ ấy mang trong mình vẻ đẹp của hồn dân tộc bởi chính có tình yêu thiên <br />
nhiên đất nước của tác giả trong đó.<br />
Trong bài thơ, ta cũng có thể nhận ra tâm trạng thời thế của tác giả hay chính là một tâm <br />
hồn thanh cao. Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc <br />
thì giật mình thảng thốt "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo", "Cá đâu đớp động dưới chân <br />
bèo". Nỗi u hoài ấy của nhà thơ từ trong tâm trạng lan tỏa và bao trùm ra ngoài mọi cảnh <br />
vật, làm cho cảnh vật tuy đẹp nhưng vẫn có nét hiu quạnh, thanh sơ.<br />
Tư thế xuất hiện của người câu cá cùng với cảnh vật đều mang một nỗi man mác buồn, <br />
người câu cá không ngồi ở tư thế bình thường mà lại gò bó tựa gối, vốn đi đâu cá để tạo <br />
ra cảm giác thoải mái nhưng chính ông lại không được thoải mái, hình ảnh cúi người mặt <br />
tựa lên đầu gối chắc hẳn là đang có suy nghĩ một điều gì đó. Chính không gian tĩnh lặng <br />
ấy đã giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được nỗi cô quạnh trong tâm hồn tác giả, <br />
khi tác giả là một vị Tam nguyên Yên Đồ lại trở về sống cảnh làng quê, sống trong cảnh <br />
thôn dã là vậy nhưng lòng vẫn nặng trĩu những vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về tình hình <br />
đất nước và luôn đau đáu một nỗi "thẹn" vì sự bất lực của mình.<br />
Sự chờ đợi của người câu cá cũng toát lên những tâm trạng sâu thẳm trong lòng tác giả, <br />
đó là một sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng, chỉ lẻ loi có một tiếng động của cá dưới <br />
chân bèo, mọi thứ trở nên trống không, im ắng lạ thường, nó góp phần làm tăng thêm sự <br />
tĩnh lặng và vắng vẻ của không gian mùa thu. Có thể thấy cảnh câu cá mùa thu là một <br />
cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn, mọi cảnh vật, chuyển động đều rất khẽ, cái tĩnh lặng <br />
đã bao trùm mọi cảnh vật nhưng lại được gợi lên bằng chính những cái động rất khẽ. <br />
Đây là một thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc, lấy động tả tĩnh, bên cạnh đó việc sử dụng <br />
những từ "eo" trong bài thơ lại càng tạo nên sự vắng lặng, im lìm trong khung cảnh mùa <br />
thu, càng thu nhỏ không gian hẹp lại.<br />
Qua bài thơ "Câu cá mùa thu" chúng ta cảm nhận được trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn <br />
Khuyến là sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, bộc lộ tấm lòng yêu quê hương, đất nước <br />
thầm kín. Khung cảnh mùa thu được vẽ ra rất giản dị và yên bình, đơn sơ, mang nét đặc <br />
trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.<br />
<br />