Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong hai câu thơ cuối bài Thu Điếu
lượt xem 2
download
Qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, đã thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời- xử thế của một kẻ sĩ,... Để hiểu rõ hơn tâm trạng của nhà thơ mời các em tham khảo bài văn mẫu "Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong hai câu thơ cuối bài Thu Điếu".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong hai câu thơ cuối bài Thu Điếu
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG HAI CAU THƠ CUỐI BÀI THU ĐIẾU BÀI MẪU SỐ 1: Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: “Thu vịnh”, “Thu ẩm” và “Thu điếu”. Bài thơ nào cũng hay cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài “Thu điếu”, nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc : Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. “Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến. Cái ý vị của bài “Thu điếu” là hai câu kết: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. “Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá, cũng là một tâm thế nhàn, thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đầu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ấn. Đang ôm cần câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: buồn cô đơn và trống vắng. Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”… Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nhưng nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước. Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo - vắng teo – chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu xanh vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…” Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam. BÀI MẪU SỐ 2: Về hai câu kết trong bài thơ: Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Trong thể thơ Thất ngôn cú bát Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết. Trong Đường thi yêu cầu:" Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sỹ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả: Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục. Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên. Trong ca dao cổ của nước ta có câu: Nước trong cá chẳng ăn mồi Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya. Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả. Trong câu ca dao này, cũng như câu Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại. Trong cuộc đời mình, cụ Tam nguyên đã từng diễn ra vài ba lần chuyện ra rồi về, về rồi ra. Cụ đã từng mười năm: “Tựa gối ôm cần”, cụ ra giúp đời như thế cũng có thể gọi là: “lâu” (Từ 1871 đến 1884, trong đó có ba năm về chịu tang) nhưng kết quả: “Chẳng được” bao nhiêu. Cụ đành bất lực trước cuộc đời. Năm 1884, Nguyễn Khuyến sau: “Mười năm gió bụi trở về nhà” (Hoàn gia tác) cụ trở về vườn Bùi ẩn dật mấy năm. Sau đó, vạn bất đắc dĩ cụ lại ra làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải. Cuối cùng, cụ lại trở về quê cũ nương thân, rồi trút hơi thở cuối cùng ở đó. Ta thật sự cảm thông và chia sẽ về cái tâm sự giằng xé, nỗi trở trăn nên về hay nên ở của mọt kẻ sỹ sinh bất phùng thời như cụ. Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến vẫn thường mượn tiếng loài vật để gửi gắm tâm sự sâu kín. Đó là tiếng ngỗng trời: Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào. (Thu vịnh) Sự thúc dục của tiếng con chim chích choè đã làm xao động tâm tư Nguyễn Khuyến, như thúc dục nhà thơ nên ra về hay nên ở lại: Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè Lặng đi kẻo động khách làng quê. (…) Lại còn giục giã về hay ở Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe. (Về hay ở) Đó là tiếng khắc khoải: “Tiếc xuân … nhớ nước” của chim cuốc: Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. (Cuốc kêu cảm hứng) Rõ ràng qua các âm thanh của loài vật kể trên, ta dễ nhận ra tâm sự của nhà thơ hơn là tiếng cá đớp động dưới chân bèo trong bài thơ Thu điếu. Tiếng cá đớp mồi ở đây không chỉ là một tiếng thu dân giã, thân quen của làng quê, gợi cho ta một hoài niệm đẹp về đất nước, quê hương mà đằng sau âm thanh đó là cả một nỗi niềm sâu kín, khó tả của nhà thơ. Âm thanh này ít có giá trị miêu tả, mà chủ yếu là sự giải bày kín đáo tâm sự sâu lắng của nhà thơ, đó là: Yêu nước, thương nhà nhưng bất lực trước thời cuộc. Tiếng cá đớp mồi phải chăng là tiếng gọi của cuộc đời thúc dục cụ Tam nguyên Yên Đỗ ra giúp dân, giúp nước. Hai câu kết của bài thơ Thu điếu, qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, ta thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; thấy được sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời- xử thế của một kẻ sỹ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều
9 p | 1469 | 202
-
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
7 p | 785 | 84
-
Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều
13 p | 500 | 53
-
Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt – Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình
10 p | 268 | 50
-
Phân tích tâm trạng Kiều trong đoạn trích Trao duyên
7 p | 318 | 40
-
Phân tích đoạn trích Trao duyên - Bài 2
3 p | 290 | 23
-
Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
3 p | 580 | 22
-
Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
5 p | 487 | 22
-
Cảm nhận về bài thơ Nhàn
5 p | 294 | 22
-
ĐỀ BÀI: Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân
3 p | 419 | 19
-
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
8 p | 415 | 18
-
Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong “Vợ nhặt” của Kim Lân
8 p | 219 | 16
-
Phân tích tâm trạng của người thanh niên yêu nước trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
5 p | 526 | 16
-
Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du
4 p | 251 | 12
-
Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng
11 p | 248 | 11
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi
8 p | 27 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên
9 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn