Phân tích tâm trạng của người thanh niên yêu nước trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
lượt xem 16
download
Bài thơ "Từ ấy" là tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lý tưởng cách mạng. Sự vận động tâm trạng nhà thơ được hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiêp thơ ca của ông. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tâm trạng của người thanh niên yêu nước trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI THANH NIÊN YÊU NƯỚC TRONG BÀI THƠ "TỪ ẤY"- TỐ HỮU BÀI MẪU SỐ 1: Tố Hữu sinh ra và lớn lên ở Huế, cái nôi của làng điệu dân ca một mảnh đất giàu truyền thống văn hoá và cách mạng. Ngay từ thời niên thiếu, hồn thơ Tố Hữu đã nảy nở thế nhưng thuở nhỏ nhà thơ thường phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm bởi cha thường hay đi xa và sớm mồ côi mẹ. Chính vì thế mà tâm hồn niên thiếu của Tố Hữu càng khao khát tình thương, rất dễ rung động với những em bé mồ côi, những con người nghèo khổ, tủi cực ở thành thị ngay xung quang nhà thơ Con đường thơ của Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng. Bài thơ "Từ ấy" phản ánh chặng đường đầu tiên trong thơ Tố Hữu: "Từ ấy... ..... cù bất cù bơ" Mở đầu bài thơ là niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của đảng: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" Bút pháp tự sự được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đầu để kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của dời mình. "Từ ấy" là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong đoàn thanh niên cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào đảng. "Từ ấy" có sự chuyển biến đột ngột làm tâm hồn nhà thơ bỗng bừng lên một thứ ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng hạ. Hình ảnh "mặt trời chân lí chói qua tim" chính là sự xuyên thấu của lí tưởng cách mạng, nó cũng chính là những biểu tượng của niềm vui, của sự sống. Hình ảnh "mặt trời chân lí" là một hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng của đảng. Lí tưởng của đảng là chân chính, là ánh sáng nó sẽ quét sạch mây mù đen tối, đưa dân tộc đến ngày mai tươi sáng. Khi có lí tưởng nhà thơ- người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi ấy thấy tâm hồn mình như một vườn hoa lá, dào dạt hương thơm, rộn rã tiếng chim và chan hoà ánh nắng. Hai câu thơ sau, Tố Hữu sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạng nhằm cụ thể hoá cái niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Thông qua việc xây dựng một hệ thống hình ảnh so sánh giàu chất lãng mạn: "nắng hạ, mặt trời, hoa lá" việc sử dụng những từ ngữ diễn tả sức mạnh cao độ. Nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động niềm sung sướng, ngây ngất khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Khổ thơ thứ hai thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ: "Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" Nếu khổ đầu là tiếng reo vui, phấn khởi thì khổ thứ hai là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản. Tự nguyện hoà cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung của quần chúng cần lao. Từ "buộc" thể hiện ý thức tự nguyện cao cả quyết tâm vượt qua giới hạn của giai cấp tiểu tư sản để hoà đồng với mọi người. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp hoán dụ "trăm nơi" kết hợp với từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm "trang trải" có tác dụng khẳng định thái độ chân thành, tha thiết, sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với từng hoàn cảnh, từng con người cụ thể. Như vậy, khi một cá nhân hoà mình với tập thể, cùng một hoàn cảnh, cùng một mục tiêu phấn đấu thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân đôi: "gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Vẫn trong mạch cảm xúc trữ tình của khổ đầu và khổ hai, khổ thơ thứ ba còn thể hiện niềm hãnh diện những thay đổi sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ khi mình trở thành một thành viên ruột thịt trong đại gia đình của những người nghèo khổ, bất hạnh: "Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ" Khi được ánh sáng của cách mạng soi rọi nhà thơ có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Các từ ngữ: "là con, là em, là anh" gợi lên một mối quan hệ gia đình đầm ấm, tất cả phấn đấu cùng quyết tâm, chia sẽ nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Đó cũng là lí do thôi thúc nhà thơ quyết tâm hoạt động cách mạng. * Bài thơ được viết với những hình ảnh tươi sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc tính, giọng điệu sôi nổi, tất cả những điều đó góp phần làm rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu giai đoạn đầu. Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng bài thơ "Từ ấy" nói về lí tưởng, về chính trị một cách tự nhiên, nhuần nhuỵ. Nó xứng đáng là tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản. Bài thơ cũng là một lời tuyên ngôn về nghệ thuật, về cuộc sống của chính nhà thơ Tố Hữu. BÀI MẪU SỐ 2: Bài thơ "từ ấy" nằm trong tập thơ cùng tên, được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, đã đánh dấu sự trưởng thành trong lí tưởng của người thanh niên cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui sướng, hạnh phúc của một người trẻ vẫn đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của lý tưởng, của Đảng, của Cách Mạng. Mở đầu bài thơi với khổ thơ thể hiện tâm trạng vui say, háo hức của Tố Hữu khi lạnh ngộ được lí tưởng cách mạng của Đảng Cộng Sản: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạnh Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậu hương và rộn tiếng chim" "Từ ấy" được dùng làm nhan đề và cũng là từ để chỉ thời gian, để nhấn mạnh và khẳng định cái giây phút đầu tiên được gặp, được giác ngộ lý tưởng Cộng Sản là giây phút thiêng liên, súc động không thể quên trong cuộc đời. "Trong tôi" hay là trong tâm hồn của nha thơ lại được kết hợp với từ "bừng" là động từ ngoa dụ chỉ tính chất đột bột bừng sáng, bất ngờ. Hình ảnh "nắng hạ" là hình ảnh của nắng hè rực rỡ, ấm áp hay là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng Cộng Sản giống như nắng hạ rực rỡ, ấm áp, đột ngột, bất ngờ bừng sáng trong tâm hồn của nhà thơ. Cụm từ "Mặt trời chân lý" chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng Cộng Sản là một ánh sáng rực rỡ, vĩ đại, diệu kỳ, là chân lý của sự đúng đắn. Động từ "chói qua tim" là động từ ngoa dụ chỉ cái tính chất cũng đột ngột soi rõ, chói sáng tâm hồn nhà thơ và "tim" cũng là hình ảnh thể hiện tình cảm, tâm hồn, ... Hai câu thơ đầu đã ca ngợi cái lý tưởng Cộng Sản vì đã khẳng định tác dụng của lý tưởng Cộng Sản. Những hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống, ngọt ngào , rộn rã âm thanh, một tâm hồn vui vẻ, tàn đầy sức sống bằng các động từ có tính chất biểu cảm mạnh mẽ cùng với biện pháp so sánh, những hình ảnh ẩn dụ. Nhà thơ đã diễn tả tâm trạng hân hoan, náo nức, say mê của mình khi giác ngộ được lý tưởng cộng sản. Khổ thơ đầu tiên tập trung ca ngợi lý tưởng Cộng Sản là những ánh sáng rực rỡ, vĩ đại, diệu kì là chân lý của sự thật, sự đúng đắn, lẽ phải. Nó đã ca ngợi vai trò, tác dụng của lý tưởng Cộng sản đó là công sản đã xua tan màn sương mù u ám của ý thức hệ tiểu tư sản để soi sáng cho nhận thức, tâm hồn, tình cảm của Tố Hữu, để mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Nó cũng đã bày tỏ thái độ thanh kính, trân trọng, vui sướng đón nhận lý tưởng như cỏ cây, hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
6 p | 1627 | 144
-
Tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
6 p | 479 | 55
-
Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong đoạn ''Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngâm "
7 p | 761 | 46
-
Phân tích tâm trạng Kiều trong đoạn trích Trao duyên
7 p | 318 | 40
-
Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
3 p | 346 | 21
-
Phân tích tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ dạ
12 p | 843 | 19
-
Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự Tình II
15 p | 333 | 13
-
Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
17 p | 194 | 11
-
Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
16 p | 72 | 7
-
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
8 p | 260 | 5
-
Phân tích diễn biến tâm trạng của Juliet trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Shakespeare
2 p | 455 | 5
-
Phân tích tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho em
7 p | 153 | 5
-
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh
6 p | 57 | 3
-
Vai trò của nhân vật vợ Tràng trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
4 p | 38 | 3
-
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 p | 128 | 3
-
Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu
5 p | 38 | 2
-
Phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong hai câu thơ cuối bài Thu Điếu
4 p | 181 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn