Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
lượt xem 11
download
"Vợ nhặt" là truyện ngắn viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945 dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người. Trong ba nhân vật của truyện thì bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu rất đáng trân trọng. Nhân vật bà cụ Tứ tuy mãi đến cuối tác phẩm mới xuất hiện nhưng đã làm cho câu chuyện về người “vợ nhặt” có chiều sâu của tính nhân văn và tính trữ tình. Mời bạn đọc tham khảo tổng hợp 5 bài văn mẫu để cảm nhận rõ hơn diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
VĂN MẪU LỚP 12: VỢ NHẶT - KIM LÂN TỔNG HỢP 5 BÀI “PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ TRONG TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN” BÀI MẪU SỐ 1: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945 dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người. Đó là hậu quả đường lối đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp mấy mươi năm cùng chủ trương độc ác nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật. Kim Lân không mô tả kĩ hiện thực tàn khốc của nạn đói lúc bấy giờ mà tập trung thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ. vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào sự đổi đời, vào tương lai tốt đẹp. Trong ba nhân vật của truyện thì bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu rất đáng trân, trọng. Giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu thiếu vắng nhân vật này. Tác giả đã đặt bà cụ Tứ vào tình huống hoàn tòan bất ngờ : Giữa những ngày đói kém khủng khiếp, đứa con trai của bà cụ bỗng dưng nhặt được vợ và dẫn về nhà. Sự kiện đột ngột đó là đầu mối dẫn dắt câu chuyện và làm nổi bật tâm trạng nhân vật cùng chủ để tác phẩm. Nhân vật bà cụ Tứ tuy mãi đến cuối tác phẩm mới xuất hiện nhưng đã làm cho câu chuyện về người “ vơ nhặt” có chiều sâu của tính nhân văn và tính trữ tình. Xây dựng nhân vật này, dường như nhà văn có chủ ý hướng người đọc đến sự nhìn nhận và suy ngẫm về chuyện lấy vợ của Tràng từ cảm nhận của người mẹ nghèo khổ đối với việc đại sự trong đời của con trai mình. Khi miêu tả và thể hiện tính cách của bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thật trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Tác giả khéo léo dẫn dắt để người đọc cùng suy nghĩ, cùng nói cười với bà cụ. Nỗi khổ đau, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật này được tác giả giới thiệu dần dần. Bắt đầu là tiếng người húng hắng ho rồi một bà lão với cái dáng lọng không từ đầu ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tỉnh toán gì trong miệng. Tính từ lọng khọng rất dân dã và giàu chất tạo hình giúp người đọc hình dung ra cái dáng gầy gò, xiêu vẹo của bà mạ già bởi gánh nặng cuộc đời. Bà lão lấy làm ngạc nhiên khi thấy Tràng reo lên như một đứa trẻ và lật đật chạy ra đón mình. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: Cô việc gì thế vậy ? Rồi phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Tác giả đã dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng băn khoăn, thắc mắc của bà cụ Tứ lúc này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà : Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ ? Dường như bà lão không tin vào mắt mình: Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu. Sự ngạc nhiên ấy còn thể hiện trong những bước chân : Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa: – U đã về ạ! Bà cụ đã nghe rõ tiếng chào của người đàn bà lạ kia nhưng được chào bằng u, bà lại càng không hiểu. Bà không nhận ra chị ta là ai nên phân vân đoán định .: Ô hay, thế là thế nào nhỉ ? rồi băn khoăn ngồi xuống giường. Mãi đến lúc Tràng nhắc: Kìa, nhà tôi nó chào u… Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả… Lúc này thì bà lão mới vỡ lẽ và cúi đầu nín lặng. Cái tư thế cúi đầu nín lặng của bà cụ Tứ chất chứa biết bao suy nghĩ, giúp người đọc dần dần nhận ra nội tâm phong phú bên trong cái vẻ tưởng như già nua, lẩm cẩm : Bà lão hiểu rồi. Ra thế! Thằng con mình nó đã có vợ… Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Bà lo lắng nghĩ người đàn bà dở sống dở chết kia liệu có mang cái chết đến với mẹ con bà nhanh hơn không ? Rồi chua chát nghĩ đến tình cảnh gia đình mình trong lúc ngặt nghèo đói kém này: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như trái tim người mẹ khốn khổ đang run lên đau đớn, xót xa. Bà lão tủi thân tủi phận vì làm cha mẹ mà không tròn bổn phận với con cái. Trăm sự cũng tại cái nghèo, cái đói mà ra cả. Bà lão kìm nén xúc động, cố nuốt những giọt nước mắt mặn đắng vào cõi lòng vốn đã chất chứa đầy đau khổ của một đời tủi cực. Nhưng những giọt nước mắt vẫn lặng lẽ rỉ ra từ đôi mắt đục mờ của người mẹ già tội nghiệp. Đoạn văn không chỉ là những câu trần thuật đơn thuần mà mỗi câu văn đều rưng rức cảm xúc xót thương của tác giả. Diễn biến câu chuyện đến đây đã lên tới đỉnh điểm. Cái sắc sảo tinh tế trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả được thể hiện khá rõ. Cả ba nhân vật đều có chung một tâm trạng căng thẳng. Tràng và người vợ nhặt chờ đợi người mẹ già nua lên tiếng. Bà cụ Tứ khi hiểu ra đầu đuôi câu chuyện đã không sao giấu nổi sự ngao ngán: Bà lão khẽ thở dài ngẩng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà đang cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt như để nhận mặt người đồng hành khốn khổ của con trai mình. Rồi bà cụ chua chát nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Nghĩ thế nên bà vui lòng chấp nhận sự việc đã rồi. Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà lão nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới": ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Hai tiếng mừng lòng mà bà lão nói với các con chất phác, đậm tình biết bao nhiêu! Nghe mẹ nói thế, Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Lời nói mộc mạc ấy đã đem lại sự xúc động và yên tâm cho người vợ nhặt đáng thương kia. Đà mẹ nghèo khổ, nhân hậu đã thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người phụ nữ xa lạ bỗng dưng trở thành “con dâu" của mình. Ngôn ngữ độc thọai nội tâm ở đọan này một lần nữa diễn tà tinh tế tâm trạng phức tạp của nhân vật bà cụ Tứ. Cảm xúc như những đợt sóng cứ cuộn lên trong lòng người mẹ, khiến người đọc xót xa. Chao ôi, những người mẹ nghèo muôn thuở là thế ư? Tình yêu thương con, ý thức trách nhiệm của người mẹ khiến họ lo chuyện cưới vợ cho con bằng tất cả khả năng mình có, dẫu chỉ là lời nói… Thói thường, người già hay cả nghĩ. Bà cụ Tứ từ tốn dặn dò các con: Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau… Sống giữa sự vây bủa của cái chết ngày càng che phủ bóng đen gớm ghiếc của nó lên mọi gia đình, vậy mà những người nghèo khổ như mẹ con Tràng vẫn tin vào cuộc sống, vào tương lai: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Bà cụ Tứ cứ tin vu vơ như thế. Chì có những người quyết bám víu lấy cuộc sống mới có được niềm tin dai dẳng và kì diệu ấy. Tâm trạng bà cụ Tứ lẫn lộn buồn vui, lo lắng. Niềm vui của bà mẹ nghèo khổ, già nua trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp bởi không sao thoát khỏi nỗi ám ảnh của sự buồn tủi, xót thương: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình, vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ? Nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng thương xót của bà cụ Tứ với người con dâu mới: Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Với bổn phận của một người mẹ, bà ao ước có được dăm ba mâm, trước trình tổ tiên, ông bà, sau mời làng xóm. Nhưng ao ước ấy không thể thực hiện được vì bà nghèo quá. Bà rất biết trước biết sau, song cái khó bó cái khôn, bà đành chịu. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà cụ Tứ chỉ mong : Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Tuy bà cụ không nổi nhưng chắc người con dâu cũng hiểu, vì thế mà chị thấy thân thiết, gắn bó với bà cụ và thực sự coi bà cụ là mẹ. Như vậy nghĩa là “đám cưới" đã xong. Chẳng có lễ nghi, cỗ bàn gì nhưng tấm lòng bao dung, nhân hậu của người mẹ nghèo đã thay thế tất cả. Những giọt nước mắt đã nói lên rất nhiều điều về bà cụ Tứ. Bà cụ để dành lời cho bữa cơm mừng con dâu ngày hôm sau. Con trai tự nhiên có được vợ, bà lão mừng lắm: Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đểu có ý nghĩ ràng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khả hơn. Bà không vui sao được khi con trai bà đã thành gia thất?! Bà cũng vơi đi một mối lo âu bấy lâu nay cứ canh cánh bên lòng và trong bữa ăn đầu tiên của ba mẹ con, dẫu chỉ có rau chuối, cháo loãng với muối nhưng bà toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này : – Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem… Suy nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến tương lai nhiều hơn cả. Không đơn thuần chỉ là tâm lí lạc quan mà đó là niềm ao ước thiết tha về một ngày mai sáng sủa hơn của con cháu. Có thể bà lão chẳng sống được bao lâu nữa, nhưng bà vẫn tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con. Những ước muốn, hi vọng đâu chỉ dành cho tuổi trẻ, mà trở nên sâu sắc hơn, da diết hơn trong tấm lòng của những người mẹ nghèo như bà cụ Tứ. Ai bảo là bà lão lẩm cẩm, dớ dẩn ? Ai dám cười những ước mong, dự định của bà trong hoàn cảnh ngặt nghèo này ? Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu chảo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ : – Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: – Chè đây… Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Rồi bà múc trao cho con dâu, con trai, miệng vẫn tươi cười, đon đả… – Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Dường như bà lão cố ý xua đi không khí ảm đạm, cố gắng quên đi tình cảnh khốn khổ bằng thái độ tươi tỉnh. Bên trong cái vẻ tươi tỉnh ấy là tấm lòng người mẹ đang thổn thức lo âu. Bà lão “đãi" nàng dâu mới món ăn đặc biệt mà bà gọi là chè khoán, nấu bằng cám, khen ngon đáo để và so sánh : Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy. (Vậy có cám mà ăn như thế này là còn may lắm) Chao ôi là khổ ! Phải đói đến mức nào thì mới ăn cám thấy ngon? Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con người, bắt họ phải sống như loài vật ; song nó không thể dập tắt được phần người, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Bà cụ cố đổi buồn thành vui, cố tươi cười, đon đả cho bữa cơm đỡ phần thê thảm. Chi tiết này làm cho tác giả và chúng ta không cầm nổi nước mắt. Chúng ta khóc vì thương, vì quý tấm chân tình của bà. Ba mẹ con Tràng đã tìm thấy niềm vui trong sự nương tựa, cưu mang nhau mà sống. Tình vợ chồng, mẹ con sẽ là động lực giúp họ tăng sức mạnh vượt qua tao đoạn ngặt nghèo trước mắt. Tình cảm ấy rất cần nhưng chưa đủ để đảm bảo cho ba người một tương lai tốt đẹp hơn. Hiện thực cuộc sống trước mắt họ vẫn một màu xám xịt, chết chóc và rùng rợn: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen… Cái tài của tác giả là cứ nhẹ nhàng như không mà luồn lách ngòi bút động đến tận nơi sâu thẳm của tâm hồn, bắt người đọc phải cười, phải khóc, phải sống cùng với nhân vật của mình. Kim Lân đã diễn tả thật sâu sắc và tinh tế tâm lí của bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà hiểu biết, yêu thương con hết lòng và yêu thương cả những cảnh đời oái ăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái sâu xa. Bà cụ cố gắng xua đi cái ám ảnh đen tối đáng sợ của thực tại, nhen nhúm niềm tin, niềm vui cho các con. Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ vì đối khát ấy vẫn nung nấu một ý chí sống mãnh liệt. Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động về một người mẹ nghèo khổ hết lòng yêu thương con. Ngòi bút tinh tế của tác giả đi sâu phân tích diễn biến tâm trạng phức tạp của bà cụ Tứ và thể hiện qua từng lời nói, ánh mắt, trong suy nghĩ, hành động và mối lo xa cho tương lai các con. Phải là người có vốn sống phong phú, thấu hiểu và thông cảm, yêu mến và trân trọng những người nghèo khổ thì tác giả mới có thể diễn tả một cách chân thực, tài tình đến vậy. Truyện Vợ nhặt không đơn thuần là trang văn mà là những trang đời thấm đẫm nước mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng nỗi lo cho hiện tại và le lói niềm tin vào tương lai của bà mẹ nghèo. Hình ảnh bò cụ Tứ khiến người dọc rung cảm sâu sắc trước tấm tình tha thiết của người mẹ già. Người mẹ già ấy chính là ánh sáng le lói trong bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Nhân vật bà cụ Tứ đã làm cho giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt trở nên thấm thía hơn, cảm động hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều
9 p | 1469 | 202
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Vội vàng của tác giả Xuân Diệu
9 p | 978 | 102
-
Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
17 p | 716 | 66
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
16 p | 399 | 57
-
Tổng hợp 5 bài phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
28 p | 420 | 55
-
Tổng hợp 5 bài lập dàn ý các dạng đề trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
11 p | 604 | 43
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
22 p | 354 | 41
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
19 p | 471 | 33
-
Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
18 p | 350 | 17
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
16 p | 165 | 10
-
Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
16 p | 226 | 10
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
13 p | 129 | 7
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
22 p | 167 | 6
-
Tổng hợp 5 bài phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
28 p | 146 | 6
-
Tổng hợp 3 bài bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
8 p | 95 | 5
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân
19 p | 128 | 5
-
Tổng hợp 6 bài bình giảng khổ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
16 p | 93 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn