Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 12: TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN<br />
TỔNG HỢP 3 BÀI “BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ ĐỀ TỪ TRONG BÀI<br />
TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
<br />
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới 1930- 1945.<br />
Sau này ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của nền thơ hiện đai. Ông được<br />
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996). Thơ Chế Lan Viên có<br />
phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa<br />
dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh tài hoa.<br />
Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ đặc sắc của ông, rút từ tập Ánh sáng và phù sa<br />
– 1960. Tiếng hát con tàu là hình ảnh có tính chất biểu tượng – biểu tưởng cho con tàu tâm<br />
tưởng, cất tiếng hát về lòng biết ơn, tình yêu, sự gắn bó với nhân dân, Đất nước; đó còn là<br />
tiếng hát của một tâm hồn thơ đã giác ngộ được một chân lẽ sống, chân lý nghệ thuật: Hãy<br />
trở về với Đất nước, nhân dân, cội nguồn sáng tạo thơ ca chân chính. Chủ đề của bài thơ<br />
trên hầu như được kết tinh ở bốn câu thơ đề từ:<br />
<br />
Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.<br />
<br />
Khi lòng ta đã hóa những con tàu<br />
<br />
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát<br />
<br />
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?<br />
<br />
Những câu thơ "đề từ” thường có ý nghĩa đặc biệt đối với một tác phẩm văn học. Nó nêu rõ<br />
ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà<br />
bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, một bài thơ mang đậm cảm xúc không gian, vũ trụ, đất<br />
nước đã được đề từ bằng câu thơ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài".<br />
<br />
Đối với bài thơ Tiếng hát con tàu, mấy câu thơ đề từ trên cũng có ý nghĩa nêu lên cảm hứng<br />
chủ đạo. Với phong cách trí tuệ độc đáo, ngay câu thơ mở đầu, Chế Lan Viên đã tạo nên<br />
được một câu thơ đặc sắc: "Một câu hỏi để xoáy sâu vào tâm hồn người đọc. Tây Bắc ư?"<br />
và một câu trả lời rất hàm súc đầy tính chất khẳng định "Có riêng gì Tây Bắc" mà bất kỳ<br />
một vùng đất nào của Tổ quốc, nơi đã để lại nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa yêu thương<br />
trong kháng chiến chống Pháp; nơi có cuộc sống cần lao của nhân dân; nơi đang mong đợi<br />
những cánh tay và tấm lòng đến khai phá dựng xây. Tố Hữu ngày ấy cũng đã viết:<br />
<br />
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang.<br />
<br />
Hỏi núi non cao đau sắt đau vàng?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 1<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
… Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy …<br />
<br />
Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì<br />
<br />
Tên Đất nước reo vui bao tiếng gọi…<br />
<br />
Và một khi nhà thơ – người nghệ sĩ – công dân đã cảm nhận hết được tình yêu và trách<br />
nhiệm của mình là phải đóng góp vào sự nghiệp xây dựng kiến thiết Tổ quốc bằng những<br />
sáng tác nghệ thuật "miêu tả chân thật và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”, thì lúc<br />
đó tâm hồn nhà thơ đã "hóa nhũng con tàu" náo nức trong hành trình về Tây Bắc, về với đất<br />
nước, về với cuộc sống dựng xây cần lao và anh dũng của nhân dân. Cuộc sống xây dựng<br />
cần lao và anh dũng ấy là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Ở đây nhà thơ đã<br />
khẳng định vai trò của hiện thực khách quan đối với nghệ thuật. Một nhà văn hiện thực Nga<br />
thế kỷ 19 đã khẳng định "cái đẹp là cuộc sống". Hiện thực đời sống là nguồn cảm hứng vô<br />
tận cho sáng tác, là đối tượng, là chất liệu; từ đó làm nên các sáng tác văn nghệ:<br />
<br />
Vì thế mà nhìn trông bạn trẻ hơn 10-15 tuổi!<br />
<br />
Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi<br />
<br />
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy<br />
<br />
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá<br />
<br />
Nó không là anh, nhưng nó là mùa<br />
<br />
(Chế Lan Viên)<br />
<br />
“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi, hãy nhặt những chữ của<br />
đời mà góp lên trang" Nhưng nghệ thuật không phải tự dưng đến với nhà thơ nghệ sĩ. Nó chỉ<br />
có thể nảy sinh, khi nghệ sĩ chân thành đón nhận và hòa nhập với cuộc đời.<br />
<br />
Khi tiếng hát con tàu tâm tưởng của nhà thơ hòa nhập với tiếng hát rộn ràng không khí xây<br />
dựng "bốn bề" của Tổ quốc, thì cũng chính là lúc người nghệ sĩ có thể soi vào tâm hồn mình<br />
mà thấy cả đất nước, cả cuộc đời rộng lớn: "Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?". Cuộc đời<br />
rộng lớn sẽ ùa vào thế giới cá nhân và chuyển hóa thành máu thịt tâm hồn cá nhân ấy, kết<br />
tinh thành tác phẩm nghệ thuật. Ở trong bài thơ Chế Lan Viên cũng khẳng định: "Chẳng có<br />
thơ đâu giữ lòng đóng khép". Trước các mạng, thời "Điêu tàn", Chế Lan Viên chỉ soi vào<br />
mình nên chỉ thấy bóng mình mà không nhìn thấy Tổ quốc, nhân dân.<br />
<br />
Đừng quên nỗi chua cay một thời thơ ấy<br />
<br />
Tổ quốc trong lòng có cũng như không<br />
<br />
Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 2<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.<br />
<br />
Còn giờ đây hồn thơ ông đã "thoát khỏi phòng nhỏ bé", "lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh<br />
mông", thì hình ảnh cuộc đời, đất nước mới được tượng hình trong thơ ông:<br />
<br />
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào.<br />
<br />
Thấy trời núi nghìn sông diễm lệ<br />
<br />
Như vậy là nhà thơ đã ý thức được một cách rõ ràng vai trò quyết định của hiện thực đời<br />
sống, song cũng không hề coi nhẹ vai trò của chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo<br />
nghệ thuật chân chính bao giờ cũng xuất phát từ một thôi thúc của nội tâm, từ khát vọng của<br />
nhà văn muốn thế hiện trong tác phẩm những tâm tư, tình cảm, cá tính, phong cách của<br />
mình. Lao động nghệ thuật mang tính đặc thù so với một số ngành lao động khác. Nó đòi<br />
hỏi phải có ngọn lửa từ bên trong, phải có sự thôi thúc của nội tâm. Vì thế những câu thơ<br />
tưởng như có sự trái ngược, mâu thuẫn "lòng ta đã hóa những con tàu" rồi "tâm hồn ta là<br />
Tây Bắc chứ còn đâu?". Những câu thơ ấy rất hợp lý thống nhất một cách chặt chẽ trong<br />
quy luật tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Đúng là chủ thể và khách thể, ngoại cảnh và nội<br />
tâm, hướng ngoại và hướng nội. Tất cả đều có thế tìm thấy sự hòa hợp thống nhất trong hình<br />
ảnh thơ giản dị mà rất sâu sắc của Chế Lan Viên. Câu thơ của ông cất lên như một sự ngạc<br />
nhiên, ngỡ ngàng trước một phát hiện về chân lý sáng tạo nghệ thuật… Còn câu thơ "Khi Tổ<br />
quốc bốn bề lên tiếng hát", chỉ có mấy chữ nhưng đã tái hiện được một cách khá chân thực<br />
và sinh động hiện thực cuộc sống xây dựng lúc bấy giờ. Có riêng gì Tây Bắc mới náo nức<br />
không khí xây dựng mà cả miền Bắc lúc bấy giờ đều lên tiếng hát xây dựng. Ở nơi này là<br />
"Lúa chín rì rào"; ở nơi kia là "ngói đỏ trăm ga”, đâu đâu cũng "mặt đất nồng nhựa nóng cần<br />
lao".<br />
<br />
Thơ của Chế Lan viên là tiếng lòng của tác giả. Chỉ có bốn câu thơ đề từ mở đầu bài thơ<br />
Tiếng hát con tàu mà có ý nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật cho cả một thế hệ nhà thơ<br />
tham gia xây dựng đất nước sau ngày hòa bình lập lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 3<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
<br />
Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết năm 1960, trong tâp Ánh sáng và phù sa, nhân sự<br />
kiện Đảng và chính phủ phát động đi xây dựng kinh tế ở niền núi Tây Bắc. Thực ra, sự kiện<br />
kinh tế – xã hội chỉ là cái cớ để nhà thơ bày tỏ niềm khát vọng trở về với cuộc sống rộng lớn<br />
của nhân dân, ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật. Hiểu điều này giúp ta hiểu được ý<br />
nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu và khổ thơ đề từ của tác phẩm.<br />
<br />
Thực ra, những năm 60 chưa có đường tàu nào, con tàu nào đi lên Tây Bắc. Hình ảnh con<br />
tàu được nói đến trong nhan đề và ở trong một số khổ thơ là con tàu trong tâm tưởng mang<br />
tính chất biểu tượng, lại đi lặp lại trong nhiều câu thơ, khổ thơ trở thành hình tượng nghệ<br />
thuật của tác phẩm:<br />
<br />
- Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?<br />
<br />
- Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng…<br />
<br />
- Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội<br />
<br />
- Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga<br />
<br />
- Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?<br />
<br />
Đối với nhiều người thời kỳ ấy, hình ảnh con tàu nói lên khát vọng ra đi đến với nhân dân,<br />
với những miền xa xôi để xây dựng đất nước. Đối với người nghệ sĩ, con tàu là biểu tượng<br />
cho khát vọng vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé, quẩn quanh để đến với nhân dân và cuộc sống<br />
mới, tìm đến nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.<br />
<br />
Như vậy Tiếng hát con tàu là hình ảnh nhân hóa biểu tượng cho khát vọng lên đường say<br />
mê náo nức. Dùng từ tiếng hát nhà thơ đã diễn tả được niềm vui, niềm hạnh phúc của tâm<br />
hồn.<br />
<br />
Bình giảng khổ thơ đề từ:<br />
<br />
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc<br />
<br />
Khi lòng ta đã hóa những con tàu,<br />
<br />
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát<br />
<br />
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.<br />
<br />
Nếu con tàu là biểu tượng cho khát vọng ra đi, thì Tây Bắc ngoài nghĩa là một địa danh cụ<br />
thể còn là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà<br />
nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 4<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
nhân dân, nơi đả khắc ghi những kỉ niệm không quên của đời người trong cuộc kháng chiến<br />
chống thực dân Pháp vừa qụa, cũng là nơi đang vẫy gọi mọi người chung sức xây dựng cuộc<br />
sống mới.<br />
<br />
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.<br />
<br />
Với người nghệ sĩ nói chung, nhà thơ Chế Lan Viên nói riêng, Tây Bắc chính là tâm hồn, là<br />
cuộc sống khi người nghệ sĩ biết mở rộng lòng mình với cuộc sống rộng lớn. Nói cách khác,<br />
qua khổ thơ đề từ và cả bài thơ, Chế Lan Viên muốn khẳng định vai trò của cuộc sống với<br />
sáng tạo nghệ thuật. Ý tưởng này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong bài thơ.<br />
<br />
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép<br />
<br />
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.<br />
<br />
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ.<br />
<br />
Nếu bài thơ là tiếng hát lên đường thì khổ thơ đề từ là khúc dạo đầu mang tính khái quát tạo<br />
âm điệu chung cho cả bài thơ. Đó là người nghệ sĩ phải dấn thân vào cuộc đời rộng lớn mới<br />
mong tạo được sức sống cho ngòi bút.<br />
<br />
Từ ý nghĩa nhan đề và khổ thơ đề từ ta hiểu được những hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống<br />
trong bài thơ.<br />
<br />
Sự độc đáo của khổ thơ đề từ chính là ở chỗ đã khái quát tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ<br />
trong bài Tiếng hát con tàu. Trong bài thơ, có nhiều hình tượng mang tính tượng trưng. Các<br />
hình tượng ấy hoặc sẽ được mở rộng, phát triển, hoặc sẽ làm phong phú thêm cho các hình<br />
tượng ở khổ thơ này: con tàu, tiếng hát, Tây Bắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 5<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 3:<br />
<br />
Chúng ta từng biết đến một Chế Lan Viên siêu hình trước Cách mạng đã “từ thung lũng<br />
đau thương” đến với “cánh đồng vui”, từ “cái tôi” cô đơn bế tắc đến với cuộc đời rộng lớn<br />
của nhân dân, đất nước, cách mạng. Cuộc “trở về” ấy đã được Chế Lan Viên thể hiện trong<br />
những vần thơ chan chứa niềm biết ơn trong tập Ánh sáng và phù sa mà Tiếng hát con tàu là<br />
một bài thơ tiêu biểu.<br />
<br />
Bài thơ được sáng tác nhân cuộc phát động nhân dân, nhất là thanh niên đi xây dựng khu<br />
kinh tế mới ở miền núi Tây Bắc. Từ sự kiện kinh tế - chính trị này, Chế Lan Viên đã có dịp<br />
bộc lộ những trăn trở, xúc động, và lòng biết ơn của mình đối với Tổ quốc, Nhân dân cùng<br />
những suy nghĩ về ngọn nguồn sáng tạo của thi ca. Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi chất trữ<br />
tình - triết luận, bởi những sáng tạo độc đáo, bất ngờ, mới lạ ngay từ nhan đề và lời đề từ.<br />
<br />
Trước hết phải giải thích hình tượng con tàu.<br />
<br />
Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng. Trên thực tế, ta chưa có đường tàu lên Tây Bắc.<br />
Nhưng Chế Lan Viên vẫn nghĩ tới hình tượng một con tàu. Con tàu ở đây tượng trưng cho<br />
một cuộc hành trình. Vậy, Tiếng hát con tàu - nhan đề bài thơ - nghĩa là lời ca ngợi cuộc<br />
hành trình.<br />
<br />
Căn cứ vào nội dung bài thơ, ta có thể thấy thêm ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Cuộc hành<br />
trình lên Tây Bắc, cũng là cuộc hành trình về với nhân dân, về với Tổ quốc và về với cội<br />
nguồn của cảm hứng thi ca.. Cho nên, Tiếng hát con tàu là bài ca về cuộc hành trình với ý<br />
nghĩa biểu tượng nhiều nghĩa như trên.<br />
<br />
Chính Chế Lan Viên cũng đã từng nói: “Thực ra làm thơ chính là nói là viết về cái điều tỏa<br />
ra trước thực tế chứ không phải bằng bản thân thực tế”. Khi viết bài thơ này, nhà thơ cảm<br />
thấy “trong lòng rất day dứt... cảm thấy cuộc sống của mình sẽ chật hẹp bé nhỏ nếu không<br />
hòa được với cuộc đời chung” (Chế Lan Viên). Con tàu - hồn thơ đang trong cuộc hành<br />
trình về với nhân dân, thoát khỏi đời riêng nhỏ hẹp. Đây không phải hành trình lãng tử bơ<br />
vơ mà là một chuyến tàu giục giã, hối thúc tràn đầy phấn hưng. Con tàu đã làm nên phần<br />
nhạc của bài thơ mà năng lượng là niềm vui, là cảm xúc dạt dào, là “tiếng hát”. Con tàu là<br />
biểu tượng cho khát vọng ra đi, đi đến những miền đất xa xôi của Tổ quốc. Với Chế Lan<br />
Viên, ra đi thực chất là trở về (Con đã đi nhưng con cần vượt nữa/ Cho con về gặp lại Mẹ<br />
yêu thương) bởi vì trước đây nhà thơ đã đi quá xa (vào thế giới siêu hình), xa đến nỗi tưởng<br />
quên cả đường về. Chế Lan Viên đã đi theo cách mạng cũng hết sức tự nhiên nhưng còn<br />
nhiều lực cản đặc biệt là phải vượt lên chính mình, vượt lên những “buồn rớt”, “mộng rớt”<br />
trong tâm hồn để tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời, tìm thấy ngọn nguồn của sáng<br />
tạo. Cuộc ra đi - trở về này được nhà thơ hình tượng hóa thành một chuyên tàu lên Tây Bắc,<br />
nơi quê hương cách mạng, nơi đất nước đang gọi, nơi “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 6<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
Con tàu là biểu tượng cho khát vọng lên đường. Tiếng hát biểu thị sự phấn chấn hăm hở, tin<br />
yêu và tự hào. Có một thời chàng thi sĩ này đã khóc. Nhiều người nhầm chàng là hậu duệ<br />
của Chế Bồng Nga bởi chàng trong thân phận của một người dân vong quốc đã khóc thương<br />
cho sự đổ nát “điêu tàn” của đất nước Chiêm Thành. Trong thơ chàng, người ta nghe thấy<br />
tiếng xương gãy, đầu rơi, tủy vọt, tiếng voi gầm ngựa hí, tiếng binh khí thành Đồ Bàn và<br />
tiếng “muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”. Đến với cách mạng, người thi sĩ ấy đã thoát ra<br />
khói “những tháp Chàm lẻ loi, bí mật” và sau một quá trình “nhận đường, “tìm đường” đã<br />
cất lên tiếng hát, tiếng hát của lòng biết ơn vì Đảng, Bác, nhân dân, đất nước đã đem “ánh<br />
sáng và phù sa” đến làm sống dậy một hồn thơ.<br />
<br />
Tiếng hái con tàu là tiếng hát của một tâm hồn đang phấn chấn, hăm hở với khát vọng lên<br />
đường đến những miền đất mới mà thực chất là trở về với nhân dân, đất nước - ngọn nguồn<br />
của hồn thơ, của những sáng tạo.<br />
<br />
Những nội dung trên đây của bài thơ đã được Chế Lan Viên dồn nén một cách cô đọng,<br />
hàm súc trong bốn câu đề từ:<br />
<br />
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc<br />
<br />
Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc<br />
chứ còn đâu!<br />
<br />
Trong các tác phẩm văn học, lời đề từ như một tín hiệu chỉ dẫn, lời mách bảo kín đáo con<br />
đường khám phá tác phẩm. Tuy nhiên, không phải một lúc chúng ta có thể nhận thức được<br />
hết ý nghĩa của lời đề từ. Muốn hiểu được lời đề từ phải nắm được nội dung tác phẩm. Vì<br />
thế, lời đề từ và nội dung tác phẩm luôn soi chiếu lẫn nhau đế vừa hiểu sâu tác phẩm vừa<br />
nhận ra ý vị của lời đề từ vốn có hình thức như một câu đố:<br />
<br />
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc<br />
<br />
Khi lòng ta đã hóa những con tàu<br />
<br />
Câu thơ cho ta thấy Tây Bắc là một biểu tượng, tượng trưng cho nhiều địa danh, mang<br />
nhiều ý nghĩa. Tây Bắc là cách nói về Tổ quốc, về Nhân dân, và với tác giả thì Tây Bắc còn<br />
có ý nghĩa là nơi ngọn nguồn của cảm xúc mà lí tưởng, cuộc đời nhà thơ đang hướng tới.<br />
<br />
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát<br />
<br />
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?<br />
<br />
Chế Lan Viên đã thống nhất nhiều sự việc trong một biểu tượng: Con tàu - Tâm hồn ta - Tây<br />
Bắc - Tổ quốc - Nhân dân - Cội nguồn sáng tạo... để lôi cuốn độc giả. Khi “phá cô đơn ta<br />
hòa nhập với người”, khi mỗi con người phá bỏ chủ nghĩa cá nhâu, phá bỏ những quan niệm<br />
nghệ thuật siêu hình bế tắc để hòa nhập với cộng đồng, với thế giới, với nhân dân đất nước<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 7<br />
Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
<br />
<br />
thì tâm hồn mỗi con người sẽ trở thành một thế giới không tầm thường chút nào. Tâm hồn<br />
anh thuộc về nhân dân, được sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi sông. Cuộc đời và thế<br />
giới cá nhân đã hóa thân, chưng cất thành tâm hồn nhân dân. Vì thế tâm hồn anh có sự giao<br />
cảm đặc biệt với muôn triệu tâm hồn. Chế Lan Viên đã nhiều lần nói về sự thay đổi kì diệu<br />
này:<br />
<br />
“Tâm hồn tôi khi thế giới soi vào Thấy nghìn núi trăm sông diễm lệ”.<br />
<br />
Hoặc:<br />
<br />
“Sợi chỉ lòng anh nghèo có một màu<br />
<br />
Xe vào cái đa sắc của cuộc đời thèm chói lọi”<br />
<br />
Ở Tiếng hút con tàu, Tây bắc cũng soi vào hồn nhà thơ và nhìn vào tâm hồn nhà thơ bỗng<br />
phát hiện ra Tây Bắc đâu chỉ là một miền đất, một vùng quê. Tây Bắc còn sống trong mỗi<br />
con người với những kỉ niệm “máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”. Tây Bắc là “anh con”, “em<br />
con”, là “mế”, là “bản sương giăng", “đèo mây phủ” là vắt xôi nuôi quân êm giấu giữa<br />
rừng”, là cuộc sông gian lao nhưng trọng nghĩa tình, là tất cả những kỉ niệm tươi rói để kết<br />
lại thành: “Tây Bắc - người là mẹ của hồn thơ”.<br />
<br />
Lời đề từ chính là một lời tâm niệm: tâm hồn ta thuộc về nhân dân, đất nước. Nhìn vào tâm<br />
hồn thấy nhân dân, đất nước. Soi vào đất nước, nhân dân lại thấy được lòng mình. Ra đi đến<br />
với cuộc đời, đến với đất nước, nhân dân cũng chính là tìm đến tâm hồn đích thực của mình<br />
với những tình cảm trong sáng, những nghĩa tình sâu nặng. Đó chính là ngọn nguồn của<br />
sáng tạo bởi “chẳng có thơ đâu giừa lòng đóng khép”.<br />
<br />
Tiếng hát con tàu có vẻ đẹp hài hòa giữa cảm xúc và suy tư, giữa tình cảm và trí tuệ. Đây<br />
cũng là đặc điểm phong cách Chế Lan Viên trong Ánh sáng và phù sa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 8<br />