Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 23
lượt xem 2
download
Tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 23 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: nhà ảo thuật; nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số; tôn trọng đám tang; nghe-viết chơi nhạc; tìm hiểu những làn điệu dân ca quê hương Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống; chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 23
- TUẦN 23 Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2019 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN NHÀ ẢO THUẬT I. MỤC TIÊU A Tập đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nội dung: Khen ngợi hai chị em Xôphi và Mác là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong sgk) B Kể chuyện Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ câu chuyện sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY A. Tập đọc HĐ1: Củng cố kiến thức: (3’) Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và nội dung bài tập đọc Cái cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Cái cầu. Nêu nội dung bài. GV nhận xét, tuyên dương. HĐ2: Hình thành kiến thức: Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. 1.Luyện đọc (15'): GV đọc mẫu toàn bài. + Đọc từng câu: HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 1 câu. GV phát hiện sửa lỗi phát âm sai cho HS + Đọc từng đoạn trước lớp: 4HS đọc 4 đoạn. Giúp HS hiểu nghĩa từ : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài. + Đọc từng đoạn trong nhóm: HS trong nhóm đọc và sửa lỗi cho nhau. 2 nhóm đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét. 1HS đọc lại. 2. Tìm hiểu bài (10'): HS đọc thầm đoạn 1. ? Vì sao 2 chị em Xôphi không đi xem ảo thuật? 1HS đọc, lớp đọc thầm đoạn 2,3. ? Hai chị em Xôphi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật nào? ? Vì sao 2 chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp xiếc? HS đọc thầm đoạn 1. ? Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? ? Theo em, chị em Xôphi đã được xem ảo thuật chưa? 1
- 2HS nêu nội dung bài. 3. Luyện đọc lại (7'): 4HS thi đọc tiếp nối 4 đoạn truyện. GV nhận xét, khen những HS đọc đúng, hay. B. Kể chuyện 1. Nêu nhiệm vụ (1'): Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện “Nhà ảo thuật” kể lại câu chuyện theo lời của Xôphi hoặc Mác. 2. HS kể từng đoạn theo tranh (15'): HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. 1HS kể mẫu đoạn 1. 4HS kể tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện. Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất. HS (khỏ, giỏi) kể toàn bộ câu chuyện. HĐ nối tiếp: (3’) HS nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. Dặn HS về tập kể chuyện cho người thân nghe. 2
- TOÁN NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tt) I. MỤC TIÊU: HS : Biết nhân số có bốn chữ số với số có mộ chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau). Vận dụng trong giải toán có lời văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Củng cố kiến thức (5') Củng cố nhân số có bốn chữ số với số có mộ chữ số. Gọi 2HS lên bảng chữa bài 3 (VBT). GV đánh giá, tuyên dương. HĐ2: Hình thành kiến thức * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. 1. Hướng dẫn thực hiện phép nhân (10'): GV nêu phép tính : 1427 x 3 = ? HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. 1HS lên bảng, lớp làm vào giấy nháp. + GV củng cố các bước đặt tính và cách tính: Gọi HS nhắc lại qui trình thực hiện. 2. Thực hành (18'): HS làm BT: 1, 2, 3, 4 sgk tr115. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu, kém. Bài 1: Củng cố cách thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. 4HS lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét. Bài 2: Củng cố cách đặt tính và cách thực hiện 2HS lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét. GV củng cố cách đặt tính và cách thực hiện Bài 3: Củng cố giải toán bằng 1 phép tính và nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. 1HS đọc đề bài. 1HS lên bảng, lớp nhận xét. Bài 4: Củng cố cách tính chu vi hình vuông. 1HS đọc đề bài. 3
- 1HS lên làm, lớp nhận xét. HĐ nối tiếp: (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG ĐÁM TANG( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: HS Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở BT Đạo đức. Phiếu học tập cho HĐ2. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1 : Củng cố kiến thức. 5’ Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng đám tang? GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2 : Bày tỏ ý kiến (8'). + GV lần lượt đọc từng ý kiến HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ trắng, lưỡng lự giơ thẻ xanh, sau mỗi ý kiến nói lí do vì sao? a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá. * GVKL: Nên tán thành với các ý kiến b,c. Không tán thành với ý kiến a. HĐ3 : Xử lý tình huống (10'). Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống sau: Tình huống a: nhóm 1 Tình huống b: nhóm 2 Tình huống c: nhóm 3 Tình huống d: nhóm 4 Đại diện các nhóm trình bày. * GV nhận xét, kết luận: HĐ4 : Chơi trò chơi :"Nên và không nên" (9'). 4
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ. GV nêu luật chơi: Trong một thời gian khoảng 57’ tìm những việc nên làm và không nên làm viết vào 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc thì nhóm đó sẽ thắng. GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. * GVKL: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. HĐ nối tiếp: 2’ Nhận xét tiết học. Dặn về học bài và thực hiện tốt như bài học. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LÁ CÂY I. MỤC TIÊU Biết được cấu tạo ngoài của lá cây. Biết được sự đa dạng về hình dạng độ lớn và màu sắc của lá cây. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong sgk. Sưu tầm các lá cây khác nhau. Giấy khổ to và băng keo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Củng cố kiến thức (5’) Nêu chức năng của rễ cây? GV đánh giá, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Thảo luận theo nhóm: 15’ GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS quan sát các hình1, 2, 3, 4 (sgk) kết hợp quan sát những lá cây HS mang đến lớp theo gợi ý: + Nói về màu sắc, hình dạng, độ lớn của lá cây. + Chỉ đâu là cuống lá, phiến lá. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, bổ sung. GVKL: Lá cây thường có màu xanh lục, 1 số ít có màu đỏ hoặc vàng, có nhiều hình dạng, độ lớn khác nhau. Mỗi lá có: cuống, phiến lá, gân lá. HĐ3: Làm việc với vật thật:13’ Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và băng dính rồi sắp xếp các lá cây và đính vào khổ giấy theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của nhóm mình trước lớp. GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương từng nhóm. HĐ nối tiếp(5'): Nhận xét, tiết học Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. 5
- Thứ ba ngày 19 tháng 02 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: : HS : Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau). Biết tìm số bị chia, giải bài toán có 2 phép tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kến thức 5’ Củng cố nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. 2HS thực hiện, lớp làm vở nháp. 2014 x 4 1806 x 5 GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Luyện tập (27'): HS làm BT: 1, 3, 4(a) Tr116 Bài 1: Củng cố cách đặt tính và cách tính. 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét. Bài 3: Củng cố cách tìm số bị chia. 2HS lên làm, lớp nhận xét. GV củng cố cách tìm số bị chia. Bài 4: Củng cố điền số vào chỗ chấm. HS nêu miệng, lớp nhận xét. GV nhận xét. + Chấm bài, nhận xét. 6
- HĐ nối tiếp: 2’ Nhận xét tiết học. Dặn HS về làm bài tập trong VBT. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: CHƠI NHẠC I. MỤC TIÊU Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. Làm đúng BT(2) a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kến thức 5’ Kiểm tra kĩ năng phân biệt r/d/gi GV yêu cầu HS viết các từ ngữ : rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng. GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn HS nghe viết (17'): GV đọc lần 1 bài chính tả. 2HS đọc lại, lớp theo dõi sgk. Bài thơ kể chuyện gì ? ? Trong bài ta cần viết hoa những chữ nào? HS đọc thầm bài, viết ra giấy những chữ hay viết sai. GV đọc lần 2 HS viết bài vào vở. HS đổi vở cho nhau chữa lỗi sai. + Chấm bài, nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập(11'): Bài tập 1: Rèn kĩ năng phân biệt l/n, ut/uc 7
- HS nêu yêu cầu BT, làm bài vào vở BT. 2HS lên bảng làm, lớp nhận xét. 2HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HĐ nối tiếp: 2’ Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập 2. HĐNGLL TÌM HIỂU NHỮNG LÀN ĐIỆU DÂN CA QUÊ HƯƠNG BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG BÀI 6: Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ (t1) I. MỤC TIÊU HS biết sưu tầm những làn điệu dân ca của quê hương mình Hát đúng tiết tấu,giai điệu của bài dân ca Yêu thích và có thái độ trân trọng,giữ gìn những sản phẩm tinh thần của ông cha. Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, mến yêu của Bác dành cho các anh hùng thương binh, liệt sĩ Hiểu được công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sĩ đối với độc lập của đất nước, tự do của nhân dân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các bài dân ca quen thuộc của quê hương Chuẩn bị 1 số câu hỏi thảo luận Các tư liệu, truyện kể về về sự hình thành và phát triển của các làn điệu dân ca quê hương. Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 8
- HĐ 1: Tìm hiểu về dân ca 1. Các tổ tự giới thiệu về tổ mình và hát 1 bài dân ca 2. Thi kiến thức và hát dân ca(cá nhân,nhóm) Các đội tự giới thiệu về đội của mình và hát 1 làn điệu dân ca Người dẫn chương trình đưa ra hệ thống các câu hỏi về + Tên bài dân ca + Xuất xứ của làn điệu dân ca đó +Hát 1 làn điệu dân ca về 1 chủ đề nhất định Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời.Nừu câu trả lời không đúng cơ hội dành cho đội còn lại.Trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ giành cho cổ động viên + Mỗi câu trả lời đúng(ô chữ hàng ngang )sẽ được cộng 1*, trả lời sai không tính. + Nếu đội nào tìm được từ khóa(ô chữ hàng dọc ) được cộng 3*, trả lời sai mất quyền chơi 3. Tổng kết và đánh giá GV nhận xét ý thức thái độ của HS Tuyên dương, trao phần thưởng cho cá nhân, đội thi đạt kết quả tốt HĐ 2: BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG 1.Củng cố kiến thức: Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức + Em học được gì qua câu chuyện trên? HS trả lời, nhận xét 2. Hình thành kiến thức: a. Giới thiệu bài: Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ b. Đọc hiểu GV kể lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ”(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 22) + Em ghi lại những từ thể hiện sự trân trọng, biết ơn của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sĩ. + Bác đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đối với thương binh, liệt sĩ? + Ngày thương binh, liệt sĩ là ngày nào? Ý nghĩa của ngày đó? c. Hoạt động nhóm + Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các thương binh, liệt sĩ cho cuộc sống hòa bình? HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung Hoạt động nối tiếp: Hs nêu lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. 9
- THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 23 TIÊT 1 I. MỤC TIÊU: HS: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở luyện tập Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1: Củng cố kến thức 5’ Củng cố nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số GV nhận xét, tuyên dương. Giới thiệu bài : HĐ 2: Thực hành (29') HS làm các bài tập 1,2,3,4, 5 (vở Luyện tập Toán). 10
- Bài 1: Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số Gọi HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng làm bài Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức HS đọc yêu cầu : Lớp làm vào vở. HS trả lời Chéo vở kiểm tra bài nhau. GV nhận xét, chốt đáp án. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính. Gọi HS đọc yêu cầu BT. Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Hs lên bảng chữa bài GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: Rèn kĩ năng chia số có bốn chữ số với số có một chữ số Gọi HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng làm bài Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 5: Rèn kĩ năng điền số. Lớp làm vào vở, 1HS lên bảng chữa GV nhận xét, chốt đáp án. HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò (2'). Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài 6,7,8,9 Thứ tư ngày 19 tháng 02 năm 2019 TOÁN CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: HS : Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 11
- HĐ1: Củng cố kiến thức 5’ Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số HS lên bảng làm bài Gv nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia (12'): a. Phép tính: 6369 : 3 = ? GV nêu: Đặt tính và tính 6369 : 3 = ? 1HS nhắc lại cách đặt tính và cách chia số có ba chữ số cho số có 1 chữ số. 1HS lên bảng làm, lớp làm giấy nháp. HS nhận xét và nêu lại cách tính. GV nêu lại cách đặt tính và quy trình thực hiện tính. b. Phép tính: 1276 : 4 = ? (Hướng dẫn tương tự) ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phép chia? HĐ3: Thực hành (20'). HS làm BT: 1,2,3 sgk tr117. Bài 1: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 3HS lên làm, lớp nhận xét. GV yêu cầu HS nêu lại cách tính. Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán 1HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS nêu tóm tắt. 1HS lên bảng, lớp nhận xét. GV nhận xét. Bài 3: Củng cố cách tìm thừa số chưa biết. 2HS lên làm, HS khác nhận xét. + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: 2’ Nhận xét tiết học. Dặn HS về làm bài tập trong VBT. TẬP ĐỌC CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC I. MỤC TIÊU : Giúp hs : Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài. 12
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo ; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo. (trả lời được các câu hỏi trong sgk) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ tờ quảng cáo sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1: Củng cố kiến thức 5’ HS đọc bài : Nhà ảo thuật. Nêu nội dung của bài GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ 2: Luyện đọc (12'): GV hướng dẫn cách đọc. 1HS đọc lại bài. + HS đọc từng câu: GV viết bảng những con số cho HS luyện đọc: 1 6; 50%; 10%; 5180360. GV sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng đoạn: HS đọc nối tiếp từng đoạn. Đ1: Tên chương trình, tên rạp xiếc. Đ2: Tiết mục mới. Đ3: Tiện nghi và mức giảm giá vé. Đ4: Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời mời. Giúp HS hiểu từ: Tiết mục, tu bổ, mở màn, hân hạnh. Giải nghĩa các số chỉ giờ 19 giờ (7 giờ tối); 15 giờ (3 giờ chiều). + Đọc từng đoạn trong nhóm: Đọc theo nhóm đôi để góp ý và nhận xét cho nhau. 4 nhóm tiếp nối thi đọc 4 đoạn. 1HS đọc cả bài. HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài (8'): + Đọc thầm bảng quảng cáo. ? Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ? ?Em thích những nội dung nào trong quảng cáo, vì sao? ? Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)? ? Em thường thấy quảng cáo ở những đâu? HĐ 4: Luyện đọc lại (7'). 4HS thi đọc theo đoạn. 1HS khá, giỏi đọc toàn bài. GV nhận xét, bình chọn. HĐ nối tiếp: (3’): Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại và chuẩn bị tiết Tập làm văn. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 13
- NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (BT1). Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?(BT2) Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (BT3a/c/d) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Mô hình đồng hồ báo thức. Bảng lớp viết bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức (5’) 2 HS nêu miệng BT1,2. ? Nhân hoá là gì? GV nhận xét – tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Ôn về cách nhân hoá (9'): Bài tập 1: a, 1HS đọc nội dung, lớp đọc thầm. 1HS đọc bài: Đồng hồ báo thức. GV cho HS quan sát mô hình đồng hồ và chỉ cho HS thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ. Lớp trao đổi theo cặp và làm bài. 4 HS lên chữa bài, lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. b. Em thích hình ảnh nào? Vì sao? HS nêu miệng. GV: Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hoá để tả đặc điểm của 3 kim một cách sinh động: kim giờ gọi là bác vì nó to… HĐ3: Ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi: Như thế nào?9’ Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu BT. Từng cặp trao đổi, 1em hỏi, 1 em trả lời và làm vào VBT. Từng cặp HS thực hành hỏi, đáp trước lớp. GV viết bảng, nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3a,c,d: HS nêu yêu cầu BT, làm vào vở BT. HS nối tiếp đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: Nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị tiết LTVC tuần 24. 14
- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY I. MỤC TIÊU: Sau bài học sinh biết: Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong sgk trang 88, 89. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức (5’) Kiểm tra bài Lá cây Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài của lá cây? GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Tìm hiểu chức năng của lá cây (17') Từng cặp HS quan sát hình 1 tr88, người hỏi, người trả lời theo câu hỏi: * Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? * Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào? * Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? * Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? Các nhóm trình bày ý kiến. + GVKL : Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. GV : Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá, dòng nước liên tục được hút từ rễ qua thân và đi lên lá ; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây. HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của lá cây (12'): Nhóm trưởng của 4 nhóm điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế và quan sát hình Tr89 sgk nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương. HS thi viết ra giấy tên lá cây được dùng vào các việc như : để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà. GV và HS nhận xét nhóm thắng cuộc. Các em cần làm gì để bảo về cây? HĐ nối tiếp(5'): Nhận xét tiết học. Dặn HS về quan sát các loại hoa. 15
- THỦ CÔNG ĐAN NONG ĐÔI( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: Học sinh biết : Biết cách đan nong đôi. Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: GV : Tấm đan nong mốt và nong đôi bằng bìa. Tranh qui trình đan nong đôi. Giấy thủ công, kéo, keo dán, bút chì, thước kẻ. HS : Giấy thủ công, kéo, keo dán, bút chì, thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức GV kiểm tra đồ dùng học tập ở nhà của HS. GV nhận xét. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Quan sát , nhận xét (6’) . GV cho HS quan sát mẫu, tấm mẫu đan nong đôi nhận xét mẫu về kỹ thuật và thẩm mĩ. HS so sánh đan nong mốt với đan nong đôi. GV nhận xét. ? HS nêu những sản phẩm đan nong đôi? ? HS nêu trong gia đình em có những sản phẩm nào đan nong đôi? * GVKL: Trong thực tế người ta thường dùng các nan tre, nứa...để đan nong mốt, nong đôi các sản phẩm thủ công dùng trong gia đình. HĐ3: Hướng dẫn thực hành (10’) GV vừa thao tác, vừa nêu quy trình đan nong đôi qua các bước: Bước 1: kẻ, cắt các nan đan. Bước 2: Đan. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. 2 HS nêu lại quy trình. HĐ4: Thực hành (14’). HS thực hành. GV giúp hs đan đúng, đan đẹp. GV nhận xét, khen ngợi. HĐ nối tiếp: Nhận xét tiết học. 16
- Dặn HS về nhà thực hành. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 23 TIÊT 1 I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở luyện tập Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1: Củng cố kến thức 5’ Củng cố nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số GV nhận xét, tuyên dương. Giới thiệu bài : HĐ 2: Thực hành (29') HS làm các bài tập 1,2,3,4, 5 (vở Luyện tập Toán). Bài 1: Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số Gọi HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng làm bài Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức HS đọc yêu cầu : Lớp làm vào vở. HS trả lời Chéo vở kiểm tra bài nhau. GV nhận xét, chốt đáp án. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính. Gọi HS đọc yêu cầu BT. Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? Hs lên bảng chữa bài GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: Rèn kĩ năng chia số có bốn chữ số với số có một chữ số Gọi HS đọc yêu cầu BT. HS lên bảng làm bài Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 5: Rèn kĩ năng điền số. 17
- Lớp làm vào vở, 1HS lên bảng chữa GV nhận xét, chốt đáp án. HĐ nối tiếp: (2'). Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài 6,7,8,9 Thứ năm ngày 21 tháng 02 năm 2019 TOÁN CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ( TIẾP) I. MỤC TIÊU Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. II. ĐỒ DÙNH DẠY – HỌC Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số GV ghi bảng: 1484 : 7 5655 : 5 GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1') : GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia (12'). a. Phép tính: 9365 : 3 = ? 1HS lên làm, lớp làm vở nháp. GV và HS nhận xét. 3HS nêu lại cách đặt tính và cách tính. b. Phép tính : 2249 : 4 = ? (Hướng dẫn tương tự) * Lưu ý HS : Nếu lần 1 lấy 1 chữ số ở số bị chia bé hơn số chia thì phải lấy 2 chữ số. Số dư phải bé hơn số chia. HĐ3: Thưc hành (17'). HS làm BT: 1, 2, 3 sgk tr118 Bài 1: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 3 HS lên chữa bài, lớp nhận xét. 2HS nêu lại cách tính. 18
- Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán. 1HS lên làm, lớp nhận xét. GV củng cố cách làm. Bài 3: Xếp hình. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 8 HS lên chơi trò chơi "Xếp nhanh, xếp đúng" theo mẫu. GV cùng HS nhận xét. HĐ nối tiếp: Nhận xét tiết học. Dặn HS làm BT trong VBT CHÍNH TẢ NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng bài tập (2) a/b. II. ĐỒ DÙNH DẠY – HỌC Ảnh Văn Cao trong sgk. Bảng lớp ghi bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kến thức 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp: rầu rĩ, giục giã. GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1’) : HS xem ảnh Văn Cao – Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn HS nghe – viết (18’): GV đọc lần 1 bài văn. Giải nghĩa từ Quốc hội, Quốc ca. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm. ? Những từ nào trong bài được viết hoa? HS đọc và viết ra vở nháp những từ dễ sai. GV hướng dẫn chung những từ HS mắc lỗi. GV đọc lần 2 – HS viết bài vào vở. GV đọc lần 3 HS soát bài, chữa lỗi sai. GV chấm bài, nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (10’). Bài 1: Điền vào chỗ trống. 1HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm. HS làm bài cá nhân. 2 HS chữa bài, lớp nhận xét. 19
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp(12’): Nhận xét tiết học. Dặn HS về đọc lại bài. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 23 TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: Củng cố: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số một chữ số . Rèn kĩ năng giả toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở luyện tập Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1: Củng cố kến thức Củng cố chia số có bốn chữ số cho số một chữ số . Giới thiệu bài : HĐ 2: Thực hành (29') HS làm các bài tập 10, 11, 12,13,14, 15 (vở Luyện tập Toán trang 15, 16). Bài 10, 15: Gọi HS đọc yêu cầu BT. Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? HS lên bảng làm bài Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 11, 12, 13, 14: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số một chữ số . HS đọc yêu cầu : Yêu cầu lớp làm vào vở. HS trả lời Chéo vở kiểm tra bài nhau. GV nhận xét, chốt đáp án. HĐ nối tiếp: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Toán 4 chương 5 bài 1: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó
5 p | 874 | 105
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
9 p | 1109 | 33
-
Giáo án Lịch sử 4 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( 1075 – 1077 )
3 p | 508 | 30
-
Giáo án Vật lý 12 bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
8 p | 510 | 25
-
Giáo án Sinh học 6 bài 36: Tổng kết về cây có hoa
8 p | 847 | 24
-
Giáo án Toán 4 chương 2 bài 3: Chia một tổng cho một số
4 p | 293 | 20
-
Giáo án bài Các phép toán tổng hợp - Đại số 10 - GV. Trần Thiên
5 p | 311 | 19
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 p | 495 | 15
-
Giáo án Số học 6 chương 3 bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
7 p | 225 | 14
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
4 p | 302 | 11
-
Giáo án Số học 6 chương 1 bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
11 p | 145 | 11
-
Giáo án Mỹ Thuật 1 bài 3: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
3 p | 123 | 8
-
Giáo án môn Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo - Chương 3: Bài tập cuối chương 3
8 p | 37 | 4
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28: Các số có năm chữ số (Tiết 1)
2 p | 17 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 29: Phép cộng các số trong phạm vi 100000 (Tiết 2)
3 p | 16 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Bài 3
8 p | 19 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo - Chương 1: Bài tập cuối chương 1
8 p | 42 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Cánh diều: Tuần 24
17 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn