intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 26

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

106
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 26 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: sự tích lễ hội Chử Đồng Tử; tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; làm quen với thống kê số liệu; nghe viết sự tích lễ hội Chử Đồng Tử; tập đọc rước đèn ông sao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 26

  1. Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN                                                                        SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. MỤC TIÊU                                                            A. Tập đọc ­ Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu cau, giữa các  cụm từ. ­ Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công  lớn với dân, với nước. Nhân dan kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng  Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là  sự thể hiện lòng biết ơn đó. ­ HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. B. Kể chuyên ­ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. ­ HS đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện. Một số KNS cần GD: Thể hiện sự cảm thông.. Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :  GV: tranh  ­  Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bài Hội đua voi ở Tây Nguyên ­  GV gọi 2 HS đọc đoạn 2: Bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. ­ Trả lời câu hỏi : Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? * Giới thiệu bài mói bằng tranh minh hoạ SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử a,  Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:  Giọng đọc nhẹ nhàng. Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ  xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử. Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt c ủa Ch ử  Đồng Tử  khi thấy thuyền của công chúa tiến lại, sự  bàng hoàng của công   chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chử Đồng Tử trong khóm lau thưa. Đoạn 3 và 4: Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.  b, GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. ­ HS luyện đọc câu. ­ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.GVhướng dẫn học sinh đọc các từ  khó: du ngoạn, bờ bãi, lễ... (HS đọc cá nhân, đồng thanh) ­ HS đọc nối tiếp đoạn lần 2: GV nhận xét. 1
  2. ­ HS luyện đọc đoạn :  Lượt 1: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. + GV hướng dẫn HS cách đọc một số câu dài (Nghỉ hơi rõ sau các dấu phẩy, dấu chấm; nhịp đọc chậm lại).        Lượt 2: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. + GV kết hợp giải nghĩa từ :  + 1HS  đọc chú giải sau bài ­ Đọc từng đoạn trong nhóm : + HS đọc nhóm đôi ­ GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. + Thi đọc giữa các nhóm: Đại diện 2 nhóm thi đọc ­ Lớp và GV nhận xét. HS  đọc cả bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:( 10' )­   HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. ­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung của bài: Chử  Đồng Tử  là người có hiếu,   chăm chỉ, có công lớn đối với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ  công  ơn của vợ  chồng Chử  Đồng Tử. Lễ  hội được tổ  chức hằng năm  ở  nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. ­  GV hỏi: Đối với những người có công với dân với nước, ta phải làm gì?  (Phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của họ) Hỏi: Em cần học tập điều gì  ở  Chử  Đồng Tử? (Hiếu thảo với cha mẹ, ông   bà, chăm chỉ trong công việc) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc lại: ( 10)­   ­ GV đọc diễn cảm 1 – 2 đoạn văn. ­ HS thi đọc đoạn văn trong mhóm. GV gọi một số HS đọc trước lớp. Lớp và  GV nhận xét. 1 HS đọc lại bài.. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện( 20)­   ­ HS đọc yêu cầu của bài: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.  ­ HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh: ­ GV hướng dẫn  HS ngồi theo nhóm 4 và tập kể trong nhóm. GV theo dõi và   giúp đỡ HS. ­  GV gọi một số nhóm kể chuyện trước lớp.   ­Lớp và GV nhận xét. * HS đặt tên cho từng đoạn câu chuyện: Gợi ý: Tranh 1: Tình cha con. Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ. Tranh 3: Truyền nghề cho dân. 2
  3. Tranh 4: Uống nước nhớ nguồn. ­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ­ Nhiều HS nhắc lại.   Hoạt động nối tiếp  ( 3 ­ 5' )­  HS nêu lại nội dung chuyện. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. ­ Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng. ­ Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV:  Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng và các loại đã  học. III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố nhận biết các loại tờ giấy bạc (5’) ­  GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi: ­ Cần bao nhiêu tờ giấy bạc 2000 đồng để có 10.000 đồng ­ Cần bao nhiêu tờ giấy bạc 5000 đồng để có 10.000 đồng ­ GV và lớp nhận xét. Hoạt động 2: Củng cố cho HS cách cộng trừ trên các số với đơn vị là  đồng(15’) Bài 1:  Chiếc ví  nào có nhiều tiền nhất? ­ HS nêu yêu cầu bài tập. ­ HS  quan sát tranh trong SGK, tự làm bài. ­ HS nêu miệng kết quả. Lớp và GV nhận xét. Bài 2 a,b: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải. ­ HS nêu yêu cầu của bài. ­ HS suy nghĩ và tự làm bài.  ­ HS nêu cách làm.  Bài3:  Xem tranh trả lời câu hỏi. ­ HS nêu yêu cầu của bài. ­ Cả lớp quan sát tranh vẽ và đọc thầm giá của từng đồ vật. ­ Cả lớp đọc thầm các câu hỏi của bài. ­ Mời một số HS giải thích từ: vừa đủ tiền.  3
  4. ­ HS tự làm bài và nối tiếp nhau trình bày ý kiến. ­ Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. Hoạt động 3: Củng cố cho HS giải bài toán có liên quan đến tiền tệ(15’) Bài 4:  Giải toán có lời văn ( GV thay đổi đề bài SGK để phù hợp với giá tiền  thực tế).  HS đọc đề bài. ­ HS nêu tóm tắt và tự làm bài. Một số em trình bày cách làm, 1 HS lên bảng  giải. Lớp và GV nhận xét.    Hoạt động nối tiếp ( 3 ­ 5' )­ Chuẩn bị bài sau ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG THƯ TỪ , TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( tiết 1) I . MỤC TIÊU:       ­ Nêu được một vài biểu hiện về  tôn trọng thư  từ, tài sản  của người khác.  Không xâm phạm thư từ , tài sản của người khác    ­ Thực hiện tôn trọng thư từ , nhật kí , sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi  người  ­Một số KNS cơ bản cần GD: Giáo dục kỹ năng tôn trọng tài sản của người  khác. Đảm nhận trách nhiệm II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC    : GV ­ Cặp sách, lá thư      III ­ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU   Hoạt động 1 : Củng cố KT về tôn trọng đám tang ( 3 ­ 5') ­  HS nêu 1 số việc nên làm và 1số việc không nên làm  * Giới thiệu bài  Hoạt động 2 :  Xử lí tình huống qua đóng vai   (10’) ­ GVnêu y/c  Các nhóm thảo luận đóng vai   Một số nhóm xử lí tình huống rồi đóng vai trước lớp . Các bạn trong lớp nhận xét .    * GV kết luận : Không được bóc thư của người khác . Đó là tôn trọng thư  từ , tài sản của người khác    Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm (5 ­ 8')     ­ GVphát phiếu học tập ­ HS đọc y/c       ­ Các nhóm thảo luận      ­ Đại diện nhóm trình bày kết quả  * GV kết luận : Thư từ , tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên   cần được tôn trọng    Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế  (10')         ­ GV nêu y/c         ­ Từng cặp HS trao đổi với nhau         ­ 1 số HS trình bày trước lớp  4
  5.   Hoạt động nối tiếp:  Thực hiện việc tôn trọng thư từ , tài sản của người  khác    TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI TÔM, CUA I. MỤC TIÊU ­ Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người ­ Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ . ­ HS : Biết tôm , cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng  được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân được phân thành  các đốt. Một số kỹ năng cơ bản cần GD: Bảo vệ môi trường và động vật  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Các hình trang 98,99 SGK, tranh ảnh minh hoạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố nhận biết một số côn trùng có lợi và có hại(5’) ­ 2 HS Kể tên một số côn trùng có ích và côn trùng có hại. ­ Nêu một số cách diệt trừ những côn trùng có hại. ­ GV củng cố và chốt lại nội dungtrả lời. ­ Giới thiệu bài: trực tiếp. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo bên ngoài của tôm và  cua(18’) Mục tiêu: Chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua. 5
  6. Bước 1: HS quan sát tranh, ảnh SGK và sưu tầm thảo luận nhóm đôi theo yêu  cầu: Kể các loại tôm cua có trong SGK và các loại có trong tranh ảnh mà em  sưu tầm được. Chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm, cua? Bước 2: Làm việc cả lớp. ­ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Các HS khác theo dõi, bổ sung. ­ GV hỏi: Em có nhận xét gì về  hình dạng, kích thước của tôm và cua? Chúng  có xương sống không? ( Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau,  chúng không có xương sống) Hỏi:  Chúng có nhiều chân hay ít chân, chân chúng có gì đặc biệt? (Chúng có  nhiều chân, chân phân thành các đốt) ­ GV kết luận. Gọi nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của tôm và cua(15’) Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.  Bước 1: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu tên các loài vật có trong tranh. ­ HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: Tôm và cua sống ở đâu? Chúng được sử  dụng để làm gì?  Bước2: Làm việc cả lớp  ­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các HS khác nhận xét, bổ  sung. +GV hỏi: ? Hãy kể tên một số loài vật thuộc họ tôm, cua  và ích lợi của  chúng? (tôm càng xanh, tôm sú, cua bể, cua đồng...dùng làm thức ăn cho người và  động vật.) +GV kết luận: Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, động vật và làm  hàng xuất khẩu. Tôm và cua sống ở dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản  tôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người. ­ Cô công nhân trong hình đang làm gí?  (chế biến tôm để xuất khẩu) GV giới thiệu: Tôm, cua là những thức ăn có nhiều đạm, rất bổ. Việc nuôi  tôm, cua mang lại lợi ích kinh tế lớn. Nước ta có rất nhiều sông ngòi, đường  bờ biển dài nên nghề nuôi tôm, cua rất phát triển, nhất là ở các tỉnh: Kiên  Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp... ­ GV cho HS quan sát và rút kinh nghiệm để tiết sau hoàn thành tốt. . Hoạt động nối tiếp: (2’) 6
  7. ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh tôm, cua làm bộ  sưu tập. Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2019 TOÁN LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU  I. MỤC TIÊU ­ Bước đầu làm quen với dãy số liệu. ­ Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản).  ­ HS làm được bài tập 1,3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ viết nội dung BT 1,2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về giải toán có liên quan đến tiền tệ(5’) 7
  8. ­ Lan có 10 000 đồng mua vở bài tập toán hết 5 200 đồng, mua vở tập chép  nhạc hết 2 800 đồng. Hỏi Lan còn bao nhiêu tiền? ­ HS cả lớp nháp vào giấy nháp. GV gọi 1HS lên chữa bài. *Giới thiệu bài:   GV giới thiệu trực tiếp Hoạt động 2: Hướng dẫn làm quen với dãy số(15’) ­ GV cho HS  quan sát hình minh hoạ trong SGK và cho biết hình vẽ gì?  ­ Chiều cao của các bạn là bao nhiêu? ­ GV viết dãy các số liệu lên bảng giới thiệu. Đây là dãy số liệu.  ­ Gọi HS đọc lại. * Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu. Số 122 cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn?  ­ Hỏi tiếp với các số còn lại.­ Dãy số liệu này có mấy số? ( 4 số) ­ Hãy xếp tên các bạn HS theo thứ tự  chiều cao từ cao đến thấp và từ  thấp   đến cao. ­ GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để HS trả lời:  Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập, thực hành(15’) Bài tập 1: Giúp HS biết so sánh các số liệu ­ Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao thứ tự là: 129 cm, 132 cm; 125 cm; 135 cm;  ­ Một HS đọc đề  bài và dãy số  liệu. GV hỏi từng câu hỏi trong SGK để  HS   trả lời  + Đối với câu b: GV cho HS  quan sát dãy số liệu và so sánh rồi nêu lên ­ Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS tự chữa bài. Bài tập 3: Giúp HS biết xử lý các số liệu theo yêu cầu ­ Viết dãy số kg gạo của 5 bao trên. ­ GV gọi HS đọc bảng số liệu. ­ HS sắp xếp . GV nhận xét. *Học sinh làm xong các bài tập thì làm thêm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp(3’)  Chuẩn bị tiết: Làm quen với thống kê số liệu. (tiếp  theo).   8
  9. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I.MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. ­ Bài viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng bài tập 2 a 9
  10. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  ­ GV: Bảng phụ  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU  Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phân biệt tr/ ch(5’) ­ GV đọc cho HS viết 2 từ : chăm chỉ,  trẻ trung ­ GV nhận xét  Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2:  Hướng dẫn nghe viết bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử:  (15’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ­ GV đọc đoạn viết. ­  GV gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. ­ Giúp HS hiểu ND của đoạn viết : Chử Đồng Tử đã giúp dân làm những việc  gì? Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử đồng Tử? b) Hướng dẫn HS viết chữ khó viết và trình bày bài viết ­ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó : Chử  Đồng Tử, sông Hồng ­ 2 học sinh lên bảng viết các tên riêng có trong đoạn viết ­ Bài viết gồm mấy đoạn, mấy câu? ­ HS tự nêu cách trình bày bài viết, phân tích các chữ. b) GV đọc cho HS viết bài­ ­ GV theo dõi giúp đỡ HS viết tốc độ còn chậm. c) Chấm chữa một số bài và nhận xét. ­ GV đọc cho học soát lỗi, viết số lỗi ra giấy nháp. ­ GV chấm 18­ 20 bài. Nhận xét bài viết. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm BT(15’)  Bài 2a: Điền vào chỗ trống r/d/gi  ­ HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở BT. ­  HS nhận xét, GV chốt lời giải ­ Gọi một số HS đọc lại bài hoàn chỉnh, các từ cần điền là: Hoa giấy, giản dị,  giống hệt, rực rỡ, hoa giấy, rải kín, làn gió. Hoạt động nối tiếp (2’)luyện viết lại bài chính tả.                                             Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019 TOÁN LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Tiếp theo) 10
  11. I.  MỤC TIÊU ­ Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột. ­ Biết cách đọc các số liệu của một bảng. ­ Biết cách phân tích các số liệu của một bảng. HS làm được các bài tập 1, 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ   III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về dãy số liệu(5’) ­ HS làm BT4 trong SGK : Cho dãy số liệu 5;10;15;20;25;30;35;40;45 Dãy trên có tất cả bao nhiêu số? Số 25 là số thứ mấy trong dãy? ­ GV nhận xét. * Giới thiệu bài; Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm quen với thống kê số liệu(15’) ­ GV cho HS quan sát bảng phụ. GV hỏi:  ­ Bảng này có mấy cột và mấy hàng? ( 4 cột, 2 hàng) ­ Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì? (ghi tên các gia đình) ­ Hàng thứ hai của bảng cho biết điều gì? ( ghi số con của mỗi gia đình) * GV chốt lại: Đây là bảng thống kê số con của 3 gia đình. Bảng này gồm 4   cột và 2 hàng…  + Hàng trên ghi tên các  gia đình. + Hàng dưới ghi số con của mỗi gia đình. b) Đọc bảng số liệu ­ Bảng thống kê số  con của mấy gia đình? (Ba gia đình: cô Mai, cô Lan, cô   Hồng) ­ Hãy nêu số người con trong mỗi gia đình? ­ Gia đình nào có ít con nhất?( cô Lan). ­ Những gia đình nào có số con bằng nhau? (cô Mai, cô Hồng) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập, thực hành(15’) Bài tập 1: Củng cố cách đọc bảng số liệu và TLCH ­ HS nêu yêu cầu bài tập và phân tích cấu tạo của bảng số liệu ­ GV nêu từng câu hỏi trước lớp cho HS trả lời. ­ Cả lớp ­ GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. GV hỏi thêm: Lớp 3A ít hơn lớp 3C bao nhiêu HS giỏi? 11
  12. Bài tập 2: Củng cố cách đọc bảng số liệu và TLCH. HS nêu yêu cầu bài tập. GV hỏi: ­ Bảng số liệu trong bài thống kê về nội dung gì? ­ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?        ­ GV lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời ­ HS trả lời các câu hỏi. GV củng cố nhấn mạnh về việc so sánh các số liệu  thống kê. Hoạt động nối tiếp (2’): GV củng cố nội dung tiết học. 12
  13. TẬP ĐỌC RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU ­ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa  các cụm từ. ­ Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích  cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết trung thu , các em   thêm yêu quý, gắn bó với nhau. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố  đọc thành tiếngvà đọc hiểu bài Sự  tích lễ  hội   Chử Đồng Tử(5’) ­ 2 HS lên  bảng mỗi học sinh  đọc một đoạn  bài Sự  tích lễ  hội Chử  Đồng   Tử ­  Bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử cho ta biết điều gì? ­ Lớp nhận xét ­ Giới thiệu bài trực tiếp  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Rước đèn ông sao: (15’) a,  GVđọc mẫu toàn bài:  Giọng đọc :Vui tươi, thích thú, thể hiện sự háo hức  của các bạn nhỏ, nhấn giọng các từ gợi tả:  ­ Luyện đọc câu:   Đọc nối tiếp câu và sửa lỗi phát âm các từ, tiếng :Rước  đèn trong suốt trống ếch. ­ Luyện đọc đoạn:   ­ GV chia đoạn: 2 đoạn : Mỗi lần xuống dòng là 1đoạn, riêng đoạn 2 có thể  chia thành 2 phần ­ HS đọc nối tiếp 2đoạn (2 lượt)  + HS đọc đồng thanh cả bài Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: (10’) ­ HS đọc từng đoạn, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGKvà nêu được nội dung  mỗi đoạn trong bài:  ­ Em hãy đọc thầm ở đoạn 1 và mô tả mâm cỗ trung thu của bạn Tâm? ­ Đêm trung thu có gì vui?  13
  14. ­ Vậy qua đoạn 1 muốn nói lên điều gì? ­ GV yêu cầu HS đọc đoạn 2: Chiếc đèn ông sao có gì đẹp? ­ Đoạn này nói lên điều gì? ­ GV rút ra nội dung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc lại(8’) ­ GV đọc mẫu bài lần 2  ­ Cả lớp theo dõi bài đọc. ­ GV tổ chức HS thi đọc trước lớp.  ­ Cả lớp ­ GV nhận xét bình chọn cá nhân  đọc tốt nhất.  Hoạt động nối tiếp (2’) ­ HS nêu lại nội dung bài.về nhà đọc trước các bài tập đọc chưa học chuẩn bị  cho các tiết ôn tập và kiểm tra.  14
  15. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI .  DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU ­ Hiểu nghĩa các từ: lễ, hội, lễ hội (Bài tập 1) ­ Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (Bài tập 2) ­ Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (Bài tập 3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: tranh                Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? (5’) ­ GV gọi HS:  Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi vì sao trong câu sau. Bạn Huy lớp 3C  đạt học sinh ngoan vì bạn rất chăm chỉ và chịu khó. ­ HS trả lờ, GV cùng cả lớp nhận xét. GV chốt lại cách tìm bộ phận câu trả  lời câu hỏi vì sao.                                                                                 Hoạt động 2: Củng cố và hiểu các từ về lễ hội (15’) Bài tâp 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập . ­ HS suy nghĩ trình bày ý kiến. ­ GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng     Lễ : Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự  theo phong tục hoặc nhân dịp đặc  biệt Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội ­ Nhiều HS đọc lại lời giải. Bài tập 2:  Tìm và ghi vào vở  tên một số  lễ  hội, tên một số  hội và hoạt   động........ ­ GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài. ­ Cho HS thảo luận và làm bài theo nhóm đôi.  ­ Đại diện nhóm nêu ý kiến. ­ Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. ­ GV yêu cầu một số HS nhắc lại. Hoạt động 3: Củng cố cho HS về cách đặt dấu phẩy(15’) 15
  16. Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây. ­ 1HS đọc yêu cầu của bài ­ HS suy nghĩ, trình bày ý kiến. Lớp và GV nhận xét.. ­ Một số HS đọc lại bài. a) Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng  lúa, nuôi tằm, dệt vải. b) Vì nhớ  lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị  em Xô ­ phi đã  về nhà ngay. c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị  thua. d) Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời,  Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. ­ GV nêu thêm: Các từ  vì, tại, nhờ  là những từ  thường dùng để  chỉ  nguyên   nhân của một sự việc một hành động nào đó. Hoạt động nối tiếp (2’) Dặn HS ôn lại các bài đã học.   TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI TIẾT 52: CÁ I. MỤC TIÊU  ­ Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người. ­ Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ. HS: Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ  thể chúng thường có vẩy, có vây. Một số kỹ năng cơ bản cần GD: Bảo vệ môi trường và động vật  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV­ HS sưu tầm tranh ảnh về cá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về ích lợi của tôm, cua(5’) ­ GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: ­ Nêu ích lợi của tôm và cua?  ­ GV cùng HS nhận xét và chốt lại ích lợi của tôm và cua. Giới thiệu bài:    Hoạt động 2:  Tìm hiểu đặc điểm của cá(18’) Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan  sát. Bước1:   ­   GV   yêu   cầu   HS   thực   hiện   nhóm   đôi   quan   sát   các   hình     trang   100,101SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý trong SGK trang100 . + Em hãy kể tên các loại cá. Hãy chỉ và nói  tên các bộ phận bên ngoài của cá? 16
  17. + Cá thở bằng gì và cá thở như thế nào? Bước 2: ­ Mời đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác bổ sung. ­ HS: Hãy nêu đặc điểm chung của cá? * GV hỏi thêm: Em hãy kể tên một số loài cá mà em biết? ­ HS lấy tranh ảnh đã sưu tầm kể trước lớp các loại cá. ­ Cá có đa dạng và phong phú không? GV kết luận + Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết. Hoạt động 3:  Tìm hiểu về ích lợi của cá(15’) ­  Em hãy nêu ích lợi của cá?  ­ GV gọi HS nêu mỗi em một ý kiến sau đó GV chốt lại: + Giới thiệu về hoạt   động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết. ­ GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về hoạt động nuôi và đánh bắt cá.  ­ GVkết luận: Cá có nhiều ích lợi cá làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,…   ­ GV cho HS quan sát và rút kinh nghiệm để tiết sau hoàn thành tốt. . Hoạt động nối tiếp: (2’)  Gv chốt kiến thức toàn bài. Nhận xét tiết học THỦ CÔNG LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG. (Tiết 2) I. MỤC TIÊU ­ Biết cách làm lọ hoa gắn tường.  ­ Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ  hoa tương đối cân đối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công  ­ 1 lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh  ­ Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường  ­ GV, HS : Giấy thủ công , tờ bìa, hồ dán, màu, kéo,. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1 HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.(15’) ­ GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp  giấy. + Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. + Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. + Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. ­ Gv cho HS làm theo từng bước. ­ Gv theo dõi  và giúp đỡ HS thực hành được. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trang trí vào lọ hoa(18’) 17
  18. ­ GV hướng dẫn cho HS cắt, dán các bông hoa có cành lá để cắm trang trí vào  lọ hoa. ­ GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm 4. ­ GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. * HS  làm được lọ hoa gắn tường, các nếp gấp đều, thẳng, phẳng, trang trí  đẹp. ­ Lớp và GV nhận xét một số sản phẩmhọc sinh làm gần hoàn thành. ­ GV cho HS quan sát và rút kinh nghiệm để tiết sau hoàn thành tốt. . Hoạt động nối tiếp: (2’)  ­ GV nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. HS làm được các bài tập 1, 2, 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ   III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách đọc các số liệu của một bảng(5’) ­  GV gọi HS trả lời các câu hỏi của bài tập 3 18
  19. + Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại? (1040m vải trắng;  1140 m vải hoa) + Mỗi tháng cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. (30’) Bài 1: Củng cố cách điền số liệu vào bảng ­ HS đọc yêu cầu của bài,  một em đọc dãy số. ­ HS suy nghĩ, trình bày ý kiến.GV tổng hợp và ghi vào bảng  ­ Lớp nhận xét, GV chốt lại lại câu trả lời đúng ­ GV yêu cầu 1 số HS đọc lại số liệu trong bảng đã điền hoàn chỉnh. Bài 2:  Giúp HS  thống kê số liệu, trả lời các câu hỏi theo mẫu... ­ GV gắn bảng phụ lên bảng. 1HS  nêu yêu cầu của bài ­ Gv giới thiệu mẫu. HS quan sát mẫu và giải thích vì sao lại thực hiện phép  tính trừ? ­ HS dựa theo mẫu để nêu cách làm. ­ HS tự làm câu b và nêu cách làm. Lớp và GV nhận xét kết quả. Bài tập 3:  Nhìn vào dãy số liệu, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. ­ HS nêu yêu cầu bài tập. ­ HS  thảo luận và nêu miệng trước lớp. Lớp và GV nhận xét kết quả. GV hỏi thêm: Số thứ tám trong dãy số là số mấy? Số thứ 6 trong dãy số là số  mấy? Hoạt động nối tiếp (2’)­ GV củng có nội dung bài học và nhận xét tiết học. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng bài tập 2a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ 19
  20. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt tr/ ch(5’) ­ GV yêu cầu HS tìm 2 tiếng có âm tr, 2 tiếng có âm  ch ­ HS nêu lên. GV cùng cả lớp nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Rước đèn ông sao(15’) a. Hướng  dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết ­ GV đọc 1 lần đoạn văn.  ­ Gọi 1 HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm.  ­ GV hỏi: + Đoạn văn tả gì? (Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm)   b. Hướng dẫn HS cách trình bày và viết chữ khó viết               + Những chữ nào trong bài văn cần viết hoa? (Các chữ đầu câu, tên riêng) ­ HS tập viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai (1 HS lên bảng viết): Tết  Trung thu, sắm, xung quanh. ­ GV gọi một số HS đọc lại. c. GV đọc cho HS  viết bài ­ GV giúp đỡ những HS viết chậm. d. Chấm chữa bài: ­ GV đọc cho HS soát bài ­ HS ghi số lỗi ra lề ­ GV chấm 17 ­ 18 bài, nhận xét  bài  viết để HS rút kinh nghiệm Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS làm bài tập(15’) Bài tập 2: a­ Tìm và viết vào vở các từ bắt đầu bằng r/d /gi chỉ các đồ vật,  con vật ­ GV nhắc HS chú ý: Tìm đúng tên các đồ vật, con vật ­ HS  làm bài theo nhóm đôi.  ­ Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả ­ Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. b­ Viết vào vở những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh. ­ GV gọi nhiều HS đọc lại kết quả. Hoạt động nối tiếp (2’)Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2019 TOÁN KIỂM TRA  I. MỤC TIÊU 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0