Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 14
lượt xem 2
download
Tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 14 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: người liên lạc nhỏ; quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng; tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống; bảng chia 9; nghe viết người liên lạc nhỏ; ôn về từ chỉ; cắt dán chữ H, U...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 14
- TUẦN 14 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. MỤC TIÊU A. Tập đọc Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. * HS kể lại được toàn bộ câu chuyện. GD an ninh quốc phòng: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu bài Cửa Tùng(5’) Hai HS nối tiếp nhau đọc bài Cửa Tùng; Bài Cửa Tùng muốn nói lên điều gì ? GV nhận xét Giới thiệu chủ điểm thông qua tranh minh họa Giới thiệu bài đọc (trực tiếp) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Người liên lạc nhỏ (25’) a. GV đọc diễn cảm toàn bài: Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké (hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững...). Đoạn 2: (Hai bác cháu gặp địch, giọng hồi hộp). Đoạn 3: Giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình thản. Đoạn 4: Giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính (tráo trưng, thong manh) GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ. GV giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện GV yêu cầu HS nói những điều em biết về anh Kim Đồng.( GV có thể gợi ý) b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc câu: + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài + GV hướng dẫn HS phát âm từ khó: gậy trúc, lững thững, tráo trưng... (HS đọc cá nhân, đồng thanh) + HS đọc nối tiếp lần 2. GV và HS nhận xét. Đọc từng đoạn trước lớp + HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. + GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu. + GV cho HS tìm hiểu các từ mới được chú giải cuối bài. Đọc từng đoạn trong nhóm + HS đọc trong nhóm tự sửa sai cho nhau + GV theo dõi giúp đỡ những nhóm đọc chưa đạt. + GV gọi 3 nhóm thi đọc trước lớp. GV và HS nhận xét. + GV gọi một HS đọc đoạn 3 + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:(10’) HS đọc từng đoạn của bài, trả lời các câu hỏi trong SGKvà nêu được: + Đoạn 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đưa cán bộ đến địa điểm mới Cán bộ đóng vai ông già Nùng nhằm che mắt địch, làm cho chúng tưởng ông cụ là người địa phương Hai bác cháu đi đường rất cẩn thận. Kim Đồng nhanh nhẹn đeo túi đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông già kịp tránh vào ven đường. + Đoạn 2, 3, 4: HS thảo luận nhóm đôi. Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí, dũng cảm của của Kim Đồng. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại: (12’) GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện , bọn giặc, Kim Đồng. Sau đó mời 2 nhóm HS mỗi nhóm 3 em phân vai để đọc. Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. Một HS đọc lại toàn bài * GD AN – QP: GV cho học sinh kể thêm về các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam: Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, ... Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:(20’) GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh họa nội dung 4 đoạn truyện, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Một HS nêu yêu cầu của bài. Gv gắn tranh minh họa HS quan sát 4 tranh minh họa và tập kể theo nhóm 4. Từng nhóm 4 HS thi kể 4 đoạn truyện theo tranh.
- * GV gọi 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện. GV hướng dẫn HS nêu nội dung câu chuyện Hoạt động nối tiếp(3’) GV hỏi: Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào? TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. HS làm được các bài tập 1,2, 3, 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV chuẩn bị : Một cân đồng hồ loại nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố đơn vị gam và mối quan hệ giữa gam và kg (5’) GV gọi 2 HS trả lời miệng: 1kg = ...g 1000g = ...kg GV nhận xét . GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết so sánh các khối lượng(10’) Bài 1: Rèn kĩ năng so sánh hai số đo khối lượng. GV yêu cầu HS tự làm bài. 744g…474g 450g...500g 40g GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài sau đó nêu cách làm. Thực hiện cách cộng số đo khối lượng ở vế trái rồi so sánh hai số đo khối lượng. Lưu ý tên đơn vị đo khối lượng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.(15’) Bài 2: Vận dụng giải toán có lời văn. HS đọc đề toán, nêu tóm tắt và trình bày cách làm. + Bước 1: Tính xem 4 gói kẹo nặng bao nhiêu g (130 x 4 = 520 (g)) + Bước 2: Tính xem mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh. (520 + 175 = 695(g)) Một HS lên bảng chữa bài. GV hỏi một số HS kết quả làm bài. Bài 3: Vận dụng giải toán có lời văn. + Bước 1: Tìm số đường còn lại nặng bao nhiêu gam. + Bước 2: Tìm mỗi túi nhỏ nặng bao nhiêu gam. Một HS chữa bài trên bảng lớp. HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Hoạt động 4: Trò chơi thi cân đồ dùng học tập(5’) Bài 4: GV tổ chức cho HS thực hành thi cân. Mỗi tổ 2 HS lên cân, rồi nêu kết quả của đồ dùng mình cân là bao nhiêu gam. Cân hộp bút rồi cân đồ dùng học toán. Ghi lại khối lượng (kết quả cân) của 2 vật đó. GV có thể cho HS các tổ so sánh khối lượng của 2 vật rồi trả lời câu hỏi: “Vật nào nhẹ hơn?”. Hoạt động nối tiếp(2’) Chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG I. MỤC TIÊU Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Một số KNS cơ bản cần GD: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin HS : Vở bài tập Đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố việc vận dụng thực hành kĩ năng tích cực tham gia việc lớp, việc trường(5’) GV gọi 2 HS: Em đã tham gia vào những công việc gì ở lớp, ở trường? Được tham gia các công việc đó em cảm thấy thế nào? GV cùng HS nhận xét và đánh giá. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích truyện chị Thuỷ của em(10’) Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành : GV kể chuyện ( sử dụng tranh minh hoạ) HS đàm thoại theo các câu hỏi SGK GV kết luận: SGV Hoạt động3: Hướng dẫn HS đặt tên tranh (10’) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng. Cách tiến hành
- Lớp chia 4 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận về nội dung một bức tranh và đặt tên cho tranh. HS thảo luận nhóm. GV giúp đỡ các nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến. GV có thể chốt lại. GV kết luận về nội dung từng bức tranh, khẳng định các việc làm của các bạn nhỏ ttong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. .Hoạt động 4: (10’) Huớng dẫn HS nêu được những việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng Hoạt động nối tiếp(2’) :Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG I. MỤC TIÊU Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ....ở địa phương. Các KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. Sưu tầm, tổng hợp và sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV và HS: Các hình trong sách giáo khoa trang 52, 53, 54, 55; tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan ở địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về một số trò chơi nguy hiểm không nên chơi(5’) Hãy nêu một số trò chơi ? Trò chơi nào nguy hiểm? Em có nên chơi các trò chơi này không? Vì sao? Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động 2: Kể tên một số cơ quan hành chính ở địa phương (15’) Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính ở địa phương. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS thảo luận nhóm đôi và kể tên các cơ quan hành chính ở địa phương. Bước 2: HS ở các nhóm lên trình bày mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. HS khác bổ sung.
- (Các cơ quan hành chính ở địa phương là: trường học, bệnh viện, công an thành phố, uỷ ban thành phố, thành uỷ, đài truyền hình, kho bạc nhà nước, ngân hàng, chi cục thuế, …) GV cho HS xem 1 số tranh ảnh về các cơ quan hành chính ở địa phương. Kết luân:Ở mỗi địa phương đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế,.. để điều hành công việc phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe nhân dân. Hoạt động 2: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. (15’) Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát và kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình SGK. Bước 2: HS nối tiếp nhau trình bày, mỗi em kể tên một vài cơ quan . GV yêu cầu các em khác bổ sung. Lớp và GV nhận xét. GV cho HS liên hệ thực tế. Kể tên một số cơ quan hành chính cấp tỉnh mà em biết? Ví dụ: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo; Sở tài nguyên, Cục thuế Thanh Hoá, Ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hoá,... Giáo dục KNS: Hãy quan sát và tìm kiếm về các thông tin nơi mình đang sống. Hoạt động nối tiếp(3’) GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2018 TOÁN BẢNG CHIA 9 I . MỤC TIÊU Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9) HS làm được các bài tập: Bài 1, 2 (cột 1, 2, 3). Bài 3, 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV và HS: Bộ thực hành toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố thực hiện nhân, chia với các đơn vị đo khối lượng (5’) GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tinh: 67kg x 6 = 68 g : 4 = HS ở dưới lớp làm vào bảng con. HS và GV nhận xét. Hoạt động 2: Giới thiệu và lập bảng chia 9 (10’) a. Nêu phép nhân 9
- HS lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm 9 chấm tròn đặt lên bàn. Hỏi: Có 3 tấm bìa mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn? HS nêu lên phép nhân: 9 x 3 = 27 b. Nêu phép chia cho 9. Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? HS nêu lên phép chia: 27 : 9 = 3 c. GV gợi ý cho HS rút ra: Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9. Từ 9 x 3 = 27 ta có 27 : 9 = 3. Tương tự từ hai phép tính trên HS lập tiếp các phép chia còn lại HS chuyển từ phép nhân 9 sang phép chia 9 (HS nhẩm và nêu phép chia) HS nối tiếp nhau đọc bảng chia (đọc đồng thanh theo nhóm, lớp) GV gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 9 trước lớp. Hoạt động 3: Củng cố bảng chia 9:(10’) Bài 1: Tính nhẩm HS làm cột 1, 2, 3. HS tính nhẩm dựa vào bảng chia (HS nêu miệng mỗi học sinh nêu kết quả một phép tính, GV ghi nhanh kết quả HS vừa nêu lên bảng lớp, HS nhận xét và đọc lại kết quả). Bài 2: Tính nhẩm HS làm cột 1, 2, 3 HS tính nhẩm theo từng cột, trước hết dựa vào bảng nhân 9 để tìm kết quả phép nhân rồi suy ra kết quả hai phép chia tương ứng. Ví dụ: 9 x 5 = 45; 45 : 9 = 5; 45 : 5 = 9 GV cho cả lớp làm vào vở bài tập. GV gọi HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. HS nhận xét và nêu: Ta lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. Hoạt động 4: Vận dụng bảng chia 9 trong giải toán(10’) Bài 3: Vận dụng giải toán có lời văn. HS đọc đề bài, nêu tóm tắt và tự làm bài vào vở, GV gọi 1 em lên bảng chữa bài, 1 số nêu cách làm bài (HS có thể nêu các lời giải khác). Lớp và GV nhận xét. Bài 4: Vận dụng giải toán có lời văn. HS đọc đề bài, nêu tóm tắt, tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. HS so sánhvà nêu được đâu là bài chia theo nhóm 9, đâu là bài chia thành 9 phần bằng nhau. GV củng cố nhấn mạnh cho HS rõ. Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại. Hoạt động nối tiếp(3’)
- HS đọc lại bảng chia 9. Dặn HS về nhà học thuộc bảng chia 9 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. MỤC TIÊU Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay/ ây. Làm đúng bài tập 3b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập 1, 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cho HS phân biệt uyt it (5’) GV yêu cầu 3 bạn viết bảng lớp (Cả lớp viết vào vở nháp) các từ ngữ: Huýt sáo , hít thở, xuýt ngã GV nhận xét GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết:(20’) a.Hướng dẫn HS chuẩn bị: GV đọc đoạn chính tả, HS đọc lại Giúp HS nhận xét chính tả . GV hỏi: + Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa? (Đức Thanh , Kim Đồng:tên người; Nùng : tên một dân tộc; Hà Quảng : tên một huyện.) + Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào? HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp, hoặc viết vào bảng con những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài. b.GV đọc cho HS viết: GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV lưu ý HS viết đúng chính tả. c.Chấm chữa bài: GV thu chấm 5, 7 bài, nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(10’) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ay hay ây HS nêu yêu cầu của bài tập: HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 3 em lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. GV giải nghĩa từ : đòn bẩy, sậy. (Lời giải: Cây sậy/ chầy giã gạo; dạy học/ ngủ dậy; số bảy/ đòn bẩy) GV yêu cầu 1 số HS đọc lại bài. Bài tập3b : Điền vào chỗ trống: i hay iê HS tự làm bài bài sau đó nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Lớp và GV nhận xét. (Lời giải: Câu b: tìm, dìm, chim, hiểm.) Hoạt động nối tiếp(2’) Dặn HS học thuộc lòng khổ thơ ở bài tập 3. Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2018
- TOÁN LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9). HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ bài 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng chia 9(5’) GV gọi 2 HS đọc bảng chia 9 Lớp nhận xét Cả lớp đọc lại bảng chia 9. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập (30’) GV yêu cầu HS tự làm các bài tập sau đó hướng dẫn HS chữa bài và củng cố bài. Bài 1: Tính nhẩm HS nêu miệng kết quả từng cặp phép tính. GV ghi nhanh kết quả lên bảng lớp. Lớp nhận xét, GV cho cả lớp đọc đồng thanh kết quả của bài tập GV lưu ý học sinh dựa vào bảng nhân 9, bảng chia 9 để làm từng cặp phép tính GV củng cố mối quan hệ của phép nhân và chia 9. Bài 2: Số? Ôn cách tìm thương, số bị chia, số chia HS nêu yêu cầu bài tập. GV yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số bị chia, số chia, thương. Bài 3: Bài toán. HS đọc đề bài, nêu tóm tắt và trình bày cách làm. Lớp và GV nhận xét. + Bước1: Tìm số ngôi nhà đã xây (36 : 9 = 4) + Bước2: Tìm số ngôi nhà công ti còn phải xây ( 36 4 = 32) HS làm bài vào vở. GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải. GV củng cố và chốt lại cách làm bài. 1 Bài 4: Tìm số ô vuông của mỗi hình. 9 HS nêu cách làm: + Đếm số ô vuông của hình vẽ (18 ô vuông) 1 + Tìm số đó (18 : 9 = 2 (ô vuông)) 9 Một số HS nêu kết quả. Lớp và GV nhận xét. GV củng cố tìm một phần mấy của một số.
- Hoạt động nối tiếp(5’) HS đọc bảng chia 9. Chuẩn bị bài sau. TẬP ĐỌC NHỚ VIỆT BẮC I. MỤC TIÊU Đọc đúng, rõ ràng rành mạch. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu bài Người liên lạc nhỏ (5’) 2 HS nối tiếp nhau kể lại 2 đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ Bài Người liên lạc nhỏ giúp em hiểu điều gì? GV nhận xét. GV treo bản đồ và giới thiệu: 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Việt Bắc(20’) a. GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm) b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ Đọc từng câu thơ (2dòng thơ) + HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ + GV hướng dẫn HS phát âm từ khó: nở trắng rừng, rừng phách, trăng rọi, thành luỹ. (HS đọc cá nhân, đồng thanh) đọc nối tiếp lần 2. + GV nhận xét. Đọc từng khổ thơ trước lớp + HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. + GV giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới:Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thủy chung HS đọc chú giải và tập đặt câu với từ “ân tình” + HS đọc theo nhóm. Gv giúp đỡ các nhóm. + HS thi đọc giữa các nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:(8’) HS đọc từng khổ thơ, cả bài thơ, trả lời các câu hỏi SGK và nêu được: + Cả lớp đọc thầm 2 dòng thơ đầu nêu được: Người cán bộ về xuôi nhớ hoa, nhớ người ở Việt Bắc. GV có thể gợi ý cho học sinh giải thích rộng hơn về hoa và người trong bài thơ này và GV nói thêm về cách xưng hô trong bài thơ này: Ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người ở lại
- +HS tự tìm và đọc những câu thơ cho thấy : a,Núi rừng Việt Bắc rất đẹp và hùng vĩ với những câu thơ: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,. Ngày xuân mơ nở trắng rừng.” b,Việt Bắc đánh giặc rất giỏi: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù….” + Con người Việt Bắc chăm chỉ lao động, ân tình, thủy chung với cách mạng . GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài thơ: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp, đánh giặc giỏi. GV gọi nhiều HS nhắc lại, GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về Việt Bắc? (Em rất yêu cảnh đẹp ở Việt Bắc và tự hào vì Việt Bắc đánh giặc giỏi.) Hoạt động 4: Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ(5’) GV gọi một HS đọc toàn bài thơ. GC treo bảng phụ. Hướng dẫn HS đọc 10 câu thơ đầu (Theo hình thức xóa dần) HS thi học thuộc lòng. Lớp và GV nhận xét bình chọn học sinh đọc thuộc, đọc hay nhất. Hoạt động nối tiếp(2’) Nhắc HS học thuộc lòng cả bài thơ.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1). Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2). Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? Thế nào? (BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách dùng dấu chấm than, chấm hỏi (5’) HS làm lại bài tập 3 (tiết LTVC tuần 13) GVcủng cố cách dùng dấu câu chấm hỏi, dấu chấm than. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Tìm hiểu các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ(10’) Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau: HS nêu yêu cầu bài tập. HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài : Vẽ quê hương (đã học ở tuần 11) Giúp HS hiểu thế nào là các từ chỉ đạc điểm . GV hỏi: + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? (Xanh). GV gạch dưới các từ (Trong tre xanh, lúa xanh viết trên bảng lớp). + Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? (Xanh mát). GV gạch chân từ xanh mát. Tương tự, GV yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: Trời mây, mùa thu Học sinh phát biếu ý kiến. GV gạch dưới các từ bát ngát (Chỉ đặc điểm của bầu trời); Xanh ngắt chỉ màu sắc bầu trời mùa thu. GV gọi HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ. GV: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre lúa sông máng trời may mùa thu. Giống như thơm là đặc điểm của hoa, ngọt là đặc điểm của đường. HS làm vào vở bài tập. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS xác định được các sự vật so sánh với nhau về các đặc điểm (10’)
- Bài tập 2: Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào? HS đọc yêu cầu của BT. GV hướng dẫn cho HS cách làm bài: Các em phải đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi câu thơ tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì?. Một HS đọc câu a: tiêng suối trong như tiếng hát xa. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh tiếng suối với tiếng hát). + Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì ? (Đặc điểm trong Tiếng suối trong như tiếng hát xa.) Tương tự HS sẽ suy nghỉ làm bài b, c, d. HS phát biểu ý kiến, GV treo tờ phiếu đã kẻ bảng điền nội dung vào bảng để chốt lại lời giải đúng Hoạt động 4: Củng cố bộ phận trong câu trả lời câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? Thế nào(10’) Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS tự làm bài. HS phát biểu ý kiến. GV gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì)?, hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? a Anh Kim Đồng/ rất nhanh trí và dũng cảm. b Những hạt sương sớm/ long lanh như những bóng đèn pha lê. c Chợ hoa/ trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. GV yêu cầu 1 số HS nêu lại. GV củng cố bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Thế nào? Hoạt động nối tiếp(2’) GV yêu vầu HS về nhà xem lại các bài tập, học thuộc lòng các câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp ở bài tập 2
- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (tiếp theo) I. MỤC TIÊU Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ...ở địa phương. * HS nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. Các KNS cơ bản cần GD: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. Sưu tầm tổng hợp và sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố tên một số cơ quan hành chính ở địa phương(5’) GV hỏi: Em hãy kể tên cơ quan hành chính đóng trên Thành phố nơi mình đang sống? HS kể. GV nhận xét. Giới thiệu bài học: Trực tiếp Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nói về địa phương nơi bạn đang sống. (15’) Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương. Cách tiến hành: GV và HS đưa các tranh đã sưu tầm lên bàn. HS tập trung các tranh ảnh đã sưu tầm về một số cơ quan của địa phương, sau đó xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu. GV gắn các bức ảnh đó lên bảng.
- HS giới thiệu. GV có thể nhấn mạnh thêm cho HS hiểu rõ một số cơ quan hành chính cấp thành phố hay cấp tỉnh. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nói về một danh lam, di tích lịch sử: (17’) Đây là ảnh chụp về Quảng trường Lam Sơn cách trường chúng mình không xa, là nơi có nhiều cuộc triển lãm, hội chợ, diễn ra. Đây là tượng đài Lê Lợi; công viên Hội An; … HS có thể nói đén Biển Sầm Sơn, di tích Lam Kinh, thành nhà Hồ, Suối cá,.... GV hỏi: Em cần làm gì để góp phần xây dựng địa phương nơi mình đang sống? Giữ gìn trường lớp sạch đẹp và làm những việc phù hợp với khả năng góp phần bảo vệ môi trường nơi mình đang sống. Hoạt động nối tiếp(3’) Dặn HS ôn lại bài ở nhà. GV nhận xét tiết học. THỦ CÔNG CẮT DÁN CHỮ H, U (Tiết 2) I. MỤC TIÊU Kẻ, cắt, dán chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. * HS kẻ, cắt dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng II. CHUẨN BỊ : Mẫu chữ H, U Tranh quy trình cắt dán chữ H, U Giấy thủ công thước kẻ , bút chì, kéo , hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt dộng 1 : Củng cố quy trình gấp, cắt chữ H, U(5’) GV yêu cầu 2 HS nêu lại quy trình dựa vào tranh quy trình. GV lưu ý những điểm về quy trình mà HS còn lúng túng Hoạt động2: Học sinh thực hành cắt dán chữ H, U (20’) Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện cách kẻ, cắt, dán chữ H, U Giáo viên nhận xét và hệ thống các bứơc theo quy trình. Bước 1: kẻ chữ H, U Bước 2: Cắt chữ H, U Bước 3: Dán chữ H, U
- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H. U GV nhắc nhở HS còn lúng tứng để các em hoàn thành sản phẩm. HS lưu ý dán chữ H, U cho cân đối, phẳng. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm(10’) GV tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm GV cho cá nhân nhận xét và đánh giá. GV đánh giá nhận xét để xếp loại. Hoạt động nối tiếp(3’) Dặn HS ôn lại bài ở nhà. Thứ năm, ngày 13 tháng 12 năm 2018 TOÁN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.HS làm được các bài tập 1(3 cột),2,3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HS: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng chia 9(5’)
- GV gọi 2HS đọc bảng chia 9 1 HS lên thực hiện phép chia: 67 : 6 =? HS, GV nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia(15’) a, Trường hợp chia hết: 72: 3 = ? GV nêu phép chia. HS thực hiện cá nhân vào vở nháp. Một số HS nêu cách thực hiện phép chia. HS nhắc lại cách thực hiện phép chia. b, Trường hợp chia có dư: 65 : 2 = ? Cả lớp thực hiện vào vở nháp. GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện. Tương tự phép tính trên. GV lưu ý HS trường hợp phép chia có dư. GV hướng dẫn cho HS cách ước lượng. GV ghi bảng và yêu cầu nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập thực hành(15’) Bài 1: Tính HS nêu yêu cầu của bài và làm bài cá nhân vào vở (3 cột đầu của bài) 3 HS chữa bài trên bảng lớp HS nhận xét bài làm của bạn. GV lưu ý khi HS thực hiện phép chia. GV yêu cầu 1 số HS nêu lại cách thực hiện phép chia. Bài 2: Bài toán. HS đọc đề bài nêu tóm tắt và tự làm bài. 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, GV yêu cầu HS nêu các lời giải khác 1 (Số phút của giờ là 5 GV củng cố và chốt lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia. Bài 3: Bài toán HS đọc đề toán, tóm tắt và tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài. GV yêu cầu 1 số HS trình bày bài làm * Học sinh làm xong bài có thể làm bài còn lại Hoạt động nối tiếp(5’) HS nêu lại cách chia. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: NHỚ VIỆT BẮC I. MỤC TIÊU Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức thơ lục bát. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. Làm đúng bài tập 2 điền tiếng có vần (au / âu) , làm đúng bài tập 3 a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt vần ay, ây (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng viết 2 từ có các vần ay, ây. Lớp viết vào vở nháp. GV nhận xét Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết (20’) a, Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung GV đọc 1lần đoạn viết . 1 HS đọc lại , Lớp đọc thầm. Giúp HS nắm nội dung đoạn viết. Đoạn viết nói lên điều gì? b, Hướng dẫn HS cách trình bày Giúp HS nhận xét: số câu, những chữ cần viết hoa, cách trình bày. GV hướng dẫn HS viết từ khó: sợi giang, rừng phách, trăng rọi. c, Đọc cho HS viết bài: GV đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn. d, Chấm chữa bài. Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc ở cuối bài. GV chấm 15 17 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết cách trình bày. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập(10’) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống au hay âu. GV gắn bảng phụ. HS đọc yêu cầu của bài. HS tự làm bài vào vở bài tập GV yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. Một số HS đọc lại bài: Hoa mẫu đơn mưa mau hạt/ lá trầu đàn trâu/ sáu điểm quả sấu. Bài tập 3 : Điền vào chỗ trốnga l hay n ;b i hay iê HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. 1HS đọc lại các câu tục ngữ đã hoàn chỉnh: a Tay làm hàm nhai Tay quai miệng trễ. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. b Chim có tổ, người có tông Tiên học lễ, hậu học văn Kiến tha lâu cũng đầy tổ. GV giải nghĩa từ: tay quai, miệng trễ Hoạt động nối tiếp(3’) Dặn HS học thuộc các câu tục ngữ. Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018 TOÁN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( số dư ở các lượt chia) Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. Bài tập 1, 2, 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV HS : Các hình tam giác III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Củng cố chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (5’) 2 HS lên bảng làm bài: 65 : 7 75 : 3 Lớp làm vào vở nháp. HS, GV nhận xét Giới thiệu bài : Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia (10’) GV nêu phép chia 78 : 4. HS tự thực hiện phép chia. 1HS lên bảng đặt tính , rồi thực hiện phép chia, nêu cách chia. 78 : 4 = 19 (dư 2) + 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3. + Hạ 8, được 38; 38 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 38 – 36 = 2 Nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập:(20’) Bài 1 : Tính HS nêu yêu cầu bài tập. 77: 2 87 : 3 86 : 6 HS làm bài cá nhân vào vở 4 HS chữa bài trên bảng lớp. Lớp và GV nhận xét. GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại cách chia. Bài 2: Bài toán. HS đọc đề toán, nêu tóm tắt. HS thảo luận nhóm đôi để làm bài. 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét.. HS nêu lại các bước giải. + Bước 1: Tìm số bàn 2 HS ngồi: 33 : 2 = 16 bàn ( thừa 1 bạn HS ) + Bước 2: Tìm số bàn đủ cho 33 HS ngồi: 16 + 1 = 17 (cái bàn) Bài 4 : Xếp hình GV yêu cầu HS mỗi nhóm lấy 8 hình tam giác GV chia lớp thành từng nhóm 2 em. GV tổ chức cho học sinh thi ghép hình giữa các nhóm, sau 2 phút nhóm nào ghép đúng thì nhóm đó thắng cuộc . GV tuyên dương tổ có nhiều nhóm thắng cuộc * Học sinh làm xong bài có thể làm bài còn lại Hoạt động nối tiếp(2’)Chuẩn bị bài sau TẬP LÀM VĂN GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG. I. MỤC TIÊU Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 1
38 p | 53 | 6
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 34, 35
50 p | 119 | 4
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 8
31 p | 61 | 4
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 24
27 p | 60 | 3
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 11
29 p | 48 | 3
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 5
30 p | 47 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 26
32 p | 105 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 23
28 p | 69 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 20
31 p | 52 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 19
33 p | 38 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 16
28 p | 36 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 15
45 p | 39 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 3
27 p | 46 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 9
41 p | 47 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 28
30 p | 57 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 6
35 p | 36 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 12
33 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn