intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 16

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 16 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: đôi bạn; biết ơn thương binh, liệt sĩ; hoạt động công nghiệp, thương mại; làm quen với biểu thức; tính giá trị của biểu thức; về quê ngoại; từ ngữ về thành thị, nông thôn, dấu phẩy; làng quê và đô thị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 16

  1. TUẦN 16 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2018 TẬP ĐỌC­KỂ CHUYỆN ĐÔI BẠN I. MỤC TIÊU  A. Tập đọc ­ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa  các cụm  từ.  Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các  nhân vật. ­ Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình  cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian  khổ, khó khăn.  (trả lời được các câu hỏi trong SGK: 1,2,3,4.5) B. Kể chuyện ­  Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. kể lại được toàn bộ câu  chuyện. Một số KNS cơ bản cần GD: Tự nhận thức bản thân Xác định giá trị. Lắng  nghe tích cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng về đọc hiểu bài: Nhà  rông ở Tây Nguyên(5’) ­ GV gọi 2 HS đọc 2 đoạn bài: Nhà rong ở Tây Nguyên ­ Trả lời câu hỏi : Vì sao nhà rông ở Tây Nguyên lại phải làm chắc chắn. ­ GV nhận xét  ­ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:  GV giới thiệu thông qua tranh minh hoạ.  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài: Đôi bạn(25’) a, GV đọc mẫu. ­ Lời dẫn chuyện thong thả, rõ ràng. Chú bé kêu cứu: thất thanh. Bố Thành :  trầm lắng xúc động) b, GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.  ­ Luyện đọc câu: + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài  + GV theo dõi sữa lỗi phát âm cho từng HS + HS luyện đọc những từ ngữ khó: sơ tán, san sát, nườm nượp ­ Đọc từng đoạn trước lớp + HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài(2 lượt) + Hết lượt 1 : GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ các câu dài. Đọc nhanh hơn ở đoạn 2 bạn nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh: Mến lao  xuống hồ cứu người bị nạn .  + Hết lượt 2: HS hiểu các từ ngữ mới:  sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng 1
  2. + Đặt câu với từ : sơ tán, tuyệt vọng ­ Đọc từng đoạn trong nhóm:  + HS đọc theo nhóm 3, chú ý sửa sai cho nhau, GV theo dõi giúp đỡ nhóm có  HS đọc còn chậm, nhỏ. + GV gọi một số nhóm đọc trước lớp. ­ Cả lớp đọc đồng thanh. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’) * HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi tương ứng với từng đoạn  trong sách giáo khoa.  ­ HS nêu được:  Câu 1: Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, sau đó do chiến tranh mà 2 bạn  phải rời xa nhau. Câu 2: Mến thấy ở thị xã có gì lạ? Lần đàu tiên ra thành phố chơi, Mến thấy  thị xã có rất nhiều điều lạ.  + Ở công viên có nhiều trò chơi (cầu trượt đu quay) Câu 3: Ở công viên Mến đã có 1 hành động thật đáng khen đó là: lao xuống  hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. + Qua hành động này ta thấy Mến rất dũng cảm và sẵn lòng giúp người khác,  không sợ nguy hiểm tới tính mạng. Câu 4:Em hiểu câu nói của người bố như thế nào? HS nêu suy nghĩ của mình  về câu nói của người bố: HS có thể nêu lên theo cảm nhận của từng em. GV  cùng cả lớp nhận xét. Ví dụ: Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của ngwoif làng quê, họ sẵn sàng giúp  đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác. Khi cứu người họ không hề  ngần ngại. Câu 5: GV gợi ý để HS  trả lời được: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng   vẫn nhớ gia đình Mến. ­ GV gợi ý HS rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của  người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những  người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại:(10’)  ­ GV chọn đoạn 2,3 cho HS đọc. ­ Hướng dẫn HS tự đọc đoạn 2,3  ­ HS thi đọc đoạn 3 trước lớp.  ­ GV cùng HS nhận xét. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện(20’) ­ GV nêu nhiệm vụ:  + GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. + HS kể một đoạn  trong SGK. + HS  kể lại được toàn câu chuyện Đôi bạn. ­ Hướng dẫn HS kể câu chuyện + GV gắn bảng phụ lên bảng.  2
  3. + Gọi 2 HS đọc gợí ý:  ­ GV kể  mẫu câu chuyện Đôi bạn. ­ GV hướng dẫn HS kể: ­ GV yêu cầu HS tập kể theo nhóm 3 em.  GV giúp đỡ các nhóm kể. ­ HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn. GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá. ­ GV gọi 2 HS  kể  lại cả câu chuyện.  Hoạt động nối tiếp (3’) ­ Đọc và kể lại câu chuyện ở nhà. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU  ­ Biết làm tính và giải toán có hai phép tính. ­ HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4(cột 1, 2, 4) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­GV:  Bảng phụ  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có  một chữ số(5’) ­ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con 567 : 8                                     229 x 3 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập(30’) ­ HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4(cột 1, 2, 4) Bài 1:  Củng cố cách tìm thừa số chưa biết, tìm tích. ­ GV gắn bảng phụ lên bảng. ­ HS nêu yêu cầu.­ HS tìm tích, thừa số chưa biết. ­ Lớp làm bài cá nhân vào vở.  ­ HS lên bảng điền kết quả vào ô trống. ­ GV nhận xét bài làm của HS và củng cố cách tìm thừa số chưa biết, tìm tích. Bài 2: củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. ­ HS đọc yêu cầu bài tập ­ HS thực hiện cá nhân. GV giúp các em thực hiện. ­ GV gọi một số chữa bài trên bảng. Nêu lại cách thực hiện.  ­ GV nhận xét chốt kết quả đúng và  Bài 3:   Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.  ­ HS tự tóm tắt và giải bài toán ­ HS làm vào vở ô li .  GV theo dõi và giúp đỡ các em còn lúng túng. ­ 1 HS lên bảng chữa bài­ HS làm đúng theo 2 bước  ­ Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. HS có thể nêu các lời giải khác nếu  phù hợp. Bài 4: củng cố về thêm, bớt  một số đơn vị; gấp, giảm một số lần. ­ 1 HS đọc cột đầu tiên trong bảng ­ HS nêu được cách làm và làm mẫu một cột. ­ HS làm bài cá nhân vào vở cột 1, 2, 4. 3
  4. ­ GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. ­ HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng. GV củng cố về thêm, bớt  một số đơn  vị; gấp, giảm một số lần.  *Những học sinh đã hoàn thành các bài tập thì làm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp (3’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.                              ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ I. MỤC TIÊU  ­ Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước. ­ Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở  địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. ­ Một số  KNS cơ bản cần GD:  Kỹ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc  về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Kỹ năng xác định giá trị về  những người đã quên mình vì Tổ quốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Tranh minh họa, Bảng phụ   III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU  Hoạt động 1: Tìm hiểu công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê  hương đất nước(17’) Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ. Biết công lao của các  thương binh liệt sĩ đối với quê hương đất nước. * Cách tiến hành: ­ GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích ­ HS lắng nghe, trả lời câu hỏi vở bài tập. + Vào ngày 27­ 7 các bạn học sinh lớp 3 A đi đâu? (thăm trại điều dưỡng  thương binh nặng). + Các bạn đến trại điều dưỡng thương binh nặng để làm gì? (thăm sức khoẻ  các cô chú thương binh và lắng nghe cô chú kể chuyện).  + Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ ta phải có thái độ thế nào? ( Kính  trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ). ­ GV kết luận :  Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì  Tổ quốc. Chúng ta biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê  hương đất nước thật lớn lao. Vì vậy chúng ta phải kính trọng, biết ơn và  quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. 4
  5. Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện lòng kính trọng và biết  ơn các thương binh, liệt sĩ (18’) Mục tiêu : HS phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương  binh, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm. Bài tập 2: Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong các tranh dưới  đây: ­ Gv cho HS quan sát tranh SGK, nhận xét. Tranh 1: các bạn đến nghã trang liẹt sĩ dâng hoa (nên làm) Tranh 2: Gặp chú thương binh các bạn chào chú. (nên làm) Tranh 3: các bạn nhỏ đến thăm nhà chú thương binh nặng và đã giúp chú một  số việc có thể làm được. Tranh 4: Đến dự ngày kỉ niệm 27 ­7, có hai bạn ngồi nói chuyện như vậy  không nên. Bài tập 3: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao? *Cách tiến hành  ­ GV cho HS đọc các tình huống trong Vở bài tập và nhận xét việc nào nên  làm và không nên làm? Vì sao? + HS thảo luận. GV giúp đỡ các nhóm. + GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời. ét và đánh giá. ­ GV kết luận : Bằng những việc làm đơn giản, phù hợp với khả năng của  mình là đã thể hiện sự kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình  thương binh, liệt sĩ ở địa phương. ­ HS tự liên hệ bản thân những việc đã làm đối với thương binh, liêt sĩ. ­ Giáo dục KNS + Em đã làm được việc gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các gia đình  thương binh, liệt sĩ? Hoạt động nối tiếp (3’): Nhận xét tiết học ­ Chuẩn bị để tiết sau thực hành. ­ Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, về nội dung bài học. 5
  6. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI I. MỤC TIÊU­ Kể một số hoạt động công nghiệp, thương mại  mà em biết.  ­ Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. ­ Đối với HS Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại. + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về các  hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sống. + Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp và thương  mại nơi mình sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV và HS: Các hình vẽ trang 60, 61 SGK ­ Tranh ảnh, sưu tầm về chợ, ảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU  Hoạt động 1: Củng cố về hoạt động nông nghiệp và lợi ích của hoạt động  nông nghiệp.(5’)Em hãy kể tên một số hoạt động nông nghiệp? ­ Hoạt động nông nghiệp đó mang lại ích lợi gì? ­ HS trả lời. GV nhận xét  Hoạt động 2:  Tìm hiểu  hoạt động công nghiệp, thương mại(10’) * Mục tiêu:   Kể tên những hoạt động công nghiệp, thương mại. * Cách tiến hành  Bước 1: HS kể cho nhau nghe những hoạt động thương mại mà em biết?  ­ HS kể cho nhau nghe trong nhóm. ­ GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK kể tên một số hoạt động công nghiệp có  trong hình?  Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung 6
  7. GV kết luận : Các hoạt động như khai thác (than, dầu khí), luyện thép, may  xuất khẩu,.. được gọi là hoạt động công nghiệp. ­ Gv cho HS đưa các tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động công nghiệp trong  tỉnh? ­ GV tổng kết: Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn,  Nhà máy may xuất  khẩu Việt Thanh,.. * Kể tên một  số chợ, siêu thị, cửa hàng mà em biết? ­ HS kể: Chợ Vườn hoa, chợ Điện Biên, chơ Tây Thành,...Siêu thị Big C,  Sông Đà, . ­ HS quan sát hình 4, 5  nói mỗi hình vẽ gì?(Hoạt động  mua bán)  Các hoạt động đó là hoạt động gì? (Hoạt động thương mại) Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại. (10’) ­ HS quan sát hình SGK. ­ HS nêu tên 1 số hoạt động đã quan sát được trong hình. ­ HS nêu ích lợi của từng hoạt động­ HS liên hệ thực tế. Hoạt động 4:  Hướng dẫn HS chơi trò chơi bán hàng.(10’) Bước1: GV đặt tình huống cho HS đóng vai: Một vài người mua, 1 vài người  bán.  Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhân xét Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV củng cố nội dung tiết học. GV nhận xét tiết  học.  Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2018 TOÁN LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC I, MỤC TIÊU  ­ Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. ­ Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. ­ HS làm được các bài tập 1,2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ viết bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số(5’) ­ GV gọi 2 HS lên làm bài, cả lớp làm vào bảng con.                          723 : 6;                  506 : 4 ­ GV nhận xét  Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS  làm quen với biẻu thức(15’) a. Ví dụ về biểu thức ­  GV nêu phép tính: 126 + 51  + GV nói : Đây là biểu thức “ 126 + 51 “ ­ HS nhắc lại : Cá nhân , cả lớp đồng thanh ­ GV viết tiếp các biểu thức : 62 ­ 11; 13 x 3; 84 : 4; 125 + 10 ­ 4; 45 : 5 + 7; ... 62 ­ 11,  13 x 3, 84 : 4  7
  8. ­ GV gợi ý HS nêu được đây là các biểu thức. HS nhắc lại một số em. b. Giá trị của biểu thức  HS tính : 126 + 51 = 177 ­ GV nêu : Giá trị của biểu thức  126 + 51 là 177. HS nhắc lại. ­ Tương tự HS tính và nêu giá trị của các biểu thức :   ­ GV nhận xét kết quả của các biểu thức chính là giá trị của biểu thức.  Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành  (15’) Bài 1 : Làm quen với giá trị của biểu thức. ­ HS thực hiện cá nhân  ­ GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu của bài 1  Mẫu:   284 + 10 = 294.  Giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294 ­ Tương tự HS làm bài còn lại vào vở a) 125 + 18 = 143 Giá trị của biểu thức 125 + 18  là 143. ­ HS chữa bài, lớp nhận xét. ­ GV chốt lại: Bước 1 HS tính kết quả. Bước 2: HS nêu giá trị của  biểu thức. Bài 2 : Làm quen với giá trị của biểu thức ­ HS nêu yêu cầu: Nối biểu thức với kết quả tương ứng  ­ GV gắn bảng phụ lên bảng. HS đọc yêu cầu. ­ Đại diện các nhóm nối nhanh trên bảng lớp. ­ Lớp và GV nhận xét Hoạt động nối tiếp (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ NGHE ­ VIẾT: ĐÔI BẠN I. MỤC TIÊU ­ Chép và trình bày đúng bài chính tả “Đôi bạn”; không mắc quá 5 lỗi trong  bài. ­ Làm đúng các bài tập 2 a,b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: Bảng phụ viết câu văn Bài tập 2 a III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt vần ưi, ươi(5’) ­ Điền vào chỗ chấm : ưi, ươi ­ HS viết vào bảng con các từ: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa.  ­ HS, GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Đôi bạn(25’) a.Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết:  + Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào ? ( nói về phẩm chất tốt đẹp của  những người sống ở làng quê luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó  khăn, không ngần ngại khi cứu người). 8
  9. b. Hướng dẫn HS cách trình bày ­ GV đọc đoạn văn. HS đọc lại, lớp theo dõi SGK ­ Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Số câu, chữ cái đầu câu viết hoa + Cách trình bày bài H: Đoạn văn có mấy câu?  H: Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? H: Lời nói của người bố được viết như thế nào? (viết sau dấu hai chấm,  xuống dòng, gạch ngang). ­ HS viết các chữ khó vào bảng con c. GV đọc cho học sinh viết bài. (GV giúp  HS viết chậm và hay sai lỗi viết  đúng).  ­  Hướng dẫn HS soát lỗi ­ GV đọc lại cho học sinh soát bài, sau đó ghi số lỗi của mình ra lề bằng bút  chì. d. GV chấm, chữa bài ­ GV chấm 15­ 18 bài , nhận xét từng bài về những lỗi chung và lỗi riêng Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(5’) Bài tập (2): Em chọn từ nào trong ngoặc đơn  để điền vào chỗ trống? ­ HS đọc yêu cầu bài (2)a ­ HS làm bài cá nhân ra giấy nháp. ­ 1 HS lên bảng chữa bài. ­ GV giải nghĩa từ “chầu hẫu” ­ HS chữa bài vào vở bài tập theo lời giải đúng. ­ Yêu cầu 2b: GV hướng dẫn HS làm Hoạt động nối tiếp (3’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2018 TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC I, MỤC TIÊU  ­ Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ, hoặc chỉ có  phép nhân, phép chia. Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu.  ­ HS làm dược các bài tập: 1, 2, 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  GV: Bảng phụ  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về các biểu thức(5’) ­ GV yêu cầu 3 HS nêu 3 biểu thức có phép tính cộng, phép nhân, phép chia. 9
  10. ­ GV yêu cầu HS tính kết quả. ­ GV nhận xét . Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS cách tính giá trị của biểu thức(15’) a, Biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ. ­ Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải ­ HS thực hiện và nêu cách làm * GV chốt lại: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực  hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. ­ HS nhắc lại. b, Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia ­ Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải ­ HS thực hiện cá nhân vào vở nháp­ GV gọi  3 HS  nêu cách làm. ­ HS nêu  qui tắc tính – lưu ý cách trình bày các bước.  * GV chốt lại: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực  hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. ­ HS nhắc lại Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành(15’) Bài 1: Củng cố tính giá trị của biểu thức . ­ HS làm bài cá nhân vào vở nháp. ­ GV gọi 1HS lên bảng làm mẫu một bài ­ Lớp nhận xét . GV yêu cầu HS làm vào vở. ­ GV củng cố lại cách thực hiện. Bài 2: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.  ­ 1 HS đọc yêu cầu bài ­ HS làm bài cá nhân vào vở ­ 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả và nêu cách làm Bài 3: Củng cố bài tập điền dấu >; 
  11. Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng kể qua câu chuyện Đôi bạn(5’) ­ GV yêu cầu 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn câu chuyện “Đôi bạn” ­ GV nhận xét  ­ Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh họa  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Về quê ngoại(15’) a, GV đọc mẫu ­ Giọng tha thiết, tình cảm. b, Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ  ­ Đọc từng câu:  + HS đọc nối tiếp mỗi bạn 2 dòng. GV theo dõi, sửa lỗi phát âm + HS luyện đọc các từ ngữ khó: đầm sen nở, ríu rít, sực màu rơm phơi… ­ Đọc từng khổ thơ trước lớp  + GV chia 4 đoạn (mỗi đoạn 2 câu) + HS nối tiếp nhau đọc (4 lượt).  + GV giúp HS hiểu nghĩa từ  mới ( qua chú giải): Hương trời, chân đất, quê  ngoại, bất ngờ. ­ Đọc từng đoạn trong nhóm.  + GV giúp đỡ các nhóm đọc và sửa lỗi cho nhau.  + Gọi các nhóm thi đọc trước lớp. + Gv cùng HS nhận xét. ­ Đọc đồng thanh cả lớp 1 lần. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’) ­ HS đọc thầm từng khổ thơ, bài thơ, trả lời các câu hỏi SGK: Câu 1: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? (Bạn ở thành phố về thăm quê.) Câu 2: Quê ngoại bạn ở đâu? (Quê ngoại ở nông thôn). Câu 3:Bạn thấy ở quê có những gì lạ? (Ở nông thôn có nhiều cảnh đẹp, cảnh  lạ mà thành phố không có). Câu 4: Bạn nghĩ gì về  những   người làm ra hạt gạo? (Bạn nhỏ  được gặp   những người làm ra hạt gạo, hiểu họ  và thêm yêu thương họ  như  những  người ruột thịt). Hỏi :  Nội dung bài này muốn nói lên điều gì? (Bạn nhỏ  về  thăm quê ngoại  thêm yêu cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người dân đã làm ra lúa gạo). ­ GV củng cố chốt lại nội dung. ­ GV gọi 3 em nhắc lại. ­ HS liên hệ thực tế bản thân. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ(5’) ­ GV đọc lại bài ­   Hướng   dẫn   HS   đọc   thuộc   lòng   10   dòng   thơ   đầu   (trên   bảng   phụ,   theo   phương pháp xóa dần). ­ HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. ­ GV khuyến khích HS đọc thuộc lòng cả bài.  Hoạt động nối tiếp (3’)­ HS nhắc lại nội dung bài thơ 11
  12. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 12
  13. TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN DẤU PHẨY I, MỤC TIÊU  ­ Nêu được một số từ ngữ  nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (bài tập  1, 2),  ­ Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách đặt câu có hình ảnh so sánh(5’) ­ 2 HS đặt 2 câu có hình ảnh so sánh? + Tóc mẹ đen mượt như................. + Mặt trời đỏ như.............. ­ HS, GV nhận xét chốt câu đặt đúng. ­ Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động 2: Tìm hiểu các từ ngữ nói về Thành thị và Nông thôn(20’) Bài tập 1: Em hãy kể tên: a) Một số thành phố ở nước ta? b) Một số vùng quê mà em biết?  ­ HS đọc yêu cầu trong SGK  ­ Gv treo bản đồ và HS quan sát trên bản đồ VN thảo luận nhanh theo nhóm  đôi. ­ Đại diện các nhóm  nêu trước lớp ( chỉ trên bản đồ VN) ­ GV chốt lại :  + Các thành phố lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, TP Hồ chí Minh, Cần  Thơ. + Các thành phố thuộc tỉnh : Điện biên, Thái nguyên, Việt Trì, … ­ HS kể tên một vùng quê mà em biết. ­ HS suy nghĩ kể nối tiếp: Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Quảng Xương,.... ­ GV nói một số vùng quê  ở Thanh Hoá mà chính là quê hương của một số  em ở lớp. Bài tập 2 : Hãy kể tên các sự vật và công việc  a) Thường thấy ở Thành phố b) Thường thấy ở Nông thôn ­ HS đọc yêu cầu bài ­ HS trao đổi phát biểu ý kiến, GV cùng HS nhận xét  Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách đặt dấu phẩy trong đoạn văn(10’) Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp ­ HS đọc yêu cầu của bài trên bảng phụ. GV hướng dẫn HS cách làm bài. ­ HS làm bài tập vào vở bài tập. ­ GV gọi 1HS  chữa bài trên bảng lớp . ­ HS, GV nhận xét chốt cách điền đúng. 13
  14. ­ 2 HS đọc lại  đoạn văn và ngắt nghỉ hơi hợp lí, đúng theo yêu cầu. Hoạt động nối tiếp (3’)­ Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.         TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ I, MỤC TIÊU ­ Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đô thị. ­ Kể được về khu phố nơi mình đang sống. ­ Các KNS cần GD:+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc  điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị. + Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị. II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : ­ Các hình trong sách giáo khoa III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về hoạt động thương mại và lợi ích hoạt động thương  mại.(5’) ­ Hãy nêu một số hoạt động thương mại mà em biết? ­ Nêu ích lợi của vài hoạt động thương mại? ­ Bài mới: Giới thiệu bài  Hoạt động 2:Tìm hiểu một số đặc điểm về nhà cửa, đường sá của làng quê và  đô thị. (15’)Làm việc theo nhóm Bước 1: Làm việc theo nhóm ­ HS  quan sát tranh SGK ­ ghi lại kết quả  Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. ­ Các nhóm khác nhận xét bổ sung ­ GV kết luận: Ở làng quê: Nhà cửa thường là nhà có mái ngói, vườn rộng, có nhiều  cây cối, đường sá: là đường làng,…. + Ở đô thị: Nhà cửa thường là nhà  cao tầng, không có vườn cây, đường sá: là  đường  nhựa, nhiều xe cộ qua lại nhất là xe máy, ô tô, …. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghề nghiệp và hoạt động sinh sống của người dân ở  làng quê và đô thị .(10’) *Cách tiến hành ­ GV chia nhóm ­ HS thảo luận. GV giúp đỡ các nhóm. ­ HS trình bày trước lớp.  ­ GV bổ sung và kết luận:  * Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài  lưới và  các nghề thủ công,... xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,....; đường  làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. * Ở đô thị, người dân thường đi làm trong công sở, cửa hàng, nhà máy,...; nhà ở tập  trung san sát; đường phố có nhiều người qua lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể về khu phố nơi mình đang sống.(10’) ­ GV gợi ý cho HS những điều nói về khu phố nơi mình đang sống?  14
  15. ­ GV yêu cầu HS kể và nói rõ bạn ở là làng quê hay đô thị? Vì sao? ­ HS  thảo luận nhóm­ Một số HS trình bày trước lớp.  ­ Từng học sinh liên hệ về nghề nghiệp nơi em đang sống. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau.         THỦ CÔNG CẮT, DÁN CHỮ E I.  MỤC TIÊU ­ Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E. ­ Kẻ, cất, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ   dán tương đối phẳng. ­ Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán  được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều  nhau. Chữ dán phẳng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Mẫu chữ E. ­ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ  E III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(10’) ­ GV giới thiệu mẫu chữ  E ­ GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét + Nét chữ rộng 1 ô + Nửa phía trên và phía dưới của chữ E giống nhau.  + Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít  nhau. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (10’)    Bước 1: Kẻ chữ E ­ Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô rộng 2 ô  rưỡi ­ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật sau đó kẻ chữ E theo các  điểm đã đánh dấu Bước 2: Cắt chữ E ­ Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E sau đó cắt theo đường kẻ nửa chữ E.  ­ Sau đó mở ra ta được chữ E. Bước 3: Dán chữ E: ­ Thực hiện tương tự như dán các chữ cái ở các bài trước. ­ GV tổ chức cho HS tập kẻ cắt chữ E. Hoạt động 3: HS thực hành cắt dán chữ E.(15’) ­ HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E ­ GV nhận xét và nhắc lại các bước theo quy trình. ­ GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E. 15
  16. ­ GV quan sát uốn nắn giúp đỡ những HS còn lúng túng để HS hoàn thành sản  phẩm. ­ GV tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm. Hoạt động nối tiếp (3’) Hoàn thành sản phẩm nếu chưa xong. Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2018 TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (TIẾP) I, MỤC TIÊU  ­ Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ­ Áp cách được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của  biểu thức. ­ HS làm được các bài tập: 1, 2, 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ viết bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có phép cộng và  trừ,  phép nhân(5’) ­ GV gọi 2 HS lên bảng  ­ Tính giá trị của biểu thức sau: ­ HS cả lớp làm vào giấy nháp. ­ GV nhận xét  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tính giá trị của biểu thức có các phép  tính +, ­ , x, : (15’)a, GV nêu ví dụ:    60 + 35 : 5 = ­ HS nêu cá phép tính có trong bài tập (+, :) ­ GV hướng dẫn HS cách thực hiện :  Nếu trong biểu thức có các phép tính  cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước ; rồi thực  hiện các phép tính cộng, trừ sau. b, GV nêu ví dụ:   86 ­ 10 x 4 = ­ HS nhận xét các phép tính có trong bài tập  ­ Lớp thực hành vào vở nháp. GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. ­ 1HS nêu lại  ­ Cả lớp đọc đồng thanh Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS thực hành:(15’) Bài 1: Củng cố cách tính giá trị biểu thức  16
  17. ­ HS làm bài cá nhân vào vở ô li ­ HS lên bảng chữa bài  ­ HS, GV nhận xét ­ HS chữa bài vào vở. Bài 2: Củng cố cách tính giá trị biểu thức ­ HS đọc yêu cầu bài SGK  ­ Xác định cách thực hiện phép tính nào trước.  ­ Tính ra giấy nháp từng kết quả của bài tập rồi so sánh với kết quả đã cho  để xác định đúng hay sai. ­ HS chữa bài trên bảng lớp. Bài 3: Rèn kĩ năng Giải toán  ­ HS làm bài giải vào vở­ 1HS lên bảng chữa bài đúng theo 2 bước sau:  GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Yêu cầu HS tìm thêm các cách trả lời khác. *Những học sinh đã hoàn thành các bài tập thì làm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp (3’)­ Dặn HS về ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau CHÍNH TẢ NHỚ VIẾT : VỀ QUÊ NGOẠI I. MỤC TIÊU  ­ Nhớ ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. Bài  viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng bài tập 2a/b  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch với tr(5’) ­ 2 HS viết bảng lớp các từ sau:  châu chấu, chật chội, trật tự ­ Cả lớp viết vào giấy nháp. ­ HS, GV nhận xét  ­ Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ viết bài Về quê ngoại(20’) a, Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ­ GV đọc 10 dòng đầu bài thơ: Về quê ngoại ­ 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ­ lớp đọc thầm để ghi nhớ. ­ Bài viết muốn nói lên điều gì? b. Hướng dẫn HS trình bày ­ HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát ­ HS tự đọc thầm đoạn thơ để tìm ra những chữ dễ mắc lỗi: hương trời, ríu rít, rực  màu, c, Hướng dẫn HS viết bài ­ HS ghi đầu bài , Nhắc nhở cách trình bày ­ HS đọc lại bài 1 lần để ghi nhớ ­ HS gấp sách để tự nhớ bài và viết bài vào vở. 17
  18. ­ Gv lưu ý HS viết còn hay sai lỗi chính tả. d, Chấm bài ­ GV chấm 15­ 16 bài, nhận xét từng bài Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (5’) ­ HS đọc yêu cầu bài  ­ HS làm bài cá nhân ­ GV theo dõi HS làm bài.  ­ 3 tốp học sinh nối tiếp nhau lên làm bài vào bảng phụ  ­ HS, GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc  ­ 1 số em đọc lại câu đố, hoặc câu ca dao. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ Dặn HS về ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I, MỤC TIÊU ­ Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ ;  chỉ có  phép nhân, phép chia; Có cả phép cộng, trừ, nhân, chia.  ­ HS làm được các bài tập 1, 2, 3 II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức (5’) ­ 2 HS lên bảng làm bài tập   a) 234 ­ 100 : 5                            b)369 : 9 + 217 ­ Nêu cách tính giá trị biểu thức Hoạt động 2:  Hướng dẫn  HS làm các bài tập 1, 2, 3 (30’) Bài 1: Củng cố cách tính giá của trị biểu thức. ­ 1 HS đọc yêu cầu bài ­ HS cả lớp làm bài vào vở . GV giúp đỡ HS còn lúng túng. ­ 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của  biểu thức của bài tập này: Tính từ trái  sang phải. ­ GV và học sinh.nhận xét chữa bài, chốt lời giải đúng  Bài 2: Củng cố cách tính giá trị biểu thức. ­ HS nêu yêu cầu của bài  ­ Cả lớp làm bài vào vở, Gọi 4 HS lên bảng chữa bài và nêu cách tính.  18
  19. ­ GVvà HS nhận xét, chốt lời giải đúng. ­ HS nêu lại cách tính: Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia  thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi  thực hiện các phép tính  cộng, trừ sau. Bài 3: Củng cố cách tính giá trị biểu thức. ­ HS đọc yêu cầu bài tập.  ­ HS làm bài, chữa bài ­ GV, HS nhận xét chốt bài làm đúng ­ GV nhấn mạnh cách thực hiện tính giá trị của biểu thức *Những học sinh đã hoàn thành các bài tập thì làm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV nhấn mạnh nội dung ôn tập. Chuẩn bị bài sau TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I. MỤC TIÊU ­ Bước đầu biết kể về  thành thị, nông thôn  dựa theo gợi ý  (BT 2).  II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý bài tập 2. III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng trình bày miệng Giới thiệu về tổ em.(5’) ­ 2 HS  dựa vào bài viết đã làm trình bày lại trước lớp. ­ GV cùng HS nhận xét  ­ Giới thiệu bài:  GV giới thiệu bài  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể về Thành thị ­ Nông thôn.(30’)  Bài tập 2: Kể  những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). ­ 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK + Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể,....) + Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu? + Em thích nhất điều gì? ­ GV hướng dẫn dể HS chọn chủ đề kể. ­ HS nói  trong nhóm: mình nói, về  nông thôn hay thành thị.  19
  20. ­ HS kể trong nhóm. GVgiúp đỡ các nhóm.  ­ GV gọi 1 số học sinh trình bày trước lớp.  ­GV cùng HS nhận xét . ­ GV cho HS tham khảo một số bài hay. Ví dụ: Nghỉ hè em được bố, mẹ cho về quê chơi.  Quê em có cánh đồng rộng mênh  mông cò bay thẳng cánh. Hai bên đường làng là luỹ tre xanh ngắt. Ở đây nhà cửa  không cao và san sát như ở thành phố. Nhà nào nhà nấy đều có vườn cây ăn quả, có  ao cá. Không khí ở quê thật trong lành và dễ chịu. Khi rời quê lên thành phố, em vẫn  còn lưu luyến quê em.  Hoạt động nối tiếp (3’) Dặn HS viết lại bài tập 2. Chuẩn bị bài sau TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA M I.  MỤC TIÊU: ­ Viết đúng chữ hoa M. (1dòng)Viết tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) . Viết  câu ứng dụng : (1 lần bằng chữ cỡ nhỏ). ­ Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét vầ thẳng hàng; bước đầu biết nối nét  giữa chữ viết hoa  với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Mẫu chữ hoa M.­ Các tên riêng: Mạc Thị Bưởi và các câu ứng dụng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1:  Củng cố kĩ năng viết chữ hoa từ Lê Lợi(5’) ­ Hai HS lên bảng viết từ: Lê Lợi  ­ GV nhận xét chữ viết của các em ­ Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con(10’) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2