Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 12
lượt xem 2
download
Tài liệu tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 12 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: nắng phương nam; phòng cháy khi ở nhà; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; nghe viết chiều trên sông Hương; cảnh đẹp non sông; ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh; một số hoạt động ở trường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 12
- TUẦN 12 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN NẮNG PHƯƠNG NAM I. MỤC TIÊU A. Tập đọc Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). HS nêu được lí do chọn một tên truyện ở câu hỏi 5. B. Kể chuyện Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt. Các kỹ năng cần giáo dục:Giáo dục tình đoàn kết 3 miền II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thuộc lòng bài “Vẽ quê hương”(5’) GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Vẽ quê hương” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. HS nhận xét. HS quan sát tranh minh họa SGK để nêu chủ điểm của tuần (Bắc Trung Nam). Sau đó giới thiệu bài học thông qua tranh minh hoạ. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc bài “Nắng phương Nam”:(25’) a, GV đọc diễn cảm toàn bài giọng sôi nổi; diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật; nhấn giọng các từ ngữ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn miền Nam. b, Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Đọc từng câu và phát âm tiếng khó. + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài (hoặc 2 câu ngắn). HS đọc (2 vòng) Hướng dẫn HS luyện đọc tiếng khó: ríu rít, sững lại, xoắn xuýt, sáng kiến.... (HS đọc cá nhân, đồng thanh) + GV nhận xét. Đọc từng đoạn trước lớp. + HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp (2 lượt) + Lượt 1: GV hướng dẫn HS đọc câu . + Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong bài: Lòng vòng, sắp nhỏ, đường Nguyễn Huệ, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.(HS đọc trong chú giải). Đọc trong nhóm: HS luyện đọc theo nhóm đôi và lắng nghe sửa lỗi cho nhau. Thi đọc giữa các nhóm: GV gọi 3 HS trong 3 nhóm nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài
- Cả lớp đọc đồng thanh Một HS đọc toàn bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:(12’) GV gọi 1 HS đọc bài, Lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi SGK và nêu được: Câu chuyện có những bạn: Uyên, Huệ, Phương và một số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả bọn đang nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc. + Các nhóm nêu câu trả lời của nhóm mình các nhóm khác nhận xét bổ sung , GV chốt ý đúng. Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt/ cành mai không có ở miền Bắc nên rất quý/ Cành mai tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ đến bè bạn ở miền Nam. * HS nêu được lí do chọn một tên truyện: Ví dụ: Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm. HS đọc toàn bài nêu nội dung của bài. Lớp nhận xét . GV chôt lại: Bài nói lên tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc. GV gọi nhiều HS nhắc lại. GV hướng dẫn HS liên hệ: Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của em với bạn em ở xa? Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện đọc lại: (10’) GV chia nhóm mỗi nhóm 4 em tự phân vai đọc trong nhóm.(Đọc theo các vai: người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huệ) Hai nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay, đọc đúng nhất. Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn HS kể chuyện(20’) + HS đọc yêu cầu trong SGK. Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK các em nhớ lại và kể lại từng đoạn của chuyện “Nắng phương Nam.”. Gv gắn bảng phụ ghi các gợi ý: 2 HS đọc các gợi ý trên bảng phụ + Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện: Kể mẫu: GV gọi 3 em HS kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện trước lớp. Kể trong nhóm: GV yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm (nhóm 3). GV giúp các nhóm chưa mạnh dạn trong khi kể. Kể trước lớp: Các nhóm thi kể trước lớp 3 đoạn của câu chuyện. Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất. Hoạt động nối tiếp(3’) GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của truyện: Tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc
- TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số. Biết giải bài toán có phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi 1 số lần.(HS làm được các bài tập 1(cột 1, 3,4); 2; 3; 4; 5 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đặt tính và tính “Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số(5’) 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính2 phép tính sau 435 x 2 120 x 8 HS nhận xét Hoạt động 2: Củng cố cho HS tìm tích và số bị chia với phép “Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số”(15’) : Số? GV gắn bảng phụ: Bài 1 3 HS lên bảng làm bài. ở dưới lớp làm và ghi kết quả vào bảng con. Lớp và GV nhận xét. GV yêu cầu một HS nêu tên các thành phần của phép tính, sau đó nêu cách tìm tích (lấy thừa số nhân với thừa số) Bài 2: Tìm x HS nêu yêu cầu của bài. GV yêu cầu HS làm bài vào vở. GV gọi 2 lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. Một số HS nhắc lại cách tìm số bị chia: Muốn tím số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. GV củng cố lại nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Hoạt động 3: Củng cố giải toán có lời văn và biết thực hiện gấp lên, giảm đi 1 số lần.(15’) Bài 3: Bài toán HS đọc đề toán. HS nêu tóm tắt. HS làm bài vào vở. GV gọi 1 em lên bảng chữa bài. Bài 4: Bài toán.
- HS đọc đề bài, HS quan sát hình vẽ SGK, nêu tóm tắt. HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS còn lúng túng. GV yêu cầu một số em nêu các bước thực hiện HS nhận xét và nêu được: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. Bài 5: Viết (theo mẫu) HS quan sát bài mẫu trong sách giáo khoa, nêu cách làm GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ; Ai đúng. + “Gấp lên một số lần”; “Giảm đi một số lần” Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại. Hoạt động nối tiếp(3’) GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. * Một số KNS cơ bản cần được GD:Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể. Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp. Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV và HS:Vở bài tập đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: HS hát tập thể bài hát: “Em yêu trường em”. Họat động 1: Tìm hiểu về các biểu hiện tích cực khi tham gia việc lớp, việc trường(5’) * Mục tiêu: Học sinh biết được một số biểu hiện tích cực khi tham gia việc lớp việc trường. * Cách tiến hành: GV yêu câu HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh. GV giới thiệu tình huống HS nêu các cách giải quyết. Giáo viên tóm tắt thành các cách giải quyết chính. HS nêu ý kiến. GV kết luận. Họat động 2: Học sinh biết tự giác tham gia việc lớp việc trường(15’) * Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc trường, việc lớp. * Cách tiến hành: HS quan sát các tranh của bài tập 2, nêu nội dung tranh và nêu việc làm của bạn là đúng hay sai.
- + Tranh 1: Trong khi cả lớp đang bàn việc tổ chức kỉ niệm ngày 20 11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi. + Tranh 2: Minh và Tuấn lảng ra một góc chơi đá cầu trong khi cả lớp đang làm vệ sinh sân trường. + Tranh 3: Nhân ngày 8 3, Hùng và các bạn rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn gái trong lớp. + Tranh 4: Nhân dịp Liên đội trưởng phát động phong trào “Điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày 20 11” Hà đã xung phong nhận giúp một bạn học yếu trong lớp. HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Lớp và GV nhận xét (Tình huống trong tranh 3 và 4 là đúng). Gv củng cố: Chúng ta nên tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Hoạt động 3: Tìm hiểu bổn phận của học sinh tham gia việc lớp, việc trường.(15’) * Mục tiêu: HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường và tham gia việc lớp, việc trường một cách tự giác. * Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ và nêu ý kiến. ? Đối với công việc của lớp, của trường em cần phải làm gì? (phải có trách nhiệm và tích cực tham gia) ? Những việc làm hằng ngày như làm trực nhật lớp, quét vệ sinh xung quanh lớp hoc, sân trường em có tự giác tham gia không và đã hoàn thành những việc được cô giáo phân công chưa? Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của HS Hoạt động nối tiếp(3’) Dặn HS tìm hiểu các gương tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I. MỤC TIÊU Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cách xử lý khi xảy ra cháy. * HS nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. Các KNS cơ bản cần GD:+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích xử lí thông tin về các vụ cháy.+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà. + Lĩ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy). Tìm kiếm sự giúp đỡ và ứng xử đúng cách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình trong SGK trang 44, 45. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Họat động 1: Những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà(15’) * Mục tiêu: Biết được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. * Cách tiến hành:Bước 1: Làm việc theo cặp HS làm việc theo cặp. Học sinh quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 để thảo luận theo gợi ý sgk: GV giúp đỡ các nhóm và khuyến khích HS tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh các nội dung trên.
- Bước 2: Gọi một số HS trình bày kết quả theo cặp. Bước 3: GV và HS cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính giáo viên và các em đã chứng kiến hoặc biết được qua các thông tin đại chúng. Họat động 2: Hướng dẫn HS biết cách xử lí khi xảy ra cháy. (20’) Thảo luận * Mục tiêu: Biết cách xử lí khi xảy ra cháy. * Cách tiến hành: Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn? Lần lượt HS nêu một số vật dễ gây cháy (củi, giấy, đồ nhựa...) GV nêu: Khu vực mà chúng ta sinh sống, chủ yếu là nhà 1 tầng và 1 số ít nhà cao tầng, nếu gặp trường hợp cháy nhà thì phải tìm cách chạy ra khỏi nhà. Nếu nhà ở thành phố thì phải gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố. Kết luận: Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong. * HS được 1 số thiệt hại do cháy gây ra Hoạt động nối tiếp(3’) Củng cố nội dung tiết học. Nhận xét tiết học. Liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống. Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018 TOÁN SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ I. MỤC TIÊU Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. HS làm được bài tập 1, 2, 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng nhân số có ba chữ số với số có một chữ số(5’) GV yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện. Lớp làm vào vở nháp. X : 3 = 205 X : 4 = 124 HS nhận xét Giới thiệu bài: trực tiếp Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn HS biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé(12’) Giới thiệu bài toán: GV nêu đề toán, yêu cầu HS tóm tắt đề bài .
- GV hướng dẫn HS tự vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm và đoạn thẳng CD có độ dài 2cm vào vở nháp. Sau đó thực hiện so sánh độ dài đoạn thẳng AB và độ dài đoạn thẳng CD bằng cách sau: + Có thể đặt đoạn thẳng CD lên đoạn thẳng AB lần lượt từ trái sang phải. - Gọi 1 HS lên bảng trình bày. GV hướng dẫn HS nêu kết luận: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé. HS nhắc lại: cá nhân, đồng thanh. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:(17’) Bài 1: Rèn kĩ năng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. GV gắn bảng phụ. HS nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS làm việc theo hai bước: HS tự quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi SGK theo các bước GV đã hướng dẫn Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả trước lớp. GV yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện (thực hiện phép chia) Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn HS đọc đề bài, phân tích đề toán và tự làm bài vào vở. Số cây cam gấp mấy lần số cây cau? HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài . Lớp nhận xét. GV lưu ý HS: danh số kèm theo đơn vị là “lần” Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi chữa bài. GV củng cố cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Hoạt động nối tiếp(3’) Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG I. MỤC TIÊU Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; bài viết không mắc quá 5 lỗi. Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ooc (Bài tập 2). Làm đúng bài tập 3(a/b) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phân biệt s/x(5’) GV gọi một HS viết 3 từ chỉ sự vật đều bắt đầu bằng s. Lớp viết vào vở nháp. GV gọi một số em đọc lên. Lớp nhận xét
- GV giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả:(25’) a, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung: GV đọc bài một lần. GV hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài bằng câu hỏi gợi ý: b, Hướng dẫn HS trình bày bài viết Nhận xét về chính tả: Bài viết có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa vì sao? HS nêu lên. GV củng cố lại. HS viết vào giấy nháp những từ ngữ dễ viết sai (VD: buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh..) c, GV đọc cho HS viết chính tả: GV đọc thong thả từng câu cho HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS viết chậm. d, Chấm, chữa bài: GV đọc để HS soát bài, ghi số lỗi ra lề GV chấm khoảng 12 17 bài, nhận xét từng bài, Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(5’) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống oc hay ooc HS đọc yêu cầu của BT. HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. MộtĐ số HS phát âm lại các từ đã điền: Con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ moóc. Bài tập 3: Viết lời giải các câu đố HS nêu yêu cầu bài tập HS thi nhau giải đố. Lớp nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng: Hoạt động nối tiếp(3’) Dặn HS học thuộc các câu đố trong bài tập Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Biết thực hiện “Gấp một số lên nhiều lần” và vận dụng giải bài toán có lời văn. HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ viết bài 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
- Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng Gấp một số lên nhiều lần(5’) GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài: 7 gấp 2 lần là bao nhiêu? (7 x2 = 14) 8 gấp 7 lần là bao nhiêu? (8 x 7 = 56) HS, GV nhận xét. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập( 30’) Bài 1: Củng cố về cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. HS nêu yêu cầu bài làm GV cho HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. b) Bao gạo 35 kg nặng gấp mấy lần bao gạo 5 kg? HS trả lời nhanh, sau đó GV có thể hỏi cách làm. Bài 2: Củng cố về giải toán có lời văn HS đọc đề bài tóm tắt và tự làm bài vào vở. GV giúp đỡ các HS còn lúng túng. 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. HS nêu nhận xét: Đây là bài toán giải bằng 1 phép tính Bài 3: Củng cố về giải toán có lời văn HS đọc đề toán và tóm tắt đề toán. HS thực hiện cá nhân vào vở. Một HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét GV lưu ý HS trình bày bài giải. Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. Bài 4: Ôn tập và phân biệt "So sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị" và "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé" HS suy nghĩ và thực hiện cá nhân. Tổ chức cho HS nối tiếp trả lời theo từng cột. GV viết kết quả vào ô trống. Một số HS nhắc lại cách thực hiện. + Muốn so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé + Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé. Hoạt động nối tiếp(3’) Củng cố kĩ năng gấp một số lên nhiều lần và so sánh số lớn gấp mấy lần số bé TẬP ĐỌC CẢNH ĐẸP NON SÔNG I. MỤCTIÊU Đọc đúng, rõ ràng rành mạch. Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.(trả lời được các câu hỏi SGK, thuộc 2 3 câu ca dao trong bài.) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học:ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc bài Nắng phương Nam(5’) GV gọi: Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn truyện: Nắng phương Nam. Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài. GVnhận xét GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài: Cảnh đẹp non sông(15’) a, GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng,tha thiết, bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. b, GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Đọc từng dòng: Mỗi học sinh nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm từ khó: cành trúc, khói toả ngàn sương, hoạ đồ, nghìn trùng, sừng sững. HS đọc cá nhân, đồng thanh. Đọc nối tiếp lần 2, GV nhận xét. Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao. + GV hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ giữa các câu ca dao, hướng dẫn cách đọc tự nhiên. Giáo viên giúp HS nắm được các địa danh được chú giải sau bài và hiểu nghĩa các từ mới. GV có thể giải nghĩa thêm một số địa danh: Tô Thị, Tam Thanh.... Đọc từng câu ca dao trong nhóm. + Học sinh đọc theo nhóm đôi, các em tự sửa lỗi cho nhau. GV theo dõi hoạt động của từng nhóm, giúp đỡ những nhóm có học sinh yếu. + Hai nhóm đọc lại bài trước lớp. Lớp nhận xét. GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:(8’) GV yêu cầu: HS đọc thầm toàn bài và từng câu ca dao, trả lời các câu hỏi SGK và nêu được: Hỏi: Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào? Câu 1: Lạng Sơn; câu 2: Hà Nội; câu 3: Nghệ An; câu 4: Huế và Đà Nẵng; câu 5: TP HCM, câu 6: Đồng Tháp Mười. Sáu câu ca dao trên nói đến cảnh đẹp của ba miền: Bắc, Trung, Nam trên đất nước ta.
- Câu 2: Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? HS thảo luận nhóm đôi, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Lớp và GV nhận xét. Mỗi vùng có cảnh đẹp riêng : HS tự nêu cảnh đẹp của từng miền dựa vào từng câu ca dao VD: Câu 1 và 2 nói về cảnh đẹp ở Miền Bắc, câu 3 và 4 nói về cảnh đẹp ở Miền Trung, câu 5 và 6 nói về cảnh đẹp ở Miền Nam. Câu 3: Theo con Ai đã giữ gìn và tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? HS tự suy nghĩ trả lời (Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này; giữ gìn, tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn.) GV hướng dẫn HS nêu nội dung của bài: Nói lên vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào và về quê hương đất nước. Nhiều học sinh nhắc lại. GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Em hãy nêu những suy nghĩ của em về quê hương mình Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại:(7’) GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 6 câu ca dao bằng hình thức xóa dần Học sinh thi đọc thuộc lòng. Lớp nhận xét, bình chọn những bạn đọc hay nhất. Hoạt động nối tiếp(2’) Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, SO SÁNH I. MỤC TIÊU Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (Bài tập 1) Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (Bài tập 2) Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (Bài tập 3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Phương tiện dạy học:ƯDCNTT .III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố các từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương(5’) GV gọi 2 HS tìm và nêu một số từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương? Lớp nhận xét GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái (10’) Bài tập 1: Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên. Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào? GV gọi một HS đọc lại bài. HS suy nghĩ, tự làm bài. a) Một HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn) b) Một HS đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh (Chạy như lăn tròn). GV giải thích thêm: Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. GV nhấn mạnh về kiểu so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này giúp ta cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. HS chữa bài vào vở BT. Hoạt động 3: Tìm hiểu thêm một kiểu so sánh: hoạt động với hoạt động (10’) Bài tập 2: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau. GV gắn bảng phụ. HS nêu yêu cầu của bài tập. HS thảo luận nhóm đôi để tìm những hoạt động được so sánh với nhau. Đại diện một số nhóm trình bày. Lớp và GV nhận xét. GV hỏi thêm: Vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất? Vì trâu đen rất to khoẻ, đi Hoạt động 4: HS đặt câu có hình ảnh so sánh(10’)
- Bài tập 3: Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A và cột B để ghép thành câu GV gắn bảng phụ đã chuẩn bị. Gọi 1 HS đọc yêu câu BT. HS suy nghĩ, tự làm bài sau đó gọi 4 HS nối tiếp nhau lên nối trên bảng một câu theo yêu cầu của giáo viên. Lớp và GV nhận xét. HS chữa bài vào vở bài tập những câu văn ghép được. Hoạt động nối tiếp(2’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau TƯ NHIÊN VÀ XÃ HỘI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi. Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó. Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Các KNS cơ bản cần GD: + Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học yếu. + Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV và HS: Các tranh trong SGK trang 46, 47. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Họat động 1: Kể tên các môn học bạn được học ở trường(5’) HS kể tên các môn học : Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội,Tiếng Anh,... Trong các môn học đó em thích nhất môn học nào? HS tự liên hệ bản thân mình để nêu lên. Họat động 2: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu ở trường (15’) * Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chủ yếu khi ở trường như: hoạt động học tập, * Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình, thảo luận và trả lời theo gợi ý sau: Kể một họat động học tập diễn ra trong giờ học. Trong từng họat động đó HS làm gì? GV làm gì? Bước 2: Một số nhóm học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp. Bước 3: GV hướng dẫn HS thảo luận một sô câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ thực tế bản thân. Em thường làm gì trong giờ học? Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao? Kết luận: Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều họat động khác nhau như: Làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn. Tất cả các họat động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.
- Họat động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của mình khi tham gia các hoạt động ở trường (15’) * Mục tiêu: HS biết được trách nhiệm của mình khi tham gia các hoạt động ở trường. * Cách tiến hành: Bước 1: HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK và thảo luận nhóm đôi theo gợi ý sau: Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Lớp và GV nhận xét. * GDKNS: Hợp tác trong nhóm lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn. Hoạt động nối tiếp(3’) GV củng cố nội dung và nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- THỦ CÔNG CẮT, DÁN CHỮ I, T I. MỤCTIÊU Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. * HS cắt , dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau, chữ dán phẳng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Mẫu chữ I, T, tranh quy trình. HS: Giấy thủ công, thước kẻ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố quy trình cắt, dán chữ I,T(5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Giáo viên yêu cầu 2 HS nêu quy trình cắt, dán chữ I, T Hoạt động 2: HS thực hành cắt, dán chữ I, T(25’) GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, chữ T Bước 1: Kẻ chữ I, T Bước 2: Cắt chữ I, T Bước 3: Dán chữ I, T HS thực hàh kẻ, cắt, dán các chữ I, T. GV quan sát và giúp đỡ các HS còn lúng túng. GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình. + HS thực hành. GV quan sát, giúp đỡ HS * HSikẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đêu nhau, chữ dán phẳng. Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm(5’) GV yêu cầu các HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- + GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. + GV đánh giá sản phẩm của HS: GV nhận xét và khen ngợi những em có sản phẩm đẹp. Hoạt động nối tiếp(3’) GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. TOÁN BẢNG CHIA 8 I. MỤC TIÊU Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8) HS làm được các bài tập 1, 2 (cột 1, 2, 3) và bài 3, 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV và HS : Bộ đồ dùng học toán 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân 8(5’) 2 HS đọc bảng nhân 8 Lớp nhận xét Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 8. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập bảng chia 8.(15’) GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 8 thành một công thức chia 8 (Tương ứng) Chẳng hạn: a. Cho học sinh lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. GV hỏi 8 lấy một lần bằng mấy? (8 lấy 1 lần bằng 8) Giáo viên viết 8 x 1 = 8
- GV hỏi lấy 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn hỏi được mấy nhóm? (Học sinh: 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được một nhóm) HS nêu: 8 : 8 được 1; rồi viết 8 : 8 = 1. GV yêu cầu HS đọc hai phép tính sau: 8 x 1 = 8 ; 8: 8 = 1 b. GV yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa mỗi tấm có 8 chấm tròn. GV hỏi: 8 lấy 2 lần được bao nhiêu? (16) GV viết : 8 x 2 = 16 GV hỏi lấy 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? (2 nhóm) HS nêu: 16 : 8 được 2; GV viết: 16: 8 = 2. Một số HS đọc lại: 8 x 2 = 16 ; 16 : 8 = 2 Các phép chia còn lại GV yêu cầu HS nêu công thức nhân 8 rồi tự lập công thức chia 8 tương ứng( Cho đến 8 x 10 = 80 và 80 : 8 = 10) HS học thuộc lòng bảng chia 8. HS đọc cá nhân, đồng thanh. Một số HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập(15’) Bài 1: Củng cố bảng chia 8 HS nêu yêu cầu bài tập. HS tự nhẩm rồi nối tiếp nhau nêu kết quả. GV ghi lên bảng. Cả lớp đọc lại bảng chia 8. GV hướng dẫn HS nêu: Để tính được kết quả các phép tính trên phải vận dụng bảng chia 8. Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia HS nêu yêu cầu bài tập HS tự nhẩm và nêu kết quả. Lớp và GV nhận xét. Một HS nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia (lấy tích chia cho một thừa số thì được thừa số kia) Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. 2 HS đọc đề toán và nêu tóm tắt, 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. Bài 4: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. HS đọc đề toán, nêu tóm tắt. HS làm bài. Gv gọi 1 em lên bảng chữa bài. GV chấm một số bài. GV nhận xét HS nhận xét so sánh giữa bài 3 và bài 4 nêu được: bài 3 là bài toán chia thành 8 phần bằng nhau, bài 4 là chia thành 8 nhóm Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại. Hoạt động nối tiếp(3’) Một HS đọc lại bảng chia 8
- CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: CẢNH ĐẸP NON SÔNG I. MỤC TIÊU Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập (2) a/b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phân biệt tr, ch thông qua giải câu đố (5’) GV gọi 1 HS nêu lại lời giải của một câu đố trong bài tập 3a (trang 96) GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả:(25’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài “Cảnh đẹp non sông” một lượt. GV gọi 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng lại. Cả lớp đọc thầm lại 4 câu ca dao trong SGK. Chú ý cách trình bày những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả và cách trình bày . + Bài chính tả có những tên riêng nào? + 3 câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào? + Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào? GV hướng dẫn HS viết đúng. Học sinh viết ra giấy nháp những chữ các em viết dễ sai chính tả. b. GV đọc cho học sinh viết chính tả. GV lưu ý HS viết còn chậm. c. Chấm, chữa bài: GV chấm 15, 17 bài . GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(5’) Bài tập 2: Tìm các từ GV gắn bảng phụ. HS đọc yêu câu. a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ hoặc ch HS đọc yêu cầu BT2a. HS tự làm bài, một số HS trình bày bài làm của mình. Lớp và GV nhận xét. Đáp án là: a) cây chuối, chữa bệnh, trông. GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại. Hoạt động nối tiếp(2)’GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8). HS làm được các bài tập: 1và 2 (cột 1, 2, 3), bài 3, 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ vẽ hình bài 4 III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng chia 8(5’) 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 8. Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 8. GV nhận xét.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 1
38 p | 55 | 6
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 34, 35
50 p | 119 | 4
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 8
31 p | 63 | 4
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 24
27 p | 63 | 3
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 11
29 p | 50 | 3
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 5
30 p | 47 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 26
32 p | 105 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 23
28 p | 69 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 20
31 p | 53 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 19
33 p | 38 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 16
28 p | 36 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 15
45 p | 39 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 3
27 p | 46 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 9
41 p | 48 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 28
30 p | 58 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 6
35 p | 38 | 2
-
Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 14
40 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn