intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 24

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 24 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: đối đáp với vua; tôn trọng đám tang; nghe viết đối đáp với vua; giải quyết mâu thuẫn, Bác hồ và những bài học về đạo đức, lối sống; làm quen với chữ số la mã; từ ngữ về nghệ thuật dấu phẩy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 24

  1. TUẦN 24 Thứ hai ngày 25 tháng 02 năm 2019 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC TIÊU                                                A. Tập đọc ­ Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. ­ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông  minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong sgk). B. Kể chuyện. ­ Biết sắp xếp các tranh (sgk) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu  chuyện dựa theo tranh minh hoạ.    II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Tranh minh hoạ câu chuyện sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY A. Tập đọc HĐ1: Củng cố KT  ­ Yêu cầu 1HS đọc bài: “Chương trình xiếc đặc biệt”. ? Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?  ­ GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1'): Giới thiệu danh nhân Cao Bá Quát. HĐ2: Luyện đọc (18'): ­ GV đọc toàn bài và hướng dẫn chung cách đọc. ­ 1HS khá, giỏi đọc lại.  + Đọc từng câu: HS đọc tiếp nối từng câu. – GV hướng dẫn hs đọc tiếng khó.   + Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc nối tiếp 4 đoạn: ­ 1HS đọc phần chú giải sgk.   + Luyện đọc theo nhóm: HS đọc theo nhóm bàn.   + Đọc đồng thanh:   + 1 HS đọc cả bài. HĐ3: Tìm hiểu bài (14'): * 1HS đọc đoạn 1­ lớp đọc thầm. ? Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? ­ HS đọc thầm đoạn 2. ? Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn điều gì? ? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? ­ HS đọc thầm đoạn 3,4. ? Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?               ? Cậu đối như thế nào?
  2. ­ GV phân tích cho hs hiểu câu đối của Cao Bá Quát ­ Biểu lộ sự nhanh trí lấy  ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Biểu lộ sự bất bình: oán trách vua trói   người trong cảnh trời nắng chẳng khác nào cá lớn đớp cá bé. Đối chọi chặt  cả ý lẫn lời văn. ? Câu chuyện ca ngợi điều gì? HĐ4: Luyện đọc lại bài (10'): ­ HS đọc lại đoạn 3.      ­ 3 hs đại diện cho 3 tổ thi đọc đoạn 3. ­ GV củng HS nhận xét. ­ 1 HS đọc cả bài. B. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ. (1'): ­ HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện sgk. 2. Hướng dẫn hs sắp xếp tranh theo thứ tự nội dung (5’).   ­ HS tự quan sát tranh và sắp xếp theo thứ tự đúng với nội dung. ­ HS trình bày kết quả : 3, 1, 2, 4.   ­ GV chốt kết quả đúng.  3. Kể lại toàn bộ câu chuyện (12’). ­ 2HS kể cho nhau nghe và góp ý cho nhau. ­ 4HS đại diện 4 tổ thi kể 4 đoạn trước lớp. ­ GV nhận xét, bình chọn.  ­ HS (K, G) : Kể cả câu chuyện. ­ GV nhận xét. HĐ nối tiếp: (3’) ­ Em có biết những câu tục ngữ, ca dao nào có 2 vế đối nhau?  ­ HS: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng/ Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa. ­ Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
  3. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: HS : ­ Có kỹ năng thực hiện phép chia số  có 4 chữ số  cho số có 1 chữ  số  (trường   hợp thương có chữ số 0 ). ­ Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Củng cố kiến thức (5')   Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. ­ Yêu cầu hs chữa bài tập 3 (VBT). ­ GV nhận xét, đánh giá. Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Thực hành (30’). ­ HS làm BT: 1,2(a,b), 3,4 Sgk ­ tr120. Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện các phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ­ Yêu cầu HS lên làm bài tập 1. ­ 4 HS lên bảng làm. Lớp theo dõi nhận xét. Bài 2a, b :  Củng cố tìm thừa số chưa biết. ­ 2HS làm bài trên bảng, lớp nhận xét. ­ GV nhận xét. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán. ­ 1 HS đọc đề bài. ­ 1HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét. ­ GV nhận xét. Bài 4 :  Củng cố kĩ năng tính nhẩm : ­ GV hướng dẫn mẫu, HS làm bài. ­ 1HS làm bài trên bảng, lớp theo dõi.     ­ GV nhận xét. HĐ nối tiếp: (3’) ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau
  4. ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG ĐÁM TANG( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: HS ­ Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. ­ Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của   người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC ­ Vở BT Đạo đức. ­ Phiếu học tập cho HĐ2. ­ Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1 : Củng cố kiến thức 5’ ­ Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng đám tang? ­ GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2 : Bày tỏ ý kiến (8'). + GV lần lượt đọc từng ý kiến ­ HS suy nghĩ và bày tỏ  thái độ  tán thành giơ  thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ trắng, lưỡng lự giơ thẻ xanh, sau mỗi ý kiến  nói lí do vì sao? a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ  và  những người cùng đi đưa tang. c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá. * GVKL: Nên tán thành với các ý kiến b,c. Không tán thành với ý kiến a.  HĐ3 : Xử lý tình huống (10'). ­ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận về cách  ứng xử một trong các tình huống sau: Tình huống a: nhóm 1                     Tình huống b: nhóm 2                Tình huống c: nhóm 3                     Tình huống d: nhóm 4 ­ Đại diện các nhóm trình bày. * GV nhận xét, kết luận:  HĐ4 : Chơi trò chơi :"Nên và không nên" (9'). ­ GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ.
  5. ­ GV nêu luật chơi: Trong một thời gian khoảng 5­7’ tìm những việc nên làm  và không nên làm viết vào 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc thì nhóm đó  sẽ thắng. ­ GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. * GVKL: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang   lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. HĐ nối tiếp: 2’ ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn về học bài và thực hiện tốt như bài học. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI HOA I. MỤC TIÊU   ­ Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của  hoa đối với đời sống con người. ­ Kể tên 1 số bộ phận của hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY ­ HỌC: ­ Các hình trong sgk– trang 90,91. ­ Hoa học sinh đã sưu tầm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1:  Củng cố kiến thức (5’)  ­ Lá cây có những chức năng gì trong đời sống của cây? ­ Lá cây có lợi ích gì? ­ GV nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2:  Tìm hiểu cấu tạo và sự khác nhau giữa các loại hoa (16'): ­ GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm: Quan sát hình  trong sgk và những bông hoa sưu tầm được cho biết :   ? Hoa có màu gì?    ? Bông nào có hương thơm, bông nào không?    ? Chỉ tên các bộ phận của từng bông hoa? ­ Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. ? Các loài hoa có hình dạng, màu sắc và hương thơm như thế nào? * GVKL: Các loài hoa có hình dạng màu sắc và hương thơm khác nhau. Mỗi  bông hoa gồm có: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. ­ HS 4 nhóm sắp xếp các bông hoa đã sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo   tiêu chí phân loại. ­ Các nhóm trình bày, giới thiệu sản phẩm trên bảng. ­ GV nhận xét, khen ngợi. HĐ3:  Tìm hiểu chức năng và ích lợi của hoa (12'): ­ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để trả lời các câu hỏi:
  6. ? Hoa có chức năng gì? ? Hoa được dùng để làm gì? Nêu ví dụ. ­ Các nhóm trả lời trước lớp. + GVKL HĐ nối tiếp(3'): ? Nêu cấu tạo, chức năng và ích lợi của hoa? ­ Về nhà sưu tầm 1 số loại quả. Thứ ba ngày 26 tháng 02 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: :  HS ­ Biết nhân chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. ­ Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.   II. ĐỒ DÙNG DẠY ­ HỌC: Bảng phụ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HĐ1: Củng cố kiến thức  5’   Củng cố về nhân, chia. Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Thực hành (30'): ­  HS làm bài: 1,2,4 sgk ­ tr120. Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính.    Đặt tính rồi tính: ­ 4HS làm trên bảng, lớp nhận xét. Bài 2: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính.      Đặt tính rồi tính: ­ 2 HS làm trên bảng, lớp theo dõi nhận xét. ­ GV nhận xét. Bài 4: Rèn cách giải bài toán bằng 2 phép tính và cách tính chu vi hình chữ  nhật.   ­ 1HS đọc đề. ­ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? ­ 1HS lên bảng giải. Lớp nhận xét. Bài 3:    (dành cho HS khá, giỏi)
  7. ­ GV củng cố cách giải bài toán bằng 2 phép tính. HĐ nối tiếp: 2’ ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về làm bài tập trong VBT. CHÍNH TẢ NGHE­ VIẾT: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi. ­ Làm đúng bài tập 2(a, b) VBT. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC ­ Phiếu học tập, giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức 5’ Kiểm tra kĩ năng phân biệt ut/uc ­ GV đọc ­ 2HS viết trên bảng, lớp viết vào giấy nháp: Cây trúc, trút xuống. ­ GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe ­ viết (20'): ­ Giáo viên đọc đoạn văn  lần 1. ­ 2HS đọc lại. ? 2 vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào? ­  Giáo viên đọc cho HS viết vào bảng con, 2HS viết trên bảng: đuổi nhau, tức   cảnh, nắng chang chang. ­  Nhận xét, sửa sai. ­ GV đọc cho HS viết bài. ­ HS đổi chéo vở kiểm tra, chữa lỗi cho nhau. ­ Chấm khoảng 5 ­ 7 bài. ­  Giáo viên chữa lỗi HS mắc nhiều. HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (9'):
  8. Bài 2:  Tìm từ ngữ chỉ hoạt động: ­ Giáo viên chia nhóm ­ yêu cầu HS tìm từ ngữ và viết vào giấy khổ to. ­ Các nhóm dán kết quả lên bảng. ­ GV nhận xét, tuyên dương.  HĐ nối tiếp: 2’ ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. HĐNGLL CHỦ ĐỀ 6: GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ( TIẾT 1) BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG                    BÀI 6:   Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ (T2) I. MỤC TIÊU : Giúp hs : ­ HS hiểu mâu thuẫn, xung đột là điều hoàn toàn bình thường diễn ra trong  các mối quan hệ khi hai hay nhiều người không có đước ý kiến đồng nhất. ­ Biết cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột.. ­ Giáo dục HS biết bảo vệ sức khỏe để giữ gìn các mối quan hệ một cách tốt  đẹp..  ­ Hiểu được công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sĩ đối với độc  lập của đất nước, tự do của nhân dân ­ Có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực để  thể  hiện  lòng biết ơn đối với các anh hùng thương binh, liệt sĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách BT rèn luyện kĩ năng sống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: GD KNS:  1: Trò chơi kéo chun( 5 phút) Gv yêu cầu HS làm việc theo cặp sau đó chia sẻ với bạn.
  9. ? Tại sao day chun bị đứt? ? Khi đứt chun em cảm thấy như thế nào? ? Nếu không muốn đứt chun em phải làm gì? ­ GV cùng HS nhận xét. 2: Hồi tưởng ( 15 phút)  ­ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm Từng bạn chia sẻ về mâu thuẫn mình biết, sau đó cá nhân hoàn thiện tóm tắt  mâu thuẫn được chia sẻ. GV cùng HS nhận xét. 3: Thảo luận nhóm ( 15 phút)   ­ Cho HS làm việc theo cặp  ­ GV cùng HS nhận xét. 4: Ý kiến của em ( 10phút)  ­ Yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó từng học sinh chia sẻ với bạn bên  cạnh. ­ GV cùng HS nhận xét. Củng cố: Mâu thuẫn, xung đột là điều hoàn toàn bình thường diễn ra trong  các mối quan hệ khi hai hay nhiều người không có đước ý kiến đồng nhất.  Biết cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột một cách hòa bình không dùng vũ  lực. HĐ 2:  1. Thực hành­ ứng dụng +Kể  lại một câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe về  một người thương binh,  liệt sĩ  mà em biết. +Kể  những việc mà em đã làm hoặc sẽ  làm thể  hiện sự  biết  ơn với các  thương binh, liệt sĩ . ­ HS trả lời cá nhân ­ Lớp nhận xét 2.  Thảo luận nhóm ­ Nhóm cùng nhau xây dựng ý tưởng và vẽ  1 bức tranh tuyên truyền mọi  người cùng nhớ ơn thương binh, liệt sĩ  hoặc lên kế hoạch đi thăm 1 gia đình  thương binh, liệt sĩ.     ­ HS chia làm 6 nhóm, thảo luận và thực hiện theo hướng dẫn. Đại diện  nhóm báo cáo, trình bày bức tranh và giải thích ý tưởng của nhóm  mình. Lớp   nhận xét Hoạt động nối tiếp:  + Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các thương binh, liệt  sĩ cho cuộc sống hòa bình? Nhận xét tiết học
  10. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN 24 ­ TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: HS  ­ Ôn tập đọc: Đối đáp với vua ­ Chính tả: Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở luyện tập Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Rèn kn đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài Đối đáp với vua.( 22’ ) ­ HS khá đọc mẫu ­ HS luyện đọc 
  11. ­ HS đọc theo nhóm  . ­ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi trong vở luyện tập Tiếng Việt. HĐ2: Kĩ năng phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã.(10’) Bài 4: phân biệt s/x ­ HS đọc yêu cầu đề bài. HS làm bài ­ 1 HS trả lời.  ­ GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã ­ HS đọc yêu cầu đề bài ­ Thảo luận nhóm 4 ­ Đại diện nhóm HS trả lời.  ­ GV nhận xét, tuyên dương. HĐ nối tiếp:   ­ Nhận xét đánh giá tiết học ­ Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. Thứ tư ngày 27 tháng 02 năm 2019 TOÁN LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ I. MỤC TIÊU: Giúp HS : ­ Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. ­ Nhận biết các số  La Mã từ  số  I đến XII (để  xem được đồng hồ)  ; số  XX,   XXI (để đọc và viết " Thế kỉ XX", " Thế kỉ XXI").
  12. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức 5’  Củng cố  năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số :  Đặt tính rồi tính: 4691: 2;  1230: 3 ­ GV nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: (12'): Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường   gặp. ­ HS quan sát hình vẽ trong sgk và mặt đồng hồ có ghi số bằng chữ số La Mã. ­ Đồng hồ chỉ mấy giờ? ­ Giới thiệu về các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã. ­ Viết bảng: I và nêu: Đây là chữ số La Mã, đọc là "một"… ( Làm tương tự với các số khác). ­ GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ một ( I ) đến mười hai ( XII ). ­ HS đọc, viết các số La Mã. HĐ3: Thực hành (21'): ­ HS làm BT1,2,3 (a),4 sgk ­ tr121. Bài 1:   Đọc được các chữ số La Mã Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau đây:  ­ HS đọc, lớp nhận xét.   ­ GV củng cố cách đọc, viết số bằng số La Mã. Bài 2:   Củng cố kĩ năng xem dồng hồ với chữ số La Mã. Đồng hồ chỉ mấy giờ? ­ HS nêu miệng, HS khác nhận xét. ­ GV nhận xét. Bài 3a:  Rèn kĩ năng sắp xếp các chữ số La Mã theo thứ tự từ bé đến lớn. Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI theo thứ tự từ bé đến lớn. ­ 1HS lên bảng viết, lớp nhận xét. ­ GV củng cố về viết số La Mã. b, Theo thứ tự từ lớn đến bé. (dành cho HS khá, giỏi) Bài 4:  Đọc được các chữ số La Mã từ 1 đến 12. 1HS lên bảng viết, lớp theo dõi. ­ GV nhận xét, củng cố về số La Mã. + Chấm bài, nhận xét, HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò:2’ ­ Nhận xét tiết học. ­ Về ôn lại cách đọc, viết bằng số La Mã và làm BT trong VBT. TẬP ĐỌC TIẾNG ĐÀN
  13. I. MỤC TIÊU : Giúp hs : ­ Biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.  ­ Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên   như  tuổi thơ  của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống  xung quanh. (trả lời được các câu hỏi trong sgk). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:      ­ Tranh minh hoạ sgk.     ­  1 khóm hoa mười giờ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HĐ 1: Củng cố kiến thức 5’ ­ 2HS đọc 2 đoạn bài: Đối đáp với Vua. ?  Câu chuyện ca ngợi điều gì? ­ GV nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ 2: Luyện đọc (14'). ­ GV đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, giàu cảm xúc. ­ 1HS đọc lại bài, lớp đọc thầm. ­ GV viết bảng, hướng dẫn HS đọc: vi­ô­lông, ắc­sê.   + Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp từng câu.   GV quan sát, sửa lỗi phát âm cho HS.   + Đọc từng đoạn trước lớp: HS đọc nối tiếp từng đoạn. ­ Giúp HS hiểu từ : lên dây, ắc­sê, dân chài.    + Đọc từng đoạn trong nhóm đôi và góp ý cách đọc cho nhau. ­ 1HS đọc cả bài. HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài (8'):  + HS đọc thầm đoạn 1. ? Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? ? Những từ nào miêu tả âm thanh của cây đàn? ?  Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì? + 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.  ? Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà  với tiếng đàn? ­ HS nêu nội dung của bài Tiếng đàn. HĐ 4: Luyện đọc lại (6'). ­ 3HS đại diện 3 tổ thi đọc đoạn 1.  ­ GV nhận xét cách đọc. HĐ nối tiếp: Củng cố­ dặn dò: ­ HS nhắc lại nội dung bài. ­ Dặn HS về nhà đọc lại bài văn.
  14. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU:  ­ Nêu được 1 số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).  ­ Biết đặt đúng dấu phẩy vào đoạn văn ngắn (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng lớp viết bài tập.  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức  5’ ­ GV viết bảng BT, HS tìm sự vật được nhân hoá:                            Hương rừng thơm đồi vắng           Nước suối trong thầm thì            Cọ xoè ô che nắng           Râm mát đường em đi. ­ Nhận xét, tuyên dương * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Tìm từ ngữ về nghệ thuật  (13') Bài 1: Tìm các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A rồi ghi vào cột B. ­ 1HS đọc yêu cầu. HS làm bài cá nhân vào VBT. ­ 3HS lên chữa bài, lớp nhận xét. ­ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. ­ Cả lớp đọc đồng thanh bảng từ hoàn chỉnh. HĐ3: Ôn cách đặt dấu phẩy (15'): Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: ­ HS nêu yêu cầu BT, trao đổi theo cặp, làm bài vào vở. + 1HS lên làm bài, lớp nhận xét. ­ GV nhận xét, chốt  lại lời giải đúng. ? Thế nào là nghệ sĩ? + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: (2’) ­ 1HS nêu lại nội dung bài học. ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về nhà xem lại bài.
  15. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI QUẢ I. MỤC TIÊU: Sau bài học sinh biết: ­ Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của   quả đối với đời sống con người. ­ Kể tên 1 số bộ phận thường có của quả. II. ĐỒ DÙNG DẠY ­ HỌC: ­  Các hình trong SGK trang 92,93. ­ GV và HS sưu tầm các quả thật, ảnh chụp quả mang đến lớp. ­ Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1:  Củng cố kiến thức Kiểm tra bài Hoa ­ Nêu ích lợi của hoa? ­ GV nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2:  Quan sát và thảo luận (15'): ­ GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý: + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của các loại quả. + Nói quả các em đã được ăn và nêu mùi vị của quả đó. + Chỉ  và nói tên từng bộ  phận của quả  và cho biết người ta thường ăn bộ  phận nào của quả đó. ­ Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. ­ Các nhóm trưởng điều khiển các bạn giới thiệu quả mình sưu tầm được về:  hình dạng, độ lớn, màu sắc, khi gọt vỏ có gì đặc biệt, mùi vị của quả. *GVKL: Có nhiều loại quả khác nhau về hình dạng, độ lớn, mằu sắc, mùi vị.  Mỗi quả  thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ  và thịt hoặc   vỏ và hạt. HĐ3:  Thảo luận (15'): ­ GV chia thành 6 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi: ? Quả thường dùng để làm gì? nêu ví dụ? ? Quan sát các hình Tr92,93 sgk, nêu quả nào ăn tươi, quả nào dùng chế biến   thức ăn? ? Hạt có chức năng gì? ­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả: Người đặt câu hỏi, người trả lời.
  16. *GVKL : Quả  thường dùng để  ăn tươi, làm rau trong các bữa cưm, ép dầu,  muốn bảo quản các loại quả  được lâu người ta có thể  chế  biết thành mứt  hoặc đóng gói. ­ Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mạo thành cây mới. HĐ nối tiếp(5'): Củng cố­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về làm tiếp BT và quan sát động vật. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 24 ­ TIÊT 1 I. MỤC TIÊU: HS: ­ Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. ­ Giải bài toán có 2 phép tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  Vở luyện tập Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1:  Củng cố kiến thức 5’ Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ­ GV nhận xét, tuyên dương.  Giới thiệu bài :  HĐ 2:  Thực hành (29')                 ­ HS làm các bài tập 1,2,3,4, 5 (vở Luyện tập Toán). Bài 1, 2: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ­ Gọi HS đọc yêu cầu BT. ­ HS nêu kết quả ­ Giáo viên nhận xét ­ đánh giá. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán bằng hai phép tính. ­ Gọi HS đọc yêu cầu BT. ­ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? ­ Hs lên bảng chữa bài ­ GV nhận xét, tuyên dương Bài 4:  Củng cố kĩ năng tìm số bị chia ­ Gọi HS đọc yêu cầu BT. ­ HS lên bảng làm bài ­ Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 5: Củng cố chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ­  HS đọc yêu cầu :  ­ Lớp làm vào vở. HS trả lời 
  17. ­ Chéo vở kiểm tra bài nhau. ­ GV nhận xét, chốt đáp án. HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò (2'). ­ Nhận xét tiết học. ­ Về nhà làm bài 6,7,8,9 THỦ CÔNG ĐAN NONG ĐÔI( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU:  Học sinh biết : ­ Biết cách đan nong đôi.  ­ Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa được khít. Dán được  nẹp  II. ĐỒ DÙNG DAY ­ HỌC: ­ GV : Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi. ­ HS : Các nan có 3 màu khác nhau. ­ Kéo thủ công, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HĐ1:  Kiểm tra bài cũ  ­ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. ­ GV nhận xét. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2:  Hướng dẫn HS thực hành đan nong đôi (26’). ­ GV treo tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi ­ HS nhắc lại quy trình: Bước 1: Kẻ, cắt các nan. Bước 2: Đan nong đôi. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. * GV tổ chức cho HS thực hành. ­  GV lưu ý HS : Khi dán các nẹp xung quanh tấm đan cần dán lần lượt từng  nan cho thẳng với mép của tấm đan. * GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm. ­ GV lựa chọn 1 số sản phẩm đẹp, chắc chắn để giữ tại lớp, khen ngợi HS  có sản phẩm làm đúng quy trình kỹ thuật, đẹp. HĐ nối tiếp: Củng cố ­ dặn dò: ­ Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập.
  18. ­ Dặn HS giờ  sau mang giấy thủ  công, thước kẻ, hồ  dán...để  đan hoa chữ  thập đơn. Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2019  TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. II. ĐỒ DÙNH DẠY – HỌC ­ Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức  Củng cố kĩ năng nhận biết chữ số La Mã  ­ GV viết bằng số La Mã từ I đến XII, XX, XXI. HS đọc ­ GV nhận xét, tuyên dương. Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Thực hành (28'): ­ HS làm BT: 1,2,3,4 (a,b) Bài 1: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ bằng chữ số La Mã   Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ­ 3 HS nêu miệng, lớp theo dõi và nhận xét. ­ GV nhận xét, củng cố. Bài 2 : Củng cố về cách đọc số La Mã. ­  Đọc được các chữ số La Mã  ­ HS đọc nối tiếp các chữ số La mã. ­ GV nhận xét. Bài 3: Củng cố nhận biết chữ số  La Mã.
  19.  Đúng ghi Đ, sai ghi S : ­ 2HS lên chữa bài, HS khác nhận xét. Bài 4a,b: Rèn kĩ năng xếp hình  2HS lên bảng xếp, lớp nhận xét. ­ GV nhận xét + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: Củng cố ­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về ôn lại cách viết, đọc số La Mã và làm BT trong VBT. CHÍNH TẢ TIẾNG ĐÀN I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. ­ Làm đúng bài tập (2) a/b. II. ĐỒ DÙNH DẠY – HỌC ­ Bảng lớp ghi nội dung bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Kiểm tra bài cũ  Củng cố kĩ năng phân biệt s/x, dấu hỏi/ dấu ngã. ­ GV đọc ­ 2HS viết bảng, lớp viết bảng con: san sẻ, xe sợi, so sánh, xé vải,  xẻo thịt. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe­ viết: ­ GV đọc lần 1 đoạn văn. ­ 2HS đọc lại, lớp đọc thầm trong sgk. ? Bài văn nói về điều gì?  ? Trong đoạn văn ta cần viết hoa những chữ nào?  ­ HS đọc, viết những chữ mình hay sai ra giấy nháp. ­ GV quan sát, giúp HS viết đúng. ­ GV hướng dẫn trình bày vở và đọc lần 2 ­ HS viết bài vào vở. ­ Đọc lần 3 ­ HS soát bài, chữa lỗi sai ra lề vở.
  20. ­ Chấm bài, nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT: Bài 2:  Tìm và ghi vào ô trống: ­ 2HS đọc yêu cầu BT, HS làm bài cá nhân, HS lên chữa bài. ­ GV chốt lại câu trả lời đúng. + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp(1­2'): Củng cố­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về viết lại lỗi chính tả. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 24 ­ TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: Củng cố:   ­ Củng cố kĩ năng nhận biết chữ số La Mã  và xem đồng hồ ­ Rèn kĩ năng giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Vở luyện tập Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1:  Củng cố kến thức (3’) Củng cố chia số có bốn chữ số cho số một chữ số . Giới thiệu bài :  HĐ 2:  Thực hành (29')                 ­ HS làm các bài tập 10, 11, 12,13,14, 15 (vở Luyện tập Toán trang 15, 16). Bài 10, 11, 12, 13: Củng cố kĩ năng nhận biết chữ số La Mã và xem đồng hồ ­ HS đọc yêu cầu :  ­ Yêu cầu lớp làm vào vở. HS trả lời  ­ Chéo vở kiểm tra bài nhau. ­ GV nhận xét, chốt đáp án. Bài 15:  Rèn kĩ năng giải toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2