intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 34, 35

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

120
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng lớp 3 tuần 34 và 35 của các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công với một số nội dung: sự tích chú cuội cung trăng; giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm; bề mặt lục địa; ôn tập về đại lượng; ôn tập chương chủ đề đan nan và làm đồ chơi đơn giản; từ ngữ về thiên nhiên – dấu chấm, dấu phẩy....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 34, 35

  1. TUẦN 34:                                                         Thứ  hai ngày 6  tháng 5 năm 2019 TẬP ĐỌC­ K.CHUYỆN: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG (2 TIẾT). I.MỤC  TIÊU: A.Tập đọc: ­ Đọc đúng các từ: vung rìu, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, lăn quay, vẫy đuôi,   lá thuốc... ­ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.  ­ Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện. ­ Hiểu nghĩa các từ: tiều phu, khoảng dập bã trầu, phú ông, rịt ­ Hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện cho thấy tấm lòng nhân nghĩa, thuỷ  chung của chú Cuội; Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại  thấy hình người ngồi dưới gốc cây; Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng  của loài người. B. Kể chuyện: ­ Dựa vào gợi ý trong SGK kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu  chuyện  ­ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­  Tranh minh hoạ SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'):  Củng cố đọc thuộc lòng bài “Mặt trời xanh của tôi” ­ 5 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Mặt trời xanh của tôi” ­  HS và GV nhận xét, cho điểm.  * GV giới thiệu bài đọc. ­ GV dùng tranh minh hoạ trong SGK để giới thiệu bài. HĐ2(30'): Luyện đọc:  a.  GV đọc mẫu toàn bài:  b. HS luyện đọc. ­ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu theo hàng dọc. ­ Phát hiện lỗi phát âm của HS và cho HS luyện phát âm từ khó.(  VD : vung  rìu, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, lăn quay, vẫy đuôi, lá thuốc...) ­ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo hàng ngang, kết hợp giải nghĩa  từ: .tiều phu, khoảng dập bã trầu, phú ông, rịt ­ Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn theo nhóm 3. ­ Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm ­ cá nhân. *Chú ý: Đoạn 1: Đọc nhanh, khẩn trương, hồi hộp; Đoạn 2,3: Đọc chậm rãi,   thong thả HĐ3(12'): Tìm hiểu bài.    Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và trao đổi về nội dung bài đọc theo các câu  hỏi 
  2. trong SGK: ­ HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. ­ GV tiểu kết chuyển ý đoạn 2. ­ 1HS đọc thành tiếng đoạn 2­ cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2,3.  ­ GV: Nhờ có cây thuốc quý mà Cuội đã cứu sống rất nhiều người, trong đó  có con gái của một phú ông và Cuội được phú ông gả con cho. ­ Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 4. ­ HS trao đổi nhóm đôi câu hỏi 5 và nêu ý kiến. ­ GV: Quan sát tranh minh hoạ câu chuyên các em thấy chú Cuội ngồi bó gối,  mặt rất buồn, có thể là chú đang nhớ nhà, nhớ trái đất vì mặt trăng ở quá xa trái  đất, mọi thứ trên mặ trăng lại rất khác trái đất, chính vì vậy mà chú rất buồn. ­ GV hỏi: Chú Cuội trong chuyện là người như thế nào? * GV tiểu kết: Chú Cuội là người có tấm lòng nhân hậu, phát hiện ra cây  thuốc quý chú liền mang về nhà trồng và dùng nó để cứu sống người bị nạn,  chú cũng rất chung thuỷ, nghĩa tình, khi vợ trượt chân ngã chú tìm mọi cách để  cứu vợ, khi được ở trên cung trăng chú luôn hướng về trái đất, nhớ thương trái  đất.  HĐ4(6­8'): Luyện đọc lại. ­ GV chia nhóm 3HS luyện đọc. ­ Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn  ­ Một HS đọc toàn bộ câu chuyện ­ Nhận xét và bình chọn HS đọc đúng, hay nhất. HĐ5(15­17'):Kể chuyện: ­ GVnêu nhiệm vụ. ­ HS đọc yêu cầu của bài. ­ Một HS đọc lại các gợi ý trong SGK. ­ Từng cặp HS tập kể. ­ HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp. ­ Một HS kể toàn bộ câu chuyện. ­ Cả lớp cùng GV nhận xét bình chọn HS kể hay nhất. HĐ nối tiếp(2­3'): Củng cố dặn dò: ­ Yêu cầu HS  nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. ­ Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau.
  3. TOÁN Tiết 165:    ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG P.VI 100000. (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:Giúp HS:  ­ Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.  ­ Rèn kĩ năng tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, tìm thừa số chưa biết  tron phép nhân và tìm số bị chia.     ­ Giải bài toán có lời văn liên quan đến rút về đơn vị. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'):  Củng cố kĩ năng giải toán ­ Yêu cầu HS  giải bài toán bằng hai cách: Một cửa hàng có 36 000m vải. Ngày  đầu  bán đi 18 000m, ngày thứ hai bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao  nhiêu mét vải? ­ 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp. ­ GV nhận xét, cho điểm HS. Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng  nhiều cách khác nhau. HĐ2(32'): Luyện tập. Bài 1: Tính nhẩm. ­ HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân. ­ HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả và giải thích cách làm. ­ GV nhận xét, chữa bài. * Lưu ý : Rèn kĩ năng tính nhẩm các số trong phạm vi 100 000. Bài 2:  Đặt tính rồi tính. ­ HS làm bài cá nhân.
  4. ­ 3 HS lên bảng làm bài. ­ Yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước làm của mình. ­ GV nhận xét, chữa bài. ­ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. * Lưu ý :Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong  phạm vi 100 000. Bài 3: Tìm X ­ HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân. ­ Gọi 3 HS lên bảng làm bài. ­ Yêu cầu từng HS nêu lại cách làm của mình. ­ GV nhận xét, chữa bài. * Lưu ý :Củng cố kĩ năng tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, tìm thừa số  chưa biết trong phép nhân và tìm số bị chia. Bài 4: Giải toán. ­ HS đọc yêu cầu và phân tích đề bài toán. ­ HS làm bài cá nhân vào vở. 1 HS lên bảng trình bày. ­ GV nhận xét, chữa bài. * Lưu ý :Củng cố kĩ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. HĐ nối tiếp(3'): Củng cố ­ dặn dò: ­ Yêu cầu HS nêu lại nội dung của bài. ­ GV nhận xét tiết học.
  5. ĐẠO ĐỨC. GIỮ GÌN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM.  I.MỤC TIÊU: ­ Giúp HS nắm được những kiến thức sơ giản về vệ sinh an toàn thực phẩm. ­ Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để goáp phần giữ gìn thực  phẩm an toàn, phòng tránh một số bệnh mùa hè. Có ý thức lựa chọn thực phẩm   an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV : Thẻ màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(12'): Thảo luận. ­ HS thảo luận và kể tên một số bệnh có liên quan đến thức ăn. ­ GV ghi bảng. * GV tiểu kết: Nếu sử dụng thức ăn không hợp vệ sinh có thể dẫn đến một  số bệnh nguy hiểm như : bệnh tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa. ­ GV giới thiệu thành ngữ "an toàn thực phẩm" HĐ2(14'): Bày tỏ ý kiến. ­ HS bày tỏ ý kiến của mình về các tình huống GV đưa ra bằng cách giơ thẻ  màu.    + Thịt gà bị nhiễm bệnh, sau khi nấu kĩ là thực phẩm an toàn    + Không sử dụng chung thức ăn với người bị bệnh tiêu chảy thì không bị  bệnh tiêu chảy.    + Sử dụng thịt lợn bị bệnh tai xanh không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con  người. ­ HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do lựa chọn. *GV tiểu kết: Tuyệt đối không được sử dụng thức ăn đã bị nhiễm bệnh.
  6. HĐ3(12'): Trò chơi: "Lựa chọn thực phẩm" ­ GV phổ biến cách chơi, luật chơi, nội dung chơi. ­ HS chơi tiếp sức nhanh theo tổ: Mỗi tình huống ghi lên cánh hoa, mỗi HS  lựa chọn một cánh hoa và gắn vào bông hoa có nội dung (nên hay không nên làm  ở nhị hoa) + An chín uống sôi. + Mua dưa chuột ở chợ về nàh ăn luôn. + An thịt động vật đã bị nhiễm bệnh. + .......... ­ GV tiểu kết: Cần phải sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo vệ sinh và  đảm bảo sức khoẻ. HĐ nối tiếp(2): Củng cố­ dặn dò. ­ HS hát tập thể bài hát: Thật đáng chê. TỰ NHIÊN  VÀ XàHỘI BỀ MẶT LỤC ĐỊA  I.MỤC TIÊU:Giúp HS :  ­ Mô tả được bề mặt lục địa. ­ Nhận biết và phan biệt được sông, suối, hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Tranh SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1(5'): Củng cố kiến thức về bề mặt trái đất ­ Yêu cầu HS lên bảng kể tên 6 châu lục và 4 đại dương trên trái đất. ­ GV nhận xét, đánh giá. HĐ2(13'): Bề mặt lục địa. ­ Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và thảo luận nhóm đôi theo   các câu hỏi sau:  + Chỉ trên hình 1 chỗ nào đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước. + Mô tả bề mặt lục địa. ­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. ­ HS làm bài tập 1 VBT. * GV kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ  nhô cao ( đồi, núi), có chỗ  bằng phẳng   ( cao nguyên, đồng bằng), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi   chứa nước (ao, hồ) ... HĐ3(15'): Tìm hiểu về sông, suối, hồ. ­ Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK thảo luận nhóm 4 theo gợi ý: + Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.
  7. + Con suối thường bắt nguồn từ đâu? + Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông. + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu? ­ Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. ­ Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4 SGK và cho biết hình nào thể hiện suối, hình  nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ? *GV kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sônng rồi chảy ra   biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. ­ HS làm bài tập 2 VBT và nêu mệng kết quả. HĐ nối tiếp(2'): ­ Yêu cầu HS liên hệ  thực tế   ở  địa phương để  nêu tên một số  con suối, sông,  hồ. ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.     THỰC HÀNH TOÁN                                                      TUẦN 34( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU : Giúp HS tiếp tục: Rèn kĩ năng giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động 1: Khởi động    (5 phút) ­ 3 HS lần lượt đọc các bảng nhân. ­ GV nhận xét, giới thiệu bài mới Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành   (28 phút) GV hướng dẫn HS làm bài tập kết hợp lần lượt chữa bài. Bài 1: Một trang trại có 455 con dê được nhốt vào 5 chuồng. Hỏi 7 chuồng như  thế có bao nhiêu con dê? ­ HS đọc đề bài, HS làm cá nhân vào vở ­ 1 HS thực hiện làm bài trên bảng.  ­ GV tổ chức lớp nhận xét bổ sung, chốt bài làm đúng. *HS nhắc lại cách giải bài toán liên quan tới rút về đơn vị. Bài 2: Lan có 23 nhón vở, Hoa cú số nhón vở gấp đôi số nhón vở của Lan. Hỏi 2  bạn cú tất cả bao nhiờu nhón vở? ­ HS đọc đề bài – thảo luận nhóm đôi tỡm cỏch làm.
  8. ­  HS làm bài vào vở, GV theo dừi giỳp đỡ  ­  1 HS trỡnh bày.GV tổ chức lớp nhận xột, bổ sung chốt kết quả đúng. *GV nhắc nhở HS dạng bài gấp số lần. Bài 3:  Một hỡnh chữ nhật cú chiều dài là 16dm, chiều rộng là 100cm. Tớnh chu   vi hỡnh chữ nhật đó. ­ HS đọc đề bài – tự tỡm cỏch giải làm bài. HS giải vào vở  ­ Gv theo dừi giỳp đỡ và nhận xét bài cho HS . Nhận xét . ­ HS nhắc lại cỏch tớnh chu vi hỡnh chữ nhật. Hoạt động nối tiếp : (2 phút) ­ Hệ thống nội dung bài học. ­ Nhận xét tiết học.                                                                               Thứ ba  ngày 08 tháng 5 năm 2019 TOÁN Tiết 167:    ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG. I. MỤC TIÊU:     Giúp HS:  ­ Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối  lượng, thời gian, tiền Việt Nam) ­ Biết giải các bài toán liên quan đến các đại lượng đã học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Mô hình mặt đồng hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Ôn các đơn vị đo đại lượng đã học ­ Yêu cầu HS  nêu tên các đơn vị đo đại lượng đã học. ­ GV cùng HS nhận xét, bổ sung.GV giới thiệu bài mới.
  9. HĐ2(32'):  Luyện tập  GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK Bài 1: Điền dấu (>, 
  10. CHÍNH TẢ:                                          NGHE­ VIẾT :    THÌ THẦM I.MỤC TIÊU ­ Nghe­viết chính xác trình bày đúng, đẹp bài thơ Thì thầm. ­ Viết đúng tên một số nước láng giềng Đông Nam Á.  ­ Làm đúng các bài tập phân biệt  ch/tr; dấu hỏi/dấu ngã. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Củng cố kĩ năng viết đúng các từ có tiếng chứa âm đầu là s / x ­ GV đọc cho HS viết các từ: ngôi sao, xen kẽ, hoa sen. ­ 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con. ­ GV nhận xét, kết hợp giới thiệu bài mới. HĐ2(22'): Hướng dẫn viết chính tả. ­ GV đọc bài thơ một lượt, sau đó gọi 2 HS đọc lại. ­ Giúp HS nắm nội dung của bài: Bài thơ  cho thấy các con vật, sự  vật đều   biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào? ­ GV: Bài thơ nhắc đến gió, hoa, ong, bướm, trời, sao. Gió thì thầm với lá, lá   thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm ... ­ Yêu cầu HS tìm trong bài chính tả các từ chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã  và nguyên âm đôi. ­ 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con các từ khó: ong bướm, tưởng ­ GV đọc bài cho HS viết vào vở. ­ HS đổi chéo vở để soát bài. ­ GV chấm một số bài, nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày. HĐ3(10'): Luyện tập Bài tập 1: Viết tên một số nước Đông Nam Á ­ HS đọc yêu cầu và đọc tên các nước.
  11. ­ GV giới thiệu: Đây là tên một số nước láng giềng của chúng ta cùng ở trong  khu vực Đông Nam Á. ­ GV đọc tên các nước cho HS viết. ­ HS nhắc lại quy tắc viết tên riêng nước ngoài. Bài tập 2: Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr; dấu hỏi/dấu ngã. ­ GV treo bảng phụ ­ HS đọc yêu cầu bài tập. ­ Lớp làm bài cá nhân vào vở (dùng bút chì), 1 HS lên bảng. ­ GV nhận xét, chốt lời giải đúng. ­ HS đọc lại các câu đố trên bảng đã điền đúng và làm bài vào vở. ­ HS viết lời giải đố vào bảng con. HĐ nối tiếp(1­2'):  ­ HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên các nước, tìm và viết tên các nước trên thế  giới ­ Nhận xét tiết học. THỦ CÔNG:     Ôn tập chương chủ đề:  Đan nan và làm đồ chơi đơn giản (Tiết 1) I. Mục tiêu: ­ Ôn tập kĩ năng làm thủ công của HS qua sản phẩm đan nong mốt, nong đôi  đã học ở chương 3. II.Đồ dùng  dạy ­ học ­ Mẫu đan nong mốt. ­ Nong đôi ­ HS: Giấy, kéo thủ công... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(8­10'): Nêu lại quy trình đan nong mốt.       ­ Gọi một HS nhắc lại quy trình đan nong mốt theo các bước đã hướng dẫn. ­ GV nhận xét và cho HS quan sát lại mẫu đan nong mốt bằng giấy thủ công ­ Yêu cầu HS nhắc lại một cách hoàn chỉnh quy trình đan nong mốt.         + Bước1: Kẻ, cắt các nan đan                 + Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy thủ công         + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. HĐ2(24­26'): Rèn kĩ năng nong mốt   ­ GV tổ chức cho HS thực hành đan nong mốt
  12. ­ GV quan sát, uốn nắn cho những em chưa làm đúng, giúp đỡ những em còn  lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. ­ Mỗi tổ chọn 5 sản phẩm đẹp trưng bày lên bảng. ­ HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. ­ GV đánh giá kết quả thực hành của HS. HĐ3(1­2'): Củng cố ­ dặn dò:       ­ Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.       ­ Dặn HS chuẩn bị tiết sau. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN 34 (T1) I.MỤC TIÊU       ­ Củng cố kĩ năng viết chữ  Y. ­ Rèn kĩ năng viết tên riêng Phú Yên  và viết câu ứng dụng Yêu trẻ, trẻ hay   đến nhà/ Kính già, già để tuổi cho. ­ Củng cố về sự cảm nhận vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá. Rèn kĩ năng  viết đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(18­20'): Ôn luyện từ và câu. Bài 1: Đọc bài thơ "Tháng ba" Ông Chớp múa gậy nhùng nhoàng Ông Sấm đánh trống ầm vang đất trời Chị Mây xoã tóc đua bơi Một vùng trời biếc bỗng rơi mưa rào. Tháng ba nao nức tháng ba Ông Sấm, ông Chớp đi xa đã về Chị Lúa đứng giữa đồng quê Bỗng đòng đòng trỗ ... vụng về uốn câu. a. Những sự vật nào đã được nhân hoá? b. Tác giả đã nhân hoá chúng bằng cách nào? Bài 2: Viết đoạn văn 5 đến 7 câu dùng cách nhân hoá để kể về hộp bút của em. ­ Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. ­ Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì? ­ Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì? ­ Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. ­ Một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. ­ GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS. HĐ2(16­18'): Hoàn thành bài tập viết.
  13. ­ HS nhắc lại tên chữ, từ và câu ứng dụng vừa học. Sau đó nêu lại quy trình  viết chữ  Y .­ Yêu cầu HS nhắc lại nội dung câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên  người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi  người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ đợc sống lâu như  người già. Sống tốt vớimọi người thì sẽ được đền đáp. ­ HS viết bài vào vở tập viết phần Tự chọn và Luyện viết thêm. ­ GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. ­ GV kiểm tra một số bài, nêu nhận xét. HĐ3(1­2'): Củng cố­ dặn dò:­ GV nhận xét tiết học.                                                            Thứ tư, ngày 8 tháng 5  năm 2019 TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC. I. MỤC TIÊU: Giúp HS:  ­ Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng. ­ Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình  vuông. II. CHUẨN BỊ: ­ GV ; Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:  HĐ1(5­5' ):      Củng cố về các đơn vị đo độ dài ­ Yêu cầu HS  điền số thích hợp vào chỗ chấm. 3dm 4cm = ..........cm          5m 7dm = ..........cm         62cm = .......dm .......cm ­ Gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con theo tổ. ­ GV nhận xét, chốt KT. Củng cố kĩ năng chuyển đổi số đo độ dài.  HĐ2(30­32' ):     Ôn tập hình học Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. ­ HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân. ­ HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả và giải thích cách làm. ­ GV nhận xét, chữa bài. ­ HS nhắc lại cách kiểm tra góc vuông ­ HS nêu thế nào là trung điểm * Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng. Bài 2:  Tính chu vi hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. ­ HS làm bài cá nhân. ­ GV chấm một số bài, nêu nhận xét. ­ Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. *GV chốt: Chu vi của  hình tam giác chính là tổng độ dài 3 cạch Bài 3: Giải toán. ­ HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân.
  14. ­ 1 HS lên bảng trình bày bài giải. ­ GV nhận xét, chữa bài. ­ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. ­ Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình vuông và cách tính chiều rộng hình  chữ nhật khi biết chu vi và chiều dài của hình chữ nhật. *GV chốt:  Chu vi hình vuông = chu vi : 4                     Chiều rộng = chu vi : 2  ­ chiều dài                  Chiều dài  = chu vi : 2 – chiều rộng  HĐnối tiếp(1­2'): Củng cố ­ dặn dò: ­ Yêu cầu HS nêu lại nội dung của bài. ­ GV nhận xét tiết học. TẬP ĐỌC:  Mưa I.MỤC TIÊU ­ Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ: lũ lượt, nước mát, lửa reo, cụm lúa... ­ Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. ­ Nắm được nghĩa từ mới: lũ lượt, lật đật... ­ Hiểu nội dung: Bài thơ  cho ta thấy cảnh trời mưa và cảnh sinh hoạt đầm   ấm của gia đình khi trời mưa. Qua đó thể  hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc   sống gia đình, yêu người lao động của tác giả. ­ Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­  GV:Tranh SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Củng cố kĩ năng kể chuyện” Chú Cuội cung trăng” ­ Yêu cầu 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể  lại câu chuyện Sự  tích chú Cuội   cung trăng. (mỗi em kể 1 đoạn theo tranh) ­ GV nhận xét, cho điểm. *GV giới thiệu bài. ­ GV dùng tranh minh hoạ trong SGK để giới thiệu bài. HĐ2(15'):  Luyện đọc:      a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng tha thiết, trìu mến.  b. HS luyện đọc. ­ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ theo hàng dọc (2 lượt) ­ GV theo dõi HS đọc, phát hiện lỗi phát âm của HS và yêu cầu HS luyện phát   âm từ khó: (VD: .lũ lượt, nước mát, lửa reo, cụm lúa...) ­ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ  thơ  theo hàng ngang, kết hợp giải   nghĩa từ khó trong từng khổ thơ.: lũ lượt, lật đật... ­ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4. ­ Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm, cá nhân.
  15. HĐ3(10'): Tìm hiểu bài. ­  HS đọc thầm khổ thơ 1,2 , 3­  Thảo luận nhóm 2 ­ trả lời câu hỏi 1 ­ GV: Hình  ảnh gợi tả  cơn mưa: mây đen lũ lượt kép về, mặt trời chui vào   trong mây, chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát, gió hát giọng   trầm, giọng cao; sấm rền, chạy trong mưa rào…) ­ HS đọc thầm đoạn 3: Trả lời cá nhân câu hỏi 2 ­ GV: Cảnh sinh hoạt gia đình trong ngày mưa thật  ấm cúng ­ HS đọc khổ thơ 4 ­ trả lời  cá nhân câu hỏi 3; trao đổi trong bàn câu hỏi 4 *Chốt nội dung: Bài thơ  cho ta thấy cảnh trời mưa và cảnh sinh hoạt đầm   ấm của gia đình khi trời mưa. Qua đó thể  hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc   sống gia đình, yêu người lao động của tác giả. HĐ4(7'): Luyện đọc thuộc lòng. ­ Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài. ­ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. ­ Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương bạn đọc đúng, hay nhất. ­ GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp  nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. HĐ nối tiếp(1­2'):      ­ HS nhắc lại nội dung của bài. ­ GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS thuộc bài tại tại lớp LUYỆN TỪ VÀ CÂU    TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN – DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. I.MỤC TIÊU ­ Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: thiên nhiên mang lại cho con ngời những gì;  con ngời đã làm những gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm. ­ Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(3­5'):  Củng cố về phép nhân hóa ­ Yêu cầu 2 HS  lên bảng đọc đoạn văn trong bài tập 2, tiết LTVC tuần 33     ­ GV nhận xét, chốt KT HĐ2 (20'): Củng cố, hệ thống từ ngữ về thiên nhiên Bài tập 1: Thiên nhiên mang lại cho con ngời những gì. ­ HS đọc yêu cầu của bài. ­ Gv chia nhóm 4 HS. ­ HS thảo luận nhóm để tìm các từ chỉ những thứ có trên mặt đất, trong lòng  đất mà thiên nhiên mang lại. ­ Các nhóm cử đại diện trình bày.
  16. ­ GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. ­ HS đọc lại các từ vừa tìm đợc trên bảng và làm bài vào vở. *GVKL: Thiên nhiên mang lại cho con ngời vạn vật ( Cỏ cây, hoa lá, khoáng  sản, …tất cả đều có phục vụ cho con ngời Bài tập 2: Con ngời đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm. ­ HS đọc yêu cầu bài tập. ­ Yêu cầu HS  đọc mẫu, sau đó thảo luận với bạn bên cạnh và ghi tất cả ý  kiến tìm đợc vào vở nháp. ­ Gọi một đại diện một số cặp HS đọc bài làm của mình trớc lớp. ­ GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài vào vở. *GVKL: Con ngời luôn làm cho thiên nhiên phong phú và giàu đẹp hơn. HĐ3 (15'): Củng cố về dấu chấm, dấu phẩy. Bài tập 3: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống: ­ GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu bài tập. ­ Gọi một HS đọc đoạn văn, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. ­ HS làm bài cá nhân vào vở ­ 1 HS lên bảng chữa bài. ­ GV nhận xét, phân tích, chốt lời giải đúng. ­ HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nh. *GV chốt: Cách sử dụng dấu chấm , dấu phẩy  HĐ nối tiếp(1­2'): Củng cố­ dặn dò: ­ HS đọc lại bài tập 3  ­ GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. TẬP VIẾT          Ôn chữ hoa: A, M, N, V (Kiểu 2) I.MỤC TIÊU ­ Củng cố cách viết chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2)  thông qua bài tập ứng dụng: + Viết tên riêng An Dương Vương  bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có   tên Bác Hồ. ­ Trình bày bài viết sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Mẫu chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2)    Bảng lớp viết nội dung câu ứng dụng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(3­5'): Củng cố kĩ năng viết hoa các từ có âm đầu là Y, K  ­ Yêu cầu HS nhắc lại từ, câu ứng dụng đã học ở bài trước và viết bảng con  Phú Yên, Yêu, Kính. ­ GV nhận xét, cho điểm HS . HĐ2(10­12'):   Luyện viết bảng con. a.Luyện viết chữ hoa.
  17. ­ HS tìm các chữ viết hoa có trong bài: A, D, V, T, M, N, B, H. ­ GV treo chữ mẫu­ HS nhắc lại cách viết chữ  A, M, N, V. ­ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ A, M, N, V. ­ HS tập viết chữ A, M, N và chữ V trên bảng con ­ GV theo dõi, chỉnh sửa cho  HS. b.Luyện viết từ ứng dụng. ­ GV treo mẫu chữ viết từ ứng dụng­ HS đọc từ ứng dụng. ­ GV giới thiệu: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu   Lạc, sống cách đây trên 2000 năm . Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa. ­ HS tập viết trên bảng con: An Dương Vương . c.Luyện viết câu ứng dụng. ­ GV treo bảng phụ­ HS đọc câu ứng dụng. ­ Giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng: Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt  Nam đẹp nhất. ­ HS nhận xét về độ cao, nét nối từng con chữ trong câu ứng dụng. ­ HS tập viết trên bảng con: Tháp Mười, Việt Nam. HĐ3(20­22'):   Luyện viết  vào vở. ­ GV nêu yêu cầu: + Viết chữ A, M: 1 dòng. + Viết chữ N, V: 1 dòng. + Viết tên riêng An Dương Vương : 1 dòng. + Viết câu ứng dụng: 1 lần. ­ HS viết bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ  HS viết đúng nét, đúng độ  cao,   đúng khoảng cách. ­ GV chấm một số bài, nêu nhận xét. HĐ nối tiếp(1­2'): Củng cố­ dặn dò: ­ GV nhận xét tiết học. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 34 (TIẾT 2) I. Mục tiêu:      ­ Ôn tập về cách tính diện tích của hình. ­ Ôn tập về đại lượng. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu BT III. Các hoạt động dạy ­ học: HĐ 1: Củng cố kiến thức ­ GV kiểm tra BT LTập thêm của tiết trước HĐ 2: HD học sinh làm BT: ­ GV yêu cầu HS làm bài – GV giúp đỡ HS làm bài.( nếu cần) Bài 1: Rèn kĩ năng tính nhẩm: ­ Yêu cầu HS làm bài vào vở. ­ HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
  18. ­ GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm. ­ Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: Củng cố cách thực hiện phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000 ­ HS lên bảng thực hiện phép tính. ­ Nhận xét, chốt đáp án đúng. HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả. Bài 3:   Củng cố về giải toán có lời văn. ­ Gọi HS đọc đề bài. ­ Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. ­ 1 HS viết vào phiếu học tập, dán lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng. + Căn cứ vào đâu em tìm được số cây của xã Xuân Mai? Bài 4:    Củng cố về giải toán có lời văn. ­ Gọi HS đọc đề bài. ­ Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. ­ 1 HS viết vào phiếu học tập, dán lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng. + Đây là bài toán thuộc dạng toán nào? + Em đã làm như thế nào để tìm ra được số tiền mua 3 cái com pa? + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò ­ Nhận xét tiết học. ­ Về ôn lại toán về giải toán có 2 phép tính. Chú ý cách đặt lời giải THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TUẦN 34 (T2) I.Mục tiêu:     ­ Củng cố kĩ năng viết chữ  A, M, N, V (kiểu 2)   ­ Rèn kĩ năng viết tên riêng An Dương Vương  và viết câu ứng dụng Tháp  Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.    ­ Củng cố vốn từ về thiên nhiên và ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. II.Chuẩn bị: ­ Vở luyện tập TV. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(18­20'): Ôn luyện từ và câu. Bài 1: Kể tên các cảnh vật, sự vật và hiện tượng thiên nhiên. ­ HS đọc yêu cầu bài tập. ­ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. ­ Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả thảo luận. ­ GV nhận xét, chốt lời giải.
  19. ­ HS đọc lại các từ đúng trên bảng và làm bài vào vở. Bài 2: Kể tên các cảnh vật, sự vật do con người tạo nên. ­ Tiến hành tương tự bài tập 1. Bài 3: Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu phẩy phù hợp. Cà cuống có hình thù lạ   toàn thân như một chiếc lá   đôi cánh thì như một  chiếc áo lương đen phủ kín toàn thân   Hai mắt lồi   miệng có cái vòi như một  cái đao ngắn   không biết cà cuống ăn gì mà hiến cho đời mùi hương đặc sắc  thế  HĐ2(16­18'): Hoàn thành bài tập viết. ­ HS nhắc lại tên chữ, từ và câu ứng dụng vừa học. Sau đó nêu lại quy trình  viết chữ  A, M, N, V(kiểu 2) . Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2019 TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC. (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU:Giúp HS:  ­ Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông. ­ Ôn luyện biểu tợng về diện tích và biết cách tính diện tích hình chữ nhật và  diện tích hình vuông. ­ Phát triển t duy hình học trong cách sắp xếp hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV : 8 mảnh bìa hình tam giác. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:  HĐ1(35­37' ):     Ôn tập hình học Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm. ­ HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân. ­ HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả và giải thích cách làm. ­ GV nhận xét, chữa bài. ­ Củng cố biểu tợng về diện tích của một hình. Bài 2:  Tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. ­ HS làm bài cá nhân. ­ GV chấm một số bài, nêu nhận xét. ­ HS nêu lại cách  tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. ­ HS nhắc lại nhiều lần *GV chốt: Diện tích hình chữ nhật =  cạnh  x  cạnh              Diện tích hình chữ nhật =  chiều dài x chiều rộng(cùng một đơn vị  đo) Bài 3: Giải toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1