Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
lượt xem 10
download
Bài thơ "Việt Bắc" chỉ với tám dòng thơ mở đầu, người đọc cảm nhận một cách khá đầy đủ âm hưởng chung của cả bài thơ, âm hưởng khúc hát đối đáp, khúc hát ru nhẹ nhàng sâu lắng. Cùng với ngôn ngữ đậm màu sắc trữ tình của ca dao, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc đặc trưng trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu. Tài liệu tổng hợp 5 bài văn mẫu phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
VĂN MẪU LỚP 12: VIỆT BẮC – TỐ HỮU TỔNG HỢP 5 BÀI “PHÂN TÍCH 8 CÂU ĐẦU BÀI THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU” BÀI MẪU SỐ 1: Một trong những điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu là chất thơ trữ tình chính trị. Thơ Tố Hữu gắn bó một cách sâu sắc với mọi biến chuyển trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng miền nam thống nhất giang sơn và từng bước đi lên cuộc CM DT DC do Đảng cộng sản lãnh đạo… Nhưng thơ Tố Hữu vô cùng tha thiết đằm thắm đem đến cho người đọc xúc cảm tinh tế và lớn lao. Tố Hữu đã trữ tình hoá mọi vấn đề chính trị - xã hội để làm nên chất “trữ tình chính trị”. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp và cũng là đỉnh cao của thơ Tố Hữu là bài thơ tiêu biểu cho phong cách này. Bằng cấu từ đầy màu sắc trữ tình dân gian, 1 thứ ngôn ngữ ngọt ngào tha thiết, những hình ảnh rất giàu chất thơ Tố Hữu đã từ cuộc chia tay giữa những người kháng chiến đối với đồng bào Việt Bắc mà tái hiện lại một Việt Bắc trong kháng chiến đầy gian khổ hy sinh nhưng thấm đẫm nghĩa tình quần chúng giữa cách mạng với nhân dân, lãnh tụ với dân tộc, miền ngược với miền xuôi, quá khứ, hiện tại, tương lai như hoà quyện vào nhau. Điều đó dã được thể hiện ngay trong 8 câu thơ mở đầu bài thơ. Vì là 1 phong cách trữ tình chính trị nên thơ Tố Hữu luôn gắn liền với những vấn đề thời sự, luôn kết tinh trong tác phẩm hơi thở của cuộc sống. Nhờ thế Việt Bắc đã ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Đó là vào tháng 10/ 1954, sau khi kháng chiến vĩ đại của dtộc ta kết thúc bằng một chiến thắng rạng rỡ khắp 5 châu 4 biển, làm chấn động địa cầu, đất nước đã hoà bình, Bác Hồ và các cơ quan trung ương Đảng, cùng với phần lớn các tổ chức kháng chiến, những người kháng chiến đã hồ hởi trở về tiếp quản thủ đô. 1 cuộc chia tay lớn mang tính chất lịch sử đã diễn ra trên khắp vùng quê nẻo đường. Nhân sự kiện ấy Tố Hữu muốn làm một cuộc tổng kết về quá trình chiến thắng, VB- thủ đô của kháng chiến. Nhưng Tố Hữu đã không thể hiện nó như bản tổng kết quân sự hay những trang sử về kháng chiến hoặc một báo cáo chính trị thông thường. Tố Hữu đã trữ tình hoá cuộc chia tay lớn này bằng việc thể hiện nó như một cuộc chia tay của đôi lứa, của “mình với ta”, “ta với mình” trong ca dao dân ca của mọi miền đất nước đặc biệt trong ca dao dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. Hoàn cảnh đã tạo nên cấu trúc trữ tình tác phẩm, cái âm hưởng dìu dặt, lưu luyến, bịn rịn bao trùm bài thơ đó là cái âm hưởng của những câu thơ lục bát đều đặn nhịp nhàng và những thanh bằng thanh trắc đắp đổi cho nhau như trong câu thơ lục bát truyền thống. Cấu trúc trữ tình tạo nên cái tứ trữ tình, uốn vào nó thiên nhiên rất giàu giá trị biểu cảm, trực tiếp bày tỏ cảm xúc với rất nhiều chữ “nhớ” lan toả khắp bài thơ rồi những từ “tha thiết”, “bâng khuâng” với hình ảnh người yêu. Có thể nói hoàn cảnh ra đời chính là sự khơi gợi cảm hứng, từ cảm hứng khơi gợi giọng điệu, từ giọng điệu như một thanh nam châm hút vào tác phẩm những từ ngữ cùng một trường biểu cảm. Việt Bắc là một những hoài niệm lớn của những ngày kháng chiến, những hoài niệm được đặt trong không gian thấm đẫm chất trữ tình. Cho nên ngay từ những dòng thơ mở đầu, Việt Bắc mở ra khung cảnh chia tay giữa núi rừng, trong đó 4 dòng thơ đầu là tiếng nói Việt Bắc với người miền xuôi, và cũng 4 câu thơ như vậy viết về cảm xúc của người miền xuôi như để đáp lại người Việt Bắc. Kết cấu đối đáp đã tạo nên những suy nghĩ về tấm lòng người ở, người đi thuỷ chung son sắt. Việt Bắc là tiếng nói trữ tình giữa khung cảnh chia tay của những người kháng chiến với đồng bào vùng cao, nhưng lại được mở đầu bằng tiếng nói của người miền ngược, Tố Hữu như muốn nói cái tình của đồng bào Việt Bắc với Bác Hồ, Trung ương Đảng, những người kháng chiến thật sâu sắc biết bao nhiêu, thuỷ chung đến chừng nào. Tiếng nói của người tiễn đưa đã thấm đấm nhớ thương, ngay từ những từ ngữ xưng hô: “Mình về mình có nhớ ta”. Chữ “mình” vốn để chỉ những người nói, nhưng VB lại dành để chỉ những người về xuôi, gọi người đối thoại với mình là mình, hay đúng hơn là phần thương nhớ của chính mình, hoặc sự phân thân của chính mình. Cho nên mình và ta tuy hai mà một, cứ quấn quýt bên nhau, thậm chí nhớ thương dành cho người về xuôi nhiều hơn, cho nên 4 dòng thơ mà “mình” trở đi trở lại bốn lần: “mình về mình có nhớ ta”; “mình về mình có nhớ không”. Người viết đã biến cuộc chia tay lớn thành cuộc chia tay “mình” và “ta” giống như đôi lứa yêu nhau, đầy bịn rịn lưu luyến. Lời chia tay lại có kết cấu của hai câu hỏi. Một câu hỏi bao trùm cả thời gian: có nhớ “muời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Một câu hỏi bao trùm cả không gian : có nhớ “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”. Đó là những câu hỏi rất giàu giá trị tu từ, nó như xoáy sâu vào kí ức của người miền xuôi, nó như dồn nén bao nhiêu kỉ niệm của muời lăm năm sâu nặng nghĩa tình với những buồn vui, những gian khổ mà gắn bó từ những ngày ngọn lửa hồng của cách mạng được chính chủ tịch Hồ Chí Minh khơi lên từ Pắc Bó, cho tới những ngày độc lập rồi kháng chiến thành công. Đó cũng là 15 năm với bao nhiêu thiết tha mặn nồng. Trong khi đó câu hỏi: “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” lại bao trùm cả không gian, không phải gợi nhớ kỉ niệm mà làm cho khoảng cách không gian giữa miền xuôi và Việt Bắc như xích lại nhau trong một chữ nhớ “nhìn cây nhớ núi”; “nhìn sông nhớ nguồn”. “Cây” và “sông” là biểu tượng của không gian miền xuôi vời vợi, với vùng cao trong biểu tượng “núi” “nguồn”. Chữ “nhớ” đặt giữa “cây” và “ núi”; “sông” và “ nguồn” như có sự kết nối không gian cách trở vời vợi ấy trong tâm tưởng, như xoá nhoà sự chia li. Cũng giống như ở câu thơ mở đầu “mình” và “ta” trong cuộc chia li này không hề có sự xa cách trong tình cảm, bởi một chữ “nhớ” đã gắn liền họ với nhau. Ngôn ngữ của đoạn thơ không chỉ đằm thắm trong những từ xưng hô đầy sáng tạo mà còn ở những từ ngữ khơi gợi bao nhiêu nỗi nhớ. 4 chữ “mình” gắn liền cới 4 chữ “nhớ” trong một đoạn thơ. Nỗi nhớ ấy chẳng phải nồng nàn tha thiết lắm sao! Nỗi nhớ như một dòng chảy xuyên suốt 4 câu thơ, đồng thời tác giả trực tiếp sử dụng những từ ngữ biểu hiện trạng thái cảm xúc như “thiết tha”, “mặn nồng”. Thậm chí có những từ tưởng như chỉ là một hư từ, rỗng về nghĩa như chữ “ấy” nhưng nó thật có giá trị, nó làm cho khái niệm thời gian 15 năm trở thành 15 năm kỉ niệm, gợi nhớ tới câu thơ của Lưu Trọng Lư: Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy Nghìn năm hồ dễ ai quên Cho nên “15 năm ấy” cũng là 15 năm sâu nặng tình yêu của đồng bào Việt Bắc. Không chỉ có cách nói tràn đầy cảm hứng lãng mạn như trong những câu thơ viết về tình yêu đôi lứa mà những hình ảnh, cách phô diễn còn có sự cộng hưởng của ca dao, như trong câu: “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Đó là một câu thơ được viết theo thể phú, thể tỉ, vốn rất quen thuộc trong ca dao : “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói nghĩa tình bấy nhiêu” “Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu”. Tố Hữu sử dụng thể phú để viết “nhìn A nhớ B, nhìn C nhớ D” như trong một công thức ca dao. Cái trữ tình không chỉ dào dạt ở lời thơ, cấu trúc câu hỏi hay nhưng từ ngữ giàu sức biểu cảm mà còn là âm hưởng của câu thơ nói chung, dìu dặt, da diết như âm hưởng của tiếng hát ru trong dân ca vùng đồng bằng bắc bộ, dễ thấm vào tâm hồn người đọc lúc bấy giờ. Nằm trong kết cấu của mạch đối đáp, sau tiếng hát đưa tiễn của người Việt Bắc đầy nhớ thương, mặn nồng là lời đáp của người về xuôi: “ Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” Nếu như người Việc Bắc gửi theo bước chân của người miền xuôi với bao nhiêu nỗi nhớ thì trong lời đối đáp của người miền xuôi cũng đầy ắp những bâng khuâng tha thiết. Không sử dụng đại từ xưng hô “mình”, “ta” mà người xưng hô sử dụng đại từ “ai” để khẳng định trước hết là sự gắn bó với người ở lại. Ai có thể là đại từ để hỏi nhưng ở đây đó chính là đại từ phiếm chỉ, rất gần cách nói của ca dao: “Nhớ ai bồi hổi bồi hồi” hay như Tú Xương một nhà thơ trào phúng bậc nhất của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng rất trữ tình, tha thiết trong chữ “ai” như vậy: “Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”, “Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô”. Đó là những chữ “ai” đầy yêu thương. Dẫu không phải không biết áo bông của ai, khăn đầu của ai nhưng người nói vẫn sử dụng chữ “ai” mà không gọi tên cụ thể chính là tạo nên một khoảng trống của không gian để yêu thương chứa đầy trong nó. Tố Hữu sử dụng và khai thác triệt để sự biến hoá hết sức linh diệu trong giá trị biểu cảm của từ “ai”. Một chữ “ai” của người về xuôi đủ làm xao xuyến lòng người đưa tiễn, đủ cho thấy người về xuôi yêu thương Việt Bắc đến chừng nào và hiểu nỗi niềm tha thiết của người Việt Bắc đối với cách mạng, đối với người miền xuôi. Một chữ “ai” làm xao động cả không gian đưa tiễn. Còn người về xuôi trước những tiếng tha thiết của người đưa tiễn đã xúc động ra sao? Tố Hữu đã diễn tả một cách hết sức chính xác tâm trạng của người về xuôi qua những chữ “bâng khuâng”, “bồn chồn”. “Bâng khuâng” là tâm trạng chất chứa những nhớ thương bao trùm cả không gian với bao nhiêu kỉ niệm, không dừng lại một kỉ niệm nào. Còn “bồn chồn” cũng là từ chỉ tâm trạng nhớ thương, những đó là tâm trạng không thể kìm nén bên trong mà biểu hiện qua bên ngoài như nét mặt bồn chồn mong đợi. Ở đây cái tâm trạng ấy lại hiện ra trong bước đi của người về xuôi thành “bồn chồn bước đi”. Nghĩa là những người kháng chiến về tiếp quản thủ đô cũng như bao nhiêu thành phố, thị xã khác thì việc về đã đành phải về nhưng lòng lại không muốn chia xa. Cho nên mỗi bước đi đều bồn chồn không muốn rời chân. Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn ấy còn được thể hiện một cách hết sức tinh tế qua nhịp điệu 2 câu thơ tiếp theo: Áo chàm /đưa buổi/ phân li Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay Câu thơ lục bát vốn có nhịp chẵn như nhịp thơ đều đặn của ca dao Việt Nam, nhưng với 2 câu thơ này tác giả đã tạo nên những đột biến trong nhịp điệu như một đảo phách trong âm nhạc, đột ngột chuyển sang những nhịp lẻ, như ta đã phân tích. Đó chính là nhịp bồn chồn của bước đi. Đoàn Thị Điểm trong “Chinh phụ ngâm khúc” đã tả cái bồn chồn ấy bằng một câu thơ rất giàu hình ảnh: Bước đi/ một bước/ dây dây/ lại dừng Tố Hữu không tả mà dùng nhạc tính của câu thơ với nhịp lẻ liên tiếp nhau để diễn tả trạng thái bồn chồn ấy. Ta như thấy người đi và người ở dùng dằng bên nhau không nỡđứt, như thế đôi bàn tay của người ở kẻ đi bịn rịn, không muốn rời xa. Về phương diện nghệ thuật còn phải thấy t/giả đã sử dụng những hình ảnh hoán dụ ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Dùng “áo chàm” để nói người VB, cũng để nói cả Việt Bắc đang tiễn đưa người kháng chiến về xuôi. Ta chợt nhớ câu thơ của Lưu Quang Vũ viết về bàn tay của những người yêu nhau: Khi chia tay ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói bàn tay đã nói Mình đi rồi hơi ấm còn để lại Còn bồi hồi trong những ngón tay ta Việt Bắc chỉ với tám dòng thơ mở đầu, người đọc cảm nhận một cách khá đầy đủ âm hưởng chung của cả bài thơ, âm hưởng khúc hát đối đáp, khúc hát ru nhẹ nhàng sâu lắng. Cùng với ngôn ngữ đậm màu sắc trữ tình của ca dao chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc đặc trưng trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều
9 p | 1469 | 202
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Vội vàng của tác giả Xuân Diệu
9 p | 977 | 102
-
Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
17 p | 716 | 66
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
16 p | 397 | 57
-
Tổng hợp 5 bài phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
28 p | 420 | 55
-
Tổng hợp 5 bài lập dàn ý các dạng đề trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
11 p | 604 | 43
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
22 p | 353 | 41
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
19 p | 470 | 33
-
Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
18 p | 350 | 17
-
Tổng hợp 5 bài phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
17 p | 192 | 11
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
16 p | 165 | 10
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
13 p | 129 | 7
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
22 p | 167 | 6
-
Tổng hợp 5 bài phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
28 p | 146 | 6
-
Tổng hợp 3 bài bình giảng khổ thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
8 p | 94 | 5
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân
19 p | 127 | 5
-
Tổng hợp 6 bài bình giảng khổ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
16 p | 92 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn