intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp 6 bài bình giảng khổ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Chia sẻ: Hoàng Thị Tuyết Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

96
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người đọc dễ dàng cảm nhận được tiếng hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời của một hồn thơ đã thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp để đến với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước khi đọc bài thơ Tiếng hát con tàu . Bao kỉ niệm về con người, những miền quê xa lạ được tác giả diễn tả bằng một nỗi nhớ đầy vơi trong khổ 10 và 11 của bài thơ. Mời các bạn tham khảo tài liệu Tổng hợp 6 bài bình giảng khổ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên để thấy sự gắn bó của nhà thơ với mảnh đất Tây Bắc yêu thương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp 6 bài bình giảng khổ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

  1. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 12: TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN TỔNG HỢP 6 BÀI “BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ 10, 11TRONG BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN” BÀI MẪU SỐ 1: Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ ca của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ “Điêu tàn” đến “Ánh sáng phù sa”, hành trình thơ của Chế Lan Viên “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn, đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút từ tập “Ánh sánh và phù sa” là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời. Nhà thơ ví tâm hồn mình như con tàu “uống vầng trăng”, vùn vụt tiến lên phía trước đầy lòng hăm hở trong bài ca xây dựng cuộc đời. Đến với Tây Bắc là trở về với nhân dân – những con người tình nghĩa. Đến với Tây Bắc là đến với “xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng”. Suốt những năm dài kháng chiến đc sống trong lòng nhân dân, bước chân nhà thơ đã đi qua nhiều miền đất nước: khu Bốn, khu Ba, Việt Bắc, Tây Bắc… Bao nhiêu kỉ niệm đầy ắp trong lòng về những con người. về những miền quê xa lạ. Trong hoài niệm, nhà thơ ân tình hát lên. Đây là đoạn thơ tiêu biểu trong phần hai bài “Tiếng hát con tàu”: “Nhớ bản sương giăng… … đất lạ hoá quê hương”. Nỗi nhớ Tây Bắc đầy vơi trong lòng. Nhớ núi rừng, nhớ làng bản, nhớ những con đèomây trắng phủ mờ, nhớ những “Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”. “Bản sương giăng” và “đèomây phủ” gợi tả cảnh núi rừng mọt mù, xa xôi nghìn trùng cách trở. Hai chữ “nhớ” trong vần thơ diễn tả sự tha thiết bồi hồi. Câu thơ cân xứng qua hai vế tiểu đối: “Nhớ bản sương giăng – Nhớ đèo mây phủ”. Bao năm tháng qua, những dốc núi đèo cao, những làng bản mù sương, những nẻo đường một thời gian khổ vẫn còn vương vấn trong lòng. Những kỉ niệm đẹp một thời máu lửa đâu dễ quên. Nhà thơ tự hỏi lòng mình: “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?” cũng là để khẳng định mình với tất cả niềm tự hào sâu sắc. Giọng thơ sâu lắng, êm ái, ngọt ngào. Nỗi nhớ và “yêu thương” cũng là tình cảm của người chiến sĩ Tây Tiến với núi rừng và con sông Mã miền Tây: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”. Câu thơ của Chế Lan Viên hàm chứa tình cảm đẹp, đồng thời phát hiện chiều sâu của tâm hồn và quy luật tình cảm của con người. Đó cũng là sự tổng kết đường đời, cách sống, đạo lí sống của người cán bộ kháng chiến. Hai câu thơ tiếp theo cấu trúc song hành, ánh lên vẻ đẹp trí tuệ. Đó là nét đặc sắc trong thơ của Chế Lan Viên: Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 1
  2. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”. “Khi ta ở” rồi “khi ta đi” đã trải qua nhiều năm tháng? Hai cảnh ngộ, hai hoàn cảnh sống đã đổi thay. Thời gian và không gian, ở và đi, quá khứ và hiện tại không làm cho lòng dạ đổi thay, trái lại “đất đã hoá tâm hồn”. Kẻ vô tâm và bất nghĩa thì “đi là hết: “nơi đất ở” chỉ còn là dửng dưng mà thôi. Có sống hết mình, sống đẹp với “nơi đất ở” thì khi xa cách, lòng ta mới mang theo bao kỉ niệm vui, buồn sâu sắc. Câu thơ là tiếng nói tình nghĩa ở đời, là niềm tự hào về cách ăn ở thuỷ chung, sắt son. Tây Bắc – mảnh đất thiêng liêng anh hùng đã mang tình sâu nghĩa nặng đối với nhà thơ và bao chiến sĩ. Bao chiến sĩ đa đem sương máu thắp sáng ngọn lửa Điện Biên thần kì. Mảnh đất ấy có bao nhiêu con người tình nghĩa, để thương để nhớ trong lòng ta. Là anh du kích: “Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn – Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”. Là bà mế “lửa hồng soi tóc bạc”, tuy “không phải hòn máu cắt nhưng “Trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Là cô gái Tây Bắc “Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng”, để lại nhiều bâng khuâng: “Bữa xôi đầu còn toả mùi hương”. Vì thế thật là dễ hiểu, mảnh đất ấy, cùng với những con người như thế ấy “Lòng lại chẳng yêu thương?”. Có trải nghiệm mới thấm thía tình đời và vị đời sâu nặng: “Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”. Con người nhân hậu, biết sống trong đạo lí, biết ăn ở trong tình nghĩa thuỷ chung, có cả cái tâm đẹp và cái tài lớn mới viết nên những câu thơ mang màu sắc triết lí đẹp và hay như thế! Có điều thú vị là những triết luận ấy không chút khô khan mà chủ yếu là những xúc động của chính tâm hồn mình, được lay động và cất cánh thành lời ca. Triết luận ấy lại đc diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và cảm xúc nên đã khơi dậy trong mỗi chúng ta bao hoài niệm đẹp đối với miền quê của riêng mình. Khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác – tình yêu và đất lạ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương!”. Nói về tình yêu – một tình yêu đẹp – Chế Lan Viên sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh ẩn dụ tạo nên những vần thơ độc đáo, thi vị. Mỗi một so sánh là một liên tưởng nói đén tình yêu và nỗi nhớ xôn xao, mơ màng và thấm thía lan toả trong lòng. Câu thơ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” thể hiện sự gắn bó yêu thương giữa hai trái tim , hai tâm hồn Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 2
  3. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai như quy luật kì diệu của thiên nhiên, của sự sống. Cánh kiến – sản phẩm của núi rừng, là chất kết dính. Hoa vàng tượng trưng cho vẻ đẹp thơ mộng, tác jả có một cách nói mới lạ, đậm đà: “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”. Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, cây cỏ đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của sự sánh đôi, kết bầy, của cái đẹp nảy nở trong hạnh phúc: “Chim rừng lông trở biếc” hót rộn ràng. “Của yến anh này đây khúc tình si” (Xuân Diệu). Nhà thơ Chế Lan Viên đã cụ thể khái niệm trừu tượng tình yêu thành những hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi, thân thuộc với con người, nhất là với những đồng bào miền núi. Nếu trong Việt Bắc, Tố Hữu đã nói về nỗi nhớ chiến khu với bao cung bậc tha thiết, bồi hồi: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương. Nhớ từng bản khói cùng sương, Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”. Thì ở trong bài thơ này, Chế Lan Viên nói về nỗi nhớ ấy với tất cả ân tình sâu nặng và đc diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ giàu mĩ cảm. Ở khổ thơ trc có câu: “Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”, ở khổ thơ sau, tác jả lại viết: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. Sống có ân nghĩa thì đất lạ mới “hoá tâm hồn”. Sống trọn tình yêu thì “đất lạ hoá quê hương”. Ca dao có câu: “Đến đây thì ở lại đây – Bao jờ bén rễ xanh cây mới về”. Đó là sự níu jữ của tình yêu. Câu thơ: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương” như một mệnh đề ngắn gọn và cô đúc. Châm ngôn sống đẹp. thuỷ chung đc khẳng định như một chân lí! Không chỉ yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình mà tâm hồn, tấm lòng cònrộng mở ra đến mọi miền quê. Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước.Tình yêu đất lạ gắn liền với những con người mà mình từng mang trong lòng nghĩa nặng tình sâu. Chữ “hoá” trong câu thơ là “nhãn tự” thể hiện sự biến đổi kì diệu từ lượng là “đất lạ” thành chất là “quê hương” mà yếu tố quyết định là tình yêu. Câu thơ của Chế Lan Viên cho ta nhiều liên tưởng và suy tưởng để tự đo lòng mình, phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn và sự phong phú của tâm hồn mình. Đoạn thơ trên cho ta thấy vẻ đẹp văn chương và cốt cách thi sĩ của Chế Lan Viên. Thơ ônghàm súc, mang tính chât trí tuệ lại đc trang phục bằng một thứ ngôn ngữ jàu hình tượng và biểu cảm. Giọng thơ tha thiết, đằm thắm. Đến với nhân dân, sống trong lòng dân là trở về cội nguồn hạnh phúc để cống hiến và sáng tạo. Bài học về tình nghĩa, về thuỷ chung trong tình yêu đc diễn tả một cách thấm thía. Những tình cảm sâu sắc ấy và chân thành ấy là tấm lòng của thi sĩ đối với đất nước và nhân dân được diễn tả một cách tài hoa, giàu cá tính sáng tạo trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 3
  4. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê rạo rực của một tâm hồn đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của một cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Trong niềm vui mới, hồn thơ của Chế Lan Viên như hóa thành con tàu tâm tưởng, hăm hở trong hành trình về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 4
  5. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai BÀI MẪU SỐ 2: Sự ra đời của bài thơ Tiếng hát con tàu gắn liền với một sự kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Vào năm 1958 là năm có phong trào vận động thanh niên miền xuôi lên mở mang kinh tế, văn hóa ở miền núi. Phong trào này được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các từng lớp nhân dân... bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ra đời trong không khí sôi nổi ấy. Những sự kiện đó chỉ là một gợi ý, là điểm xuất phát để Chế Lan Viên thể hiện khát vọng được về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn, đồng thời cũng là trở về với ngọn nguồn của nghệ thuật. Bình giảng khổ thơ thứ nhất để làm nổi bật tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất: Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê rạo rực của một tâm hồn đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của một cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của nhân dân, đất nước. Trong niềm vui mới, hồn thơ của Chế Lan Viên như hóa thành con tàu tâm tưởng, hăm hở trong hành trình về với nhân dân, về với cuộc sống rộng lớn. Nhưng về với nhân dân cũng là về với lòng mình, làm giàu thêm tâm hồn mình; từ đó nhà thơ đã đi đến sự khẳng định Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. Cả phần hai - cũng là phần chủ yếu của bài thơ - dùng cho việc tái hiện hình ảnh nhân dân và gợi lên kỉ niệm đẹp, sâu nặng tình nghĩa trong những năm kháng chiến gian khổ. Theo dòng hoài niệm, mạch thơ mang đến những câu thơ mang tính khái quát, triết lí: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Cảnh sương giăng, đèo mây phủ hiện lên rất chung (bởi không nói về một làng bản cụ thể nào) nhưng lại không hề chung chung, bởi ta vẫn dễ dàng nhận ra cảnh sắc riêng của Tây Bắc. Khi bình giảng có thể so sánh thêm với những câu thơ của Tố Hữu “Nhớ từng bản khói cùng sương - Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” - Việt Bắc. Câu thơ thứ 2: Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Là một câu hỏi tu từ - hỏi chỉ để mà khẳng định rõ hơn tình cảm gắn bó sâu nặng của nhà thơ đối với con người, cảnh vật Tây Bắc, với mọi miền đất xa xôi và hẻo lánh khác của đất nước. Ở hai câu tiếp theo, Chế Lan Viên đã dùng những cặp đối xứng: khi ta ở/khi ta đi; đất ở /đất hóa tâm hồn, để qua đó nói lên tình cảm gắn bó máu thịt của mình với Tây Bắc. Chính tình cảm đó đã dẫn tới một sự chuyển hóa từ “đất ở" vốn vô tri vô giác thành "đất hóa tâm hồn". Ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm một con người đối với một vùng quê: Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 5
  6. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Sang khổ thơ thứ 2, mạch thơ dường như chuyển sang một sự rung cảm và suy tưởng khác - về tình yêu và đất lạ: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tinh yêu làm đất lạ hóa quê hương. Ở khổ thơ này, ta cũng thấy một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên - đó là sự suy ngẫm, triết lí. Những câu thơ viết về tình yêu không phải chỉ là của một tâm hồn tự bộc lộ, biểu hiện những trạng thái của lòng mình, mà còn là của người tự quan sát lòng mình và suy ngẫm, triết lí về tình yêu qua kinh nghiệm. Những hình ảnh so sánh ở đây mang một ý nghĩa triết lí: mỗi hiện tượng, sự vật khác - như cái rét đi với mùa đông, như mùa xuân với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cũng là bản chất của tình yêu như là sự khăng khít giữa hai tâm hồn - nó diễn ra như một tất yếu của tự nhiên và không thể tách rời. Tất cả những câu thơ trên như là tiền đề để Chế Lan Viên đi với một nhận xét có tính đúc kết, khái quát: Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương Như vậy chính tình yêu là chất kết dính, làm nên sự chuyển hóa kì diệu, khiến cho "đất lạ" hóa thành “quê hương”. Nhưng tình yêu không chỉ giới hạn trong tình cảm lứa đôi mà nó còn biểu hiện những tình cảm với quê hương đất nước. Bởi thế mà khổ thơ này đường như có sự đột ngột rẽ ngang của dòng xúc cảm, nhưng thực ra cũng nằm trong mạch suy nghĩ và dòng cảm xúc chung của cả bài. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 6
  7. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai BÀI MẪU SỐ 3: Đoạn thơ này là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ, trong đó có những câu được xem là hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên, ở đây, những cảm xúc sâu lắng lại được một suy tư sắc sảo nâng đỡ, cuối cùng nó đã kết tinh thành những câu thơ vừa đẹp, vừa trĩu nặng triết lí. Nghĩa là thành công này rất tiêu biểu cho một phong cách thơ của Chế Lan Viên: triết luận - tâm tình. Tiếng hát con tàu là một trong những thành công tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên: phong cách triết luận - tâm tình. Đó là lúc nhà thơ vừa dồi dào cảm xúc, vừa trĩu nặng suy tư. Tiếng hát con tàu vừa dạt dào tình cảm với đất nước và con người, vừa tràn đầy những suy tư chiêm nghiệm về lẽ đời, lẽ sống của con người, lẽ sống của thơ ca, trong đó có những đoạn đã kết tinh được toàn bộ xúc cảm và ý thơ của toàn bài. Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Khổ thơ mở đầu bằng một câu giản dị, cất lên từ nguồn cảm xúc mãnh liệt: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Câu thơ được ngắt thành hai vế, mỗi vế được bắt đầu bằng chữ “nhớ”, tạo cho câu thơ âm hưởng như một điệp khúc. Nó gợi ra hình ảnh một cái tôi, một nhân vật trữ tình chìm đắm trong một nỗi nhớ triền miên. Kỉ niệm này chưa mờ đi, ki niệm khác đã trỗi dậy,., đến câu thứ hai, cảm xúc đã có phần chuyến hóa thành suv tư, đúc kết: Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Nhưng dầu sao đây mới chỉ là một sự khái quát đơn thuần. Phải đến hai câu tiếp theo nó mới thật sự là triết lí, xúc cảm đã kết tinh thành châm ngôn: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Câu thơ này là sự đúc kết về một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn, nó đánh động đến tâm linh của tất cả chúng ta. Trong đời ai chẳng từng sống ở những mảnh đất, qua những miền quê, nhất là những cán bộ kháng chiến. Những năm tháng sống với các miền đất ấy, chính là những quãng đời của chúng ta. Những quẵng đời ấy nối tiếp nhau dệt thành cuộc đời mỗi con người. Đúng vậy, đời người là gì nếu chẳng phải là sự kế tiếp tuần hoàn của “ở” và “đi”. Chuyện “ở” và “đi” của con người đã chứa đựng trong đó sự chuyển hóa âm thầm mà chính chúng ta cũng không hay biết. Khi ta ở, nghĩa là khi ta đang sống trong Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 7
  8. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai hiện tại, thì hiện tại dường như chưa cho chúng ta thấy tình cảm thật sự của mình. Thậm chí, ta tưởng như miền đất ta đang ở cũng chỉ như bao nhiêu miền đất khác chỉ là nơi đất ở thế thôỉ. Phải đến khi vì một lí do nào đó ta phải từ giã miền đất ấy, quãng đời sống ở đây bỗng trở thành quá khứ, miền đất từng cưu mang ta lùi lại phía sau lưng, bấy giờ ta mới hiểu. Nhìn vào lòng ta, ta mới chợt nhận ra: chính ta đã gắn bó với miền đất kia từ lúc nào ta cũng không hay. Tình cảm cứ âm thầm hình thành, âm thầm cho đất đã hóa tâm hồn. Thì ra, trong những ngày tháng ta đi, mãnh đất từng che chở, nuôi nấng ta vẫn cứ dõi theo ta từng bước, vẫn thầm nhắc ta trở lại, ấy thế mà nhiều lúc ta thật vô tình. Song, kì thực là mảnh đất ấy đã gắn bó máu thịt với ta. Đất đã hóa tâm hồn, nghĩa là miền đất ấy mang trong nó tâm hồn của một cố nhân. Nhưng quan trọng hơn là miền đất ấy đã hóa thành tâm hồn của chính ta. Mảnh đất mà ta từng sống đã trở thành một phần đời ta. Ta không thể hình dung được đầy đủ về cuộc đời mình, nếu thiếu đi những năm tháng sống trên mảnh đất ấy. Những kỉ niệm với mảnh đất kia là một phần cuộc đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu của ta.. Có lẽ vì thế mà tác giá đã viết Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Câu thơ này gợi nhớ đến một câu thơ nồi tiếng của Hoàng Trung Thông. Bàn tay ta làm nên tất cá. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Câu thơ cuối cùng được viết theo một lối tư duy. Đó là lối đúc kết triết lí dựa vào lô gíc. biện chứng. Cũng phát hiện về sự kì diệu, nhưng nếu Hoàng Trung Thông khám phá ra sự kì diệu của tình cảm. Nói khác đi, đó là thành sự kì diệu của bàn tay và trái tim. sỏi đá thành cơm là một sự biến hóa, nhưng dù sao vật chất cũng mới chỉ là vật chất. Còn đất đá hóa tâm hồn thì quả thật là một sự đột biến, hởi vật chất đã hóa thành tinh thần. Thậm chí, từ dạng thô sơ nhất của vật chất biến thành dạng tinh túy nhất của tinh thần. Khách thể đã hóa thân vào chủ thể, làm thành chủ thể theo cái quy luật ậm thầm đó. Rõ ràng, câu thơ của Chế Lan Viên là một chân lí có tính phổ biến toàn nhân loại, nó không chỉ đúng với một nơi, một thời, mà đúng với hết thảy con người trên thế gian này. Đoạn thơ này là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ, trong đó có những câu được xem là hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên, ở đây, những cảm xúc sâu lắng lại được một suy tư sắc sảo nâng đỡ, cuối cùng nó đã kết tinh thành những câu thơ vừa đẹp, vừa trĩu nặng triết lí. Nghĩa là thành công này rất tiêu biểu cho một phong cách thơ của Chế Lan Viên: triết luận - tâm tình. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 8
  9. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai BÀI MẪU SỐ 4: Gợi ý làm bài: I. Mở bài - Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960). - Bài thơ ra đời trong thời kì miền Bắc đang náo nức, khẩn trương xây dựng cuộc đời mới vào những năm đầu thập niên 1960. Khúc hát lên đường của bài thơ mang không khí xã hội say mê, hào hứng ấy. - Bài thơ nằm trong đề tài chung của thơ ca viết về quê hương đất nước thời kì này. Những kỉ niệm về nhân dân nghĩa tình trong kháng chiến đã khơi dòng cho nguồn cảm xúc tuôn trào : tình đất nước, tình nhân dân. Nội dung tình cảm ấy được thể hiện sâu sắc qua đoạn thơ : Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. II. Thân bài Theo mạch cảm xúc, tiếp nối với nỗi nhớ người ở những khổ thơ trước đến khổ thơ này là nỗi nhớ cảnh, nhớ quê hương Tây Bắc. 1. Hình ảnh bản làng hiện ra mơ màng trng sương khói hoài niệm. Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ, - Người Tây Bắc thường làm nhà chon von trên sườn núi nên sơm chiều giăng mắc một màn sương, còn đường đèo lên cao vút chìm trong mây. Hai hình ảnh gợi tả bức tranh hùng vĩ nhưng thơ mộng, mơ màng, êm ả, nhẹ nhàng, có chút hư ảo chập chờn trong cõi mộng. Điệp từ nhớ trong một câu thơ cho thấy tâm trạng nhà thơ đang đắm chìm trong những kỉ niệm ân tình và quê hương Tây Bắc hiện lên đẹp đẽ trong nỗi nhớ càng bộc lộ tình yêu sâu nặng của nhà thơ. - Cảnh thơ ấy trong thơ Tố Hữu có vẻ đẹp riêng : Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Nơi quê hương ấy có biết bao con người nghĩa tình, mỗi nơi là một kỉ niệm đẹp mà bước chân tác giả đã từng đi qua suốt chiều dài kháng chiến. 2. Theo dòng hoài niệm tâm tư hướng ra ngoại cảnh, rồi trong khoảng cách của không gian thời gian tác giả quay lại soi vào lòng mình, suy ngẫm, kiểm nghiệm và nhận ra rằng : Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương Câu thơ vừa tự hỏi lòng, vừa như muốn tâm sự, chia sẽ rồi ngầm khẳng định. Tình cảm với đất nước con người Tây Bắc đã được thử thách qua thời gian, đã được lọc qua nỗi nhớ nên câu thơ có sự lắng kết tình cảm nhưng vẫn giàu cảm xúc. 3. Từ tình cảm cụ thể, những suy ngẫm ấy và đang trên đỉnh cao trào của cảm xúc, ý thơ nâng lên thành khái quát. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn - > Khi ta ở miền đất ấy bình thường, là mảnh đất ở vô vị, bên ngoài vùng tri giác của con người nhưng Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 9
  10. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai khi đi xa đất hóa ra đẹp như tâm hồn. Mảnh đất tâm hồn ấy lúc nào cũng thao thức mãi trong hồn ta, làm sống dậy vô vàn những kỉ niệm ngọt ngào. Ý thơ cũng có thê hiểu : khi đi xa tâm hồn ta như gởi về với chốn cũ, gắn chặt với mảnh đất ấy, nhiều khi nó thức dậy bao nhiêu hình ảnh bình dị thân thương như muốn kéo ta về. Mảnh đất từng sống trong quá khứ như phần hồn, phần đời không thể thiếu của mỗi người. Nó trở thành quê hương thứ hai. Đó là một chân lí của đời sống tình cảm mà ai cũng có thể tự kiểm nghiệm. - > Triết lí này không phải hội tụ từ ánh sáng của trí tuệ mà kết tinh từ cảm xúc mãnh liệt và sâu lắng của tâm hồn – một dạng cảm xúc trí tuệ và được rút ra từ sự trải nghiệm thấm thía của chính cuộc đời nhà thơ. Đúng như Tố Hữu nói : « Đốt cháy trái tim đến cùng nó trở thành trí tuệ ». Điều này thể hiện một quy luật tâm lí sáng tạo nghệ thuật : khi cảm xúc mãnh liệt thì nảy sinh ý tưởng sâu sắc, phổ quát. Vì quá nhớ thương ocn người và đất mình sống, cảm xúc dâng lên lần lượt qua từng hình ảnh : người anh, người em, người mẹ rồi cảnh bản làng, đến đỉnh cao trao Chế Lan Viên khám phá chân lí bằng trực giác về mối quan hệ giữa con người và đất ở. Hiện tượng này cũng đã diện ra trong tâm hồn Hồ Dzếnh : Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ! Để lòng buồn tôi dạo khắp sân, Nhó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần… Tôi nói khẽ : Gớm, làm sao nhớ thế ? Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ! Em tôi ơi ! Tình có nghĩa gì đâu ? Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu ? Thuở ân ái mang manh như nắng lụa. Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần nữa, Hẹn này mai mùa đến sẽ vui tươi, Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai mới thôi ! Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ! Tôi sẽ trách – cố nhiên ! – nhưng rất nhẹ Nếu trót đi, em hãy gắng quay về Tình mất vui khi đã vẹn câu thề Lời chỉ đẹp những khi còn dang dở. […] (Ngập ngừng) Chính vì triết lí được rút ra từ cảm xúc nên nó không khô khan mà tự nhiên, truyền cảm. Sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên là cảm xúc mà giàu trí tuệ. Hai câu thơ triết lí này hay nhất của bài thơ và nó có đời sống riêng, thường xuất hiện riêng như một danh ngôn. - Giọng thơ nhẹ, da diết, sâu lắng phù hợp với tâm tư đang hoài niệm, tưởng nhớ. III. Kết bài Mạch thơ là sự vận động đi từ tình cảm đến suy tưởng rồi đúc kết thành chân lí, triết luận. Đoạn thơ ca ngợi quê hương Tây Bắc tươi đẹp đã gắn bó máu thịt với tâm hồn nhà thơ. Tình yêu quê hương Tây Bắc đã bồi đắp và làm phong phú thêm tâm hồn nhà thơ. Đoạn thơ làm nỗi rõ phong cách thơ Chế Lan Viên : trí tuệ mà giàu cảm xúc, chân lí được phát biểu qua hình tượng thơ sống động, lấp lánh sắc màu. Đoạn thơ góp phần khẳng định sự thành công nghệ thuật và sức sống của bài thơ. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 10
  11. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai BÀI MẪU SỐ 5: Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945. Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, tác giả đã từng viết : Với tôi tất cả như vô nghĩa, Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau và đã từng cầu xin : Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh, Một vì sao trơ trọi cuối trời xa để ẩn thân, trốn tránh mọi khổ đau, phiền não của cuộc đời… thì sau Cách mạng, trong sự nghiệp đổi đời của đất nước và dân tộc, nhà thơ cũng đã làm một cuộc hóa thân kì diệu để trở về hòa nhập với cuộc sống xung quanh và cũng là tìm về với chính mình. Bài thơ Tiếng hát con tàu là khúc hát say mê, rạo rực của một hồn thơ đã thoát khỏi khung trời chật hẹp của cái tôi nhỏ bé để ra với chân trời rộng lớn của cái ta là nhân dân, đất nước. Nhà thơ ví tâm hồn mình như một con tàu đang mở hết tốc lực trong cuộc hành trình tiến lên phía trước mà đích đến là đất nước, là nhân dân vĩ đại và cao cả, là cuộc sống đầy ắp chất liệu và cảm hứng nuôi dưỡng hồn thơ. Qua hai cuộc kháng chiến, do sống suốt một thời gian dài trong nhân dân và do yêu cầu công tác luôn phải đi đây đi đó, cho nên nhà thơ luôn được đùm bọc trong tình yêu thương của đồng bào ở khu Bốn, Việt Bắc, Tây Bắc… Tình cảm quý báu đó khơi nguồn thi hứng để tác giả sáng tác bài thơ Tiếng hát con tàu và đoạn trích này là đoạn hay nhất, thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về Tây Bắc – quê hương thứ hai – nơi có những con người đã gắn bó, chia sẻ gian nan, đã từng vào sống ra chết với mình. Người anh du kích, người mẹ vùng cao, đứa em liên lạc… đã trở thành sợi dây thiêng liêng nối kết nhà thơ với vùng đất ấy: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương ? Từ những kì niệm cụ thể, nhà thơ khái quát lên thành một triết lí sâu sắc: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Triết lí mà không khô khan bởi nó được xây dựng bằng những xúc động chân thành của tâm hồn. Nó tác động mạnh mẽ đến nơi sâu kín nhất của lòng người, gợi chúng ta nhớ tới hình ảnh thân thiết của quê hương, làng xóm và những nẻo đường đất nước đã có dịp đi qua. Khổ thơ có nội dung như một sự phát hiện về quy luật của tình cảm và đời sống tâm hồn con người. Ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang cảm xúc và suy tưởng khác về tình yêu và đất lạ : Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 11
  12. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. Nói đến tình yêu, Chế Lan Viên có cách so sánh thật độc đáo và thú vị. Nỗi nhớ trong tình yêu giữa anh với em là tất yếu, giống như quy luật của đất trời : đông về nhớ rét. Còn tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, như sắc biếc lông chim lúc xuân sang. Tác giả đã cụ thể hóa tình yêu – một khái niệm trừu tượng thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, nhất là với người dân miền núi. Ba hình ảnh so sánh tuyệt dẹp dường như cũng chưa đủ để diễn tả hết màu sắc, hương vị của tình yêu. Câu cuối như một lời khẳng định : Tình yêu mãnh liệt của con người đã khiến cho đất lạ hóa quê hương. Trong những hình ảnh lấp lánh sắc màu ấy chứa đựng một sự chiêm nghiệm sâu sắc và thấm thía, phản ánh quy luật tình cảm của con người chẳng khác gì những quy luật bất di bất dịch của thiên nhiên. Câu thơ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương như một mệnh đề ngắn gọn mà cô đúc. Ý nghĩa của nó không chỉ bó hẹp ở tình yêu nam nữ mà còn mở rộng ra đến tình yêu con người ở đâu có tình yêu thương thật sự giữa người với người, ở đó là quê hương. Người ta nhận xét thơ Chế Lan Viên thiên về trí tuệ. Rất đúng, bởi nhà thơ chịu khó trăn trở, tìm tòi để sáng tạo ra cái mới lạ, độc đáo; tuy nhiên thơ ông vẫn đậm đà chất trữ tình, lãng mạn. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 12
  13. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai BÀI MẪU SỐ 6: Trở về với cuộc sống xanh tươi, về với nhân dân, đất nước, hồn thơ giàu tính chất trí tuệ, trầm lắng của Chế Lan Viên đã được tắm đẫm trong cảm xúc đằm thắm ngọt ngào. Điều đó tạo nên nét phong cách khó lẫn của thơ ông. Tiếng hát con tàu một bài thơ tiêu biểu của tập Ánh sáng và phù sa – sáng tác 1960, trong đó có những đoạn thơ đã kết tinh được những nét đặc sắc ấy của bài thơ: Nhớ bản sương giăng, nhớ con đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng chẳng lại yếu thương? Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. Những năm người nghệ sĩ kháng chiến cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại là những năm tháng vô cùng gian khổ, hy sinh, nhưng cũng sâu nặng nghĩa tình và không thể nào quên. Cho nên giữa những ngày đất nước rộn ràng không khí xây dựng, sống giữa thủ đô hoa lệ, hồi tưởng về Tây Bắc, nhà thơ vẫn cảm thấy nhớ da diết một bản làng " Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ". Tiểu đối "bản sương giăng" với "đeo mây phủ", cùng với điệp từ "nhớ" đã tô đậm cảm xúc ấy. Như thế là chỉ bằng một hình ảnh mà tác giả đã làm sống dậy được một vùng quê Tây Bắc xa xôi với “bản sương giăng, đèo mây phủ". Tây Bắc hiện lên trong câu thơ Chế Lan Viên thật đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo, có cái gì đó heo hút mà vẫn kỳ vĩ rất tiêu biểu cho vẻ đẹp núi rừng miền Tây. Phải quen thuộc và gắn bó nhiều với Tây Bắc mới tạo ra được một hình ảnh thơ đơn sơ mà gợi cảm và đúng đến thế! – Một hình ảnh gợi lại một miền đất xa xôi ẩn hiện trong sương mờ mây núi và cùng là trong sương khói của hoài niệm mà đã làm khơi dậy trong tâm hồn ta biết bao hình ảnh thân thiết của những bản làng Tây Bắc, những tình cảm thắm thiết nghĩa tình của những con người chất phác bình dị và cả một mạch thơ về tình quân dân, tình đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp như Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Viết Bác của Tố Hữu:… Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 13
  14. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai "Bản sương giăng, đèo mây phủ" thường gợi lên những gian khổ của những ngày kháng chiến và thường dễ gợi nỗi buồn cho con người. Nhưng bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha với đất nước, với nhân dân, những người mà nhà thơ "trọn đời nhớ mãi ơn nuôi" thì những nơi đó bỗng trở thành niềm thương nỗi nhớ của trái tim tác giả. Và tác giả càng thấm thía một điều dường như đã trở thành chân lý trái tim "nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?". Câu hỏi tu từ thật nhẹ nhàng tha thiết hỏi đấy mà nào cần ai phải trả lời. Bởi bản thân câu thơ đã chứa đựng cả câu trả lời rồi. Câu thơ Chế Lan Viên mang nặng tính chất khái quát và rất giàu tính chất triết lý. Nhưng triết lý mà không khô khan. Vì đó còn là những ý thơ được cất lên từ những xúc động lắng nghe của chính lòng mình thông qua sự trải nghiệm của cuộc sống để rút ra quy luật phố biến của đời sống trái tim con người. Bằng trí tuệ sắc sảo và trái tim nhạy cảm, Chế Lan Viên còn khám phá ra một quy luật sâu xa mà lý thú. Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. Người đọc dễ nhận ra những hình ảnh đối lập để nhấn mạnh ý mà ta thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. Ở đây là sự đối lập giữa "ở" và "đi", giữa "đất" và "tâm hồn”, nghĩa là giữa cái hữu hình ngoài ta và cái vô hình bên trong sâu thẳm. Con người ta thường vẫn vậy, vẫn chỉ yêu chỉ quý và cảm thấy hối tiếc hơn những cái quý giá đã xa mình "Gần nhau cảm thấy bình thường, Xa nhau cảm thấy tình thương dạt dào" (Ca dao). Ở đây Chế Lan Viên đã nâng hình ảnh "đất", một vật vô tri vô giác thành một hình ảnh sống động là "tâm hồn", biết nhớ biết thương rất đỗi thiêng liêng cao đẹp. Thật là một hình ảnh bất ngờ đầy sáng tạo có chiều sâu triết lý mà lắng đọng cảm xúc. Xuân Diệu trong bài thơ về Tuyên viết cùng thời với bài thơ Chế Lan Viên cũng đã chứng thực cái triết lý ấy qua những vần thơ rất Xuân Diệu: Đất nước ơi, ta quyện với mình chật lắm Nên đi rồi lòng không thể gỡ ra Tuyên Quang! Tuyên Quang, đâu là mình đất thắm Và phần nào là hồn thần của ta? (1 – 1960) Và Xuân Quỳnh trong bài thơ Gió Lào cát tung cũng đã có những câu thơ rất hay: Em mới về em chưa thấy gì đâu Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 14
  15. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương. Ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác. Đó là tình yêu và đất lạ: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương Tình yêu là một đề tài khá quen thuộc. Nhưng viết về nó, bằng những câu thơ trên Chế Lan Viên vẫn có cách nói độc đáo và hấp dẫn. Nói về tình yêu và nỗi nhớ, tác giả đã có cách so sánh thật mới lạ và thú vị. Ta lại bắt gặp một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên: Những hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ, triết lý qua sự chiêm nghiệm của cuộc đời mà chất chứa cảm xúc như thể tiếng lòng bật lên từ một trái tim đang nồng nàn nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu giữa anh và em là tất yếu như "đông về nhớ rét". Còn tình yêu của ta thật thiêng liêng thật quý "như cánh kiến hoa vàng" – một đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp lung linh như sắc biếc chim rừng khi xuân sang. Tình yêu ấy cũng tô đẹp cho cuộc đời. Cái hay của câu thơ là tác giả đã cụ thể hóa khái niệm trừu tượng là tình yêu, thành những hình ảnh gần gũi quen thuộc với con người. Những hình ảnh ở đây còn mang nặng một ý nghĩa triết lý: Mỗi hiện tượng và sự vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong mối quan hệ khăng khít với hiện tượng sự vật khác – như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, như mùa xuân đối với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cũng là bản chất của tình yêu luôn luôn có sự khăng khít hòa hợp giữa hai tâm hồn. Trên cái mạch triết lý ấy, nhà thơ như bỗng reo lên khi phát hiện ra một chân lý giản dị mà sâu xa khác của tình cảm: "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương". Vói câu thơ hàm súc này, tác giả đà nói hộ cho biết bao trái tim về cái kỳ diệu của tình yêu. Tình yêu có một sức mạnh gần như là phép lạ: Có thể biến mọi vùng đất xa xôi thành quê hương thân thiết. Ca dao xưa đã từng nói "yêu nhau yêu cả lối đi”. Nhưng ở đây, Chế Lan Viên đã khái quát lên một mức độ cao hơn nhiều "Tình yêu" trong câu thơ trên không chỉ giới hạn trong tình yêu của anh và em mà nó còn là kết tinh của những tình cảm đối với quê hương đất nước, làm sâu nặng thêm những tình cảm ấy. Ở đâu thắm thiết tình người thì ở đó là quê hương. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 15
  16. Luyện thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Với hai khổ thơ trên nhà thơ nói nhiều về nỗi nhớ, về "Tình yêu", nhưng thực chất là nói về tình cảm của nhà thơ đối với nhân dân đất nước. Đó cũng chính là cội nguồn để sáng tạo nghệ thuật, thơ ca. Do đó ý thơ vẫn nằm trong mạch suy tư và cảm xúc chung của bài thơ. Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác! Trang | 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2