Phân tích tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ dạ
lượt xem 19
download
Tâm trạng thương nhớ, xót xa, đau buồn bi kịch và tiếc nuối của nhà thơ. Có lẽ sau khi đọc được bài thơ này Hoàng Cúc sẽ phần nào hiểu được tình cảm của Hàn Mạc Tử dành cho mình nhưng cũng quá muộn và chỉ biết trân trọng nhớ thương người đã cũ mà thôi. Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu "Phân tích tâm trạng của Hàn Mặc Tử trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ" để hiểu rõ hơn về tâm trạng của nhà thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ dạ
VĂN MẪU LỚP 11 4 BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG CỦA HÀN MẶC TỬ QUA BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ BÀI MẪU SỐ 1: Hàn Mặc Tử là một trong số những tài năng độc đáo và thống soái một trường thơ: thơ điên. Chế Lan Viên từng quả quyết rằng : "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử còn có những vần thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng. Trong số đó có bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”. Mở đầu bài thơ về Vĩ Dạ thôn là một câu thơ rất gợi tình, gợi thương: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi tu từ mở ra một trời liên tưởng. nó dường như là lời của một người con gái:”sao lâu quá anh không về Vĩ Dạ?. Câu hỏi mang bao giận hờn trách móc mà cũng ẩn chứa biết bao niềm thương nhớ: sao anh không về thăm em. Nhưng ngẫm kĩ thêm chút nữa, cũng có thể nhà thơ đã đã tự đặt câu hỏi cho chính mình:” Sao mình không về thôn Vĩ?” , hỏi cũng để tác giả tự bài tỏ lòng mình, tự giãi bài nỗi niềm thương nhớ. Thôn Vĩ Dạ đã từng in dấu chân của tác giả và những kỉ niệm về người thương. Về với Vĩ Dạ là về với những hình ảnh quen thuộc, với chân trời cảm xúc. Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm, bao kỷ niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền?” Tất cả là của quá khứ hay của hiện tại trong tưởng tượng của nhà thơ? Chỉ biết là thiên nhiên và con người thôn vĩ hiện lên thật đẹp. “Nắng hàng cau” là thứ nắng mai tinh khiết khi những hàng cau thẳng tắp vươn lên chào đón bình minh. Viết về cau trước Hàn Mặc Tử có nhiều: “Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau” (Hồng Nguyên) “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào” (Nguyễn Bính). Nhưng hàng cau trong hừng đông thì chỉ Hàn Mặc Tử mới có. Đó là một cái nhìn mê mải, câu thơ tiếp theo là một lời reo mừng thích thú: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Nhìn vào vườn cây xanh mướt ấy con người thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn. Đó là lời ca ngợi say sưa của người yêu thiên nhiên và có ân tình đậm đà với thôn Vĩ. Không những thiên nhiên mà con người hiện lên với một hình ảnh cụ thể: “lá trúc che ngang mặt chữ điền” . Mặt chữ điền có thể là khuôn mặt của một người con gái ngay thẳng, phúc hậu và cũng là khuôn mặt của thôn Vĩ, của con người xứ Huế. Hàn Mặc Tử đã tinh tế dùng lá trúc che ngang để khuôn mặt chữ điền hiện lên trong một vẻ đẹp kín đáo. Có thể nói đây là khổ thơ dầu mang nặng những kí ức của tác giả. Tuy câu hỏi đầu mang vẻ ngậm ngùi tiếc nuối nhưng nhanh chóng chìm đi khi tâm hồn nhà thơ bị cuốn vào cảnh sắc. Qua đó ta có thể đồng cảm cho một con người mang mặc cảm bệnh tật nhưng vẫn hướng về cảnh và người thôn Vĩ với tình yêu dạt dào. Khổ thơ sau vẫn nối tiếp mạch thơ, nhưng không còn êm ái mà tan tác chia lìa: “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”. Thường thì gió và mây luôn gắn kết với nhau nhưng từ nay xa cách nhau. Gió mây ở đây không phải là hiện thực mà nó mang tâm trạng của người trong cảnh chia lìa. Nhớ Vĩ Dạ nhưng không thể trở về nơi ấy được nữa nên buồn và nỗi buồn đã tràn ra cảnh vật :”Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Dòng nước thấm cái buồn của ngoại cảnh hay chính là cái buồn thiu của tâm cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng cũng thật lạnh lẽo, nó mang đầy tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự xa cách, thờ ơ của cuộc đời đối với mình. Dù vậy tâm hồn thơ của tác giả vẫn chan chứa tình yêu : "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó-Có chở trăng về kịp tối nay?” Trăng từng xuất hiện rất nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử với đủ hình dạng, trạng thái khác nhau : ”Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu Đợi gió thu về để lả lơi.” Nhưng Còn ánh trăng ở đây lại là một ánh trăng huyền ảo, một không gian tràn đầy trăng và thơ. Thuyền ở đây là thuyền của người thôn Vĩ hay con thuyền của chính tác giả? Chỉ biết con thuyền chở đầy trăng. Dòng sông Hương dát ánh trăng trở thành dãy ngân hà của vũ trụ. liệu con thuyền ấy có chở trăng về kịp tối nay hay là một tối khác? Câu hỏi này cũng là câu hỏi của tác giả liệu mình có đến được bến bờ thời gian khi mà cuộc sống ngày một khép lại. Có lẽ chỉ có trăng là hiểu dược nỗi lòng của nhà thơ, có thể là một người bạn đồng hành cùng ông vơi đi cảm giác cô đơn và mặc cảm bệnh tật. Qua một loạt các câu hỏi tu từ vườn ai thuyền ai dến cuối cùng là “tình ai”: “Mơkhách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà” Hàn Mặc Tử đắm chìm trong cảnh vật nhưng vẫn không thôi trăn trở. Thôn Vĩ và con người thôn Vĩ hiền lành phúc hậu, xinh đẹp, tất cả cũng chỉ là phiếm định, là “ai” mà thôi. Cuộc trở về trong hoài niệm càng mơ hồ đến cuối cùng nhà thơ trở nên xa lạ trong kí ức của mình.” Khách dường xa là ai?” Ai mơ khách đường xa? Có phải là hình dáng của “thuyền ai” “vườn ai”? Hay tác giả lại là một khách đường xa đang trở về trong mơ nên :”Áo em trắng quá nhìn không ra”, tất cả tạo thành một lời trăn trở “Ai biết tình ai có đậm đà“. Đó là câu hỏi tu từ đặt ở cuối bài thơ khiến cho nỗi niềm riêng của nhà thơ càng trở nên xót xa, làm tăng lên nỗi cô đơn trong tâm một con người thiết tha yêu đời yêu người. Hỏi mà không biết ai hỏi, hỏi ai. Hỏi mà không có câu trả lời. Câu hỏi rơi vào hư vô, day dứt ám ảnh không nguôi để lại dư âm trong lòng người đọc. Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sự cô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Đây thôn Vĩ Dạ sẽ mãi là tiếng lòng của một tâm hồn yêu thương con người, tạo vật nhưng đầy bất hạnh. BÀI MẪU SỐ 2: Chẳng phải tự nhiên mà văn học lại đã có một thời được mệnh danh là bách khoa toàn thư. Nó được mệnh danh như thế bởi mỗi một tác phẩm văn chương ra đời đều chứa đựng những tâm tư tình cảm của cá nhân tác giả nói riêng và những tình cảm của tất cả mọi người trong cuộc sống nói chung. Có một nhà khoa học đã nói rằng: “Bi kịch của con người chúng ta là thừa tri thức mà lại thiếu tâm hồn” vậy nên văn học ra đời giống như một vị cứu tinh cứu vớt con người ra khỏi bi kịch ấy. Trong nền văn học nước nhà, Hoàng Cầm gửi niềm yêu quê hương đất nước với tâm trạng đau xót khi quê hương bị giặc xéo giày trong bài thơ Bên kia sống Đuống còn Hàn Mạc Tử cũng gủi gắm tâm trạng của mình trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ. Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ quả thật đã truyền tải hết tâm trạng của Hàn Mạc Tử. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ một phần đã nói lên tâm trạng của nhà thơ ấy. Khi ấy Hàn Mạc Tử đã mắc phải căn bệnh phong không có thuốc chữa, ông đang sống ở trại phong Tuy Hòa. Đó là một nơi chỉ có những người bệnh, chỉ có bốn bức tường vôi trắng ngăn cản cách li ông với thế giới bên ngoài. Đối với một con người nhiệt huyết yêu cuộc sống mà giờ đây lại bị giam lỏng trong bốn bức tường kia, điều đó chẳng khác nào cướp đi sự sống của ông. Khoảng thời gian này Hàn Mạc Tử phải sống cô đơn, sống cầm cự, sống chờ ngày trở về với cát bụi, với ông bà tổ tiên, sống với bệnh tật. Thế rồi Hoàng Thị Kim Cúc một người con gái mà Hàn Mạc Tử đã từng yêu gửi cho ông một bức thư với nhan đề “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Câu hỏi ấy khiến cho Hàn Mạc Tử thấy xót xa trong lòng, hoàn cảnh hiện giờ và những nỗi niềm xưa cũ đã khiến cho nhà thơ bật lên những tiếng thơ đầy tâm trạng. Đó là tâm trạng nhớ thương về người và cảnh xứ Huế, nhớ tình cảm của hai người. Ở đó ta còn thấy được sự hối hận của nhà thơ khi cứ nhút nhát không bày tỏ tình cảm của mình với người con gái mang tên Kim Cúc ấy. Và như thế bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã ra đời. Nhan đề bài thơ cũng phần nào gửi gắm những nỗi nhớ của nhà thơ về con người và cảnh vật xứ Huế. Địa danh Vĩ Dạ là nơi mà Hàn Mạc Tử đã từng công tác ở đó và cũng chính địa danh ấy là dệt lên mối tơ duyên trong lòng nhà thơ với người con gái Hoàng thị Kim Cúc. Hai người sớm có tình cảm với nhau thế nhưng bản thân của nhà thơ lại là một chàng trai nhút nhát cho nên không một lần nào bày tỏ tình cảm của mình với người con gái xứ Huế ấy. Từ “đây” cứ như là mời gọi như là giới thiệu cho tất cả bạn đọc về nơi mà tình cảm của ông được lưu giữ. Tóm lại qua nhan đề tác phẩm tác giả như muốn giới thiệu về mảnh đất và con người xứ Huế. Những hình ảnh về mảnh đất cũng như con người nơi đây sẽ mãi luôn in sâu vào tâm trí của nhà thơ Hàn Mạc Tử. Khổ thơ đầu Hàn Mạc Tử như vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cùng hình ảnh của con người xứ Huế và từ những hình ảnh thân quen ấy, tác giả thể hiện tâm trạng của mình: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” Câu thơ đầu hay cũng chính là câu hỏi mà Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mạc Tử. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại lấy câu hỏi ấy làm câu thơ mở đầu cho bài thơ cuả mình mà bởi vi câu hỏi ấy đã ám ảnh nhà thơ rất nhiều. Câu thơ ấy là một câu hỏi nhưng cũng chính là câu trách hờn tại sao người anh ấy lại không về thăm người con gái Hoàng Cúc. Dù là hỏi hay trách cớ thì Hàn Mạc Tử vẫn cảm thấy nhớ cảnh nhớ người Vĩ Dạ cho nên ông đặt câu hỏi thành câu thơ mở đầu. Ông như tự vấn chính bản thân mình tại sao không về chơi thôn Vĩ. Một sự độc thoại diễn ra trong tâm trí ông. Thế rồi những câu thơ sau đã vẽ lên bức tranh về cảnh vât và con người xứ Huế. Cảnh vật Thôn Vĩ hiện lên với hình ảnh nắng hàng cau. Những dãy cau xứ Huế cao thẳng vươn dài ra đón ánh nắng mặt trời. Cái nắng ở đây không phải cái nắng trưa hè gay gắt mà cái nắng ấy là nắng mới, nắng bình minh nắng tinh khôi. Qua câu thơ chúng ta như cảm nhận được sự tinh khôi trong trẻo nhẹ nhàng của cảnh vật nơi đây, từng ánh nắng như chiếu xuyên qua từng đọt cau kẽ lá. Vườn ai xanh mướt như ngọc cũng là một hình ảnh thiên nhiên trong trẻo nhẹ nhàng. Vườn ai là vườn của Hoàng Cúc hay chỉ là đại từ chỉ bâng quơ, dù hiểu thế nào thì đó cũng là mảnh vườn xứ Huế. Thật hay cho sự miêu tả màu xanh của cây cối nơi đây, Hàn Mạc Tử không miêu tả cây xanh như màu xanh vốn có của nó mà là “mướt như ngọc”. Cái tính từ “mướt” kia như lột tả được hết tất cả sự sống sinh sôi nảy nở của cây cối nơi đây. Màu xanh cây cối mà lại trong sáng như ngọc vậy. Tóm lại thì cảnh vật hiện lên mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh khôi thanh khiết giống như một chốn tiên cảnh vậy. Còn con người thì sao? Hàn Mạc Tử không đi miêu tả hình dáng người con gái Huế với chiếc áo dài và chiếc nón mà chỉ nhấn vào khuôn mặt họ. Con người xứ Huế hiện lên với nét đẹp phúc hậu qua hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Nói đến cảnh vật cũng như hình ảnh của con người trong khổ thơ đầu nhà thơ cũng thể hiện được tâm trạng của mình trong bức tranh thôn Vĩ ấy. câu hỏi của Hoàng Cúc khiến cho nhà thơ cảm thấy xót xa bất lực trước hoàn cảnh của mình. Thêm nữa nói về cảnh vật con người xứ Huế Hàn Mạc tử như thể hiện nõi nhớ niềm thương với cảnh xưa và tình cảm với người con gái ấy. Chỉ vì nhút nhát mà nhà thơ đã đẩy người mình yêu thương đi lấy chồng. giờ đây chỉ biết ngậm nùi xót xa. Nếu như khổ thơ đầu nhà thơ nói về cảnh và người xứ Huế thanh khiết, trong trẻo và gửi gắm tâm trạng thương nhớ xót xa của mình thì sang khổ thơ thứ hai Hàn Mạc Tử tiếp tục nói về cảnh những lại mà một tâm trạng bi kịch đau thương:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)
6 p | 257 | 58
-
Giáo án bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Ngữ văn 8
9 p | 1122 | 54
-
Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
9 p | 483 | 21
-
Giáo án bài Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 8
12 p | 376 | 17
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Luyện tập tạo lập văn bản - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 431 | 15
-
Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu
7 p | 177 | 14
-
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 p | 121 | 12
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Đại từ - GV: Nguyễn Kim Loan
10 p | 313 | 12
-
Giáo án bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 214 | 11
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 533 | 10
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 189 | 8
-
Phân tích nghệ thuật mô tả tâm trạng và XD truyện ngắn đặc sắc của O’Hen-ri "Chiếc lá cuối cùng"
8 p | 208 | 8
-
Phân tích bức tranh quê và tấm lòng yêu đời của Hàn Mặc Tử
18 p | 330 | 8
-
Phân tích bức tranh quê và tấm lòng yêu đời của Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ
12 p | 83 | 8
-
Giáo án bài 9: Từ đồng Nghĩa - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 185 | 7
-
Phân tích diễn biến tâm trạng của Juliet trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Shakespeare
2 p | 454 | 5
-
Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua 16 lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận (trích bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét cúa Sếch-xpia) để thấy được tình yêu mãnh liệt của họ đã vượt lên thù hận
5 p | 59 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn