intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thạch Lam là một ngòi bút truyện ngắn được nhiều người yêu thích Không phải vì cốt truyện đặc biệt, vì tình tiết li kì, mà chủ yếu là do ông đã sáng tạo ra một lối truyện ngắn: loại truyện tâm tình. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam là ở tâm trạng nhân vật. Có thể thấy điều đó qua tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Đề  bài: Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua <br /> phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam <br /> Bài Mẫu Số 1<br /> Thạch Lam là một ngòi bút truyện ngắn được nhiều người yêu thích Không phải vì cốt  <br /> truyện đặc biệt, vì tình tiết li kì, mà chủ yếu là do ông đã sáng tạo ra một lối truyện ngắn:  <br /> loại truyện tâm tình. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam là ở  tâm trạng nhân vật. <br /> Có thể  thấy điều đó qua tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua <br /> phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của ông.<br /> Vì sao đêm nào cũng vậy, Liên (và em) đều cố  thức để  đợi xem chuyến tàu đi qua phố <br /> huyện? Tâm trạng thức đợi tàu của Liên như thế nào? Muốn hiểu được điều đó phải bắt <br /> đầu từ cuộc sống của em ở cái phố huyện này.<br /> Đó là cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, tàn lụi và đáng thương nơi phố huyện trong thời khắc <br /> của một ngày tàn. Phiên chợ  chiều đã vãn, phô bày tất cả cái nghèo nàn, cái tiêu điều xơ <br /> xác trong hình ảnh những đứa trẻ lom khom tìm kiếm, nhặt nhạnh trong rác rưởi, và tiếng <br /> trống thu không dội xuống phố  huyện, từng tiếng, từng tiếng mòn mỏi, rời rạc, buồn  <br /> thấm thía... Rồi đêm tối bao phủ kín mít phố huyện, bủa vây những kiếp người sống lầm  <br /> lũi tội nghiệp như những cái bóng: mẹ  con chị  Tí hàng nước, bác phở  Siêu, gia đình bác  <br /> xẩm với manh chiếu, chiếc chậu thau sắt và đứa bé bò lê la trên rác bẩn, một bà lão điên <br /> mua rượu uống cười sằng sặc... Đến mức cái ánh lửa từ  thùng phở  bác Siêu chỉ  hắt ra  <br /> một vầng sáng con con và ngọn đèn leo lét trên chõng hàng nước chị  Tí cũng "chỉ  chiếu  <br /> sáng một vùng leo lét trên chõng hàng nước chị Tí cũng "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" <br /> ­ biểu tượng về những kiếp sống nhỏ nhoi leo lét, vô nghĩa giữa đêm tối mênh mông của <br /> cuộc đời. Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí cứ trở đi trở lại đến bảy lần trong mấy trang  <br /> truyện ngắn như một ám ảnh không thôi về cuộc sống héo hắt, tội nghiệp nơi phố huyện  <br /> nghèo nàn, tăm tối.<br /> Chính giữa cảnh điêu tàn như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc <br /> khoải chờ  đợi chuyến tàu của Liên. Đó là cô bé đã từng có những ngày sống  ở  một nơi  <br /> không đến nỗi nghèo khổ và tối tăm như thế. Với Liên, nơi ấy, Hà Nội luôn đọng lại một <br /> kỉ  niệm xa xôi và mơ  hồ  nhưng bao giờ  cũng êm đềm, đẹp đẽ  rực rỡ  ánh sáng và niềm  <br /> vui. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, cuộc sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, tẻ ngắt: <br /> sáng dậy mở  cửa dọn hàng, bán hàng; chiều tối lại kiếm tiền, thu hàng ­ và đó là những <br /> món hàng nhỏ nhoi không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng...  <br /> Chi tiết chiếc chõng tre cũ, sắp gãy được Thạch Lam đưa vào đây thật đầy ý nghĩa: cuộc <br /> sống của hai đứa trẻ lớn lên sao mà đã sớm già nua tàn tạ! Cái thế giới mà Liên và em gái <br /> đang sống, đang tiếp cận ngày này qua ngày khác chỉ  có thế. Đâu là niềm vui biết lấy gì <br /> mà kỳ vọng?<br /> Tâm trạng buồn chán của Liên đã dẫn đến khát vọng muốn thoát ra khỏi cuộc sống mà cô  <br /> đang phải sống, dù chỉ để hi vọng vu vơ về một cái gì ở  bên ngoài khác với cái thế  giới  <br /> ngưng đọng và tàn lụi này. Cô phải tìm đến một cuộc sống khác, dù cuộc sống ấy chỉ đi <br /> qua trong khoảnh khắc. Và cô đã tìm thấy nó trong hình  ảnh đoàn tàu đi qua phố  huyện  <br /> mỗi đêm. Dù buồn ngủ ríu cả mắt, cô vẫn thức đợi tàu. Để được, trong chốc lát, thoát ra <br /> khỏi cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hiện nay. Đoàn tàu là một nhu cầu bức thiết về tinh  <br /> thần của cô, vì chuyến tàu là hình ảnh một thế giới khác đi qua cuộc đời cô, một thế giới  <br /> giàu sang, nhộn nhịp, huyên náo và đầy ánh sáng. Trong cả  một ngày dài buồn tẻ, đây là  <br /> những giây phút bừng sáng và hạnh phúc của cô, dù là chỉ  sống trong mơ   ước tưởng  <br /> tượng.<br /> Bởi vậy, khi tàu đến thì tâm hồn Liên bị  cuốn hút ngay vào đoàn tàu ­ đoạn này được <br /> Thạch Lam miêu tả sinh động và đẹp: "Liên phắt đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các <br /> toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng <br /> trên sang trọng lố  nhố  những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng". Đoàn  <br /> tàu đã đi qua nhưng tâm hồn Liên thi vẫn gửi hút theo nó mãi cho đến khi chấm nhỏ của  <br /> chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đến lúc ấy, cô như <br /> sống trong mơ tưởng, trong sự tiếc nuối một cái gì đã qua nhưng dư vang của nó thì vẫn <br /> còn đọng lại rõ rệt trong tâm hồn mình: "Liên lặng theo mơ  tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà <br /> Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một  <br /> thế  giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị  Tí và ánh lửa <br /> của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng <br /> ruộng mênh mang và yên lặng". Trong tâm trạng cô bé có sự  tương phản rõ rệt giữa hai <br /> cuộc sống: cuộc sống đẹp đẽ của ước mơ và cuộc sống nơi phố huyện.<br /> Khắc họa thành công tâm trạng đợi tàu của bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Thạch  <br /> Lam muốn nói với người đọc nhiều điều sâu sắc. Đó là cuộc sống buồn tẻ  đáng thương <br /> của những đứa trẻ  trong chế  độ  cũ, và suy rộng ra, là cuộc sống của những kiếp người  <br /> nhỏ bé, vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi  <br /> bị  chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố  huyện, và rộng ra, trên đất nước <br /> còn chìm đắm trong cảnh nô lệ đói nghèo. Những cuộc đời mới đáng thương sao, nhưng  <br /> lại có những  ước mơ  bé nhỏ, tội nghiệp mà chân thành tha thiết và cảm động rất đáng  <br /> trân trọng như ước mơ đợi tàu đêm đêm của cô bé Liên. Ước mơ đó đã lay tỉnh những tâm  <br /> hồn uể  oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ  ngọn lửa của lòng khao khát được sống  <br /> trong cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi <br /> họ.<br /> Bài Mẫu Số 2:<br /> Thanh Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam <br /> hiện đại. Ông là thành viên của nhóm tự  lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng <br /> so với các nhà văn trong nhóm. Văn của tự lực văn đoàn thường đượm một nỗi buồn lãng  <br /> mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi buồn hiện thực. Nó như  một thứ <br /> "Hương hoàng lan", được cất từ  những nỗi đời. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" in trong tập  <br /> "Nắng trong vườn" (1938), tác phẩm này tiêu biểu cho phong cách của Thanh Lam. Đó là <br /> kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh <br /> phố huyện và tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên. Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu <br /> truyện ngắn trữ  tình buồn hiện thực, không có cốt truyện, giàu cảm xúc, nhẹ  nhàng và <br /> thấm thía như một bài thơ.<br /> Bức tranh phố  huyện được miêu tả  theo trình tự  thời gian, cảnh phố  huyện lúc chiều  <br /> xuống. Cảnh phố huyện lúc về đêm. Cảnh đợi tàu và cảnh phố  huyện lúc có chuyến tàu  <br /> khuya đi qua. Liên là một cô gái nhỏ  vì cha mất việc, cả nhà phải chuyển từ  Hà Nội về <br /> sống ở một phố huyện nghèo...Tuy còn nhỏ mà Liên đã tỏ ra đảm đang, thay mẹ trông coi  <br /> một quán tạp hóa nhỏ  để  kiếm sống và Liên cũng rất chu đáo khi thay mẹ  chăm sóc bé <br /> An. Đặc biệt Liên là một cô gái nhỏ  dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Tâm trạng của Liên <br /> được khắc qua bốn cảnh  ở phố huyện, như bốn nấc thang tâm lý: chiều muộn, đêm về,  <br /> cảnh đợi tàu và chuyến tàu khuya. Bức tranh thiên nhiên trong phố  huyện khi ngày tàn <br /> được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm và tinh tế của Liên. Đó là " Một buổi chiều êm ả <br /> như ru, văng vẳng tiếng  ếch nhái kêu ran, ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong  <br /> cửa hàng muỗi đã bắt đầu vo ve". Trong bức tranh  ấy có sự  hòa trộn giữa hai hình ảnh:  <br /> hình ảnh êm đềm lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khó, bần cùng. Phải chăng do cảnh <br /> chiều tàn mà gợi cho Liên nỗi buồn: "Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi  <br /> mắt chị  bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn  <br /> ngây thơ  của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chỉ thấy lòng buồn man mác trước cái giờ <br /> khắc của ngày tàn." Thật khó để  phân định rành rọt nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm <br /> cảnh hay nổi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh. Ta chỉ thấy  ở đây là một  <br /> nỗi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như Liên mới  <br /> thấu hiểu nó. Liên tuy không lam lũ vất vả  như  những mảnh đời kia. Nhưng lại là số <br /> phận đáng thương nhất. Vì quá khứ  tươi đẹp của hai chị  em Liên đã thuộc về  dĩ vãng.  <br /> Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, bế tắc. Đúng là cuộc sống phố huyện cư đang tàn dần, lụi <br /> dần trong đói nghèo lam lũ quẩn quanh. Những tâm hồn mới lớn như chị em Liên, chứng  <br /> kiến những cảnh đó không buồn sao được, nhưng nỗi buồn cũng chỉ man mác đọng trong <br /> đôi mắt Liên "bóng tối ngập đầy dần" nó đang thấm dần vào tâm hồn Liên. Phố  huyện <br /> như một sân khấu cuộc đời chỉ  độc diễn một màn buồn tẻ, không có sự  thay đổi của cả <br /> người lẫn cảnh. Đó là cuộc sống cứ "mốc lên, mòn đi, mục ra, rỉ ra" không lối thoát. Nó <br /> gợi liên tưởng bởi hình ảnh "chiếc ao đời phẳng lặng".<br /> Nhà văn không trực tiếp tả tâm trạng này của Liên, nhưng cảnh vật và cuộc sống qua cái  <br /> nhìn của Liên đã khắc họa được tâm trạng đó. Sống trong hoàn cảnh như  vậy, chị  em  <br /> Liên sao không khỏi chờ đợi một cái gì đó dù mơ hồ. Nỗi buồn dường như thấm thía hơn.  <br /> Nhưng không hi vọng thì làm sao sống nổi. Và chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hy vọng  <br /> đó. Cảnh chuyến tàu khuya và tâm trạng buồn vui của Liên, trong cả  chuỗi thời gian dài  <br /> buồn tẻ, thì ánh sáng, tiếng còi tàu chính là niềm vui lớn của hai chị em. Hai đứa đêm nào  <br /> cũng náo nức thức chờ  tàu. Chúng không chờ  tàu để  bán hàng, đó là niềm vui tinh thần  <br /> của hai chị em. Khi đoàn tàu đến Liên và An đứng cả dậy, hướng về phía con tàu, và khi  <br /> nó đi rồi, "Liên vẫn lặng theo mơ tưởng", con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa <br /> trẻ nổi buồn tiếc. Tàu đi rồi, phố huyện lại trở về với đêm tối và sự tĩnh lặng, càng nặng <br /> nề hơn. Niềm vui của hai đứa trẻ vừa lóe lên lại bị dập tắt như đám than bổng bùng lên  <br /> cháy rực rồi lại lùi dần trong đêm. Nỗi chờ  đợi bắt đầu khắc khoải từ  khi bóng chiều  <br /> xuống, đêm về và phố huyện vào khuya. Hai đứa trẻ chờ đợi từng bước đi của thời gian, <br /> từng bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vượt qua, tàu đi rồi chỉ  còn lại  <br /> ánh đèn ghi đỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm tối lại bao bọc phố huyện.<br /> Miêu tả  khung cảnh phố  huyện buồn, nghèo nàn, tẻ  nhạt , bế  tắc và tâm trạng của hai  <br /> đứa trẻ đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp. Qua hiện thực và hồi ức đan xen,  <br /> miêu tả  bằng một giọng văn nhẹ  nhàng, tinh tế, giàu chất thơ, nhà văn bộc lộ  niềm xót <br /> thương những kiếp người đói nghèo, cơ cực, sống quanh quẩn, bế tắc trong xã hội cũ.<br /> Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn. Muốn nhen lên trong <br /> họ ngọn lửa khát khao được sống một cuộc sống tươi đẹp , ý nghĩa hơn. Khát khao thoát <br /> khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã thể  hiện sâu sắc  <br /> cái tài và cái tâm của Thạch Lam.<br /> Bài Mẫu Số 3:<br /> Dù chỉ  xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có 5 năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là  <br /> một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm "Cái đẹp man mác khắp  <br /> vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở  mọi vật tầm thường. Công việc <br /> của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và <br /> che lấp của sự  vật để  cho người đọc trông nhìn và thưởng thức". Rút ra từ  tập truyện  <br /> ngắn " Nắng trong vườn", " Hai đứa trẻ" là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo <br /> không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với "Hai đứa trẻ" độc giả  ai ai cũng thấy cảnh đợi  <br /> tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa.<br /> Tuy là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo  <br /> nhưng sáng tác của Thạch Lam đi theo hướng riêng khá mới mẻ. Ông dành tình cảm, tấm  <br /> lòng xót thương cho những lớp người nghèo trong xã hội thời bấy giờ. Ngòi bút của <br /> Thạch Lam thường đi vào những trạng thái cảm xúc mơ  hồ, tinh tế của con người. "Hai  <br /> đứa trẻ" là truyện ngắn không có truyện. Toàn bộ  câu chuyện diễn ra như  một thước  <br /> phim chậm rãi về một phố huyện nghèo xung quanh chị em Liên vào một buổi chiều tối  <br /> mùa hè. Không có thắt nút, không có mở  nút nhưng truyện ngắn dễ  dàng đi vào tâm trí  <br /> người đọc bởi một nỗi buồn sâu lắng mà rất đẹp ­ vẻ  đẹp của một cuộc sống bình <br /> thường được Thạch Lam khám phá ra. Đặc biệt nhất là cảnh đợi tàu trong truyện ngắn.<br /> Dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng đêm nào, Liên và An cũng cố  thức đợi chuyến tàu khuya <br /> từ Hà Nội về. Tại sao vậy? Để bán hàng theo lời mẹ dặn? Hoàn toàn không phải vậy. Hai  <br /> chị em Liên cố thức không phải để mở hàng đón khách như bao người buôn bán khác trên  <br /> sân ga, trái lại hai chị em đóng cửa hàng, chờ tàu là vì cớ khác. Vậy thì là gì? Phải chăng vì  <br /> hai chị em học muốn được nhìn thấy chuyến tàu ­ là sự hoạt động của cuối cùng của đêm  <br /> khuya. Có lẽ vậy, và cũng bởi vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, một thế giới  <br /> khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn của chị  Tí và ánh lửa của Bác Siêu. Phố  huyện chìm  <br /> trong màn đêm tối tăm, lụi tàn, nghèo nàn, mòn mỏi thì con tàu như đem một thế giới sáng  <br /> rực, giàu sang, vui vẻ và huyên náo<br /> Vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, chị em Liên lặng lẽ đón đợi tàu với bao xúc <br /> cảm vừa bâng khuâng, mơ hồ, vừa hồi hộp, háo hức. Chị em Liên đón đợi chuyến tàu như <br /> đón đợi phút giây giao thừa thiêng liêng mỗi khi Tết đến, xuân về. Cậu bé An buồn ngủ, <br /> mí mắt sắp sửa rơi mà vẫn còn dặn chị: " Tàu đến, chị gọi em thức dậy nhé!". Còn Liên <br /> ngồi yên không động đậy ngắm sao trời lấp lánh và hoa bàng khẽ  rơi, tâm hồn Liên tính  <br /> hẳn, có những cảm giác mơ  hồ, không hiểu. Dường như cô bé đã hoàn toàn bứt mình ra <br /> khỏi cuộc sống mưu sinh cơ cực để đắm vào thế giới thần tiên, mộng mơ.<br /> Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa, nghe tiếng còi vọng lại, Liên đã vội đánh thức em dậy: "Dậy  <br /> đi, An. Tàu đến rồi!" Lời gọi đầy hối thúc, giục dã vang lên như tiếng reo vui hồ hởi. Rồi  <br /> tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ  đi tới, cả  phố  huyện bừng lên, sáng rực rỡ, sôi động, sang  <br /> trọng, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua. Hai chị em háo hức muốn hòa mình  <br /> vào thế  giới đông vui náo nhiệt  ấy. Càng háo hức bao nhiêu, hai đứa trẻ  càng ngẩn ngơ <br /> khi thấy tàu vượt qua bấy nhiêu. Chuyến tàu đi vào đêm tối, hai chị em vẫn nhìn theo cái <br /> chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng rồi ra xa mãi, khuất sau rặng tre. Con tàu <br /> từ Hà Nội về thực sự đã hút hồn chị em Liên. Tàu qua, An băn khoăn nghĩ ngợi; "Tàu hôm  <br /> nay không đông chị nhỉ?". Còn Liên thì mơ hồ lặng theo mơ tưởng. Dẫu chuyến tàu không <br /> vui như mọi khi, thưa vắng người qua lại và hình như  kém sáng hơn bình thường nhưng  <br /> cô bé vẫn hân hoan vui sướng bởi con tàu  ở Hà Nội về. Con tàu đã đưa Liên trở  về tuổi  <br /> thơ  êm đềm, thời quá khứ  ngọt ngào của tuổi thần tiên, đồng thời thức dậy trong cô bé,  <br /> niềm tin vào một tương lai tươi sáng.<br /> Đêm nào, Liên và An cũng thao thức, hồi hộp đợi tàu. Trong con mắt của không ít người, <br /> đó là việc bâng khuâng, không đâu thậm chí lẩn thẩn, vô nghĩa. Thế  nhưng với trái tim  <br /> giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam đã phát hiện ra những tâm sự sâu kín, những khát khao lãng  <br /> mạn của hai chị  em. Đợi tàu trở  thành một nếp sống, một nhu cầu tinh thần không thể <br /> thiếu. Đợi tàu để  được trở  về  thời quá khứ  dịu êm, ngọt ngào của tuổi hồn nhiên, ngây  <br /> thơ. Đợi tàu để được cháy lên khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ, táo bạo: khát vọng đổi đời. <br /> Khát vọng ấy như mầm cây tươi non mọc lên trên vùng đất cằn cỗi, như ánh sao nhỏ nhoi <br /> lấp lánh mãi trên bầu trời đen thẳm không cùng. Qua việc tả cảnh đợi tàu, Thạch Lam thể <br /> hiện thái độ  vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt, bế  tắc của những kiếp  <br /> người nhỏ bé, nhất là những đứa trẻ, vừa nâng niu vừa trân trọng, khát vọng vươn ra ánh  <br /> sáng, khát vọng đổi đời của những con người  ấy. Từ  cuộc sống của con người nơi phố <br /> huyện, trang văn của Thạch Lam còn rung lên tiếng nói tha thiết có sức lay tỉnh xâu xa <br /> trong tâm hồn người đọc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ! Hãy thay đổi cuộc sống bế tắc này <br /> đi!. Làm thế nào để cho trẻ thơ được sống trong hy vọng giống như những chồi non xanh  <br /> biếc căng nhựa sống trên cành mà không phải chỉ tồn tại rồi tài lụi đi trong miền đất chết.  <br /> Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" chân thực, sinh động,, giàu giá trị  hiện thực mà thấm đẫm  <br /> cảm xúc nhân văn cao quý, dào dạt chất thơ lãng mạn. Đọc "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam <br /> ta bất giác nhớ đến " Cô bé bán diêm của An­đéc­xen. Họ là hai nhà văn thuộc về hai đất <br /> nước, hai thời đại khác nhau nhưng cùng đồng điệu trong tiếng nói yêu thương nhân văn  <br /> vì trẻ thơ.<br /> Cảnh đợi tàu cũng là cảnh khép lại thiên truyện vừa nhẹ  nhàng, lắng đọng của Thạch <br /> Lam. Đó là một cảnh tượng sẽ ám ảnh mãi trong tâm chí người đọc. Khép lại tác phẩm,  <br /> ta vẫn thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương ấm áp mà sâu kín, về những tình  <br /> cảm trắc  ẩn bình dị  mà sâu xa. "Hai đứa trẻ" thực sự  đã hoàn thành sứ  mệnh của văn <br /> chương chân chính khi khơi gợi của người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa nhân <br /> văn. <br /> Bài Mẫu Số 4: <br /> Thạch Lam là một cây bút thiên về  tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số  phận  <br /> hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả  , thầm lặng chịu  <br /> đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy  <br /> cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn " Hai đứa <br /> trẻ" là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm ,sự <br /> chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn.  <br /> Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn,  <br /> hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.<br /> Tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ <br /> tâm hồn của một cô gái sẽ  có sự  nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông <br /> xuống. Với một cô gái trẻ  đầy suy tư  những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều  <br /> xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng khó tả. Buổi chiều  ấy bắt nguồn từ <br /> những âm thanh quen thuộc,tiếng trống thu không vưng ra từng tiếng,gọi buổi chiều về,  <br /> hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của <br /> một cô gái, hình  ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây  ấy những ngọn tre cao vút <br /> như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng  <br /> đơn giản âm thanh của tiếng  ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả  tiếng của những con  <br /> muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được. Chứng tỏ  rằng không gian bây giờ  rất yên <br /> tĩnh, ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn,người ta thấy được sự chuyển  <br /> đổi đó khi nhắc tới những âm thanh những dấu hiệu quen thuộc của một buổi chiều tà.  <br /> Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà chính <br /> phố  huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ  là do suy nghĩ  <br /> của Liên về cuộc sống nơi đây , nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ. Những nét vẽ của đồng  <br /> quê, với hình  ảnh quen thuộc nhưng những âm thanh và cả  buổi chiều êm như  nhung <br /> đó,dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì  <br /> sao.<br /> Tâm trạng nhân vật Liên ­ một cô gái 9 tuổi còn được thể hiện qua cái nhìn của cô trong <br /> bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh <br /> của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ  từ  lâu,mấy đứa trẻ  con thì  <br /> nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre thanh nứa thôi, nhưng chúng  <br /> cũng tỏ  ra mải mê với công việc. Hình  ảnh những rác rưởi vỏ  cùng với những gì xuất <br /> hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ  là do cô cảm thấy cuộc  <br /> sống của cả  những người  ở  đây đều nghèo khổ  như  cô mà còn chính cô cũng buồn vì <br /> không thể  giúp được gì cho họ, kể  cả  những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ  nhặt vậy <br /> nhưng lại nói lên được nhiều điều, tâm sự của một cô gái. Điều này còn cho thấy Liên là  <br /> một người giàu lòng trắc ẩn.<br /> Đêm xuống hình ảnh của cuộc sống cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối, khiến cho Liên  <br /> buồn hơn nhưng có lẽ  nỗi buồn đó đã quá quen thuộc đối với cô. Hình  ảnh của phố <br /> huyện chìm vào bóng tối, cách tác giả lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối thật đặc sắc.Khi  <br /> chợ tàn đi đêm bắt đầu buông xuống,Liên mở  gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm  <br /> nghía nơi  ở  của mình. Tất cả  những hoạt động đều được Liên quan sát bằng một tình <br /> cảm yêu thương cái vùng quê hương của bản thân mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng <br /> tối quen thuộc nơi đây. Liên mơ  màng ngồi trên chiếc chõng mà ngắm cảnh tượng  ấy, <br /> dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn sáng trên không gian  <br /> phố  huyện: đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ  ngọn đèn, phên nứa khiến cho  <br /> cát cũng hiện lên lóng lánh như  những hạt vàng. Đó còn là ánh sáng của hàng ngàn ngôi <br /> sao ganh nhau lấp lánh thế nhưng không xua được bóng tối của màn đêm. Khi đêm đến cả <br /> phố  huyện chìm trong một màn đêm không đáy. Và có lẽ  Liên cảm nhận được, trong cô  <br /> vẫn là một cảm giác mơ hồ buồn.<br /> Hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt <br /> tép đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình nhà bác <br /> Sẩm với hình  ảnh manh chiếu rách và hình  ảnh đàn bầu, đứa con bò ra nghịch cát, bác  <br /> chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở để đi cũng đi đến. <br /> Trong Liên cảm nhận được tất cả  sự  cố  gắng của tất cả mọi người vì cuộc sống mưu  <br /> sinh. Đặc biệt tình cảm và yêu thương trắc  ẩn của Liên thể  hiện tình thương với bà cụ <br /> Thi điên. Ngày nào bà cũng đến quan mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh <br /> khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, không nói gì về  hành động hay nhận xét gì về  cụ <br /> nhiều nhưng qua cách kể, Liên cũng bộc lộ sự yêu thương qua cách Liên nghĩ tới nhân vật  <br /> này.<br /> Thêm một chút gia vị  cho tâm hồn liên, hình  ảnh con Tàu đêm đến sẽ  khiến cho những  <br /> con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó, và Liên cũng thế. Chị  em Liên cũng thao thức  <br /> chờ cho đến khi tàu tới mới thôi. Và cũng chính con tàu là nguồn sáng đưa hai chị em sống  <br /> về những kí ức thời còn sung sướng, được đi chơi và uống những thức uống xanh đỏ. An  <br /> đã ngủ rồi, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi thao thức.<br /> Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt  <br /> của những người nơi đây, khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị <br /> em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang <br /> tìm đến những niềm vui trong quá khứ  để  bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia <br /> đình. Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí  ức tuổi thơ  trở  về  chính vì thế  mà cô luôn <br /> trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu. Ánh mắt của Liên tập trung vào  <br /> ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức kỉ niệm, cũng là niềm khát khao  <br /> của cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay  <br /> ở  nơi phố  huyện nghèo này sẽ  rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên <br /> nhìn cho tới khi ánh sáng đó chỉ  còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta càng hiểu  <br /> thêm điều đó. Dù không bán được gì, hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên <br /> tàu có thể xuống và mua nhiều thứ  cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là mong đợi những  <br /> con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua..<br /> Chỉ  là một cô gái nhỏ  nhưng tâm hồn của cô chẳng khác gì một thiếu nữ  trưởng thành, <br /> cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có. Sự  yêu thương  <br /> cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ  đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt,  <br /> qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Khi miêu tả tâm trạng nhân  <br /> vật Liên, Thạch Lam muốn thể  hiện được sự  nghèo khổ  hiện thực chua xót  ấy nhưng <br /> vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc <br /> đối với những nhân vật nhỏ bé của mình. <br /> Bài Mẫu Số 5<br /> Hai đứa trẻ là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được bạn đọc biết đến nhiều nhất. Tác  <br /> phẩm được in trong tập Nắng trong vườn (1938). Truyện gây  ấn tượng cho người đọc <br /> bởi văn phong nhẹ nhàng, giàu tình người tình đời.  Ấn tượng khó quên trong lòng người <br /> đọc về thiên truyện ngắn này có lẽ là hình ảnh hai đứa trẻ mà cô bé Liên là nhân vật được <br /> nhà văn Thạch Lam tập trung khắc họa nhiều nhất.<br /> Liên là cô bé mới tám tuổi, cái tuổi mà theo như người xưa nói "biết ăn biết ngủ, biết học  <br /> hành là ngoan". Nói đúng hơn là tuổi vô lo. Nhưng mọi điều đều ngược lại. Dưới ngòi bút <br /> của Thạch Lam, Liên hiện lên với hình ảnh của một cô bé như già đi trước tuổi. Tuổi thơ <br /> chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không  <br /> lối thoát. Đối với tâm hồn thơ  bé  ấy, đoàn tàu đêm từ  Hà nội về  chạy ngang qua phố <br /> huyện chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau.<br /> Thầy Liên mất việc và đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Con phố <br /> nhỏ Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương nơi đón chị  em Liên về  là một nơi đói nghèo trong rơm  <br /> rạ  với những kiếp người bé nhỏ, lay lắt. Bản thân gia đình Liên cũng chẳng khá giả  gì <br /> hơn: mẹ  làm hàng xáo, chị  em Liên trông coi gian hàng tạp hóa nhỏ  xíu với những thức  <br /> hàng lặt vặt, ngày phiên mà chẳng bán được bao nhiêu?<br /> Liên là cô bé nhạy cảm, hay động lòng trắc ẩn trước những biến thiên của cuộc đời. Tâm <br /> trạng của Liên cũng diễn tiến theo thời gian: từ  chiều hôm cho đến khi đoàn tàu ngang  <br /> qua phố huyện. Truyện mở đầu bằng âm thanh của tiếng trống thu không vang xa để gọi  <br /> buổi chiều. Đó âm thanh báo hiệu ngày tàn và cũng là âm thanh chấm hết một ngày đầy  <br /> ánh sáng mà thay vào đó là bóng tối và nỗi buồn. Thạch Lam mở đầu truyện rất hồn hậu,  <br /> rất thơ  với bức tranh quê bình dị, man mác hương đồng gió nội với "Chiều, chiều rồi.  <br /> Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ <br /> đưa vào". Đó cũng là thời khắc mở  ra thế  giới tâm trạng của Liên, là lúc mà "Trong đôi <br /> mắt Liên bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn  <br /> ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc <br /> của ngày tàn". Buồn mà thấy "không hiểu sao" có nghĩa là cái buồn ghê gớm lắm. Buồn  <br /> mà không biết mình buồn vì cái gì thì thật là đau khổ  không gì bằng. Thạch Lam đã để <br /> nhân vật tự nhận thức và tự bộc lộ tâm trạng chứ không cần kể lể dài dòng. Và bóng tối <br /> đã trùm lên phố  nhỏ, trùm lên đồng ruộng, trùm lên cả  nỗi buồn của Liên đang thoi thóp <br /> thở.<br /> Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về  bãi chợ  nơi những người bán hàng về  muộn. <br /> Liên động lòng thương những mảnh đời cơ cực, đó chính là hình ảnh của "những đứa trẻ <br /> con nhà nghèo đi lại lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay <br /> những gì còn sót lại của mấy người bán hàng". Hình  ảnh đó như  xoáy sâu vào lòng trắc  <br /> ẩn của cô bé tám tuổi giàu lòng nhân ái. Liên thấy thương những đứa trẻ  nghèo nhưng <br /> chính chị  cũng không có tiền mà cho chúng nó. Thế  đấy, nhân vật Thạch Lam thường ít <br /> nói nhưng suy tư nhiều và mang đến những vẻ đẹp của tình người đằng sau những nghĩ <br /> suy tha thiết về cuộc sống.<br /> Trong cảm nhận của Liên, bóng tối thật ghê gớm "Tối hết cả  con đường thăm thẳm ra  <br /> sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa". Bóng tối là <br /> hiện thân của sự  tù túng ngột ngạt, bế  tắc không lối thoát. Đó là bóng tối của sự  đói <br /> nghèo, lam lũ. Là hình ảnh đất nước ta trước năm 1945 đầy nước mắt:<br /> Cha ông ta từng đấm nát bàn tay trước cánh cửa cuộc đời<br /> Cửa vẫn đóng mà đời im ỉm khóa<br /> Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ<br /> Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi<br /> Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng. Nếu  <br /> như  bóng tối nuốt chửng tất cả  phố  huyện vào trong cái dạ  dày tối thui của nó thì ánh  <br /> sáng xuất hiện với tần số  thấp. Đó chỉ  là "hột sáng", "khe ánh sáng", "đốm sáng", "vệt <br /> sáng"... tất cả đều hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp " mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối".  <br /> Và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi, yếu  ớt đó là những phận người với cuộc sống bấp bênh, <br /> trôi nổi và lụi tàn, le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người  <br /> nơi phố  huyện nhỏ bé này. Đó chính là chị  Tý với cuộc đời cơ  cực "mò cua bắt ốc", tối <br /> đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc... tất  <br /> cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác  <br /> phở Siêu với gánh phở xa xỉ,  ế  ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác <br /> xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau trắng trống trơn chưa một niềm hi vọng,  <br /> thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện bật trong yên lặng. Thương bà cụ Thi điên  <br /> đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối... Cuộc sống phố  huyện là như  vậy. Đơn <br /> điệu, tẻ nhạt. Đêm nào cũng như đêm nào, cứ lặp đi lặp lại:<br /> Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu<br /> Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người<br /> Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười<br /> Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.<br /> Điều gì có thể làm chị em Liên quên đi được thực tại này ? May ra chỉ có vũ trụ là cơ hội  <br /> cuối cùng để  ru hai chị em vào những miền cổ  tích. Cảnh hai chị em ngẩng mặt lên trời  <br /> tìm con vịt theo sau ông thần nông cho thấy: tâm hồn hai đứa trẻ  thật hồn nhiên, vô tư <br /> trong sáng và rất đỗi trẻ con. Nhưng buồn thay, bầu trời đầy sao trên kia cũng không thể <br /> nào cứu vớt được hai sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp  ấy. Bởi "vũ trụ  bao la và thăm thẳm  <br /> như chứa đầy bí mật và xa lạ với hai đứa trẻ". Để rồi cuối cùng chính chúng lại quay về <br /> với quang cảnh phố chung quanh mà đặc biệt là ngọn đèn con của chị Tí. Và cứ thế trong <br /> đêm tối những con người tội nghiệp ngồi chờ đợi một điều gì đó cho sự sống nghèo khổ <br /> hằng ngày của họ.<br /> Và đoàn tàu từ Hà Nội về đã thực sự là ước mơ và khát vọng của người dân phố huyện.  <br /> Họ thức đợi chuyến tàu vì mưu sinh hay vì lí do nào khác nữa. Tất cả thao thức, đợi chờ <br /> như thể đợi chờ một phép màu sẽ đến. Họ mong bán được chút hàng để gỡ gạc cho cuộc  <br /> sống ngày mai. Còn riêng hai đứa trẻ, chúng không thức đợi chuyến tàu để bán hàng mà vì <br /> lí do khác. Chúng muốn được nhìn thấy đoàn tàu qua phố  huyện vì đoàn tàu như  mang  <br /> một thế  giới khác đi qua đủ  làm cho chúng rạo rực và ánh lên niềm vui sướng dù chỉ  là  <br /> trong chốc lát. Vì thế đêm nào cũng vậy dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng cả hai chị em vẫn  <br /> cố thức để đợi chuyến tàu. Điều đó cho thấy đoàn tàu là một hình ảnh đã trở  thành quen <br /> thuộc và ăn sâu trong tâm hồn hai đứa trẻ và chờ tàu đã trở thành một khát vọng mãnh liệt  <br /> và là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng.<br /> Sự  mong mỏi của chị  em Liên với đoàn tàu quả  thật đã làm người đọc xúc động mãnh <br /> liệt. Mới bảy, tám tuổi mà mẹ bắt trông coi cửa hàng tạp hóa đã là việc làm quá sức lại  <br /> còn bắt thức cho tới khuya để chờ bán hàng thì quả là tội nghiệp. Nhưng Liên và An thức  <br /> tới khi đoàn tàu đi qua phố huyện không phải là nghe lời mẹ mà là chúng đang hành động  <br /> theo tiếng gọi của con tàu. "Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!". Đó là câu nói của An khi <br /> mí mắt đã sụp xuống trong cơn buồn ngủ  rồi mà vẫn còn dặn với chị. Câu nói bình  <br /> thường thế  mà sao mới nghe qua đã thấy xót thương. Nó chứa đựng trong đó là tất cả <br /> niềm khát khao và hi vọng được nhìn thấy đoàn tàu ­ hoạt động cuối cùng của đêm khuya. <br /> An đi vào giấc ngủ, Liên ngồi im lặng, đầu óc chị  bỗng dưng cũng yên tĩnh lạ  thường. <br /> Yên lặng đến nỗi có thể  nghe được "hoa bàng rụng xuống vai Liên từng đợt một, có <br /> những cảm giác mơ  hồ  không hiểu". Dường như  nhà văn muốn cho nhân vật của mình  <br /> được nghỉ ngơi sau một ngày dài mỏi mệt. Thế rồi thoáng trong tiếng gió xa xôi là tiếng <br /> đoàn tàu vụt đến. Rồi tiếng reo thảng thốt, mừng rỡ của bác Siêu "Đèn ghi đã ra kia rồi!".  <br /> Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở <br /> đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Đó là lúc mà Liên vội vã đánh  <br /> thức em " dậy đi An, tàu đến rồi!". Lời giục dã gấp rút, hối thúc như  thể  nếu An không <br /> dậy thì sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy đoàn tàu nữa. Thạch Lam không dùng từ ngữ <br /> nào để  miêu tả  sự háo hức của hai chị  em mà cái háo hức ấy vẫn cứ  hiện lên thật sống  <br /> động và giàu chất nhân văn.<br /> Hai chị  em đứng chờ  đoàn tàu từ  đằng xa. Chúng có dịp chiêm ngưỡng cái kẻ  đã làm  <br /> chúng đợi chờ   ấy bằng cách đứng gần hơn nữa. Và rồi "tàu rầm rộ  đi tới. Liên dắt em  <br /> đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua". Đây là phút giây hạnh phúc nhất là lúc mà Liên và An  <br /> dường như  quên hết thảy những nỗi buồn hiện tại, quên cả  những đói nghèo lam lũ, ê  <br /> chề đang bao vây cuộc đời họ. Trong lòng họ giờ đây chỉ có đoàn tàu. Đoàn tàu mang thứ <br /> ánh sáng mạnh mẽ, khác thường ngang qua phố huyện "các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh  <br /> cả xuống đường... những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp  <br /> lánh, và các cửa kính sáng". Đó là ánh sáng của sự sang trọng, văn minh, thứ ánh sáng khác  <br /> xa với những ánh sáng yếu ớt, nhỏ bé nơi phố huyện. Đoàn tàu giống như  một tia chớp,  <br /> một ngôi sao băng rạch ngang qua bầu trời phố huyện rồi mất hút vào đêm tối nhưng cái  <br /> ánh sáng của nó là  ước mơ  và khát vọng của biết bao nhiêu số  phận con người bé nhỏ <br /> đang mong ngóng. Đoàn tàu mang một thế giới khác đi qua, chính là khát vọng muốn được  <br /> đổi đời của họ. Họ  gửi theo chuyến tàu cả  tâm hồn của mình, họ  muốn được đến với  <br /> những chân trời mới, nơi đó có ánh sáng của văn minh của no đủ. Nơi đó sẽ  không còn  <br /> cảnh đói nghèo lam lũ, không có cảnh đơn điệu và buồn tẻ mà ăm ắp niềm vui. Họ xứng  <br /> đáng được nhận một cuộc sống như thế, tại sao không? Nhưng  ước mơ  chỉ là  ước mơ.  <br /> Tất cả lại quay về với quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn con chị  Tí. Chấm hết <br /> cho một đêm đợi chờ trong khát vọng và kết thúc bằng nỗi buồn rưng rưng nước mắt.<br /> Liên và An đứng lặng người trong bóng tối dù chuyến tàu đã "đi vào đêm tối, để  lại <br /> những đốm than đỏ  bay tung trên đường sắt. Hai chị  em còn nhìn theo cái chấm đỏ  của  <br /> chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre". Sự nuối tiếc của họ <br /> dường như đã phơi bày tất cả một cuộc sống nghèo nàn, bế tắc. Nhất là khi họ  tự  nhận  <br /> thức rằng "Tàu đêm nay không đông và dường như kém sáng hơn". Nghĩa là đoàn tàu cũng <br /> chỉ  xoa dịu một chút nỗi đau trong tâm hồn hai đứa trẻ  chứ  không thể  nào phá vỡ  bức  <br /> tường thành mang tên "nỗi buồn" của chúng. Và Liên lặng người đi trong suy tưởng, đằng <br /> sau ánh sáng của đoàn tàu và tiếng động cơ gầm vang đó là một thế giới rất riêng tư. Đó <br /> chính là nỗi nhớ về Hà Nội nơi có ánh sáng của những ngọn đèn, nơi vui vẻ và huyên náo.  <br /> Nơi đó là vùng sáng trong tâm tưởng và cũng là vầng sáng trong ký  ức tuổi thơ. Nơi mà  <br /> ngày xưa chị em Liên được đi chơi bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ký  <br /> ức tươi đẹp thế  nhưng giờ  họ  lại bị  cầm tù giữa biết bao nhiêu là buồn bã. Chính đoàn  <br /> tàu đã mang lại cho Liên liều thuốc an thần và khơi dậy trong tiềm thức biết bao điều  <br /> tươi đẹp. Cuộc sống  ấy thực sự khác xa với cuộc sống ở nơi này nhiều lắm nhưng biết <br /> làm sao được khi ký  ức không thể  trở  về. "Một quá khứ  huy hoàng. Một hiện tại mong  <br /> manh. Một tương lai mù mịt". Đáng buồn thay!<br /> Cuối cùng Liên cũng đi vào giấc ngủ, một giấc ngủ chập chờn hình ảnh ngọn đèn con của <br /> chị Tí. Một giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối. Đó chính là một sự ám ảnh về cuộc sống  <br /> bế tắc, tù đọng không lối thoát mà biết đến bao giờ chị em Liên mới có thể đổi thay.<br /> Với lối viết nhẹ nhàng, mỗi truyện tựa như một bài thơ  trữ  tình đầy xót thương, Thạch <br /> Lam đã mang đến cho người đọc sự  đồng cảm sâu sắc về  những thân phận cuộc đời  <br /> trong xã hội cũ. Qua nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, <br /> giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong thế  kỷ  bạo tàn dưới ách đô hộ <br /> của bọn thực dân và đế quốc. Trang văn khép lại rồi mà ta còn thấy trước mắt mình hình <br /> ảnh hai đứa trẻ  ngồi đây giữa phố  huyện nhỏ  nghèo tăm tối đang đợi chờ  chuyến tàu đi  <br /> qua trong khát vọng mỏi mòn.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2