Hướng dẫn phân tích Số phận con người
lượt xem 10
download
Số phận con người chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ. Đó là nội dung mang ý nghĩa nhân loại : sức mạnh tinh thần có khả năng cứu vớt con người và nhờ nó con người có thể vuợt qua sự tàn phá, huỷ diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên lành. Đó là hình ảnh con người vừa mang cá tính sinh động, vừa kết tinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của cộng đồng. Hình tượng Xô-cô-lốp, do đó trở thành biểu tượng cho số phận và vẻ đẹp tinh thần của con người qua những cơn bão táp lịch sử của thế ki XX. Mời các bạn tham khảo bài viết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn phân tích Số phận con người
- Hướng dẫn phân tích số phận con người
- 1. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sống của nhân vật Anđrây Xô –cô- lôp (trong truyện ngắn Số phận con người) sau chiến tranh. Trả lời: - Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp trở về với nôi đau mất mát lớn : gia đình thân yêu của anh bị chiến tranh cướp đi tất cả, anh trở nên trơ trọi, cô độc và luôn phải sống trong giày vò đau đớn về tinh thần cũng như những khó khăn về cuộc sống hiện tại (không nhà cử, không người thân thích,..) - Vượt lên cảnh ngộ đó, Xô-cô-lốp vẫn làm việc để kiếm sống, để vơi đi nỗi đau tinh thần và không trở thành gánh nặng cho xã hội. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khôp. Trả lời: - Hoàn cảnh : Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khôp được công bố lần đầu trên báo sự thật, số ra ngày 31.12.1956 và 1.1.1957. Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô viết suốt giai đoạn sau này. Bởi, người ta có thể tìm thấy ở tác phẩm này những tìm tòi chủ yếu của văn học Xô viết hiện đại. Đây là tác phẩm đầu tiên trong văn học Xô viết, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người
- bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Về sau, truyện được in trong tập Truyện Sông Đông. - Chủ đề: Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về nhưng đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cung như lòng tin ở cuộc sống bao dung. 3. Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô- khôp. Trả lời: a. Ý nghĩa tư tưởng: - Đoạn trích khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến của nhân dân Nga nói chung trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đồng thời thể hiện lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường và nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. - Nhân vật trung tâm của tác phẩm là một người lính dũng cảm trong chiến đấu trước kẻ thù, một người lao động có trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường trong cuộc sống đời thường. Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ với dân tộc, nhân dân, thời đại, gia đình,.. nhà văn đã nâng nhân vật lên tầm vóc sử thi. Nhân vật chính vừa là biểu tượng của
- nhân dân Nga, vừa là một số phận cá nhân với những cảnh ngộ, sự từng trải và bước đường đời rất riêng. b. Đặc sắc nghệ thuật: - Tác phẩm được kề theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian. Số phận con người mang âm hưởng anh hùng ca về lòng dũng cảm, về tinh thần chịu đựng và sức mạnh tinh thần của con người Nga, tính cách Nga. - Truyện được viết theo kiểu truyện +++g trong truyện ; nhân vật tôi (tác giả) thuật lại câu chuyện anh nghe được từ Xô-cô-lốp. Tác phẩm có hai người kể chuyện : tác giả và nhân vật; nhà văn tạo được nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để thử thách, khám phá chiều sâu tính cách Nga, con người Nga. 4. Nêu nhưng hiểu biết của mình về cuộc đời nhà văn Sô-lô-khốp. Trả lời: - M. Sô-lô-khốp (1905 -1984) sinh tại một thị trấn của vùng sông Đông. - Là nhà văn Xô viết lỗi lạc tham gia cách mạng khá sớm. - Từng làm nhiều nghề để kiếm sống và luôn tự học. - Trong thế chiến thứ hai ông là phóng viên mặt trận, rong ruổi khắp các chiến trường và viết nhiều bài chính luận, bài kí nổi tiếng.
- - Ông được vinh dự nhận giải Nôben về văn học năm 1965. -Các tác phẩm tiêu biểu: + Số phận con người + Sông Đông êm đềm. + Đất vỡ hoang + Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc,.. - Các tác phẩm của Sô- lô - khốp phản ánh một cách toàn diện về cuộc sống và con người trong chiến tranh. 5. Lòng nhân hậu của nhân vật Anđrây Xô –cô- lôp được thể hiện thế nào trong truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khôp. Trả lời: - Anđrây Xô-cô-lốp đau khổ vô hạn vì những mát lớn lao trong chiến tranh. - anh nhận bé Va-ni-a mồ côi làm con, anh yêu thương, chăm sóc chú bé như con đẻ của mình. - Anh giấu chưa cho chú bé biết nhiều sự thật vì không muốn chú bé buồn. Phân tích đây thôn Vĩ Dạ bài số 2
- 1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng. 2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó… Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn. “Gió theo lối gió, mây đường mây,
- Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng. 3. Ai biết tình ai có đậm đà? Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:
- “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha: “Núi Truối ai đắp mà cao, Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu? Nong tằm ao cá nương dâu Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…” KÕt :’ “Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Giạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học môn sinh học 2011 - Đề số 6
9 p | 211 | 68
-
Tổng hợp 13 bài “Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
38 p | 514 | 32
-
Giáo án tuần 12 bài Kể chuyện: Sự tích cây vú sữa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 446 | 28
-
Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước CM
4 p | 234 | 22
-
Giáo án tuần 2 bài Tập đọc: Phần thưởng - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
9 p | 484 | 22
-
Giáo án tuần 12 bài Chính tả (Tập chép): Mẹ. Phân biệt iê/yê/ya - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 345 | 22
-
Giáo án tuần 12 bài Chính tả (Nghe viết): Sự tích cây vú sữa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 308 | 22
-
Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 8
31 p | 1046 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học trong trường Mầm non
22 p | 181 | 12
-
PHẦN I . THIÊN NHIÊN , CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
6 p | 132 | 10
-
Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 306 | 9
-
Bài Chính tả: Làm việc thật là vui. Phân biệt g/gh - Giáo án Tiếng việt 2 - GV.Ng.T.Tú
4 p | 273 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi
25 p | 113 | 5
-
Bài 5: Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 184 | 4
-
Phân tích cái thiện và ác trong "Tấm Cám"
4 p | 409 | 4
-
SKKN: Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
20 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp biểu diễn số trong các hệ đếm và vận dụng vào lập trình một số bài toán đơn giản
35 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: “Khi con tu hú” và “Ngắm trăng”
29 p | 63 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn