Đề bài: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối <br />
rừng của Nguyễn Minh Châu<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
<br />
Thật thú vị, đọc truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” (in trong tập truyện Những vùng <br />
trời khác nhau” – 1970) của Nguyễn Minh Châu, ta lại được sống trong những phút giây <br />
hạnh phúc của sự kiếm tìm đó – kiếm tìm vẻ đẹp nhân vật Nguyệt qua sự cảm nhận của <br />
Lãm – nhân vật người kể chuyện trong hành trình Nguyễn Minh Châu đi tìm hạt ngọc ẩn <br />
sâu trong tâm hồn con người.<br />
<br />
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn <br />
Minh Châu<br />
<br />
Chiến tranh không chỉ có bom đạn, không chỉ có chiến công mà còn có tình yêu – những <br />
tình yêu làm con người ta lớn cao hơn, đẹp đẽ hơn. “Mảnh trăng cuối rừng” là câu chuyện <br />
lãng mạn về một tình yêu chân thành trong chiến tranh, ở đó có những con người đi tìm <br />
nhau, ngồi cạnh nhau mà không hề hay biết… Viết truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu <br />
muốn khẳng định sức mạnh bất diệt của tình yêu trong bom đạn khốc liệt của kẻ thù và <br />
ca ngợi những tâm hồn ngọc. Tác giả đã gửi gắm ý tưởng đó qua nhân vật Nguyệt. Có lẽ <br />
không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Minh Châu để vẻ đẹp của Nguyệt cứ hiện dần lên qua <br />
cái nhìn của Lãm cũng như không phải ngẫu nhiên ông lại đặt tên nhân vật như thế (Lãm <br />
cũng là ngắm nhìn).<br />
<br />
Lãm là một chàng lính lái xe nghiêm túc, đầy trách nhiệm với công việc. Lúc đầu, biết có <br />
một cô gái đi nhờ xe, anh không chút thiện cảm và có ý nghĩa coi thường cô khi hình dung <br />
ra cảnh xin nhờ xe quen thuộc: “một bên là cái vẻ nũng nịu của một nàng ôm cái nón trắng <br />
đứng sát cửa xe, một bên là những câu hỏi ỡm ờ của anh tài phụ”… Nhưng nghe những <br />
câu trả lời với giọng bình tĩnh, cứng cỏi, tiếng nói trong lắm, khiến anh thầy trong bụng <br />
phát hoảng lên vì cái cách con gái ăn nói đối đáp bạo dạn nhường ấy. Tiếng nói ấy để lại <br />
ấn tượng về một cô gái đầy nữ tính sống cũng đầy bản lĩnh.<br />
Dịu dàng, sáng trong như mảnh trăng non đầu tháng, Nguyệt bộc lộ vẻ đẹp của mình <br />
khiến cảm giác khó chịu của Lãm mất dần trên từng chặng đường.<br />
<br />
Trước hết là vẻ đẹp của ngoại hình – từ “đôi gót chân trắng hồng”, từ “vẻ đẹp giản dị và <br />
mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt lời nói và tấm thân mảnh dẻ: qua ánh đèn tù mù <br />
của đoàn xe xích đến vẻ đẹp rạng rỡ “ngời lên dưới ánh trăng. Trên lớp sương bồng bềnh <br />
lòng chàng lái xe như họa lòng thi sĩ trong linh cảm người con gái mình cần tìm gặp đang <br />
ngồi cạnh mình. Rất tự nhiên, vẻ đẹp của Nguyệt càng hiện lên lung linh huyền diệu, <br />
như thực mà như hư, hòa lẫn với trăng: “… Từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái <br />
tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao!”. Lòng lâng lâng, Lãm tưởng như vừa trông vào <br />
ảo ảnh… Người đọc thoáng mỉm cười trìu mến trong tâm tư rất thật của chàng lính trẻ. <br />
Không, chàng lái xe ơi, Nguyệt không phải là một Hằng Nga hay một nàng tiên xa lạ trong <br />
cổ tích, Nguyệt là Cô gái mở đường đang ngồi cạnh anh – trong đêm trăng, Nguyệt vốn <br />
đẹp, cô lại càng đẹp hơn trong ánh nhìn dâng đầy trìu mến của chàng trai.<br />
<br />
Từ trìu mến đến cảm phục, Nguyệt đã chinh phục trái tim Lãm trong khung cảnh đạn <br />
bom dữ dội với tất cả lòng dũng cảm, thông minh lòng vị tha quên mình vì người khác… <br />
Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm niềm yêu mến của mình bằng cách soi sáng vẻ đẹp của <br />
Nguyệt từ nhiều góc nhìn khiến,vẻ đẹp ấy “lung linh kì ảo như được nhìn qua một ống <br />
kính vạn hoa”. Đẹp biết bao hình ảnh một người con gái mảnh mai nhường ấy mà thản <br />
nhiên như không trước đoạn trường bom đạn. Điều duy nhất cô áy náy thanh minh là <br />
“Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã phải rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế. Một <br />
câu nói đơn sơ nhưng là cả ý thức trách nhiệm với công việc. Có lẽ cũng bởi vậy mà cô <br />
thông thuộc giang sơn của mình ở từng hố bom, từng cái dốc có cua… Nhỏ nhắn mảnh <br />
dẻ nhưng cũng thật cứng cỏi, dày dạn kinh nghiệm, Nguyệt bình tĩnh, thông minh giúp <br />
Lãm lái xe qua ngầm bảo vệ xe. Khi “đứng bám bên cánh cửa” hướng dẫn Lãm “đi đúng <br />
giữa hai hàng cọc tiêu”, khi “để cả quần áo thế, nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bỏ <br />
giúp Lãm “cột dây tời vào gốc cây”, khi nói “rành rọt như người bên cạnh” Anh ngoặt <br />
sang trái… trước mặt có hố bom đấy… Trên đầu địch cứ quây tròn như xay lúa, Lãm cứ <br />
chạy, Nguyệt cứ hướng dẫn dường như lúc này trong suy nghĩ của họ không còn có một <br />
suy nghĩ nào cho riêng mình. Tiếng nói rành rọt trong trẻo của người con gái mở đường <br />
ấy có lẽ không chỉ có ý nghĩa với Lãm lúc ấy, mà sẽ còn vang vọng mãi qua bom đạn, qua <br />
thời gian… Tiếng nói trong trẻo vút lên trên nền trầm đục của chiến tranh. Và tình yêu <br />
cũng vút lên từ đây, trước khi yêu nhau họ đã sống với nhau trong tình đồng chí. Trước khi <br />
biết mặt nhau Nguyệt đã cảm mến Lâm qua câu chuyện Làm trốn nhà đi bộ đội. Đến <br />
lượt mình trước khi Lãm biết xác thực về mình, cô đã vô tình “dậy lên trong Lãm” một <br />
tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục trước sự hi sinh cao cả, nghĩa tình biết nhận <br />
phần khó khăn về mình để bảo vệ anh lái xe, bảo vệ xe. Nguyệt đã không xuống xe chỗ <br />
cô cần xuống mà đưa Lãm đi tiếp sang bên kia sông bởi Không thể bỏ Lãm lúc khó khăn. <br />
Khi máy bay ném bom, Nguyệt nhanh nhẹn đẩy Lãm ngã giúi vào một cái khe an toàn, <br />
không chịu vào khe, bởi một lý do rất đơn giản:<br />
<br />
Anh bi thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó! Người ta chỉ có thể hi sinh vì nhau khi là <br />
những người gắn bó máu thịt với nhau. Nguyệt mới chỉ quen Lãm trên một chặng đường, <br />
chưa biết tên, chỉ biết Lãm là một anh lái xe. Thế mà cô sẵn sàng hi sinh vì Lãm, để bảo <br />
vệ xe. Lý do đơn giản từ tâm hơn chân thành, từ ước nguyện dũng cảm hết mình vì Tổ <br />
quốc. Nhiều người hôm nay nhìn lại có lẽ sẽ không thể tin vào chuyện đó – chuyện sống <br />
chết chứ có phải thường đâu. Chỉ có trong hoàn cảnh chiến tranh mới có những sự hi sinh <br />
như thế. Nguyệt bị thương, “máu chảy xuống đỏ cả cánh tay áo xanh. Chết thật cô ta bị <br />
thương rồi! Không biết Nguyệt bị thương từ loạt bom đầu tiên hay khi cô cùng chạy theo <br />
tôi trở về xe?”. Dường như trong lời kể lại của Lãm vẫn còn rạo rực một niềm xúc động <br />
bâng khuâng, một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục. Nguyệt vốn đẹp, nhưng <br />
dường như lúc này càng đẹp hơn khi cô nhìn vết thương cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng <br />
vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. Vâng, đúng như một nhà văn đã nói “Trong chiến tranh hạnh <br />
phúc phải định nghĩa bằng hi sinh tranh đấu, nhiều khi phải viết bằng máu và nước mắt; <br />
Nguyệt bị thương nhưng với cô, “vết thương chỉ sướt da thôi”. Nụ cười tươi tỉnh, Nguyệt <br />
trấn tĩnh Lãm để Lãm khỏi lo cho mình hay vui vì đã đưa được xe qua ngầm, anh lái xe <br />
vẫn an toàn, trong thực tế đã có biết bao cô thanh niên xung phong như Nguyệt? Nụ cười <br />
trên khuôn mặt hơi tái của cô cứ như một bông hoa mãi nở tươi trong lòng người đọc – <br />
một bông hoa trong đạn bom. Chiến tranh không thể tàn phá mỗi con người, không thể <br />
dập tắt đi nụ cười tuổi thơ, không thể dập tắt tình yêu đằm thắm thủy chung. Ngược lại, <br />
“cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy không những không đứt, không thể nào tàn phá mà như càng <br />
óng ánh hơn trong lòng người. Hiện thực thật khốc liệt – Nguyễn Minh Châu đã thừa <br />
nhận điều đó, đã để hiện thực đó biểu hiện trên con đường đầy bom đạn trong vết <br />
thương dẫu mới chỉ rất nhẹ của Nguyệt nhưng đó không phải là mục đích chính của tác <br />
giả. Hiện thực khốc liệt chỉ là cái nền để từ đó vứt bay lên một tình yêu đầy lãng mạn – <br />
tình yêu của những con người chân chính.<br />
<br />
Nguyệt đẹp bởi vẻ đẹp ngoại hình, bởi vẻ đẹp của sự dũng cảm, hy sinh. Nhưng nếu chỉ <br />
dừng ở đó, Nguyệt sẽ lẫn lộn trong vô vàn cô nữ thanh niên xung phong khác. Ấn tượng <br />
để lại sâu sắc nhất, khiến người đọc mãi trân trọng mà hướng tới nhớ về – đó là sợi chỉ <br />
xanh óng ánh cô gìn giữ qua bom đạn, trong đáy sâu tâm hồn thủy chung, trong sáng – đó là <br />
tình yêu là niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu chân chính. Cô yêu Lãm qua lời kể của chị <br />
Tính dẫu chưa hề biết mặt Lãm nhưng cô vẫn nguyện chung thủy với anh, “chỉ chờ được <br />
gặp anh”. Dẫu có lúc Lãm đã quên lời hẹn ước. Nhưng với Nguyệt, Nguyệt không hề <br />
quên và bom đạn thời gian không bao giờ và không thể nào tàn phá nổi tình yêu trong tâm <br />
hồn người con gái ấy. Là người trong cuộc, chính Lãm phải hai lần ngạc nhiên trước tình <br />
yêu, trước sự chờ đợi mãnh liệt của Nguyệt, khi anh chưa gặp Nguyệt cũng như khi đã <br />
gặp, đã nghe kể nhiều về Nguyệt anh vẫn chưa hết ngạc nhiên. “Thật kỳ lạ! qua bấy <br />
nhiêu năm sống giữa bom đạn và thời gian, cái sợi chỉ xanh nhỏ và óng ánh ấy vẫn không <br />
hề phai nhạt, không hề đứt ư. Đọc lại truyện, không hiểu sao tôi cứ liên tưởng đến sự <br />
chờ đợi của cô bé Axôn trong truyện cổ tích “Cánh buồm đỏ thắm”. Câu nói đùa của một <br />
ông lão vô tình trở thành nỗi chờ đợi, nỗi khao khát rất thật của Axôn trong suốt những <br />
năm tháng tuổi thơ. Nguyệt không hề biết mặt Lâm nhưng vẫn nguyện thủy chung chờ <br />
đợi. Nếu sự chờ đợi của miền cổ tích thì với Nguyệt, đó là sự chờ đợi của thời chiến <br />
tranh, đạn bom? Sự chờ đợi ấy làm không ít người ngạc nhiên. Chính Nguyễn Minh Châu <br />
cũng ngạc nhiên, ông đã gửi gắm điều đó qua nhân vật Lãm – người trong cuộc. Nguyễn <br />
chủ trương đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người nhưng có ai dám tự nhận <br />
mình đã hiểu hết, đã đi hết được hồn người? Và bởi vậy, mãi mãi nhà văn được hành <br />
trình vào tâm hồn nhân vật, được đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, để trong <br />
lòng dâng lên niềm cảm phục tin yêu đối với con người, đối với cuộc đời.<br />
<br />
Ta xúc động trước tình yêu chân chính của Nguyệt, tâm hồn như được thanh lọc, trong <br />
trẻo thiết tha hơn trong cảm nhận về con người, về cuộc đời. Sự chờ đợi bao giờ và lúc <br />
nào cũng xanh thắm trong lòng người, giúp người ta sống ý nghĩa hơn bởi trong họ có một <br />
niềm tin, có một tình yêu chân chính, Với niềm tin ấy, con người có thể vượt qua tất cả. <br />
Họ chiến đấu vì niềm tin, phấn đấu vì niềm tin. Có lẽ, nếu không có niềm tin ấy, con <br />
người không thể vượt qua những cam go khốc liệt của chiến tranh. N ếu ng ười ph ụ n ữ <br />
Nga từng tâm niệm:<br />
<br />
“Dù gió mưa dầm dề<br />
<br />
Ngấy có dài lê thê<br />
<br />
Anh ơi, em vẫn đợi…”<br />
<br />
(Đợi anh về – Ximônốp)<br />
<br />
thì trong chiến tranh, biết bao cô gái Việt Nam đã mang trọn lòng sự chờ đợi ấy. Nguyệt, <br />
người ngoài cuộc có thể còn mãi ngạc nhiên. Nhưng với Nguyệt, điều ấy thật đơn giản. <br />
Hình ảnh Nguyệt đứng cheo leo giữa lưng núi, trên vai vác một cái máy khoan đôi mắt <br />
ngây thơ nhìn ra xa? không chỉ đẹp với riêng Lãm mà đẹp mãi với mọi người. Đôi mắt <br />
ngây thơ chan chứa, lấp lánh, sáng trong như tâm hồn Nguyệt. Sự liên tưởng của Lãm <br />
thật có ý nghĩa, nó nói với người đọc bao điều: “Nhìn bức ảnh ấy, tôi không khỏi nhớ tới <br />
những ngày rộn ràng xây dựng những chiếc cầu… chiếc cầu làm trong gần hai năm mới <br />
xong, xanh biếc và đẹp như một giấc mộng nhưng vừa khánh thành mấy tháng thì máy <br />
bay Mĩ đã đem bom tới phá sập. Vâng, sự tàn ác của kẻ thù có thể tàn phá được thành quả <br />
lao động của con người nhưng không thể tiêu diệt niềm tin, tiêu diệt được sức sống bất <br />
diệt trong tâm hồn con người. Thêm một lần, cùng với niềm xúc động dạt dào của Lãm, <br />
trong ta tươi thắm một niềm tin vào sức mạnh tình yêu: tình yêu có thể chiến thắng tất <br />
cả; có thể giúp con người vượt qua tất cả. Tấm ảnh Nguyệt sống mãi trong lòng người <br />
đọc, trong tình yêu dâng trào mãnh liệt hơn bao giờ của Lãm. Nguyệt đó hay chính là hiện <br />
thân vẻ đẹp của con người, của tình yêu chân chính, vẻ đẹp ấy rất lãng mạn, nhưng cũng <br />
rất thực bởi trước hết, nó được xây dựng bằng niềm tin yêu con người của chính tác giả.<br />
<br />
Nếu như sự chờ đợi của Nguyệt mang lại xúc động cho người đọc thì vẻ đẹp lung linh, <br />
huyền ảo cao vời của cô lại có sức hấp dẫn khác như một mảnh trăng cuối rừng, gần gũi <br />
mà xa xôi, thoáng ẩn hiện mà luôn ngoài tầm tay với. Nguyệt dường như đẹp hơn dưới <br />
ánh trăng. Trồng lồng đầy phía khung cửa xe cô gái ngồi. Cô gái hay chính mảnh trăng kín <br />
đáo, êm dịu? vẻ đẹp ánh sáng của trăng như nhập vào người con gái tên trăng, thú vị ở <br />
chỗ, cảm giác về trăng cứ hòa điệu với cảm giác của Lãm về Nguyệt. Trong nỗi phân vân <br />
của Lãm: “Hai người con gái, một trẻ trung xinh đẹp ngồi bên cạnh và một người đã chết <br />
anh dũng, ai là người đã từng mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mội tình đầu đội với <br />
tôi trong suốt mấy năm…” Trăng trước anh như “một ngọn đèn pháo xanh lét run rẩy lòe <br />
nhòe ở trên đầu”, trăng chập chờn trong một trò ú tim giữa một thứ ánh sáng tái ngắt giữa <br />
những đám mây và khoảng tối mịt mù của rừng già. Khi Lãm có một niềm tin vô cớ <br />
nhưng chắc chắn từ không gian mà tới rằng người con gái đang ngồi cạnh anh chính là <br />
Nguyệt… thì trăng đẹp một vẻ đẹp thật sang trọng: “mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối <br />
trời, sáng trong như một mảnh bạc, Lãm chỉ cần hỏi Nguyệt có biết chị Tính không, mọi <br />
sự sẽ rõ ràng. Họ sẽ nhận ra nhau, nhưng Lãm không hỏi thế, với một lý do rất chính <br />
đáng anh không muốn nói chuyện riêng tư trong khi làm nhiệm vụ — để rồi, hai người <br />
yêu ngồi cạnh nhau mà không hay biết… Đến khi Lâm biết đích xác đó là Nguyệt thì <br />
Nguyệt đã về dưới rồi, để lọi trong Lãm nỗi ước ao về ngày gặp lại. Có người đọc tiếp <br />
cho Lãm, nhưng đồng thời lại thấy câu chuyện tình yêu của họ thật hấp dẫn – như một <br />
trò chơi ú tim, họ mãi kiếm tìm nhau không mỏi.<br />
<br />
Nguyệt vừa đẹp vẻ đẹp rất thực của sự dũng cảm, gan dạ, vừa lung linh huyền ảo để <br />
Lãm mãi mãi kiếm tìm. Có lẽ đó cũng là một ý vị riêng của tình yêu. Hãy cứ tìm nhau – <br />
tìm hoài tìm mãi để thấy ẩn số của nhau, càng tìm càng thấy đẹp. “Bí ẩn rất đơn sơ, bí ẩn <br />
rất nồng nàn”. Nguyễn Minh Châu dắt người đọc cùng Lãm đi tìm vẻ đẹp của Nguyệt. <br />
Và bằng một cảm hứng lãng mạn, đã diễn tả thật hóm hỉnh, sinh động, hấp dẫn đến ám <br />
ảnh một sự thật: Tình yêu là cái đẹp kì lạ ở trên đời. Có khi nó ở ngay bên cạnh ta mà ta <br />
hề biết, đến khi gặp nó ta không khỏi bàng hoàng sửng sốt tưởng chừng như sống giữa <br />
chiêm bao. Nó lung linh huyền ảo, chập chờn ấn hiện như Mảnh trăng cuối rừng <br />
(Nguyễn Đăng Mạnh). Nguyệt là ánh sáng diệu huyền, là tình yêu trong Lãm, là tình yêu <br />
của tác giả và trở thành tình yêu của chính người đọc. Ta cứ để ánh sáng ấy lung linh <br />
trong tâm hồn và càng thấy Nguyệt đẹp hơn, mảnh trăng cuối rừng thơ mộng hơn, huyền <br />
ảo hơn. Nguyệt làm trăng đẹp hơn hay trăng làm Nguyệt đẹp hơn, ta không biết rõ, trong <br />
lòng ta cứ thấy lâng lâng bồng bềnh như đi vào thế giới diệu huyền – thế giới của một <br />
tình yêu yên tĩnh, vĩnh hằng trong chiến tranh – thế giới mãi sáng trong vẹn nguyên như <br />
buổi đầu qua bom đạn thời gian trong tâm hồn Nguyệt…<br />
<br />
Mảnh mai và trong sáng, dũng cảm, hy sinh hết mình và chung thủy đợi chờ với tình yêu, <br />
với niềm tin mãnh liệt về một người thương chưa biết mặt, Nguyệt như “Mảnh trăng <br />
cuối rừng” sáng đẹp mãi trong tình yêu của người đọc, rất chung mà cũng rất riêng, rất <br />
độc đáo, Nguyệt là cô gái thanh niên xung phong tiêu biểu trong chiến tranh, là chân dung <br />
của thế hệ trẻ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ. Niềm trân trọng, tình yêu con <br />
người, tin vào sức mạnh mãnh liệt của tình yêu đã được Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua <br />
những cảm nhận của nhân vật Lãm, câu chuyện về Nguyệt được kể bằng lời của người <br />
đang hạnh phúc, đang yêu. Bởi vậy sẽ không thật đáng ngạc nhiên nếu cái điểm nhìn trữ <br />
tình ấy đã khiến cho hình ảnh Nguyệt trở nên đẹp ngời ngợi, đến mức Nikulin cảm thấy <br />
tác giả đã bao bọc cô trong bầu không khí vô trùng. (Đỗ Kim Hồi).<br />
<br />
Nguyệt cứ hiện dần qua lời kể của Lãm, lung linh như một thế giới huyền diệu. Bút pháp <br />
lí tưởng hóa của Nguyễn Minh Châu đã thật tài tình duyên dáng trong cải cách; nhà văn <br />
diễn tả sự thi vị hóa người yêu – sự thực của tình yêu. Nguyệt đẹp, dường như càng đẹp <br />
hơn khi được đặt trong đêm trăng, trong đạn bom khốc liệt từ nhiều góc nhìn khác nhau… <br />
Hiện thực làm nền để vẻ đẹp lãng mạn cất cánh bay bổng, đó chính là sức hấp dẫn riêng <br />
của ngòi bút Nguyễn Minh Châu và cũng là của văn học một thời. Gắn bó hết mình với <br />
đất nước, với những con người trong kháng chiến chống Mỹ, tác giả đã khai thác chất thơ <br />
của thời đạn lửa, chất thơ của những con người lớn lên từ huyền thoại, từ ca dao cổ tích..<br />
<br />
Và chúng ta hôm nay đọc “Mảnh trăng cuối rừng” cứ tưởng như mình đang được sống <br />
trong một câu chuyện “cổ tích diệu huyền” – câu chuyện về một “Mảnh trăng cuối rừng” <br />
lung linh ánh sáng… cuộc sống càng ồn ào phức tạp, câu chuyện ấy càng có ý nghĩa hơn. <br />
Bởi lẽ, vẻ đẹp của tình yêu, của niềm tin trong sáng mãi có ý nghĩa với muôn người. Nó <br />
đưa lại cho ta những khoảng lặng cần thiết – những khoảng lặng khi ta s ống v ới chính <br />
mình, để tâm hồn bay bổng cùng “sợi chỉ xanh óng ánh qua thời gian, qua bom đạn” <br />
<br />
<br />
<br />
<br />