Đề bài: Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt <br />
khi xuất dương<br />
Bài làm:<br />
Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" là một bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách <br />
mạng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, bài thơ mang ý nghĩa là lời chia tay, từ biệt <br />
bạn bè và đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du. Bài thơ là một <br />
bài ca hào sảng về lí tưởng yêu nước cao cả, khí phách anh hùng và khát vọng cứu nước <br />
đầy nhiệt huyết của Phan Bội Châu, đặc biệt bài thơ có sức lay động mạnh mẽ nhờ vẻ <br />
đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình.<br />
Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được bộc lộ rất rõ nét trong bài thơ, <br />
đầu tiên là quan điểm mới mẻ của Phan Bội Châu về chí làm trai:<br />
"Làm trai phải lạ ở trên đời,<br />
Há để càn khôn tự chuyển dời."<br />
Có thể nói đây là một quan niệm mới mẻ và táo bạo về chí làm trai của nhân vật trữ tình, <br />
sinh ra làm đấng nam nhi phải có cái "lạ", nghĩa là phải làm được những điều phi thường, <br />
hơn người. Phải là người chủ động, quyết định tương lai và chí hướng của mình, không <br />
phụ thuộc và bị tác động bởi hoàn cảnh, thời thế. Làm trai trước hết phải có sự nghiệp <br />
anh hùng, phải tự tin và lạc quan để mưu đồ nghiệp lớn, đây là một lẽ sống đẹp, thể hiện <br />
một vẻ đẹp tâm thế lẫm liệt, phi thường, tầm vóc lớn lao sánh ngang vũ trụ.<br />
"Trong khoảng trăm năm cần có tớ,<br />
Say này muôn thuở há không ai?"<br />
Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của Phan Bội Châu còn được hình tượng hóa qua tầm vóc của <br />
con người trong vũ trụ, ý thức tự giác trước trách nhiệm của mình đối với thời thế và <br />
cuộc đời. Nhà thơ khẳng định dứt khoát một sứ mệnh của bản thân, đó là cống hiến cho <br />
đời, lưu danh thiên cổ, trong khoảng trăm năm phải để lại tên tuổi vẻ vang, không chịu ở <br />
trong đám tầm thường, Phan Bội Châu không phủ nhận những anh hùng khác, mà chỉ <br />
không coi anh hùng là cá nhân duy nhất, đồng thời động viên thế hệ trẻ hãy hướng đến <br />
tương lai. Có thể thấy, nhà chí sĩ có một ý thức trách nhiệm công dân rất cao cả, chính <br />
đáng, xuất phát từ chính lòng yêu nước sôi sục và tha thiết.<br />
"Đã mang tiếng ở trong trời đất,<br />
Phải có danh gì với núi sông."<br />
Phan Bội Châu chỉ ra rõ mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước, vai trò của cá nhân đối <br />
với vận mệnh đất nước, cũng như nhận thấy rõ bối cảnh thời cuộc, ông cho rằng sách vở <br />
thánh hiền trong thời buổi bây giờ không có tác dụng gì khi nước mất nhà tan. Đây là một <br />
thái độ phủ nhận có phần gay gắt nhưng cũng cho thấy tư tưởng tiến bộ, tiên phong của <br />
Phan Bội Châu, ông nói về nỗi nhục mất nước nhưng cũng hé mở con đường để rửa nỗi <br />
nhục đó.<br />
"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi."<br />
Để có thể thực hiện được trách nhiệm lớn lao của mình, nhân vật trữ tình đã dấy lên khát <br />
vọng về một chuyến đi bất chấp khó khăn gian khổ. Những hình ảnh kì vĩ lớn lao như: <br />
"vượt bể Đông", "cánh gió", "muôn trùng", "sóng bạc" đã diễn tả một tư thế hăm hở, đầy <br />
tự tin và lạc quan vào một tương lai tươi sáng đang chào đón. Khát vọng lớn lao rất tương <br />
xứng với một tư thế hào hùng của nhà chí sĩ trong buổi lên đường, con người như được <br />
hòa nhập vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của vũ trụ, "muôn trùng sóng bạc" đã hòa <br />
chung vào sự thăng hoa khí thế anh hùng, cùng hòa nhịp đập với trái tim sôi sục của nhân <br />
vật trữ tình.<br />
Qua bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương", tác giả Phan Bội Châu đã tạo dựng rất thành công <br />
hình tượng người chí sĩ cách mạng yêu nước với vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng. Vẻ đẹp <br />
hào hùng và lãng mạn khiến bài thơ trở thành một bài tráng ca, khúc hát lên đường đầy <br />
hào sảng của người anh hùng suốt một đời không biết mỏi mệt vì đất nước, nhân dân.<br />
<br />