Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu
lượt xem 2
download
Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương hiện lên nhiều phương diện: tư tưởng khát vọng, hành động. Qua đó bộc lộ những quan điểm mới mẻ, tiến bộ về nhân sinh quan. Bài thơ kết thúc ở hình ảnh người ra đi đẹp hào hùng gieo vào lòng người những đợi chờ hy vọng. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP LÃNG MẠN VÀ HÀO HÙNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI THƠ LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG – PHAN BỘI CHÂU BÀI MẪU SỐ 1: Xuất dương lưu biệt không những là một bài thơ hay, mà còn là một mốc quan trọng đánh dấu cuộc đời hoạt động cứu nước sôi nổi cùng thơ văn cổ động lòng yêu nước và đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ được ứng khẩu trong hoàn cảnh tác giả tạm biệt bạn bè đồng chí để lên đường. Xuất dương lưu biệt là bài ca hào sảng và hùng tráng về chí nam nhi của nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng. Bài thơ Xuất dương lưu biệt là giờ phút con hổ được về rừng, con cá kình được ra biển khơi, con đại bàng được tung cánh, dù phía trước còn biết bao khó khăn và nguy hiểm, nhưng chúng có cái hanh phúc được vẫy vùng. Sau một thời gian tham gia các phong trào yêu nước nhưng không đem lại hiệu quả, Phai Bội Châu đã trăn trở suy tư để tìm ra một con đường cứu nước mới để đưa nước Việt Nam hùng mạnh như các nước ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản). Đến năm 1905 ông giã biệt bạn bè để sang Nhật cầu giúp đỡ. Xuất dương lưu biệt là những lời lẽ tỏ rõ quyết tâm của ông trước khi lên đường: Làm trai há phải lạ trên đời. Há đế càn không tự chuyển dời. Câu thơ thể hiện rõ quan niệm về chí nam nhi của Phan Bội Châu, làm trai trước hết phải được sự nghiệp anh hùng. Chúng ta bắt gặp ý thơ này trong bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão: Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu Hay trong thơ của Nguyễn Công Trứ. Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển. Quan niệm của cụ Phan giống với các nhà nho thuở xưa, đã là con người sống trong trời đất này, phải làm được một điều gì đấy, đã sinh ra làm kẻ nam nhi cũng phải mong có điều lạ. Nhưng tới câu thơ thứ hai, ý thơ cửa Phan Bội Châu đã bắt đầu khác: Lẽ nào dể trời đất chuyền vần lấy sao. Nghĩa là Phan Bội Châu đã thoát ra khỏi tư tưởng thiên mệnh của người xưa. Xưa kia người anh hùng tiết tháo Đặng Dung chua chát nhận ra thời vận (tức ý trời) là nhân tố quyết định nên sự thành bại. chứ không phải do tài năng của bản thân: Thời lai đồ điếu thành công dị. Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. (Gặp thời thì anh hùng thật, người câu cá cũng dễ dàng làm nên công trạng / vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ nuốt hận mà thôi). Với Phan Sào Nam thì ngược lại, ông đặt con người ngang tầm với càn khôn (đất trời). Càn khôn xoay vần cuộc đời thi cớ gì con người không xoay vần được càn không. Người xưa nói: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên (Mưu việc do con người, nhưng thành công là bởi ý trời). Phan Bội Châu không đề cập chuyện thành bại ở đây nhưng ý chí dám xoay lại càn khôn thì không chỉ là ngang tàng, bướng bỉnh mà có phần tự tin, lạc quan. Thoát khỏi tư tưởng thiên mệnh là bước đột khởi để người chí sĩ cách mạng thực hiện chí nam nhi của mình. Sau khi so mình với càn khôn, tác giả lại so mình với đồng loại: Uu bách niên trung tri hữu ngã Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy (Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?). Hào kiệt xưa kém thua càn khôn nhưng với đồng loại thì tự cho mình là xuảt chúng, không bao giờ chịu ở trong đám đông tầm thường. Với Phan Bội Châu thì khác nhiều, ông vừa đánh giá cao cá nhân anh hùng, nhưng cũng không cho cá nhân ấy là duy nhất. Câu thơ thứ ba của bài rất gần với ý thơ của Nguyền Công Trứ. Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải cỏ danh gì với núi sông. Nhưng ở câu thơ thứ tư thì lại rất khác. Tác giả đặt vai trò của cá nhân mình bình đẳng với các cá nhân khác, tuy rằng đó mới chỉ là một câu nghi vấn: Sau này muôn thuở, há không ai? Nhưng đã chứng tỏ Phan Bội Cháu không coi mình Là duy nhất. Bản thân là một nhà nho, nhưng không vì thế mà Phan Bội Châu giữ lấy sự cố hữu của nhà nho, trái lại ông là con người của thực tiễn, hăm hớ với trào lưu đổi mới. Đầu tiên đó là sự dổi mới của tư tưởng nhận thức. Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Nhà thơ đã đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận cùa mỗi người, điều này không phải đến Phan Bội Châu mới có. Nhưng có lẽ ít ai nói được điều đó da diết thống thiết như cụ Phan. Nước đã mất đồng nghĩa với anh hùng chịu nhục. Nhục thì phải đứng lên rửa nhục, làm được điều đó thì xứng đáng là anh hùng. Việc học cũng phải quan niệm lại. Nếu như ở Nguyên Khuyến hay Tú Xương: Sách vở ích gì cho buổi ấy Hay: Ông nghè ông cống cũng nằm co. Chỉ là niềm cảm khái cho đạo thánh hiền đến buổi lụi tàn, thì ở Phan Bội Châu là sự phê phán đến gay gắt. Sách vở thánh hiền vô dụng mà còn ngồi tong thì chỉ là hoài, là nghi mà thôi. Sau đổi mới về tư tưởng, nhận thức là sự đổi mới về hành động: Muốn vượt biển đông theo cách gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. (Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phỉ). Sóng gió ở đây không phải là sóng gió bình thường, mà là gió dài (trường phong), sóng bạc (bạch lãng) tức sóng to gió lớn (phong ba bão táp). Người hào kiệt không những không sợ sóng gió mà còn coi sóng gió là bạn đường (những khó khăn nguy hiểm trên dường hoạt động) là đối tượng để mình dua sức, đua tài Hai câu thơ cuối thế hiện ý chí mạnh mẽ của Phan Bội Châu, mong muốn được ra đi bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Câu thơ gợi một cảm giác bừng bừng tráng khí chứ không mang một chút lo âu, cũng chẳng hề nghĩ đến quan san muôn dặm hay lữ thứ tha hương. Nhiệt huyết cứu nước cứu nòi đã lấn át đi tất cả. Câu thơ vượt Biển Đông cũng ngầm ý là sang Nhật Bản, đất nước nhờ biết duy tân mà trở nên hùng cường, đánh thắng cả nước Nga hùng mạnh, là tấm gương sáng cho các dân tộc noi theo. Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm đã được thế hiện rõ nét trong chí làm trai của tác giả. Nó thể hiện khát vọng độc lập tự do cùa các bậc chí sĩ yêu nước thuở xưa. Trong bối cảnh đất nước Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu (á – tế – á — ca), sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mệnh hai vai gánh vác cả sơn hà đã thổi vào lịch sử văn học một luồn sinh khí hào hùng chưa từng có. Qua vẻ đẹp lãng mạn mà hào hùng của nhân vật trữ tình, Phan Bội Châu muôn hát vang chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của người cộng sản, mà tiêu biểu là Nguvền Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Nhằm khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, trong các sáng tác thơ ca của mình Phan Bội Châu thường xây dựng những nhân vật trữ tình đầy băn khoăn trăn trởvì trách nhiệm, vì khát vọng làm người ở đời... BÀI MẪU SỐ 2: ...Trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương,hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên thật đẹp đẽ, hùng vĩ gắn với lý tưởng tự khẳng định mình và lòng yêu nước thiết tha: Làm trai phải lạ trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai Non sông dã chết sống thêm nhục liền thánh làm chi học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Bài thơ nguyên văn làm bằng chữ Hán có tên Xuất dương lưu biệt.Như ta đã biết, sau khi vận động thành lập hội Duy tân (1905) Phan Bội Châu tranh thủ viện trợ nước ngoài đào tạo cốt cán cho phong trào yêu nước. Bài thơ được làm trong buổi chia tay với các đồng chí của mình trước khi tác giả lên đường. Trên đây là bản dịch thơ của Tòn Quang Phiệt. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao: Làm trai phái lạ trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời. Ý thức cá nhân của con người ấy thể hiện rất rõ. ‘Làm trai’ tức là ý thức về trách nhiệm của thân phận ‘Chí nam nhi nam bắc đông tây’. ‘Làm trai phải lạ trên đời! ‘. ‘Phái lạ’ là sao? ‘Phải lạ’ là phải có điều gì khác hẳn, vượt lên hẳn mọi thứ tầm thường trên đời. Nói như Nguyễn Công Trứ thì đó là ‘Phải có danh gì với núi sông’. Phan Bội Châu đã ghi dấu ấn với sông với núi bằng khát vọng xoay trời chuyển đất: ‘Há để càn khôn tự chuyển dời’. Không để đất trời tựvần xoay, phải chế ngựsự biến dối ày bằng những hành động, việc làm xứng đáng với thân nam nhi. Kháng định chí làm trai, tiến thêm một bước là khẳng định một cái ‘Tôi’ kỳvĩ: Trong khoảng trăm năm cần có tớ SAU nảy muôn thuở há không ai. Lời nói hùng khí ấy chỉcó thể thốt lên từ một bậc anh hùng. Trong khoảng trăm năm cứa cuộc đời cần có ta gánh vác. Câu thơ khẳng định vai trò cá nhân đối với vận mệnh đất nước và cũng là thể hiện một cái ‘tôi’ đầy trách nhiệm sẵn sàng gánh vác kế trăm năm nghiệp vuông trên của cơ đồ xã tắc. Trong thời cuộc rối ren đẩu thế kỷ XX, khi bao kẻ chỉ chăm chăm ‘nằm co’ cho khuôn vừa thòi thế, sự vùng vẫy của cái tôi kia thật đáng trân trọng. Tin ở bán thân cái ‘tôi’, nhân vật trữ tình còn tin ở tương lai ‘sau này muôn thuở há không ai’. Sau này nghìn năm lại không có ai lưu danh muôn thuởvì dân vì nước hay sao? Cau thơ có dáng dấp một câu hỏi nhưng cũng là một câu khẳng định ắt sau này có người làm nên nghiệp lớn, lưu danh muôn thuởcứu dân cứu nước. Đó không là ta thì sẽ là một người hậu thế. Lời thơ bày tỏ niềm tin tưởng vào tương lai, đó giống như sự trao 2Ú'i lịch sử vào tay hậu thế. Bàn về chí lam trai, bàn về cái ‘tôi’ ở đời, nhà thơ đặt nhân vật trữ tình hoàn cảnh cụ thê cùa đất nước: Non sòng đã chết sống thêm nhục Hiên thánh lùm chi học cũng hoài. Luận vế lẽsống chết ở đời để khẳng định, đề cao tư tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình. * ‘Non sông đã chết sống thêm nhục’. Nếu như chí làm trai gắn số phận kẻ làm trai với trách nhiệm xoay trời chuyển đất thì nước nhà có sa cơ ‘đã chết’ cái nhục thuộc vềsựsống kẻ làm trai. Nhận trách nhiệm chung về mình, đó là biểu hiện cao độ cùa lòng tự trọng con người. ở đây lòng tự trọng được thể hiện ở nỗi đau mất nước, nỗi nhục quốc thể. Đặc biệt, tư tướng nhàn vật trữ tình đối vói nghiệp bút nghiên là một tư tưởng vô cùng mới mé ‘Hiền thánh làm chi học cũng hoài’. Tư tưởng ấy khẳng định: đạo Nho, chữ Nho, quan điểm nhà Nho (hiền thánh) đã không còn hợp thời hợp thế. Chúng không còn tác dụng thúc đẩy sự phát triển của dân tộc. Vậy, trong thời đại mới cần xếp bút nghiên nắm lây vũ khí mà tranh đấu cho lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng cá nhàn. Tư tưởng ày hết sức mới mẻ, táo bạo thoát ra khỏi lề lối sáo mòn gò ép của tư tưởng Nho gia thúc giục con người lên đường tranh đấu. Vậy lên đường tranh đấu bằng cách nào? Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Hình tượng nhân vật trữ tình không còn hiện lên trong khuôn khổ những tư tưởng ý chí mà vụt hóa thành con người của hành động. Càu thơ khắc họa một cuộc tiễn đưa hào hùng của lịch sử. Hình ảnh tư thế người ra đi vô cùng lớn lao kỳvĩ ‘vượt bể Đông theo cánh gió’ để ‘Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi’. Phải là ‘bể Đông’ ‘cánh gió’ mới xứng đáng với sự kỳvĩ của ước mơ người anh hùng. ‘Muôn trùng sóng bạc’ của quê hương tiễn đưa người anh hùng ra đi vì chí lớn. Bài thơ khép lại nhưng mớ ra hy vọng cho tương lai đất nước dựa vào cuộc ra đi hào hùng cua bậc anh hùng hào kiệt. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên ỏ nhiều phương diện: tư tưởng khát vọng, hành động. Qua đó bộc lộ những quan điểm mới mẻ, tiến bộ về nhân sinh quan. Bài thơ kết thúc ớ hình ảnh người ra đi đẹp hào hùng gieo vào lòng người những đợi chờ hy vọng. Hóa thân vào nhân vật trữ tình của bài thơ, Phan Bội Châu thể hiện khát vọng ý chí cá nhân làm nên nhiều biến động đổi thay trong lịch sử. ở nhà thơ, thơ là người và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
5 p | 384 | 78
-
Bài 15: Đập đá ở Côn Lôn - Giáo án Ngữ văn 8
12 p | 982 | 72
-
Hình ảnh người lính trong thơ ca thời kháng chiến chống Pháp
5 p | 538 | 32
-
Tổng hợp 4 bài phân tích chân dung tập thể anh hùng làng Xô Man trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
12 p | 357 | 31
-
Văn mẫu lớp 12: 5 bài văn mẫu phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
14 p | 361 | 31
-
Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 600 | 26
-
MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG (Nguyễn Minh Châu)
5 p | 402 | 14
-
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn – trữ tình trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu
5 p | 161 | 12
-
Bài 8: Bạn đến chơi nhà - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 310 | 11
-
Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng
11 p | 77 | 10
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 293 | 7
-
Luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Đồng chí
14 p | 381 | 7
-
Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo, mới lạ của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
5 p | 75 | 6
-
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
8 p | 54 | 6
-
Phân tích bài Thu vịnh
3 p | 88 | 5
-
Bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 192 | 4
-
Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
2 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn