Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 12: RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH<br />
TỔNG HỢP 4 BÀI PHÂN TÍCH CHÂN DUNG TẬP THỂ ANH HÙNG LÀNG XÔ MAN<br />
TRONG “TRUYỆN NGẮN RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu là biểu tượng của nhân dân anh hùng thời<br />
chống Mĩ. Họ là những cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Hang… mỗi con người đều mang vẻ đẹp của<br />
sử thi huyền thoại. Họ bị hút vào một vấn đề lớn đó là vận mệnh của dân tộc, nhưng tất cả các<br />
thế hệ già trẻ, trai gái ấy đều có chung một phẩm chất cao đẹp: yêu nước thiết tha, căm thù giặc<br />
sâu sắc, khí phách hiên ngang bất khuất trước kẻ thù, trung thành tuyệt đối với cách mạng. Họ<br />
mang trong mình chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt.<br />
Có thể nói “Rừng xà nu” là tác phẩm kết tinh được những vẻ đẹp truyền thống của Tây<br />
Nguyên. Vẻ đẹp đó không chỉ được thể hiện qua biểu tượng của thiên nhiên mà còn biểu hiện<br />
trực tiếp, cụ thể ở hình tượng con người. Con người được cuốn vào một vấn đề bức thiết đó là<br />
vận mệnh của cả dân tộc. Mỗi con người đã hòa nhập cái tôi vào vận mệnh chung của đất nước.<br />
Vận mệnh đã chi phối tính cách các nhân vật, nâng họ lên tầm vóc anh hùng.<br />
Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần, vật chất có tinh thần truyền thống và cội<br />
nguồn của Tây Nguyên. Cụ vừa là linh hồn của tác phẩm, vừa là linh hồn của làng Xô Man. Một<br />
cụ già sáu mươi tuổi, sáng suốt, mưu trí tiêu biểu cho thế hệ thứ nhất. Đó là con người “quắc<br />
thước”, “tiếng nói ồ ồ vang dội trong lồng ngực”, “bàn tay nặng trịch nắm lấy vai Tnú như một<br />
kim sắt”…<br />
Cụ Mết được xem là người nuôi dưỡng khát vọng tự do, là trụ cột của dân làng, là cầu nối<br />
giữa dân làng với cách mạng. Lời cụ vang vang khắp núi rừng như lời phán truyền của lịch sử.<br />
Hiện lên trong tác phẩm không chỉ với dấu ấn phi phàm mà còn là một con người đời thường,<br />
một già làng thương bản, thương người Strá mình.<br />
Là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, vật chất có tính truyền thống và cội nguồn của dân<br />
tộc Tây Nguyên. Chính vì vậy, ông là cây xà nu lớn nhất, vững chãi nhất của núi rừng Tây<br />
Nguyên.<br />
Mai và Dít là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ thời đại mới ở Tây Nguyên. Nguyễn<br />
Trung Thành đã dành trọn tình cảm yêu mến xen lẫn khâm phục khi nói về Mai và Dít, phẩm<br />
chất anh hùng đã được hình thành trong họ từ nhỏ. Họ là những vụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu cho<br />
thời đại mới.<br />
Bé Heng là tương lai của cách mạng, là đại diện thế hệ cây xà nu non của núi rừng. Hình<br />
ảnh bé không thể thiếu trong một bức phù điêu về hình tượng nhân dân anh hùng. Em là cây xà<br />
nu kiên cường, bất khuất nối tiếp truyền thống anh hùng của làng Xô Man, mang trong mình bao<br />
sinh lực và nhựa sống, hứa hẹn sẽ trở thành cây xà nu mạnh mẽ và bất tử.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Tnú là nhân vật trung tâm, người anh hùng, người con vinh quang của làng Xô Man của<br />
người Strá được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo, giàu chất sử thi.<br />
Anh là tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của dân tộc Tây Nguyên.<br />
Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, chuyển tải chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Những kì<br />
tích của mỗi nhân vật trong rừng xà nu đều thể hiện tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách<br />
mạng, chân lí của thời đại. Lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc của họ mãi là khúc ca<br />
hùng tráng không chỉ có tác dụng biểu dương cho tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong<br />
những năm kháng chiến mà còn có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, khí phách cho thế hệ mai sau<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, quê ở Quảng Nam. Năm 1950, đang học bậc<br />
trung học phổ thông, ông gia nhập quân đội và lên hoạt động ở chiến trường chính của Liên khu<br />
V (Tây Nguyên). Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân<br />
dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Trong cả hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mật<br />
thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn gần gũi thấu hiểu cuộc sống và tinh thần quật khởi,<br />
hiên ngang, bất khuất, yêu chuộng hào bình hang hái tham gia cách mạng của đồng bào dân tộc ít<br />
người ở nơi này. Đó cũng là nguyên do quan trọng dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tay<br />
Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, 1995). Đặc<br />
biệt, ở truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các<br />
nhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…<br />
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong truyện. Cuộc chiến tranh cục bộ<br />
bắt đầu ở miền Nam nước ta (1965). Thủy quân lục chiến Mĩ ồ ạt đổ bộ vào bờ biển Chu Lai<br />
(Quảng Nam). Kẻ thù quyết tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Chúng dùng mọi âm mưu,<br />
thủ đoạn – nhất là chém giết không thương tiếc – để gây đau đớn, tổn thất nặng nề cho đồng bào<br />
miền Nam. Do đó, muôn người như một, thà chết chứ không chịu làm nô lệ, nhân dân miền Nam<br />
đứng dậy dùng bạo lực trả lời bạo lực.<br />
Tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên, toàn thể dân làng “tức nước vỡ bờ” nên đồng tâm hiệp<br />
lực nổi dậy tiêu diệt kẻ thù: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (lời nhân vật cụ Mết).<br />
Mặt khác, chúng ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước rất sâu nặng qua<br />
thiên truyện Rừng xà nu. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó với bản làng, với núi rừng Tây<br />
Nguyên của dân làng Xô Man. Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, không khuất phục trước kẻ thù.<br />
Đó là lòng trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Nhiều<br />
người đi theo cách mạng mà không hề sợ gian khổ, hi sinh, mất mát.<br />
Hơn nữa, trong thiên truyện, nhiều nhân vật có phẩm chất anh hùng hiện lên rất cao đẹp.<br />
Ở đây, chúng ta quan tâm đến sáu nhân vật.<br />
Một là nhân vật cụ Mết. Cụ là người đại diện cho vẻ đẹp thế hệ cha anh đã trải nghiệm<br />
nhiều trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm khi đối diện với quân thù (từ thời kháng chiến chống<br />
Pháp đến kháng chiến chống Mĩ). Cụ là người mưu trí, sáng suốt. Cụ là biểu tượng cho sức mạnh<br />
tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cũng là cội nguồn của dân tộc Xô Man, của cộng<br />
đồng.. Chính cụ đã tìm ra chân lí dùng bạo lực để đấu tranh tiêu diệt quân thù: “Chúng nó đã<br />
cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ là cái gạch nối giữa đồng bào và Đảng. Cụ đã thôi thúc, lãnh<br />
đạo dân làng đứng lên quật khởi: “Thế là bắt đầu rồi! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ,<br />
người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ,<br />
một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”.<br />
Hai là nhân vật anh Quyết. Anh là đại diện của Đảng, là linh hồn của cuộc đấu tranh. Anh<br />
đã đến, dìu dắt, hướng dẫn dân làng Xô Man giác ngộ cách mạng. Sống ở rừng sâu nước độc<br />
nhưng anh không nề khổ nhọc. Anh hết lòng dạy Tnú và Mai học chữ…Anh có quan niệm rất<br />
đúng đắn: “Không học chữ sao làm cán bộ giỏi”. Chính anh đã góp phần đào tạo, giác ngộ được<br />
một anh hùng bất khuất Tnú trong tương lai.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Ba là nhân vật Tnú. Anh tiêu biểu cho số phận và ý chí của dân làng. Anh hang hái đi đầu<br />
trong phong trào đồng khởi, hiên ngang đối diện với kẻ thù, với cái chết. Khi bị gặc bắt, lấy ra<br />
một nhúm giẻ lau đã tẩm dầu xà nu, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú, lấy lửa đốt, Tnú không<br />
kêu lên một tiếng nào mà trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng:<br />
“Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực,<br />
cháy ở bụng. Máu anh mặn chat ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên<br />
(…). Tnú không thèm, không them kêu van”. Hành động chịu đựng ấy rất dũng cảm, ngoan<br />
cường, gan góc. Mặc dù phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con. Mặc dù mỗi ngón tay<br />
chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vừa vượt lên đau đớn, bi kịch cá nhân hang hái tham gia bộ đội Giải<br />
phóng để trả thù cho quê hương và những người thân.<br />
Bốn là nhân vật Mai. Mai là đại diện cho vẻ đẹp thế hệ thanh niên. Tuy là nữ giới nhưng<br />
đã sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng. Phút lâm nguy, khi giáp mặt với bầy lang sói<br />
hung tợn, chẳng chút run sợ. Cô “ngửng đôi mắt lớn nhìn thằng Dục” để tỏ thái độ căm thù.<br />
Thằng Dục xem cô là “con mọi cộng sản”, “con cọp cái”, là cơ sở để “dụ được con cọp đực trở<br />
về”. Nó cầm một cây gậy sắt dài tra tấn đánh đập mẹ con Mai. “Trận mưa cây sắt mỗi lúc dồn<br />
dập”. Đến khi trút hơi thở cuối cùng dưới bàn tay đẫm máu của bọn mặt người dạ thú cô vẫn một<br />
mực trung thành với cách mạng, không khai báo nửa lời.<br />
Năm là nhân vật Dít. Cũng như Mai, Dít là đại diện cho thế chủ lực đánh Mĩ ở Tây<br />
Nguyên. Là cô bí thư chi bộ dũng cảm, gan góc không kém gì Tnú. Khi cả làng bị giặc ở đồn<br />
Bắc Hà bao vây, không ai lọt ra được, ngoại trừ lúc ấy Dít còn nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò<br />
theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Dít bị giặc bắt hi ở ngoài rừng<br />
về. Bọn giặc để Dít ở giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng,<br />
đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ. Cái váy của Dít rách tượt từng mảng.<br />
Dít khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười thì chìu nước mắt, từ đó im bặt. Dít đứng lặng<br />
giữa bọn lính. Cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ lại giật lên một cái nhưng đôi mắt vẫn<br />
nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Vậy là, không khủng bố được tinh thần Dít, bọn giặc đành chịu!<br />
Còn khi chị Mai và đứa con bị giặc giết chết một cách dã man, mọi người, kể cả cụ Mết đều<br />
chứa chan nước mắt nhưng mà Dít vẫn “lầm lì, không nói gì cả, măt ráo hoảnh”. Không phải là<br />
cô không thương chị, thương cháu nhưng đó chỉ là cử chỉ nuốt hận trong lòng, nuôi khối hận<br />
ngày một khôn lớn theo lứa tuổi của cô để một ngày kia, có cơ hội sẽ rửa thù! Khi lớn lên, cô trở<br />
thành một bí thư chi bộ xã kiên cường.<br />
Sáu là nhân vật bé Heng. Heng là một tiểu anh hùng, là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ<br />
măng non núi rừng Tây Nguyên. Bé Heng « cũng ít nói như những người dân làng Xô Man »<br />
nhưng bên trong chắc gì không âm ỉ mối thù giặc Mĩ như thế hệ đàn anh ? Nó không sợ nguy<br />
hiểm. Nó là người dẫn đường cho Tnú về thăm làng mà nếu không có nó, Tnú chẳng dám đi một<br />
mình. « Con đường ấy chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút gặp một giàn thò (một<br />
loại bẫy) chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây ná, đánh một phát chặt gãy đôi ống quyển, lưỡi thò<br />
từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh ». Khi tới chỗ « ác chiến điểm » nó nhìn Tnú « cười một<br />
cách rất liếng », « mắt lóe lên một tia sáng nhỏ » bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt về công cuộc cách<br />
mạng của dân làng. Mai này trưởng thành, chắn chắn bé Heng sẽ tiếp tục thế hệ cha anh.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Tóm lại, mỗi nhân vật trên đây đều có những vẻ đẹp anh hùng khác nhau nhưng họ đều là<br />
những người đại diện cho nhân dân, cộng đồng. Họ là những hình mẫu tiêu biểu của chủ nghĩa<br />
anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />