Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
lượt xem 12
download
Tài liệu tổng hợp 4 bài văn mẫu phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất hay: vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Để cảm nhận sâu sắc đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, mời bạn đọc cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN MỞ ĐẦU BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH BÀI MẪU SÔ 1: Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”. Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thông tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết: Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khóa miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này). Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhận đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xám lược Việt Nam. Đoạn mở đầu bản Tuvên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của nhân loại, của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập cùa Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX (lịch sử cũng đã chứng tỏ điều này). Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ BÀI MẪU SÔ 2: Với việc dẫn ra và đề cao hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai nước Pháp và Mĩ, tác giả đã ngầm khẳng định vị thế của dân tộc Việt Nam trước thế giới: dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng cũng có quyền "sánh vai với các cường quốc năm châu" và quyền được tự do, độc lập của nước Việt Nam phù hợp với chân lí đã được đúc kết trong những bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới. 1. Mở bài - Giới thiệu về vị trí, ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập. - Nêu vấn đề: phần mở đầu đã tạo được một dấu ấn đặc biệt cho lời tuyên ngôn. 2. Thân bài - Nêu vắn tắt nội dung phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập: tác giả đã dẫn ra những "lời bất hủ" trong hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc lúc bấy giờ là Pháp và Mĩ. Từ đó, tác giả suy rộng ra: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". - Việc mở đầu bản tuyên ngôn như trên đã thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc và tinh thần chiến đấu. + Với việc dẫn ra và đề cao hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai nước Pháp và Mĩ, tác giả đã ngầm khẳng định vị thế của dân tộc Việt Nam trước thế giới: dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng cũng có quyền "sánh vai với các cường quốc năm châu" và quyền được tự do, độc lập của nước Việt Nam phù hợp với chân lí đã được đúc kết trong những bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới. + Nếu chú ý đến bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ (thực dân Pháp đang âm mưu trở lại nước ta, đế quốc Mĩ cũng đang bộc lộ rõ ý đồ xâm lược) sẽ thấy việc dẫn ra lời văn của hai bản tuyên ngôn còn mang một ý nghĩa cảnh tỉnh: nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam thì có nghla là đã phản bội lại chính cha ông mình, dân tộc mình một cách lập luận vừa cương quyết, vừa khôn khéo. + Qua phần mở đầu, Tuyên ngôn Độc lập đã nêu ra một cơ sở pháp lí vững chắc để khẳng định quyển tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam. Đó là một lẽ phải "không ai chối cãi được". - Về nghệ thuật lập luận: phần mở đầu của bản tuyên ngôn thể hiện tính chặt chẽ trong lập luận, giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát, tạo được sức thuyết phục, lôi cuốn, tạo đà cho những nội dung được trình bày ở những phần sau. 3. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập về hai phương diện: ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học. - Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân. BÀI MẪU SÔ 3: Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên Lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày Tuyên ngôn Độc lập. Mỗi lần đọc bài thơ “Nắng Ba Đình”, lòng tôi lại nao nao xúc động nhớ những thước phim tài liệu về ngày Quốc khánh 2 – 9 – 1945 – ngày đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử của dân tộc ta. Tôi chợt bắt gặp một vầng trán cao rộng, một ánh mắt nheo cười, Bác Hồ đang bước lên lễ đài cùng với giọng nói ấm áp, thân mật: “Hỡi đồng bào cả nước!” “Tuyên ngôn Độc lập” mở đầu bằng những câu văn hết sức giản dị, mộc mạc như vậy mà vẫn chứa chan tình cảm yêu thương, vẫn gợi không khí thật thiêng liêng. Hai tiếng “đồng bào” thật gần gúi, thân mật, vừa chứa chan tình yêu thương ruột thịt, vừa khơi dậy niềm tự hào, khơi dậy cội nguồn linh thiêng của dân tộc: Con Rồng, cháu Tiên. Trên thế giới này, có lẽ chỉ riêng dân tộc ta là cùng sinh ra từ bọ trăm chứng của mẹ Âu Cơ. Có thể nói, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập” chính là xác lập cơ sở pháp lí. Cơ sở pháp ló ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập, đó là những quyền không ai có thể chối cãi được của mỗi cá nhân. Những lời ấy được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập ở Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cấu hạnh phúc. Lấy những lời bất hủ được ghi dành dành trong hai bản “Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ” và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.Pháp” đã được cả thế giới công nhận làm cơ sở pháp lí vô cùng vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Bác đã dùng lời lẽ bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp để phủ nhận chính âm mưu xâm lược của hai cường quốc này. Qua thủ pháp nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”,dường như tác giả đã ngầm cảnh cáo nếu Pháp xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ đã đúc kết thành chân lý ghi trong bản tuyên ngôn. Họ sẽ làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mỹ nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam. Từ cơ sở pháp lí ban đầu là quyền của con người Hồ Chí Minh đã suy rộng theo tính chất bắc cầu khẳng định quyền dân tộc. Người dõng dạc khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 4: Một số phương pháp phát hiện các biến dị di truyền ở mức phân tử
14 p | 353 | 101
-
Tổng hợp 3 bài phần tích 9 câu đầu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
13 p | 379 | 35
-
Tiết 63: Làm văn TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
6 p | 429 | 26
-
Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
6 p | 776 | 24
-
Phân tích đoạn trích Trao duyên - Bài 2
3 p | 290 | 23
-
Đề 1: Anh(chị) hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
5 p | 221 | 21
-
Giáo án lớp 2 môn Kể Chuyện: BÀI 12 : SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
3 p | 248 | 21
-
Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
3 p | 346 | 21
-
Phân tích đoạn mở đầu của bài Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
6 p | 661 | 15
-
Bài giảng Trong lòng mẹ - Ngữ văn 8
19 p | 364 | 13
-
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong tác phẩm Thúy Kiều
4 p | 212 | 12
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 273 | 9
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 189 | 8
-
Bài Chính tả: Làm việc thật là vui. Phân biệt g/gh - Giáo án Tiếng việt 2 - GV.Ng.T.Tú
4 p | 271 | 8
-
Giáo án bài 6: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 158 | 4
-
Phân tích phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 p | 90 | 3
-
Phân tích đoạn thơ Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?...ngói đủ trăm ga trong bài thơ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
7 p | 109 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn