Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu Cường<br />
<br />
Đồng chí<br />
<br />
“ĐỒNG CHÍ”<br />
- Chính Hữu<br />
<br />
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC<br />
1. Vẻ đẹp chân thực, giản dị của người lính thời chống Pháp và tình đồng chí thắm thiết, thiêng<br />
liêng.<br />
2. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, chất thơ và chất thép trong bài thơ.<br />
3. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.<br />
<br />
II. VỀ NHÀ THƠ CHÍNH HỮU<br />
1. Con người, cuộc đời<br />
Nhà thơ Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục<br />
Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà<br />
văn Việt Nam. Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc nay là huyện<br />
Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng Tám, Chính Hữu học tú tài (triết học) ở Hà Nội. Năm<br />
1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống<br />
Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông là chính trị viên đại<br />
đội.<br />
2. Sự nghiệp sáng tác<br />
a. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông<br />
không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.<br />
Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm<br />
2000).<br />
b. Tác phẩm chính:<br />
“Đầu súng trăng treo” (tập thơ, NXB Văn học, 1966)<br />
“Thơ Chính Hữu” (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)<br />
“Tuyển tập Chính Hữu” (NXB Văn học, 1998)<br />
<br />
III. HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN<br />
1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948, thể hiện những cảm xúc<br />
sâu xa và mạnh mẽ của nhà thơ Chính Hữu với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Cảm hứng của bài<br />
thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong sự bình dị của đời<br />
thường.<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn : 0902 11 00 33<br />
<br />
- Trang | 1 -<br />
<br />
Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu Cường<br />
<br />
Đồng chí<br />
<br />
2. Giá trị tư tưởng – nghệ thuật nổi bật<br />
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí<br />
- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính :<br />
"Quê hương anh nước mặn đồng chua<br />
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".<br />
"Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa<br />
nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn<br />
cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo.<br />
- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau<br />
trong hàng ngũ chiến đấu:<br />
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"<br />
Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong<br />
hang ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lý tưởng,<br />
suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung<br />
lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.<br />
- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:<br />
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.”<br />
Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên : đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng<br />
chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm<br />
của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ".<br />
Đến đây, nhà thơ hạ xuống một giọng thơ thật đặc biệt với hai tiếng : "Đồng chí !" câu thơ ngắn,<br />
cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng<br />
định. Hai tiếng "đồng chí" nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại .<br />
=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người<br />
đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.<br />
b. Những biểu hiện cảm động của tình đồng đội<br />
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn<br />
bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình :<br />
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,<br />
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay<br />
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”<br />
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương : ruộng nương, gian<br />
nhà, giếng nước gốc đa,... Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn : 0902 11 00 33<br />
<br />
- Trang | 2 -<br />
<br />
Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu Cường<br />
<br />
Đồng chí<br />
<br />
lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung<br />
lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.<br />
- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :<br />
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh<br />
Rét run người vừng trán ướt mồ hôi.<br />
Áo anh rách vai<br />
Quần tôi có vài mảnh vá<br />
Miệng cười buốt giá<br />
Chân không giày<br />
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."<br />
Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp<br />
hiện lên rất cụ thể, chân thực : áo rách, quần vá, chân không giày, ...Sự từng trải của đời lính đã cho<br />
Chính hữu "biết"được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt<br />
cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy, cũng không thể nào biết<br />
được cái cảm giác của "miệng cười buốt giá" : trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó<br />
khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấm<br />
và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã<br />
chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Trong đoạn thơ , "anh" và "tôi" luôn đi<br />
với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu<br />
trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.<br />
(Liên hệ mở rộng : Tình đồng đội trong bài "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.)<br />
3. Kết tinh cao đẹp nhất của tình đồng chí:<br />
- Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh thơ thật đẹp :<br />
“Đêm nay rừng hoang sương muối<br />
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới<br />
Đầu súng trăng treo.”<br />
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ<br />
giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh<br />
bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình<br />
đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...<br />
- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân<br />
Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya:"...suốt đêm vầng trăng từ bầu trời<br />
<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn : 0902 11 00 33<br />
<br />
- Trang | 3 -<br />
<br />
Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu Cường<br />
<br />
Đồng chí<br />
<br />
cao xuống thấp dần và có lúc nó như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc,<br />
vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn ; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật...".<br />
- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.<br />
+ "Súng " biểu tượng cho chiến tranh , cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên<br />
bình, mơ mộng và lãng mạn.<br />
+ Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người<br />
lính : chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng<br />
chiến- một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.<br />
+ Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập "Đầu súng trăng<br />
treo".<br />
+ Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.<br />
3. Kết luận<br />
Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống<br />
lại một thời khổ cực của ông cha ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỷ niệm<br />
đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu<br />
và cảm nhận hết được.<br />
Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện pháp sóng đô, đối<br />
ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ chọn lọc, bình dị<br />
mà có sức ngân vang . Bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng , như là một ngọn lửa vẫn<br />
cháy mãi, bập bùng, không bao giờ tắt, ngọn lửa tháp sáng đêm đen của chiến tranh.<br />
<br />
III. LỜI BÌNH BÀI THƠ<br />
1. “ĐỒNG CHÍ” (Chính Hữu)<br />
Trong dòng thơ ca về anh bộ đội cụ Hồ, “Đồng chí” của Chính Hữu ghi nhận một thành công xuất<br />
sắc. Giữa lúc chưa phải mọi nhà thơ đã bắt trúng ngay mạch đập của cuộc sống kháng chiến ở những<br />
năm đầu, “Đồng chí” (1948) đã cất lên một tiếng nói mới, chân thực về vẻ đẹp của người Vệ quốc quân,<br />
đã góp phần làm sáng tỏ bản chất và sức mạnh của những người cầm súng “từ nhân dân mà ra, vì nhân<br />
dân chiến đấu”:<br />
“Quê hương anh nước mặn đồng chua<br />
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá<br />
Anh với tôi đôi người xa lạ<br />
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau<br />
Súng bên súng, đầu sát bên đầu<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn : 0902 11 00 33<br />
<br />
- Trang | 4 -<br />
<br />
Tài liệu: LT vào Lớp 10 môn Ngữ văn- Thầy Phạm Hữu Cường<br />
<br />
Đồng chí<br />
<br />
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ<br />
Đồng chí!<br />
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày<br />
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay<br />
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính<br />
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh<br />
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi<br />
Áo anh rách vai<br />
Quần tôi có vài mảnh vá<br />
Miệng cười buốt giá<br />
Chân không giày<br />
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.<br />
<br />
Đêm nay rừng hoang sương muối<br />
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới<br />
Đầu súng trăng treo”<br />
(1948)<br />
“Đồng chí” là một bài thơ cô đúc, “tiết kiệm” trong từng hình ảnh, từng câu chữ. Bằng những chi<br />
tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một<br />
cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn<br />
độc lập tự do của Tổ quốc.<br />
Toàn bộ tứ thơ của “Đồng chí” phát triển xoay quanh mối quan hệ giữa các nhân vật tôi và anh. Ở<br />
đây, nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình – cũng là những đồng đội thân thiết với mình - để<br />
nói lên những hoàn cảnh, biểu hiện những tâm trạng, tình cảm của họ.<br />
“Quê hương anh nước mặn đồng chua<br />
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”<br />
Mối quan hệ anh – tôi được giới thiệu ngay từ lúc mở đầu. Họ đều là những người nông dân mặc<br />
áo lính ra đi từ các làng quê nghèo, làm ăn vất vả, gian nan. Những con người khổ nghèo ấy vừa được<br />
Cách mạng giải phóng và giờ đây gắn bó thắm thiết vì mục đích của cuộc chiến đấu. Sự gắn bó trong<br />
quân đội cách mạng giữa những người nông dân “tứ xứ” này cũng được Hồng Nguyên thể hiện một cách<br />
hồn nhiên trong phần mở đầu bài “Nhớ”:<br />
“Lũ chúng tôi<br />
Bọn người tứ xứ<br />
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt<br />
<br />
Tổng đài tư vấn : 0902 11 00 33<br />
<br />
- Trang | 5 -<br />
<br />