Đề bài: Dàn ý tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách <br />
khám phá thể hiện riêng. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến và Việt Bắc<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
1. KHÁI QUÁT CHUNG:<br />
<br />
Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm:<br />
<br />
+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ <br />
hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. "Tây Tiến" là bài thơ hay nhất, <br />
tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu <br />
Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.<br />
<br />
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông theo sát những chặng đường của cách mạng <br />
Việt Nam. Bài thơ "Việt Bắc" là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác <br />
phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân <br />
dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà vẻ vang <br />
của dân tộc.<br />
<br />
Hai đoạn thơ được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận <br />
song mỗi nhà thơ lại có cách khám phá, thể hiện riêng.<br />
<br />
2. TRÌNH BÀY CẢM NHẬN:<br />
<br />
a) ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ "TÂY TIẾN"<br />
<br />
* Vẻ đẹp vừa bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:<br />
<br />
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm<br />
<br />
Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da <br />
dẻ xanh như màu lá.<br />
<br />
+ Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành <br />
quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.<br />
<br />
+ Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn <br />
đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung.<br />
<br />
Cái hào hùng:<br />
<br />
+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên <br />
khí chất mạnh mẽ của người lính. "Không mọc tóc" là cách nói ngang tàng rất lính, hóm <br />
hỉnh vui đùa với khó khăn gian khổ của mình.<br />
<br />
+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt "đoàn binh" . Chữ "đoàn binh" chứ không phải là <br />
đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng, Ba từ "dữ oai hùm" <br />
gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây <br />
Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung <br />
quanh, đạp bằng mọi gian khổ. "Mắt trừng" là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung <br />
nấu quyết đoán làm kẻ thù khiếp sợ.<br />
<br />
*Họ cũng là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:<br />
<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
<br />
"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" là đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà Nội, về <br />
một dáng kiều thơm trong mộng.<br />
<br />
Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà <br />
giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của <br />
Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,... hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của <br />
những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh <br />
để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.<br />
<br />
b) ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ "VIỆT BẮC"<br />
<br />
*Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:<br />
<br />
"Những đường Việt Bắc của ta<br />
<br />
Đêm đêm rầm rập như là đất rung<br />
<br />
Quân đi điệp điệp trùng trùng<br />
<br />
Các từ láy "rầm rập", "điệp điệp" và "trùng trùng" và hình ảnh so sánh "... như là đất <br />
rung" vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của đoàn quân ra <br />
trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng <br />
cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.<br />
<br />
*Vẻ đẹp lãng mạn:<br />
<br />
"Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"<br />
<br />
Đây có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi <br />
đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người <br />
lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người <br />
có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người <br />
đọc liên tưởng tới hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong thơ Chính Hữu.<br />
<br />
c) SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ:<br />
<br />
Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay <br />
bổng.<br />
<br />
Khác nhau:<br />
<br />
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ "Tây Tiến", vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng phất <br />
sự bi thương.<br />
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ "Việt Bắc", vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được <br />
Tố Hữu gắn liền với hiện thực.<br />
<br />
Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đậm chất hiện thực. <br />
Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai Hà thành rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng <br />
mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, <br />
tin tưởng vào cách mạng.<br />
<br />
3/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:<br />
<br />
Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét riêng độc đáo, thể <br />
hiện tài năng của hai nhà thơ.<br />
<br />
Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong lòng độc giả.<br />
<br />
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà <br />
thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến và <br />
Việt Bắc bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Cảm nhận về khổ 10 trong bài Việt <br />
Bắc và cùng với phần Cảm nhận 10 câu đầu bài thơ Việt Bắc để có thể hiểu rõ hơn về <br />
nội dung này.<br />
<br />
Bài Mẫu Số 2:<br />
<br />
1/ GIỚI THIỆU CHUNG<br />
<br />
Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca trong kháng chiến chống Pháp với <br />
hồn thơ đầy cảm hứng lãng mạn, hào hoa, thanh lịch, giàu chất mộng mơ. Trong suốt <br />
cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa ấy, có lẽ khoảng thời gian đáng nhớ nhất là những năm <br />
tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến. Biết bao kỉ niệm sâu sắc, bao vẻ đẹp bi tráng <br />
và hào hùng của một quãng đời không thể quên nơi miền Tây tổ quốc được Quang Dũng <br />
tái hiện trong bài thơ "Tây Tiến".<br />
<br />
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đường cách mạng, đường thơ <br />
của Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam. "Việt Bắc" là một <br />
trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ như một khúc hát tâm tình, gợi lại những <br />
kỉ niệm gắn bó thủy chung giữa Việt Bắc và Cách mạng.<br />
<br />
Cùng viết về vẻ đẹp hào hùng của hình ảnh đoàn quân ra trận trong kháng chiến chống <br />
Pháp những trong hai bài thơ "Tây Tiến" và "Việt Bắc", mỗi nhà thơ lại có cách khám phá <br />
riêng và thể hiện riêng.<br />
<br />
2/ PHÂN TÍCH<br />
<br />
I/ Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ "Tây Tiến"<br />
<br />
* Vẻ đẹp bi thương và hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:<br />
<br />
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm<br />
<br />
Sự bi thương:hiện lên qua ngoại hình ốm yếu, tiều tụy của người lính: đầu trọc, nước <br />
da xanh xao như màu lá do sốt rét, thiếu thốn, gian khổ.<br />
<br />
+ Hình ảnh đáng thương, tiều tụy của những người lính Tây Tiến là kết quả của những <br />
trận sốt rét trong những chuỗi ngày hành quân vất vả, luôn trong tình trạng đói, khát và <br />
thiếu thốn.<br />
<br />
+ Sự bi thương của đoàn quân Tây Tiến, những cơn sốt rét rừng trong thơ Quang Dũng <br />
cũng tiêu biểu cho hình ảnh đau thương về những đoàn quân của ta trong kháng chiến <br />
chống Pháp nói chung.<br />
<br />
+Liên hệ: Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói về căn bệnh sốt <br />
rét hiểm nghèo.<br />
<br />
Trong kháng chiến chống Pháp:<br />
<br />
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh<br />
<br />
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi<br />
(Đồng chí Chính Hữu)<br />
<br />
Giọt giọt mồ hôi rơi<br />
<br />
Trên má anh vàng nghệ<br />
<br />
Anh vệ quốc quân ơi<br />
<br />
Sao mà yêu anh thế<br />
<br />
(Cá nước Tố Hữu).<br />
<br />
Và cả trong kháng chiến chống Mĩ sau này:<br />
<br />
Nơi thuốc súng trộn vào áo trận<br />
<br />
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân<br />
<br />
Cái hào hùng:<br />
<br />
+ Người lính Tây Tiến không chỉ hiện lên với vẻ bi thương mà từ trong bi thương còn <br />
hiện lên cái hào hùng, khí phách. Bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm <br />
yếu bên ngoài và tâm hồn đầy khí phách bên trong đã làm nổi bật khí chất mạnh mẽ của <br />
người lính.<br />
<br />
+ "Không mọc tóc": là cách nói ngang tàng, độc đáo, như là người lính không cần, không <br />
thèm mọc tóc. Cách nói rất lính, thể hiện sự hóm hỉnh vui đùa của người lính với khó <br />
khăn gian khổ trong kháng chiến.<br />
<br />
+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt "đoàn binh". Chữ "đoàn binh" có âm vang mạnh <br />
mẽ hơn chữ"đoàn quân" đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường, đầy hùng dũng, phi <br />
thường của người lính.<br />
<br />
+ Ba từ "dữ oai hùm" gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt như vị thế oai phong của chúa <br />
sơn lâm. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn đầy đe dọa với "cọp trêu người" thì <br />
người lính Tây Tiến cũng mang trong mình cái "oai hùm" dữ dội, uy nghi để chế ngự và <br />
chiến thắng mọi khó khăn.<br />
<br />
⟹ Bằng cảm hứng anh hùng, đoàn quân Tây Tiến hiện lên với vẻ dữ dội của núi rừng <br />
chứ không hề gợi vẻ tiều tụy, ốm yếu dù cuộc sống của người linh trải qua muôn vàn <br />
khó khăn, gian khổ. Người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ, hiên ngang làm chủ núi rừng, chế <br />
ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ trong chiến đấu. Họ hiện lên <br />
với vẻ đẹp kiêu hùng, xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn.<br />
<br />
* Hình ảnh những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:<br />
<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
<br />
"Mắt trừng" là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù <br />
khiếp sợ. Sự căm thù mạnh mẽ đối với kẻ thù càng làm tăng thêm quyết tâm chiến đấu <br />
của những người lính Tây Tiến.<br />
<br />
Đôi mắt ấy cũng là đôi mắt thao thức của những chàng trai Hà Nội nhớ về quê hương, <br />
về giấc mộng có bóng hình một "dáng kiều thơm".<br />
<br />
Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội.<br />
<br />
Liên hệ: Thơ ca kháng chiến chống Pháp cũng có nhiều nhà thơ nói về người lính với <br />
nỗi nhớ:<br />
<br />
+ Nguyễn Đình Thi rạo rực với nhịp đập con tim:<br />
<br />
Những đêm dài hành quân nung nấu<br />
<br />
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu<br />
<br />
+ Chính Hữu: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"<br />
<br />
+ Hồng Nguyên thì cồn cào, da diết trong tim:<br />
Ba năm rồi gửi lại mái lều tranh<br />
<br />
Luống cày đất đỏ<br />
<br />
Tiếng mõ đêm trường<br />
<br />
Ít nhiều người vợ trẻ<br />
<br />
Mòn chân bên cối gạo canh khuya<br />
<br />
⟹ Những chàng trai của mảnh đất kinh kỳ đầy mộng mơ, họ lên đường ra trận "Tổ <br />
quốc gọi chúng tôi sẽ ra đi", nhưng họ không chỉ biết cầm súng, cầm gươm mà những <br />
tâm hồn giàu mơ mộng giữa bao nhiêu gian lao, khắc nghiệt, trái tim họ vẫn rung động, <br />
nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa, về bóng hình của <br />
những dáng yêu kiều, diễm lệ hiện về trong nỗi nhớ da diết. Mảnh đất Hà thành với <br />
những "dáng kiều thơm" là cõi đi về trong mơ của những người thanh niên Hà Nội. Đó <br />
chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng hi sinh để bảo <br />
vệ Tổ quốc.<br />
<br />
II/ Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ "Việt Bắc"<br />
<br />
*Vẻ đẹp hào hùng:<br />
<br />
Những đường Việt Bắc của ta<br />
<br />
Đêm đêm rầm rập như là đất rung<br />
<br />
Quân đi điệp điệp trùng trùng<br />
<br />
Đại từ sở hữu "của ta" được vang lên một cách dõng dạc khẳng định niềm tự hào của <br />
những con người ở vị thế làm chủ đất nước. Đồng thời, đại từ sở hữu "của ta" cũng <br />
khẳng định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, khẳng định chiến khu Việt <br />
Bắc là chiến khu tự do.<br />
<br />
Hai chữ "rầm rập" vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Các từ láy "rầm rập", "điệp <br />
điệp" và "trùng trùng" và hình ảnh so sánh "như là đất rung": vừa tái hiện không khí sôi <br />
nổi trong những ngày chiến dịch của cuộc kháng chiến, vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi <br />
lên sức mạnh, khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận, giúp ta cảm nhận hình ảnh những <br />
đoàn quân đầy khí thế đang ngày đêm tiến về mặt trận.<br />
<br />
⟹ Mỗi bước đi của đoàn quân ra trận mang theo sức mạnh của lòng yêu nước, của lí <br />
tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và quyết tâm chiến thắng quân thù.<br />
<br />
*Vẻ đẹp lãng mạn:<br />
<br />
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan<br />
<br />
Hình ảnh "ánh sao đầu súng" có thể là hình ảnh thực của ánh sao trên bầu trời đêm Việt <br />
Bắc, đồng thời cũng là hình ảnh mang tính biểu tượng: ánh sáng của ngôi sao gắn trên <br />
chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng đang soi đường chỉ lối, <br />
dẫn bước người lính tiến lên.<br />
<br />
Hình ảnh "bạn cùng mũ nan": những người lính trong kháng chiến, giản dị, đơn sơ, mộc <br />
mạc nhưng chứa đựng một sức mạnh phi thương, mang trong mình một lý tưởng cao cả, <br />
đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung.<br />
<br />
⟹ Câu thơ thể hiện niềm tin, sự lạc quan, tin tưởng, niềm vui hân hoan khi hướng về <br />
"chiến thắng trăm miền".<br />
<br />
III/ So sánh hai đoạn thơ<br />
<br />
Giống nhau: Hai đoạn thơ đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng <br />
mạn.<br />
<br />
Khác nhau:<br />
<br />
+ Đoạn thơ trong bài thơ "Tây Tiến":được viết trong những năm đầu của cuộc kháng <br />
chiến chống Pháp, thời kì đầu kháng chiến còn gian khổ, Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp <br />
hào hùng của người lính phảng phất sự bi thương của hiện thực chiến tranh.<br />
+ Đoạn thơ trong bài thơ "Việt Bắc":sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, miền Bắc <br />
hoàn toàn giải phóng, đất nước hân hoan niềm vui chiến thắng, Tố Hữu ca ngợi vẻ đẹp <br />
lãng mạn cách mạng của người lính được gắn liền với hiện thực.<br />
<br />
⟹ Cả hai tác giả là những người trực tiếp sống trong cuộc kháng chiến gian khổ, có trải <br />
nghiệm từ thực tế chiến đấu nên sáng tác đậm chất hiện thực. Bên cạnh nét chung, mỗi <br />
nhà thơ lại có một cách cảm nhận cho riêng mình. Từ một chàng trai Hà thành rất hào hoa, <br />
mơ mộng nên thơ Quang Dũng mang đậm chất lãng mạn rất riêng của người Hà Nội; còn <br />
ở Tố Hữu đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị, nhà thơ của lí tưởng cộng sản nên sáng tác <br />
của ông luôn có cái nhìn đầy hiện thực, lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.<br />
<br />
3/ ĐÁNH GIÁ CHUNG<br />
<br />
Hai đoạn thơ vừa có điểm tương đồng (cùng thể hiện hình ảnh đoàn quân trong kháng <br />
chiến chống Pháp), vừa có nét riêng biệt (Phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ, thời <br />
điểm sáng tác...). Tất cả góp phần thể hiện tài năng và phong cách riêng của mỗi nhà thơ.<br />
<br />
Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền thơ ca cách mạng nói riêng cũng như trong <br />
nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả nói chung.<br />
<br />
<br />