Đề bài: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con <br />
trong gia đình<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Với tác phẩm "Những đứa con trong gia đình", Nguyễn Thi đã tăng thêm vị thế danh hiệu <br />
"nhà văn của người dân Nam Bộ". Phong cách nhân vật của ông luôn là những người bộc <br />
trực, hồn nhiên, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng. Hai nhân vật Việt và <br />
Chiến là minh chứng hùng hồn cho phong cách ấy.<br />
<br />
Chiến và Việt cùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù sâu <br />
nặng với Mĩ – ngụy. Ông nội và ba đều bị giặc giết hại. Má phải vất vả nuôi mấy chị <br />
em, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Chiến và Việt đều là hai nhân vật trung tâm của <br />
truyện ngắn góp phần thể hiện nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Hai nhân vật <br />
này đều có những vẻ đẹp tiếp nối truyền thống gia đình và đưa truyền thống ấy đi xa <br />
hơn.<br />
<br />
Đầu tiên là nhân vật chị Chiến, chị Chiến trong tác phẩm là hiện thân vẻ đẹp của má. Chị <br />
được thừa hưởng những vẻ đẹp của má. Chị mang dáng vóc của má: "hai bắp tay tròn vo <br />
sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dùng cả thân người to và chắc nịch". Không chỉ về ngoại <br />
hình, chị Chiến giống má nhất ở sự đảm đang tháo vát. Trước đêm lên đường, Chiến lo <br />
liệu hết việc nhà. "Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà <br />
này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Giường ván cũng cho xã <br />
mượn làm ghế học. Nồi lu, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm để gửi chú Năm. Chừng <br />
nào chị Hai ở dưới biển về làm giỗ má, chị có muốn lấy gì thì chị chở về dưới. Còn năm <br />
công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi mình trao lại chi bộ đặng chia <br />
cho cô bác khác mần. Hai công mía thì chừng nào tới mùa, nhờ chú Năm đốn, để dành đó <br />
làm giỗ ba má. Đem bàn thờ sang gửi chú Năm". Chị Chiến lo liệu chu toàn mọi việc đến <br />
chú Năm còn khen: "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, <br />
gọn bề gia thế, đặng bề nước non". Chiến chu đáo giống hệt má. Đến Việt cũng thấy chị <br />
giống má: "Chà, chị Chiến bữa nay nói in như má vậy! Cũng ở trong cái buồng mà nói <br />
vọng ra, cũng nằm với thằng Út em, ở trên cái giường đó". Chị Chiến giống từ cách nằm, <br />
cựa mình, thở dài ngay cả cách nói vọng từ buồng ra. Chính chị Chiến cũng cảm thấy <br />
mình giống má: "Tao cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính <br />
vậy". Nhưng không chỉ giống má, Chiến còn có nét riêng biệt. Ở Chiến vẫn có nét trẻ <br />
trung, thích làm duyên làm dáng. Trong túi Chiến lúc nào cũng có một cái gương để soi. <br />
Chiến là cô gái mới lớn, đang tuổi mơ mộng nên vẫn có những nét trẻ con. Điểm khác <br />
biệt nhất của chị Chiến với má là được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực <br />
hiện lời thề: "Đã là thân con gái, nếu giặc còn thì tao mất, vậy à?". Chị Chiến là tiêu biểu <br />
cho người yêu nước, những con người sinh ra để cầm súng đánh giặc.<br />
<br />
Nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm là Việt. Nhà văn đã trao ngòi bút để nhân <br />
vật Việt tự viết về mình. Việt là chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời. <br />
Việt có nét riêng của con trai mới lớn, tính tình trẻ con ngây thơ hiếu động. Việt hay <br />
giành phần hơn với chị từ việc đi bắt ếch, tòng quân, lập chiến công giết giặc… Việt <br />
thích đi câu cá, bắn chim, khi đi bộ đội rồi, anh vẫn mang chiếc ná thun trong áo. Đêm <br />
trước ngày lên đường, chị Chiến thu xếp toan tính mọi việc thì Việt lại vô tư lăn kềnh ra <br />
ván cười khì, vừa nghe vừa chụp con đom đóm vào lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào <br />
không biết. Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con. Mặc dù tin yêu anh em đồng đội <br />
nhưng lại giấu không cho ai biết mình có chị gái là tiểu đội trưởng bộ đội nữ Bến Tre. <br />
Việt sợ mất chị trước lời tếu táo của anh em. Khi bị lạc đồng đội, một mình nằm lại giữa <br />
chiến trường, không sợ giặc mà sợ "con ma thụt đầu ngồi trên cây xoài mồ côi, và thằng <br />
chỏng thụt lưỡi hai bên vàm sông". Khi gặp được đồng đội, thằng út em vừa khóc vừa <br />
cười. Dù trẻ con nhưng trên cương vị của người chiến sĩ, Việt dũng cảm kiên cường. <br />
Dòng máu trong con người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, <br />
không bao giờ sợ trước bạo tàn. Việt đã chiến đấu dũng cảm lập chiến công dùng thủ <br />
pháo tiêu diệt một xe tăng bọc thép của giặc. Khi bị trọng thương một mình giữa rừng, <br />
"mắt sưng húp không nhìn thấy gì, toàn thân như rỉ máu" nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn <br />
sàng chiến đấu. "Đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng". Việt là đứa <br />
con kế tục truyền thống của gia đình đi tiếp con đường cách mạng của ba má là con <br />
đường đi trả thù mà không sợ dài lâu nhưng Việt còn tiến xa hơn, lập nhiều chiến công.<br />
Chiến và Việt đã kế tục và phát huy truyền thống của gia đình, mang truyền thống ấy <br />
tiến xa hơn. Hai nhân vật, hai tính cách khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung thống <br />
nhất. Hai nhân vật, hai bức tượng đài lớn của tác phẩm và trở thành hình mẫu của tuổi <br />
trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến.<br />