Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất nước: "Em ơi em... Nhưng họ đã làm <br />
ra Đất Nước"<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong cuộc <br />
kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thơ ông đã phản ánh khá sinh động hình <br />
ảnh hào hùng của nhân dân ta, đất nước ta trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ <br />
thù để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hay nói một cách khác, thơ Nguyễn <br />
Khoa Điềm thể hiện một tình yêu nước, yêu chân lí cách mạng tha thiết, bộc lộ niềm tự <br />
hào dân tộc cao độ, niềm tin chắc chắn vào tương lai tất thắng của cách mạng. Đặc biệt <br />
là Nguyễn Khoa Điềm luôn có ý thức nhắc nhở thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau <br />
phải biết gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Điều này được Nguyễn <br />
Khoa Điềm bộc lộ khá rõ trong đoạn thơ sau:<br />
<br />
Em ơi em<br />
<br />
Hãy nhìn rất xa<br />
<br />
Vào bốn nghìn năm đất nước<br />
<br />
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp<br />
<br />
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta<br />
<br />
Cần cù làm lụng<br />
<br />
Khi có giặc người con trai ra trận<br />
<br />
Người con gái trở về nuôi cái cùng con<br />
<br />
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh<br />
<br />
Nhiều người đã trở thành anh hùng<br />
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ<br />
<br />
Nhưng em biết không<br />
<br />
Có biết bao người con gái, con trai<br />
<br />
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi<br />
<br />
Họ đã sống và chết<br />
<br />
Giản dị và bình tâm<br />
<br />
Không ai nhớ mặt đặt tên<br />
<br />
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.<br />
<br />
Đoạn thơ đã thể hiện được cái "tâm" của nhà thơ đối với đất nước. Nhà thơ mong muốn <br />
thế hệ hôm nay đừng bao giờ quên đi nguồn cội của mình, đừng đánh mất quá khứ, bởi <br />
quá khứ đã làm nên hiện tại, không có quá khứ thì làm sao có hiện tại. Dân tộc ta có lịch <br />
sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là một quá khứ bi thương nhưng rất hào <br />
hùng của dân tộc. Chính cái quá khứ ấy đã hun đúc làm nên bề dày truyền thống của dân <br />
tộc, làm cho dân tộc vẫn tồn tại đến ngày hôm nay qua bao cuộc chiến tranh xâm lược <br />
của kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội về nhiều mặt như quân số, kinh tế, vũ khí... chúng ta <br />
thắng kẻ thù bằng sức mạnh của lòng yêu nước. Chính vì vậy mà trong đoạn thơ này, nhà <br />
thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc nhở, khuyên nhủ thế hệ hôm nay hãy nhìn rất xa vào quá <br />
khứ của dân tộc:<br />
<br />
Em ơi em<br />
<br />
Hãy nhìn rất xa<br />
<br />
Vào bốn nghìn năm đất nước<br />
<br />
Nhìn về quá khứ rất xa để thấy được năm tháng nào cũng người người lớp lớp bất phân <br />
già trẻ, gái trai cũng luôn vừa cần cù làm lụng để kiếm miếng ăn vừa đánh giặc cứu <br />
nước, bất chấp hy sinh, gian khổ, bất chấp trước bạo lực của kẻ thù:<br />
<br />
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp<br />
<br />
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta<br />
<br />
Cần cù làm lụng<br />
<br />
Khi có giặc người con trai ra trận<br />
<br />
Người con gái trở về nuôi cái cùng con<br />
<br />
Ông cha ta ngày trước đã luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết, họ sẵn sàng hy sinh <br />
những tình cảm riêng tư của mình như tình yêu, tình chồng vợ để đi đánh giặc cứu nước <br />
với một thái độ dứt khoát mà không hề so đo, tính toán, phân bì, hơn thiệt. Hơn nữa, chủ <br />
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta là một chủ nghĩa yêu nước, anh hùng <br />
tập thể, bất phân già trẻ, đàn ông hay đàn bà:<br />
<br />
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh<br />
<br />
Nhiều người đã trở thành anh hùng<br />
<br />
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ<br />
<br />
Đúng là nhiều người đàn bà anh hùng cả anh và em đều nhớ. Chúng ta làm sao quên được <br />
những người đàn bà đã đi vào lịch sử của dân tộc trong quá khứ như bà Trưng, bà Triệu...<br />
<br />
Và trong cái chiều dài của lịch sử dân tộc ấy, có biết bao lớp người con gái, con trai giống <br />
như lớp tuổi chúng ta bây giờ, họ đã sống và chết một cách giản dị và bình tâm không ai <br />
nhớ mặt đặt tên, nhưng mà nhà thơ đã khẳng định vai trò của họ đối với đất nước thật vô <br />
cùng to lớn. Họ chính là những con người bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm <br />
sâu đậm đối với đất nước. Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ tạm gác lại <br />
những tình cảm riêng tư, lên đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng <br />
cho Tổ quốc. Chính họ là những con người "làm ra Đất Nước".<br />
Nhưng em biết không<br />
<br />
Có biết bao người con gái, con trai<br />
<br />
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi<br />
<br />
Họ đã sống và chết<br />
<br />
Giản dị và bình tâm<br />
<br />
Không ai nhớ mặt, đặt tên<br />
<br />
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.<br />
<br />
Điều này còn được nhà thơ khẳng định rõ trong hai câu thơ cũng ở trong trích đoạn này:<br />
<br />
Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân<br />
<br />
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại.<br />
<br />
Lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với thế hệ hôm nay hết sức thuyết phục, bởi nó không <br />
phải là lời giáo huấn suông, mà lời giáo huấn ấy dựa trên một sự thật rõ ràng, hiển nhiên <br />
từ hiện thực lịch sử sinh động của dân tộc ta.<br />
<br />
Hiện thực ấy qua từng thời đại đã làm nên bề dày truyền thống yêu nước của lịch sử dân <br />
tộc.<br />
<br />
Tóm lại, trong đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã bộc lộ tấm lòng yêu nước <br />
thiết tha, lòng tự hào dân tộc cao độ của mình và nhà thơ muốn truyền lại cảm xúc trào <br />
dâng ấy đến với thế hệ hôm nay với mong ước những thế hệ hôm nay đừng bao giờ quên <br />
đi truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc, phải biết kế thừa, gìn giữ và phát huy những <br />
truyền thống tốt đẹp ấy, để đưa đất nước đi xa hơn "đến những tháng ngày mơ mộng" <br />
trong tương lai.<br />
<br />
<br />