intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi-ta của Lorca - Thanh Thảo: Tây Ban Nha... tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

109
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ viết về cái chết của Lor-ca (1898 – 1936), một  thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch thiên tài người Tây Ban Nha. Trong mạch cảm hứng, tác giả có viết: "Tây Ban Nha... Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy ". Trong đoạn trích ấy, tác giả Thanh Thảo đã làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Lor-ca. Đoạn thơ phần nào đã tái hiện lại giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Ga-xi-a Lor-ca. Để có thể cảm nhận nỗi niềm mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ: Tây Ban Nha...tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, mời các bạn tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi-ta của Lorca - Thanh Thảo: Tây Ban Nha... tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ SAU TRONG BÀI ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA THANH THẢO: TÂY BAN NHA … TIẾNG GHI-TA RÒNG RÒNG MÁU CHẢY Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau năm 1975, Thanh Thào là một trong những nhà thơ dành nhiều tâm huyết trong việc đổi mới thơ Việt Nam. Một mặt, Thanh Thảo không ngừng trăn trở, thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ. Mặi khác, ông luôn kiếm tìm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, sẵn sàng sống, chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng mà mình đã chọn. Bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca đã cho thấy điều đó. Đặc biệt, trong đoạn thơ trích sau đây, Thanh Thảo đã làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Lor-ca: Tây Ban Nha hát nghêu ngao … tiếng ghi – ta ròng ròng máu chảy. Đoạn thơ đã tái hiện lại giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Ga-xi-a Lor-ca. Đó là khi ông bị bọn phát xít giết hại rồi ném xuống giếng để phi tang. Như chúng ta đã biết Gar-xi-a là nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha ở thế kỉ XX. Thơ của ông gắn bó máu thịt với mạch nguồn văn hóa dân gian, hồn nhiên, phóng khoáng, thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mình. Vì vậy, ông là cái gai trước mắt của phe phát xít Phrang-cô và chúng đã thủ tiêu ông. Trong đoạn thơ này, Thanh Thảo đã bộc lộ niềm thương cảm đầy kính phục và tái hiện sinh động hình ảnh cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca với hai hiện pháp nghệ thuật nổi bật: phép đối lập và phép nhân hóa. Trước tiên, ta thấy nhà thơ đã đem hình ảnh một con người của tự do, thích sống một cuộc sống phóng khoáng của nghệ sĩ đối lập với bản chất dã man, tàn bạo, đê hèn của phát xít; đối lập giữa tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thực phũ phàng, đắng cay, đẫm máu: Tây Ban Nha hát nghêu ngao áo choàng bê bết đỏ chàng đi như người mộng du Lor-ca bị điệu về bãi bắn Và đó chính là sự đối lập giữa tình yêu cái đẹp với sự dã man, làn bạo. Bên cạnh phép đối lập, nhà thơ Thanh Thảo còn sử dụng khá thành công và độc đáo phép nhân hóa: Tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy Tiếng đàn ở đây không còn là tiếng đàn bình thường nữa mà nó trở thành thân phận của Lor-ca, thân thể và tâm hồn của Lor-ca một linh hồn, thân thể vả tâm trạng đang quằn quại, đau đớn trong tận cùng nỗi xót xa trước những cái xấu xa, tàn bạo. Thanh Thảo mô tả tiếng đàn của Lor-ca cũng giống như Nguyễn Du mô tả tiếng đàn của Thúy Kiều đánh cho Hồ Tôn Hiến nghe: Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay… 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2