Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
lượt xem 6
download
Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu "Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội" sau đây được chúng tôi chọn lọc và gửi đến các bạn với mong muốn đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung chính trong tác phẩm Một người Hà Nội của tác giả Nguyễn Khải cũng như trau dồi vốn từ ngữ văn chương của mình. Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
- MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Nguyễn Khải Vào bài: Có người đã cho rằng, ai già rồi mới thích đọc Nguyễn Khải, điều đó quả cũng có lý bởi hầu như tác phẩm nào của ông cũng bắt ta phải suy nghĩ rất nhiều. Ta không thể nhìn đời bằng con mắt hồn nhiên vô tư được khi lạc bước vào thế giới nhân vật của ông. Dù giọng văn Nguyễn Khải, cũng có lúc đùa vui, hóm hỉnh thật thú vị. Có lẽ, đó là tạng riêng của mỗi người cầm bút... Cho nên, dù đã khá quen với kiểu nhân vật của ông, đọc lại truyện ngắn Một người Hà Nội ta vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Lễ kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long đang đến gần, đọc lại tác phẩm này, ta không khỏi giật mình, vì sao cách đây hơn chục năm, mà tác giả lại đặt ra được những vấn đề đến hôm nay vẫn còn rất nóng. I. Tìm hiểu chung 1. Vài nét về tác giả - 1930 - 2008 - Là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi 1945 đến nay. Nhà PBVH Vương Trí Nhàn viết: “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những hay dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. - Nét phong cách nổi bật: Chất triết lí, chính luận. Hình tượng tác giả - một người trải nghiệm luôn có nhu cầu bàn bạc, chia sẻ với bạn đọc những đúc kết của mình - thường để lại những ấn tượng sắc nét và thú vị. Ông có khả năng tinh nhạy trong phát hiện và trình bày vấn đề, phân tích tâm lý sắc sảo; luôn đưa ra những bài học nhận thức qua những hình tượng nghệ thuật có sức kích thích đối thoại. - Quá trình sáng tác: Trước 1978, quan tâm đến các vấn đề thời sự chính trị, con người được đánh giá chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị. Tác phẩm có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo (Tiểu thuyết “Xung đột” 1959, tập truyện ngắn “Mùa lạc” 1960, truyện “Tầm nhìn xa” 1963… ) Sau 1978, quan tâm nhiều hơn đến cái đời thường, tới số phận cá nhân. Tiêu chí đánh giá con người mở rộng ở các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Tác phẩm có khuynh hướng triết luận, giọng điệu đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm: tiểu thuyết “Cha và Con và…” 1979, tiểu thuyết “Thời gian của người” 1985, tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” 1995, truyện ngắn “Sống ở đời” 2002, tiểu thuyết “Thượng đế thì cười” 2004… Có thể nói, đời văn Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thực quá trình vận động của cả nền văn học từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hoà bình. 2. Tác phẩm:
- 2 - Xuất xứ: Rút từ tập truyện: "Hà Nội trong mắt tôi". - Vị trí: Ra đời năm 1995, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước. Tác giả có ý dành tập truyện này để trình bày những khám phá, kiến giải của ông về “đất kinh kì”. Nhu cầu khẳng định kinh nghiệm cá nhân bộc lộ rõ qua cách đặt nhan đề và nhất là qua cái tôi mang tính tự truyện - biểu hiện cho xu hướng dân chủ hoá trong thời kì đổi mới. Nhân vật bà Hiền tiêu biểu cho những người “lớn nhanh hơn thời đại” khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội” mà Nguyễn Khải rất say mê. Nhân vật được xây dựng như một ngoại lệ so với văn học trước 1978: nổi bật với bản lĩnh cá nhân, khả năng tự ý thức, nhân cách đẹp… II. Đọc - hiểu văn bản: Trước đây, ở giai đoạn văn học 1945 – 1975, ta thương quen với những nữ nhân vật chính diện thuộc thành phần công, nông, binh giỏi việc nước, đảm việc nhà, hoặc sẵn sàng xông pha nơi hòn tên mũi đạn, hoặc ở nhà hăng say lao động sản xuất làm hậu phương vững chắc cho chồng con chiến đấu, còn sau 1975, ta có thể gặp lại họ trong những thành tích hoặc những bi kịch đời thường... Tóm lại là một tuýp người quen thuộc mà không cần đọc hết tác phẩm ta cũng có thể hình dung nhà văn sẽ nói gì. Nhưng nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội thì lại khác. Cô chỉ là một người dân bình thường của Hà Nội, không kì tích, không chiến công, không gặp bi kịch đau đớn gì về số phận, không bị ai áp bức bóc lột đè nén, mọi việc của cuộc đời mình dường như cô đều chủ động sắp xếp cả. Thế nhưng, qua một cuộc đời của một người bình thường giản dị như thế, ta lại thấy được những biến động mạnh mẽ của đời sống, của lịch sử một dân tộc, một đất nước, qua đó tác giả đã gợi cho ta bao ngẫm ngợi về những điều được, mất trong đời sống, và vẻ đẹp của “một hạt bụi vàng” vẫn lấp lánh trong thời gian, và qua sự chạm khắc tài tình của người thợ bạc giàu tài năng và tâm huyết - nhà văn Nguyễn Khải, đã trở thành một Bông hồng vàng quí giá của mảnh đất văn hiến nghìn năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để thấy rõ hơn những điều mà nhà văn muốn gửi gắm cùng bạn đọc. 1. Hình tượng nhân vật bà Hiền trong mối quan hệ gia đình. - Việc hôn nhân: Là phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao du với nhiều văn nhân nghệ sĩ nhưng không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông. Cô Hiền chọn bạn trăm năm là ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền đã vượt qua thói thường. Vì ông giáo thời ấy không thể đảm bảo danh lợi. Nhưng ông lại là người khiêm nhường, mô phạm, phù hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình, gắn với thái độ nghiêm túc của cô đối với hôn nhân (trách nhiệm làm vợ, làm mẹ… được đặt lên trên mọi thú vui khác). - Việc sinh con: ở cái thời mà người Việt thích đẻ nhiều con, thì bà Hiền quyết định chấm dứt sinh đẻ vào năm 40 tuổi. Bà không tin “trời sinh voi, trời sinh cỏ” mà bà tin con cái phải được nuôi dạy chu đáo để chúng “có thể sống tự lập”. Như vậy, trách Thuvientoan.net
- 3 nhiệm của cha mẹ là cho con một nhân cách, chuẩn bị cho con khả năng sống không bị lệ thuộc. Đó là tình yêu sáng suốt của người mẹ giàu tự trọng, biết “nhìn xa trông rộng”. - Việc quản lý gia đình: bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin. Bà hiểu rõ vai trò của người mẹ, người vợ. Khi phê bình thói “bắt nạt vợ” của người cháu, bà bảo: “Người đàn bà không biết nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Quan niệm “bình đẳng nam nữ” của bà xuất phát từ thiên chức của người phụ nữ - đấy là một chân lý tự nhiên, giản dị. - Việc dạy con: bà Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những cái nhỏ nhất. Bà không coi chuyện ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh… chỉ là chuyện sinh hoạt vặt vãnh. Bà coi đấy là văn hoá sống, văn hoá người, hơn thế, đấy là văn hoá của người Hà Nội: “chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cái chuẩn ở đây là lòng tự trọng. 2. Hình tượng nhân vật bà Hiền trong mối quan hệ xã hội. + Trước 1955: cô Hiền sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội, giàu có nhưng lương thiện. Mẹ buôn nước mắm, bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con theo khuôn phép nhà quan. Cô Hiền đẹp, thông minh, con nhà gia giáo nề nếp, được bố mẹ cho mở phòng tiếp khách văn chương. + Trong kháng chiến chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, vì không thể xa Hà Nội sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác. Điều này khiến ta không khỏi nghi ngại, vì bao nhiêu người con Hà Nội vẫn sẵn sàng ra đi vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nhưng đấy là cách cô thể hiện tình yêu, sự gắn bó của cô với Hà Nội thiết thực, cụ thể, theo cách nghĩ của cô. + Trước niềm vui chiến thắng và cách cư xử của mọi người, cô gắt, cau mặt, thở dài quay đi, cô không bằng lòng với cách bắt chước người cách mạng không phải lối, cô nhận ra niềm vui hơi thái quá, và có phần thỏa mãn của mọi người sau chiến thắng “Phải lo mà làm ăn chứ ?” + Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, nhưng cô đã khôn ngoan bán ngôi nhà ở hàng Bún cho một người mới ở kháng chiến về, không đồng ý cho chồng mua máy, rồi mở cửa hàng lưu niệm làm hoa giấy, bán rất đắt nhưng chịu thuế thấp,... Tóm lại, cô là một người nhạy bén và thích ứng rất nhanh với thời cuộc. Dường như người đàn bà khôn ngoan đó đã lường trước hết mọi việc, nhưng không thực dụng, vị kỉ. Tự nguyện bỏ ý định làm giàu để thực hiện chủ trương của nhà nước, nhưng cũng vẫn chua chát nhận thấy mặt trái trong căn bệnh xã hội của một thời. Đó là tâm lý kì thị với kinh doanh “Thiếu ăn là vinh chứ không là nhục... chế độ này không thích cá nhân làm giàu... các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”. Thuvientoan.net
- 4 - Cô đối xử rất tình nghĩa với người ở, nhưng luôn bị để ý, căn bệnh ấu trĩ của mọi thời, đến bây giờ chúng ta có thể trả lời được, nhưng cô Hiền đã nhìn thấy trước “Chính phủ can thiệp vào việc của dân nhiều quá”, người đàn bà lịch lãm, từng trải, bản lĩnh đầy mình đó vẫn giữ nếp sinh hoạt khác hẳn mọi người, mà không sợ lời đàm tiếu của dư luận. Thấy đúng thì làm, đã làm không sợ. Đó quả là một tay nội tướng giỏi. Tuy nhiên, cách quản lý gia đình tháo vát của cô Hiền khiến ta không khỏi băn khoăn, tâm lý vẫn có gì vương vướng như ta phải gặp lại một Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao. Nhưng không, hãy xem cô Hiền đã dạy bảo con như thế nào khi tổ quốc lâm nguy, hãy xét tư cách công dân của một người như cô Hiền, trong giờ phút nước sôi lửa bỏng của dân tộc. + Miền Bắc bước vào thời kỳ đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Con người đánh mất lòng tự trọng thì cũng coi như chết về nhân cách. Có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Có thể nói, với những người như bà Hiền, lòng yêu nước cũng là một nhu cầu tự nhiên, muốn được sống bình đẳng với những bà mẹ khác, muốn con người được sống với lòng tự trọng... Cô không để mình bị điều gì cám dỗ nhưng trái tim lại tự nguyện gắn bó với số phận của đất nước, thao thức cùng Hà Nội. + Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kỳ đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Người kể chuyện thì không giấu nỗi thất vọng, hoài nghi, lo âu khi thấy Hà Nội đang giàu lên, vui hơn, nhưng chỉ là “phần xác”. Ông không tin lớp người đang hăm hở làm giàu còn biết yêu cái đẹp, còn giữ được nét hào hoa, thanh lịch của đất kinh kì (biết gọt tỉa và thưởng thức hoa thủy tiên…). Ông “tức và đau” khi gặp những người Hà Nội thiếu lễ độ, thiếu văn hoá một cách trắng trợn (người hỏi đường, anh chàng đi xe đạp, cô con gái anh bạn…). Nhưng bà Hiền, người mà ông một mực quý trọng lại “không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của người cháu. Trước những mảng tối, những góc khuất của Hà Nội hôm nay, bà chỉ kể cho người cháu chuyện cây si sống lại nhờ nỗ lực của thành phố. Đấy là bằng chứng cho thấy người Hà Nội hôm nay không chỉ trọng vật chất mà còn quan tâm đến văn hoa tinh thần. Bà vẫn tin “Hà Nội thời nào cũng đẹp” => Thái độ ung dung tự tại trước những biến động bên ngoài, trước những nhận xét “hơi nghiệt” của người cháu. Không có một thái độ sống sâu sắc mà chỉ dừng lại ở một cái nhìn hời hợt hay cảm tính thì không thể có một niềm tin như vậy. “Xã hội nào cũng có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị” - Một quan niệm khiến ta lạnh người, vì nó có thể bị coi là “phản động” ở thời kì lúc nào ta cũng nghe thấy khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa sinh hoạt, quần chúng hóa tư tưởng”, và chúng ta cũng đang phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh... nhưng ngẫm nghĩ lại một cách sâu xa, nó không phải Thuvientoan.net
- 5 là không có cơ sở. Hà Nội là chuẩn mực văn hoá của người Việt. Mỗi công dân Hà Nội càng tự hào về điều đó càng phải có ý thức giữ gìn và phát huy chuẩn mực đó. + Thái độ của cô Hiền trước lối sống của người Hà Nội trong cơ chế thị trường hôm nay càng lý giải... *Vì sao nhà văn đặt tên truyện “Một người Hà Nội”? Có lẽ tác giả muốn khắc đậm cốt cách, bản lĩnh của người Hà Nội. Họ luôn “là mình” với cốt cách, bản lĩnh riêng (đại diện cho tinh hoa một dân tộc, một đất nước: Chẳng thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An) + Nét văn hoá lịch lãm, sang trọng: Phòng khách nhà bà như lưu giữ cái hồn cốt Hà Nội: cổ kính, quý phái và tinh tế “suốt mấy chục năm không hề thay đổi”. + Qua sự khôn ngoan, sâu sắc, trí tuệ: Bà nói về tự nhiên, về niềm tin “Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”. + Bà khiêm tốn và rộng lượng, hòa mình vào cái mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt áo, bà lau chùi cái bát cổ để cắm hoa thuỷ tiên. Tất cả làm nên cái duyên riêng của Hà Nội, khiến người Hà Nội xa xứ phải kêu thầm “Thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái Tết Hà Nội”. Những phẩm chất đó được nhào nặn từ truyền thống gia đình, từ năng lực tự ý thức, từ kinh nghiệm sống mà bà đúc rút được trong chính cuộc sống đời thường của một người vợ, người mẹ, và đó là “một người Hà Nội”. => Như vây, sự đối lập giữa Hà Nội xưa và nay chỉ là nhất thời, khi con người quan quan tâm đến vẻ đẹp văn hoá, ta sẽ còn gặp lại các giá trị truyền thống. Có thể coi chuyện cây si cổ thụ bị bão đánh bật rễ vẫn sống lại là quy luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin bất diệt của con người: thành phố đã kiên trì cứu sống cây si. Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh, nhưng Hà Nội vẫn là Hà Nội với truyền thống văn hoá được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử. Còn điều gì khiến cần nói thêm về thái độ, quan điểm sống hoặc tính cách của bà Hiền? + Con người luôn tỉnh táo sáng suốt như vậy thật đáng quí, thời nào cũng quí và càng trong thời hội nhập càng đáng quí. Nhưng ta vẫn thèm một chút thái quá, một chút sứt mẻ, yếu đuối, hoặc khiếm khuyết trong tính cách để con người thực sự là người hơn trong nỗi buồn và cả nỗi đau. Cô Hiền thật đáng khâm phục trong mọi mặt, nhưng ta vẫn băn khoăn tự hỏi, mọi người có thực sự hạnh phúc không khi đều phải tuân theo sự sắp đặt, tính toán như thần của cô? Một người giỏi giang sẽ luôn không bằng lòng khi thấy mọi người không được như mình, và trong cách nói, cách nghĩ của cô, ta cảm thấy thoáng có chút coi thường người chồng nhút nhát do chính cô chọn để sống yên phận... Thuvientoan.net
- 6 - Ta có thể chưa đồng ý với nhân vật ở điểm này điểm khác, nhưng rõ ràng, qua tâm trạng và tính cách được khám phá, khắc họa sinh động bằng ngôn ngữ nhân vật, ta thấy hiện lên một chân dung người phụ nữ đầy nghị lực, giàu tình thương con, yêu Hà Nội, yêu nước, và luôn muốn sống đẹp cho đúng nghĩa là người con của đất kinh kỳ. Khi năm 2014 đã qua đi, 2015 sắp đến gần, lại nghĩ đến lời nhân vật bà Hiền mà cảm thấy cần phải làm được gì để giữ lấy cái phần hồn Hà Nội… * Nhận xét: Như vậy, qua lời nói, việc làm và suy nghĩ của bà Hiền, có thể thấy bản lĩnh của một con người luôn luôn dám là mình, trong gia đình, chuyện hôn nhân, sinh con đẻ cái, nuôi dạy con thành người có lòng tự trọng, không được phép sống hèn nhát, ích kỉ; là mình trong quan hệ với cộng đồng, đất nước, là mình trong những chiêm nghiệm lẽ đời. 3. Các nhân vật khác trong truyện 3.1. Nhân vật Dũng, Tuất, bà mẹ Tuất - Với dung lượng một truyện ngắn, và trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn, những nhân vật này chỉ được nhắc đến như những nét phác họa thoáng qua, nhưng ấn tượng về họ không thể phai mờ. - Dũng đã sống đúng với những lời mẹ dạy, anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam. Ấn tượng về Dũng được thể hiện chủ yếu ở thái độ của anh trong bữa tiệc gia đình mừng anh trở về. Trong lúc mọi người vui vẻ, háo hức hỏi chuyện người lính mới trở về, trong lúc anh có thể được quyền lên ngôi, say sưa trong ánh hào quang chiến thắng thì Dũng lại trầm lắng bộc bạch: rằng trong nửa năm nay, anh không ngớt nghĩ về những người Hà Nội ra đi cách đây đúng 10 năm, trong số 660 người ra đi, trở về chưa đầy 40, trong đó có Tuất, bạn anh. Người bạn đã hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, hi sinh trước ngày toàn thắng có mấy ngày... - Tuất cũng được khắc họa trong gương mặt chung, nhưng có một chi tiết khiến người đọc không thể không rơi lệ. Vừa tốt nghiệp trung học, họ đăng kí xin đi đánh Mĩ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện, tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. Khi đoàn tàu từ Thái Nguyên tiến vào Hà Nội đã gần nửa đêm. Vừa mưa to xong, ánh đèn còn lòa nhòa trên lá cây, trên những mặt đường vắng hun hút... Tàu vừa dừng lại thì ở đâu đó bật lên tiếng loa rất sâu, rất vang: “Quý khách chú ý! Quý khách chú ý! Chuyến tàu từ Thái Nguyên...”. Tuất ngồi cạnh Dũng, chợt nhoài người qua mặt bạn, gần như đưa cả nửa người qua khuôn cửa sổ, hất mặt lên phía có tiếng loa, kêu lên nho nhỏ: “Dũng ơi, Dũng, tiếng của mẹ mình đấy! Tiếng của mẹ đấy!”. Ai có ngờ, đó là âm thanh cuối cùng của Hà Nội, của người mẹ rứt ruột sinh thành mà anh được nghe. - Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ Thuvientoan.net
- 7 đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”, là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm... Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội. 3.2. Nhân vật “tôi” - Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi” - Nhân vật mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc. - Đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Với tư cách là một anh bộ đội cụ Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở vể tiếp quản Thủ đô, cảm nhận những việc được và chưa được trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc; sống những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất hào hung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vui sướng và xúc động với chiến thắng mùa xuân 1975 của dân tộc, có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời trong thời kỳ đổi mới… - Cũng trên những chặng đường ấy, nhân vật tôi đã có những quan sát nhạy bén, sắc sảo, có bao cảm nghĩ rất tinh tế, sâu sắc về cô Hiền, về người Hà Nội và về Hà Nội. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh của đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc “Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà không buôn bán được vài nghìn củ thuỷ tiên nhỉ”, cảm phục dân mình sống một đời bình dị mà toả sáng một nhân cách cao cả: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”. Với nhân vật tôi, tác phẩm đã có một điểm nhìn trần thuật chân thật, khách quan mà đúng đắn, sâu sắc. - Khi trần thuật, nhân vật tôi thường đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá, nhiều cách nhìn (việc hôn nhân, đón mừng độc lập, việc dạy con cái, cách xưng hô, chuyện ứng xử thiếu văn hoá của thanh niên thời kinh tế thị trường…). Biện pháp này có tác dụng dân chủ hoá văn học, tạo sự bình đẳng trong quan hệ nhà văn - bạn đọc, đưa đời sống vào cái nhìn nhiều chiều để khuyến khích bạn đọc tham gia đối thoại, khước từ lối áp đặt chân lí một chiều của nhà văn. Kể bằng đối thoại, bằng phân tích, bình luận nhiều hơn là miêu tả và trần thuật khách quan. Người kể chuyện như đang nghĩ về câu chuyện và chính suy nghĩ của anh ta hấp dẫn bạn đọc. * Tóm lại: Người kể chuyện là một người rất yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hoá của Hà Nội. Anh ta có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc. Cách kể chuyện vừa thân tình, vừa hóm hỉnh, luôn tạo được quan hệ bình đẳng, cởi mở với bạn đọc nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân. Anh ta biết đặt một sự việc dưới nhiều cách đánh giá, đồng thời dùng những phân tích, bình luận, ngẫm nghĩ của mình để định hướng giá trị. Giọng kể thường là chiêm nghiệm triết lý có pha đối thoại, tranh Thuvientoan.net
- 8 biện, tự trào. Ngôn ngữ vừa kết hợp được sắc thái giản dị đời thường vừa giàu ngụ ý và triết lý. 4. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ" - Hình ảnh nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si. - Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước. 5. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật - Giọng điệu trần thuật: Người kể chuyện xưng Tôi là một kiểu để cho người kể chuyện được nhân vật hóa. Đây là một đặc điểm của văn Nguyễn Khải. Nhân vật "Tôi" mang nhiều nét của tác giả, góp phần tạo một không khí tin cậy cởi mở với người đọc (yêu, hiểu Hà Nội, khẳng định kinh nghiệm cá nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có hài hước và cả cái nhìn đằm thắm nhân hậu). Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào…). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác. + Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ...). + Những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người. Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước. Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa - tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An”. Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Qua nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường nhưng đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách của một Hà Nội hào hùng và hào hoa, cảm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội, từ đó thấy rõ vẻ đẹp giản dị, Thuvientoan.net
- 9 chân thực của những con người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước và chính họ đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc. 2. Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật Thấy được thành công đáng ch ý về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải. “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Nhận xét này của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội. III. Luyện tập Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". (Trích Một người Hà Nội - Nguyễn Khải) 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. 4. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội. Trả lời: 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền (nhân vật) và tác giả (xưng tôi) 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là: kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh. Thuvientoan.net
- 10 3. Hình ảnh cây si qua câu văn: Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. - Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. - Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. - Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người. 4. Đoạn văn đảm bảo các ý chính: - Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc. - Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến động của lịch sử như Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính - Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ được nếp người. - Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước. Thuvientoan.net
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
19 p | 2818 | 481
-
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
14 p | 624 | 75
-
Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt - Kim Lân
7 p | 317 | 39
-
Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ - sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với xu hướng hiện thực, nhân đạo
7 p | 336 | 38
-
Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải). (Phân tích nhân vật bà Hiền)
7 p | 217 | 34
-
Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
9 p | 361 | 27
-
Văn phân tích tác phẩm văn học lớp 12: phân tích nhân vật Huấn Cao
9 p | 156 | 27
-
Điều gì khiến bạn sợ nhất khi phân tích tác phẩm Vợ Nhặt
14 p | 207 | 14
-
Phân tích tác phẩm Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân
10 p | 26 | 7
-
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
21 p | 18 | 7
-
Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội”
9 p | 122 | 5
-
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội
3 p | 165 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Thực hành phân tích tác phẩm văn học chủ nghĩa hiện thực Chí Phèo
21 p | 106 | 3
-
Phân tích tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người
3 p | 55 | 3
-
Phân tích tác phẩm Huệ Chi đêm tân hôn của Nguyên Hồng
3 p | 60 | 3
-
Cảm nghĩ về tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
6 p | 94 | 3
-
Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô Lô Khốp
14 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn