
TÀI KHOẢN 413
CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Nguyên tắc kế toán
1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và tình hình xử lý
chênh lệch tỷ giá theo quy định, áp dụng cho các đơn vị có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh bằng ngoại tệ.
1.2. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong hạch toán kế toán
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, đơn vị phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại
thời điểm phát sinh giao dịch để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam nhằm ghi sổ kế toán
trong các trường hợp sau đây:
- Hạch toán bên Nợ các tài khoản tiền; bên Nợ các tài khoản phải thu (trừ trường hợp tất toán
khoản đã nhận trước bằng ngoại tệ), bên Nợ các tài khoản phải trả khi trả trước tiền cho đối
tượng thanh toán.
- Hạch toán bên Có các tài khoản phải trả (trừ trường hợp tất toán khoản đã trả trước bằng
ngoại tệ); bên Có các tài khoản phải thu khi nhận trước tiền của đối tượng thanh toán.
- Hạch toán các khoản ghi nhận vào tài khoản doanh thu, thu nhập khác. Trong đó riêng
trường hợp đơn vị có nhận trước ngoại tệ thì phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số nhận
trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước; phần doanh thu, thu
nhập tương ứng với số ngoại tệ còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời
điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.
- Hạch toán các khoản ghi nhận vào chi phí của đơn vị. Trong đó riêng trường hợp kết
chuyển khoản chi phí đã trả trước bằng ngoại tệ vào chi phí trong kỳ thì chi phí được ghi
nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước.
- Hạch toán ghi nhận giá trị tài sản (TSCĐ, hàng tồn kho) vào các tài khoản tương ứng. Trong
đó riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng
với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước, giá trị tài
sản tương ứng với số tiền thanh toán còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại
thời điểm ghi nhận tài sản.
b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ được áp dụng để quy đổi ngoại tệ
ra đồng Việt Nam nhằm ghi sổ kế toán như sau:
- Tỷ giá ghi sổ đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán trong trường hợp sau đây:
+ Bên Có các tài khoản phải thu (trừ giao dịch nhận trước tiền của đối tượng thanh toán) hoặc
bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản thanh toán bằng ngoại tệ liên quan đến khoản đã
nhận trước tiền của đối tượng thanh toán.
+ Bên Nợ các tài khoản phải trả (trừ giao dịch trả trước tiền cho đối tượng thanh toán) hoặc
bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản thanh toán bằng ngoại tệ liên quan đến khoản đã
trả trước cho đối tượng thanh toán.
+ Ngoài ra trong trường hợp đơn vị có ít giao dịch phát sinh trên tài khoản tiền thì có thể
quyết định áp dụng tỷ giá ghi sổ đích danh để hạch toán bên Có các tài khoản tiền.
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Có các tài khoản
tiền, hoặc trong trường hợp cùng 1 đối tượng thanh toán có nhiều giao dịch thanh toán liên
quan đến ngoại tệ thì có thể áp dụng hạch toán đối với bên Có các tài khoản phải thu (trừ giao
dịch nhận trước tiền của đối tượng thanh toán) và bên Nợ các tài khoản phải trả (trừ giao dịch