intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu du lịch - Miếng Ngon Hà Nội

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Hà Nội luôn tự hào về mảnh đất của mình, trong nhiều thứ, như sự tinh tế của ẩm thực. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng. Đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức. Không chỉ là những thức ăn mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu du lịch - Miếng Ngon Hà Nội

  1. Miếng Ngon Hà Nội* Người Hà Nội luôn tự hào về mảnh đất của mình, trong nhiều thứ, như sự tinh tế của ẩm thực. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng. Đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức. Không chỉ là những thức ăn mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Những món ăn Hà Nội đã làm nao lòng những người con xa quê và cả những người khách lần đầu đến Hà Nội, tạo lên một Hà Nội rất riêng. Mượn tên tác phẩm "Miếng Ngon Hà Nội" của Vũ Bằng để giới thiệu một số món đặc sắc tại đây. Phở Hà Nội Người Hà Nội thường không ăn giá và nhiều loại rau thơm kèm với phở như người miền Nam.
  2. Phở thì ở đâu trên đất nước Việt Nam này mà chẳng có. Nhưng nói đến phở, người sành ăn sẽ nghĩ ngay đến Hà Nội. Vì phở ở đây mang một vị rất riêng, đặc biệt và không thể lẫn với bất kỳ thứ phở nơi nào. Phở ngon là nước dùng phải trong và có ba thứ: xương bò, nước mắm, gừng nướng. Bánh phở nhất thiết phải mỏng và dẻo, thịt mềm. Ngoài những gia vị thông thường như ớt, hành hoa, người Hà Nội ăn phở với một chút rau thơm thôi chứ không ăn kèm với giá trụng, tương đen tương đỏ như người miền Nam. Đó là cái khác biệt của phở Hà Nội. Bởi họ cho rằng, quá nhiều phụ gia, sẽ làm mất đi mùi thơm của bánh phở. Một số quán phở ngon được nhiều người ưa thích tại Hà Nội để bạn tham khảo: - Phở Sướng trên phố Đinh Liệt - Q. Hoàn Kiếm. - Phở Lý Quốc Sư trên phố Nhà Chung - Q. Hoàn Kiếm. - Phở Bát Đàn - phố Bát Đàn - Q. Hoàn Kiếm. (Khi đến đây bạn lưu ý, quán này rất đông và có thể bạn phải tự phục vụ, ăn đứng vì không có chỗ ngồi). - Phở Thìn - phố Lò Đúc - Q. Hai Bà Trưng. - Phở bò vỉa hè Hàng Trống - phố Hàng Trống - Q. Hoàn Kiếm. - Phở Mai Anh - phố Mai Văn Hưu - Q. Hoàn Kiếm. - Phở gà Bà Lâm - phố Nam Ngư - Q. Hoàn Kiếm.
  3. Bánh tôm Hồ Tây Bánh tôm Hồ Tây cạnh Hồ Tây là một địa chỉ ai cũng biết đến tại Hà Nội. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món bánh tôm Hồ Tây tại Hồ Tây thì là một thiếu sót lớn. Một món ăn được làm nên từ sự khéo léo, sành ăn của những con người hào hoa, thanh lịch. Bánh tôm được làm bằng tôm đánh từ hồ Tây. Những con tôm màu đỏ gạch vừa vặn, loại tôm này thịt ngon, hương vị đậm đà. Bột làm bánh tôm được chưng cất rất cầu kỳ và pha chế thêm những gia vị, còn cách làm thế nào lại thuộc về bí quyết riêng của những gia đình làm bánh. Bánh tôm hồ Tây gồm tôm nước ngọt hồ Tây bọc bột mì cho vào chảo mỡ nóng già ngập bánh cho đến khi chín. Lúc ấy bánh phồng lên và ngả màu vàng có mùi thơm rất hấp dẫn. Chiếc bánh bằng lòng bàn tay chiên giòn có màu vàng, ở giữa là màu đỏ của tôm.
  4. Ăn bánh tôm bao giờ cũng có một loại nước chấm chuyên đi cùng, đó là nước chấm vị chua, ngọt và cay, thêm chút dưa góp làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm. Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể ăn bánh tôm Hồ Tây ngay tại khu vực Hồ Tây hoặc trong khu vực chợ Đồng Xuân. Bánh cuốn Thanh Trì Bánh cuốn Thanh Trì thường không có nhân và ăn với đậu rán nóng. Vũ Bằng đã viết rằng: “Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi đi. Bánh thơm dìu dịu, êm êm. Cầm một chiếc, dầm vào trong chén nước chấm rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự tiết tấu nhịp nhàng của bánh và nước chấm”. Đó là trong văn chương, có thể khiến nhiều người nghĩ bánh cuốn Thanh Trì đã được nói quá lên. Nhưng nếu một lần thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ không quên được. Bởi nước mắm có vị cà cuống đặc trưng của Thanh Trì. Bánh cuốn chỉ cần thoa thêm chút mỡ, rắc
  5. chút hành khô phi thơm cho nổi vị chứ không có nhân được làm từ hành, nấm hương, mộc nhĩ và thịt heo như bánh cuốn Kỳ Đồng ở phố Tống Duy Tân, Q. Hoàn Kiếm. Điều đặc biệt với bánh cuốn Thanh Trì là ăn cùng đậu phụ rán nóng sốt và không có nhân. Địa chỉ tham khảo: - Bánh Cuốn Thanh Trì - phố Tô Hiến Thành - Phường Ngô Thì Nhậm - Q. Hai Bà Trưng. Chả cá Lã Vọng Chả cá Lã Vọng là một đặc sản rất nổi tiếng của Hà Nội. Là một món ăn đặc sản của Hà Nội. Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá anh vũ, bắt ở ngã ba Bạch Hạc (Việt Trí-Phú Thọ) Không có cá lăng thì có thể dùng cá nheo, cá lóc. Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, đậu phộng, ngò, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ, chấm với mắm tôm.
  6. Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi cho rằng thực khách nên biết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới. Địa chỉ tham khảo: - Chả cá Lã Vọng - phố Hàng Cân - Q. Hoàn Kiếm. - Chả cá Lã Vọng - Nguyễn Trường Tộ - Q. Ba Đình. - Chả cá Anh Vũ - Giảng Võ - Q. Ba Đình. Bún Bún, nhưng là bún gì? Vì Hà Nội có cả trăm thứ bún. Mà bún nào cũng ngon, cũng thú vị với những đặc trưng riêng. Nhưng có một số loại bún nhất định bạn phải thưởng thức khi đến Hà Nội. Bún chả Hàng Mành Chả được để trong tô nước chấm có vị chua, cay, mặn, ngọt... Bún chả ở đây được làm khá cầu kỳ do trải qua nhiều công đoạn chế biến. Có hai loại chả: chả băm và chả miếng. Thịt phải được ướp tẩm kỹ lưỡng. Cũng là thịt làm chả
  7. nhưng với tay người đầu bếp khéo thì miếng thịt thơm, vừa chín tới, màu sắc vàng rộm, vừa giòn vừa dẻo. Nước chấm được coi là linh hồn của món ăn này. Nước chấm là tổng hòa của các vị chua, cay, mặn, ngọt: gia vị phải vừa, không mặn quá, chua quá, có vắt thêm chút chanh giúp nước chấm thơm mà không gắt vị dấm. Đó là cái ngậy, béo của thịt, cái mát của rau, mùi thơm của nước chấm và nếu ai ăn được cay, thêm chút ớt nữa thì thật tuyệt. Bún chả sẽ ngon hơn khi ăn kèm với đĩa rau sống gồm xà lách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ… Các loại rau ở đây được lựa chọn kỹ càng, mùa nào rau nấy. Rau sạch, ngọt mát giúp tăng vị đậm đà của món ăn. Bún chả Hàng Mành là một món ăn mang đậm hình ảnh văn hóa ẩm thực trong những không gian phố cổ Hà Nội. Bún thang Người Hà Nội khẳng định, trong bún phải có 20 thứ mới làm bún thang ngon. Một ít rau răm, mùi tàu xanh ngát, sau đó là các nguyên liệu thực phẩm khác dải đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu điệp, một chút lườn gà xé phay màu trắng ngà, kế đến là giò lụa thái sợi màu hồng nhạt, cuối cùng rắc chà bông được làm từ tôm. Ở chính giữa bát bún là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp xưởng
  8. đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhụy là khoanh trứng màu vàng sẫm. Cuối cùng nước dùng nóng rẫy được chan thật vừa bát cho người ăn. Người Hà Nội khẳng định bún thang Hà Nội phải có đủ 20 thứ mới làm bún thang ngon. Tùy khẩu vị từng người mà có thể gia giảm thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi. Người Hà Nội vẫn coi bún thang như một thứ đặc sản của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Địa chỉ tham khảo: - Bún chả Hàng Mành - số 1 Hàng Mành & 67 Đường Thành - Q. Hoàn Kiếm. - Bún Thang - Giảng Võ - Q. Ba Đình. Cốm Vòng Người Hà Nội thường gói cốm trong lá sen khi đi bán rong. Có lẽ với nhiều người, cốm Vòng là một thứ quà đặc biệt nhất của Hà Nội. Không biết tự bao giờ người làng Vòng ở huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội đã tạo được một món ăn tuyệt vời và độc đáo đến thế. Đi khắp dải đất hình chữ S, chỉ có Hà Nội mới có cốm. Cốm gói trong lá sen là để giữ ẩm và đượm lấy hương thơm ngát của lá sen tơ. Cốm để khô, có thể đem thắng nước đường làm món cốm xào. Đây cũng là món cốm nhiều người Hà Nội thích ăn.
  9. Nếu muốn thưởng thức được cốm thật sự tại Hà Nội, bạn phải đến vào mùa thu, dậy thật sớm để mua của những người gánh hàng rong trên các con phố. Các mùa khác trong năm cốm không tươi vì không phải là mùa nếp. Kem Tràng Tiền Hầu như không bạn trẻ nào ở Hà Nội mà chưa từng ăn kem Tràng Tiền. Hương vị đặc biệt kèm theo sắc màu đa dạng, kem Tràng Tiền đã chinh phục và làm mê đắm bao người khi đến với Hà Nội. Kem Tràng Tiền được làm từ những nguyên liệu tự nhiên như sữa, bột đậu xanh… giản đơn là thế nhưng rất thật vị và thơm mát lạ thường. Trải qua mấy chục năm, Kem Tràng Tiền vẫn đứng trên con phố cùng tên và níu giữ bao nhiêu nhớ nhung, kỷ niệm cùng với nó. Địa chỉ bán kem ngay trên phố Tràng Tiền.
  10. Nem chua làng Vẽ Không chỉ nổi tiếng về mùi vị mà nem chua làng Vẽ còn nổi tiếng về truyền thuyết của nó. Nem Vẽ ý muốn nhắc đến làng Vẽ thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Nguyên liệu chính làm nem chua là thịt heo tươi. Sau khi rửa sạch được lọc hết thịt mỡ, gân, thịt giáp thăn để lấy thịt lạc nguyên. Thịt được thái thành từng miếng mỏng, nhỏ rồi bỏ vào cối giã. Giã cho đến khi thịt róc lòng cối, dẻo quánh thì mới được. Người làng Vẽ lấy thịt đã giã pha với gia vị, lá ổi non cùng chất men chua rồi lấy lá chuối gói kín lại, ủ từ 7 đến 10 ngày thì nem chín.
  11. Nem chín đều, bóc ra không bị mốc, có màu hồng tươi, không dính lá được coi là nem ngon. Nem chua làng Vẽ được gói hình dài, nhỏ bản. Khi ăn ta sẽ thưởng thức vị bùi bùi của lá ổi, vị chua của men và rất khó quên được món ăn đặc sản này. Nem làng Vẽ nổi tiếng đến mức người xưa không chỉ đưa vào ca dao mà còn gắn nem làng Vẽ với truyền thuyếtvề một cô gái làng Chèm, (nay là xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) nên duyên với anh Khóa có nghề làm nem ở làng Vẽ. Anh sống cảnh nghèo nhưng sớm khuya đèn sách cho đến ngày hiển đạt công danh. Tuy đỗ ông Nghè, anh vẫn không quên nhắc đến công lao người vợ hiền, tần tảo, quanh năm nuôi chồng ăn học bằng nghề làm nem, gói giò để nuôi chồng ăn học. Nếu muốn mua để làm quà cho người thân, bạn nên hỏi thêm thông tin những người sống tại Hà Nội để có thể mua chính xác nem chua làng Vẽ tại địa chỉ gần nhất, không phải đến tận Đông Ngạc - Từ Liêm để mua. Măng mực Bát Tràng Nếu đến thăm làng gốm Bát Tràng, nhất định bạn phải thưởng thức món ăn này. Khi đến thăm Bát Tràng, bạn không thể bỏ qua món măng mực này bởi nó là một nét đặc sắc trong ẩm thực của làng gốm này. Đầu tiên, người ta phải chọn loại măng khô có màu vàng sáng, tốt nhất là loại măng vầu. Dùng dao nhọn hoặc kim băng tước măng thành
  12. từng sợi nhỏ, chừng bằng que tăm. Đây là công đoạn vất vả, mất thời gian nhất. Một nguyên liệu quan trọng nữa của món ăn này là mực khô. Xé mực thành từng sợi nhỏ như măng rồi đem xào với mỡ, khi xào cho thêm vào một chút đường và muối tinh. Nguyên liệu cuối cùng là thịt thăn luộc chín thái chỉ và xào cho ngấm gia vị. Chuẩn bị xong nguyên liệu, người nấu cho cả măng, mực, thịt thăn vào xào chung, nêm thêm mắm muối cho vừa ăn, sau đó đổ nước luộc gà đang sôi vào rồi ninh nhỏ lửa cho đến khi măng chín mềm. Một tô măng ngon phải thấy măng có màu vàng sáng, nước trong, vị ngọt đậm đà và mùi thơm của mực. Sợi măng giòn, sợi mực mềm mà dai. Ô mai Hàng Đường Ô mai Hàng Đường nổi tiếng và lâu đời nhất tại Hà Nội. Mỗi người đến Hà Nội, đi xa Hà Nội thăm bạn bè chắc ai cũng nghĩ đến ô mai để làm quà. Cũng chỉ là những loại quả: cóc, sấu, me, khế, mơ... nhưng người làm nghề phải kiểm nghiệm chất lượng từ nơi trồng ra nó. Khi chế biến người ta phải chọn lọc từng quả rất cầu kỳ. Cách xử lý ngâm, tẩm, sấy, pha trộn với đường, muối, gừng, ớt hoặc quế phải
  13. thật khéo léo, nhiều kinh nghiệm mới làm cho được nhiều món. Mà món nào cũng phải nổi vị món ấy và giữ được hương vị quả tươi. Những cửa hàng ô mai trên phố Hàng Đường đều có từ cách đây vài chục năm và được rất nhiều khách du lịch trong, ngoài nước ưa thích. Đến phố Hàng Đường, với bất kỳ địa chỉ nào bạn cũng có thể mua được các loại ô-mai mình cần tìm. Phở cuốn Ngũ Xá Rất nhiều người Hà Nội yêu thích món phở biến tấu này. Ngũ Xã vốn là một làng đúc đồng nổi tiếng nằm ven hồ Tây. Khung cảnh nơi đây thanh bình như thôn quê, dù nằm ngay trung tâm Hà Nội. Dấu vết của làng nghề mai một dần và thay vào đó một dãy phố ẩm thực với món “độc”: phở cuốn! Nguyên liệu của chiếc phở cuốn cũng rất đơn giản. Bánh phở tráng to bản, trắng và dai, cuốn với thịt bò xào lăn, dậy mùi thơm kèm theo chút rau quế. Chấm kèm với nước mắm giấm ớt và đu đủ xanh. Rất ngon và được nhiều người dân Hà Nội ưa thích. Địa chỉ tham khảo:
  14. Phở Cuốn Ngũ Xá Hưng Bền - phố Ngũ Xá - Q. Ba Đình. Rau sắng Chùa Hương Rau sắng là loại rau quý hiếm vì thời gian thu hoạch lâu. Cây rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng). Loại rau này ở chùa Hương có mùi vị thơm ngon hơn hẳn mà không phải nơi đâu cũng có được. Không giống như các loại rau khác chỉ cần trồng ngày một ngày hai là được hái lá, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên phải sau ít nhất 3-5 năm, và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Đây là loại rau quý hiếm, lại nổi tiếng thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, không những bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh. Quả sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có màu vàng sẫm, ăn có vị ngọt đượm như mật ong. Hạt của quả sắng sau khi bóc vỏ đem ninh với xương rất thơm ngon, có vị ngọt, bùi. Du khách nào về trảy hội chùa Hương cũng tìm mua bằng được vài ba cân rau về thưởng thức và làm quà cho người thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2