Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 6
lượt xem 7
download
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước – Lớp 6 được biên soạn theo 7 chủ đề bồi dưỡng cho các em. Mỗi chủ đề được chọn lọc nội dung để phù hợp với các em học sinh Lớp 6 nên dễ triển khai trong nhà trường, nhằm góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện, đồng thời bồi dưỡng các em tình yêu quê hương, đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 6
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC LỚP 6
- BAN BIÊN SOẠN 1. Hồ Hải Thạch – Trưởng ban 2. Trần Ngọc Thắng – Phó Trưởng ban Các thành viên 3. Đặng Văn Hiếu 15. Trần Ngọc Điệp 4. Nguyễn Văn Thành 16. Nguyễn Thị Kiều Diễm 5. Nguyễn Thế An 17. Trần Đức Lâm 6. Dương Thị Hà 18. Nguyễn Hải Thanh 7. Lê Thị Bích Vân 19. Trịnh Hồng Kỳ 8. Trần Thái Hà 20. Nguyễn Văn Táo 9. Vương Trọng Đức 21. Lê Thị Yến Trinh 10. Nguyễn Thị Bích 22. Nguyễn Thúy Mai 11. Phạm Minh Hương 23. Trần Thị Ngoan 12. Mai Phú Thanh 24. Trần Quang Nhuận 13. Lê Thị Kim Đính 25. Dư Cẩm Anh 14. Nguyễn Minh Hiếu 26. Nguyễn Thị Như Quỳnh CÁC KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU MỤC TIÊU Yêu cầu năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học. KHỞI ĐỘNG Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú vào bài học mới. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới thông qua nội dung (kênh hình và kênh chữ) các hoạt động học tập. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Luyện tập: Là các câu hỏi, bài tập, thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học. Vận dụng: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn. 2
- Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước được biên soạn nhằm giúp các em nâng cao hiểu biết về những vấn đề lịch sử, địa lí, văn hoá, kinh tế – xã hội, môi trường và con người Bình Phước,... từ đó góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực cho học sinh. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục địa phương còn giúp rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin và có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho các em. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước – Lớp 6 được biên soạn theo 7 chủ đề bồi dưỡng cho các em. Mỗi chủ đề được chọn lọc nội dung để phù hợp với các em học sinh Lớp 6 nên dễ triển khai trong nhà trường, nhằm góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện, đồng thời bồi dưỡng các em tình yêu quê hương, đất nước. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu, bài viết, hình ảnh tư liệu của các cơ quan, các nhà nghiên cứu, các nhà nhiếp ảnh trong và ngoài tỉnh. Nhóm tác giả đã cố gắng chọn lọc tư liệu để vừa giới thiệu những nét cơ bản về nội dung giáo dục địa phương, vừa đảm bảo tính sư phạm, vừa sức với đối tượng học sinh Lớp 6. Tuy nhiên, tài liệu cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý từ quý thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Ban biên soạn 3
- Lược đồ vị trí địa lí tỉnh Bình Phước trên bản đồ hành chính Việt Nam Tỉ lệ 1:10 000 000 4
- Chủ đề 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ BÌNH PHƯỚC TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X MỤC TIÊU −− Giới thiệu được quá trình hình thành và phát triển của Bình Phước từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ thứ X. −− Nêu được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá. −− Giải thích được sự tác động của thực tại đến các sự kiện, quá trình lịch sử của Bình Phước. Hình 1.1. Chân đế cốc – hiện vật thu được qua khai quật khảo cổ thành đất hình tròn tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng 5
- KHỞI ĐỘNG Dân số ở Bình Phước ngày càng đông. Em có biết những cư dân đầu tiên xuất hiện ở Bình Phước từ thời gian nào không? Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của họ như thế nào? HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Quá trình hình thành và phát triển của Bình Phước từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ thứ X 1. Những dấu vết của người nguyên thuỷ trên vùng đất Bình Phước Bình Phước là một vùng đất cổ. Dấu vết của con người trên vùng đất này đã được tìm thấy trong giai đoạn tiền sử và sơ sử. Trên địa bàn Bình Phước, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số di chỉ thuộc thời kì đá cũ (cách đây từ 10 đến 15 vạn năm) như các loại mộ đất, mộ chum, mộ vò, mộ đá, xưởng thủ công, bếp (ở Lộc Ninh, Phú Riềng, Đồng Phú, Bù Gia Mập, Bình Long,…)(1). Những di vật này về hình dáng và kĩ thuật chế tạo tương tự công cụ thuộc nền văn hoá Sơn Vi – văn hoá thời hậu kì đồ đá cũ, phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc nước ta. Những công cụ lao động và sinh hoạt được khai quật (rìu đá, bôn, dao, hái, đục,…) cho thấy chủ nhân của nó sống dựa vào săn bắt và hái lượm. Hình 1.2 Công cụ đá thời tiền sử được phát hiện tại các di chỉ thành đất hình tròn ở Bình Phước (1) Theo Địa chí Bình Phước, trang 305 – 340. 6
- Hình 1.3 Tầng văn hoá trong di chỉ thành đất hình tròn ở Bình Phước Hình 1.4 Một số công cụ bằng đá phát hiện tại các di chỉ khảo cổ thành đất hình tròn ở Bình Phước Sang thời kì đồ đá mới (cách đây từ 0,4 vạn năm đến 1,2 vạn năm), cư dân nơi đây đã mở rộng địa bàn cư trú, chủ động hơn trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Nguồn lương thực và thức ăn dồi dào, phong phú hơn đã cho phép họ định cư lâu dài ở một khu vực nhất định. Điều này thể hiện qua sự phong phú, đa dạng về loại hình công cụ lao động (rìu, bôn, dao, hái, đục, bàn mài,…) và đồ dùng gia đình (nồi, niêu, bình, vò, bát,…) được tìm thấy ở Lộc Ninh, Bình Long, Đồng Phú, Bù Gia Mập(1). Kĩ thuật và vật liệu chế tác được tìm thấy trong thời kì này cũng chứng tỏ sự phát triển của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm gốm. (1) Theo Địa chí Bình Phước, trang 305 – 340. 7
- Hình 1.5 Một số hiện vật công cụ đồ đá, đồ gốm thu được trong đợt khảo sát ở huyện Lộc Ninh Vào cuối thời kì đồ đá mới, cư dân sống trên địa bàn Bình Phước đã có những bước tiến dài trong kĩ thuật chế tác đá và làm gốm. Kĩ thuật chế tác được ghi nhận bởi nhiều vết ghè đẽo thô sơ, lưỡi được mài khá kĩ với đặc điểm lưỡi cong, kích thước từ trung bình đến nhỏ. Một số bộ đàn đá(1) và trống đồng(2) (được xác định thuộc dòng trống đồng Đông Sơn loại I) được tìm thấy trên đất Bình Phước là minh chứng rõ nét. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các tộc người ở đồng bằng và các tộc người ở Bình Phước đã xuất hiện từ khá sớm. Sản phẩm gốm khá phong phú với nhiều vật dụng chế tác và hình dáng khác nhau như chum, vò,... được chế tác khéo léo. −− Lịch sử ghi nhận những vết tích khai phá vùng đất Bình Phước bắt đầu vào thời gian nào? Những di chỉ nào được tìm thấy ở Bình Phước trong giai đoạn này? −− Dựa vào điều gì cho thấy cư dân Bình Phước sống dựa vào săn bắt và hái lượm vào thời kì đồ đá cũ – đồ đá mới? 2. Khái quát lịch sử Bình Phước từ đầu Công nguyên đến cuối thế kỉ X Từ đầu Công nguyên đến cuối thế kỉ X, vùng đất Bình Phước nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung trải qua nhiều xáo trộn vì tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp. Trong khoảng thời gian đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, Bình Phước nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ nói chung đều đặt dưới sự cai trị, lệ thuộc vào vương quốc cổ Phù Nam – chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo(3). (1) Ở Bình Phước, nhiều nơi đã phát hiện đàn đá như xã Tân Lợi (huyện Hớn Quản); xã Lộc Khánh, xã Lộc Điền (huyện Lộc Ninh); xã Thọ Sơn (huyện Bù Đăng),... (2) Các nhà khảo cổ đã tìm thấy trống đồng Lộc Tấn, trống đồng Bù Đăng, trống đồng Phước Long,… có niên đại vào cuối thời kì đồ đá mới. (3) Theo Địa chí Bình Phước, trang 338. 8
- Từ cuối thế kỉ VI, vương quốc cổ Phù Nam suy yếu dần và bị Chân Lạp – một thuộc quốc tấn công rồi xâm chiếm. Vương quốc Chân Lạp phát triển cực thịnh trong các thế kỉ sau đó (từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII), tạo dựng nên nền văn minh Ăng-co rực rỡ. Tuy nhiên, dấu ấn Chân Lạp trên đất Bình Phước nói riêng và Nam Bộ nói chung sau thế kỉ IX không nhiều và ảnh hưởng văn minh Ăng-co đến vùng đất này cũng không rõ nét. Em có biết? Sự suy yếu và sụp đổ của vương quốc cổ Phù Nam Theo các nhà sử học, có ba nguyên nhân khiến vương quốc cổ Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính: 1. Mô hình tổ chức của vương quốc cổ Phù Nam với các nước chư hầu chủ yếu dựa trên quan hệ rất lỏng lẻo. Phương thức quan hệ mang nặng tính liên kết trao đổi, mua bán nên mỗi khi các nước chư hầu phát triển và lớn mạnh sẽ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ và làm suy yếu đất nước. 2. Do sự phát triển của nghề hàng hải và kinh tế các nước trong khu vực có xu hướng chuyển dịch xuống phía Nam, gây bất lợi cho kinh tế Phù Nam. 3. Vào khoảng thế kỉ IV đến thế kỉ VII, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị đợt nước biển dâng cao 0,8m, ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương quốc cổ Phù Nam. II. Những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá Những sưu tập di vật, hiện vật thu được bằng đá, gốm phần nào cho thấy sự hiện diện của một tổ chức xã hội chặt chẽ, có cuộc sống lao động, sinh hoạt vật chất và tinh thần phong phú của cư dân cổ Bình Phước. 1. Những chuyển biến về tổ chức xã hội Ngoài việc lựa chọn những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận tiện cho cuộc sống, sinh hoạt của mình, cư dân cổ Bình Phước còn có những hình thức tổ chức xã hội độc đáo. Đó là cách sống tập trung thành những “làng” quần cư lâu dài, xây dựng cả hệ thống phòng thủ để bảo vệ cộng đồng với những con hào sâu, rộng nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng khi có “ngoại xâm”, phòng chống lũ, hay chống thú dữ,... Đó là những di tích thành đất hình tròn1 còn tồn tại đến ngày nay, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. (1) Đến tháng 11/2017, trên địa bàn tỉnh đã có 9 huyện, thị phát hiện có di chỉ thành đất hình tròn (thành phố Đồng Xoài và huyện Chơn Thành chưa phát hiện có di chỉ) với tổng số là 52 di chỉ. Cụ thể: huyện Lộc Ninh có 11 di chỉ, huyện Hớn Quản có 8 di chỉ, huyện Bù Gia Mập có 6 di chỉ, huyện Phú Riềng có 11 di chỉ, huyện Bù Đăng có 4 di chỉ, huyện Đồng Phú có 5 di chỉ, huyện Bù Đốp có 2 di chỉ, thị xã Phước Long có 2 di chỉ, thị xã Bình Long có 3 di chỉ. Việc phát hiện có di chỉ ở khu vực Bù Đăng, Đồng Phú cho thấy sự phân bố của di chỉ trên địa bàn khá rộng. 9
- Hình 1.6 Di tích thành đất hình tròn Lộc Tấn 2 ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước phục dựng bằng công nghệ 3D Hình 1.7 Mô hình thành đất hình tròn Lộc Tấn 2 Tất cả mọi hoạt động của làng đều phải tuân thủ những luật lệ chung của bộ máy tổ chức mang tính chất tự quản. Đứng đầu là già làng có trách nhiệm điều hành mọi việc của làng, từ quán xuyến các công việc sản xuất, giữ gìn phong tục, đến bảo vệ bản làng, cúng bái,… 2. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế Cùng với việc ổn định chỗ ở và định cư lâu dài, cư dân Bình Phước đã tiến hành các hoạt động kinh tế để duy trì cuộc sống cộng đồng. Khu vực xung quanh các di tích cư trú ở Bình Phước có đầy đủ các điều kiện và yếu tố cần thiết để có thể canh tác nông nghiệp và chăn nuôi như vùng thung lũng rộng lớn, vùng đất đồi bằng phẳng, có những con sông, con suối và nguồn nước dồi dào. Bên cạnh đó, họ còn khai thác, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của thiên nhiên ở rừng núi, sông suối thông qua việc hái lượm rau quả, đánh bắt cá,... Cư dân cổ Bình Phước không đơn thuần chỉ làm kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,...) mà còn là những người thợ thủ công khá lành nghề. Họ gia công đồ 10
- đá, chế tạo đồ gốm, xe sợi, dệt vải một cách thành thạo, có thể không thua kém gì các cộng đồng lân cận ở Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, hay vùng Đông Bắc Cam-pu-chia bởi sự tinh tế về hình dáng, hoa văn và kĩ thuật tạo tác điêu luyện. Sự hiện diện của những mảnh tước, những phế liệu, phác vật đá đang được gia công, chế tác dang dở tại chỗ được khai quật đã minh chứng cho sự tồn tại của những xưởng chế tác thủ công đá ngay tại nơi sinh sống. Ngoài việc chế tác công cụ đá, cư dân cổ Bình Phước còn là những người thợ gốm với trình độ tay nghề cao, tạo ra nhiều sản phẩm mộc mạc, bình dị với chức năng chủ yếu phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày như đồ đựng, đun nấu,... Hình 1.8 Những mảnh gốm có hoa văn thời tiền sử được phát hiện tại các di chỉ khảo cổ ở Bình Phước Như vậy có thể thấy từ hàng ngàn năm trước, khi chọn vùng đất này để định cư, cư dân cổ Bình Phước đã biết tận dụng những lợi thế từ thiên nhiên kết hợp với bàn tay và trí óc của mình tạo dựng cuộc sống kinh tế – văn hoá ổn định và phát triển. −− Nêu những nét chính về đời sống kinh tế của cư dân cổ Bình Phước từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ thứ X. 3. Những chuyển biến trong đời sống văn hoá – tinh thần Đời sống sinh hoạt văn hoá, tinh thần của cư dân tiền sử, sơ sử Bình Phước cũng khá đa dạng và phong phú. Với cuộc sống kinh tế nông nghiệp định cư lâu dài, cư dân cổ Bình Phước đã có những tín ngưỡng gắn với nông nghiệp như những nghi thức tế lễ cầu mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu,... Sự hiện diện của những loại hiện vật như đàn đá, trống đồng cho thấy cư dân cổ nơi đây có khả năng sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cao. Cư dân cổ Bình Phước có đời sống văn hoá, tinh thần phong phú, thể hiện rõ ở cách thức mai táng, chôn cất người chết trong các mộ chum, mộ nồi,… Họ sử dụng các công cụ lao động, đồ trang sức,... để chôn cùng với người chết gọi là đồ tuỳ táng. Điều này phản ánh sinh động đời sống văn hoá, tinh thần của cư dân cổ Bình Phước thời kì này đã bắt đầu quan tâm đến thế giới của người đã khuất. 11
- Trong sinh hoạt cộng đồng, cư dân cổ Bình Phước còn sử dụng các nhạc cụ thuộc bộ gõ như đàn đá, trống đồng,… trong các nghi thức cúng tế và lễ hội. −− Đời sống văn hoá – tinh thần của cư dân cổ Bình Phước có những đặc điểm gì nổi bật? Hình 1.9 Triển lãm bảo vật quốc gia đàn đá Lộc Hoà được tìm thấy ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Hoàn thiện bảng sau để thấy được những chuyển biến về tổ chức xã hội, kinh tế và đời sống văn hoá – tinh thần của cư dân Bình Phước từ đầu công nguyên đến thế kỉ X: Lĩnh vực Những chuyển biến chính −− Xã hội −− Kinh tế −− Văn hoá – tinh thần 2. Địa phương em sống có di tích, di chỉ của cư dân cổ Bình Phước không? Nếu có, hãy giới thiệu những hiểu biết của em về di tích, di chỉ đó (địa điểm phát hiện di tích, thời điểm phát hiện di tích, vai trò và ý nghĩa của di tích,...) để khẳng định Bình Phước là vùng đất cổ. 3. Sưu tầm những bài viết, tranh ảnh thể hiện đời sống văn hoá, tinh thần của cư dân cổ Bình Phước phong phú, đa dạng và phát triển. Chia sẻ bộ sưu tập đó với các bạn trong lớp để hiểu thêm về nơi các em đang sinh sống. 12
- Chủ đề 2 ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH BÌNH PHƯỚC MỤC TIÊU −− Trình bày được các dạng địa hình chính của tỉnh Bình Phước. −− Kể được tên một số loại khoáng sản chính của tỉnh Bình Phước. −− Nêu được ảnh hưởng của địa hình, khoáng sản đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước. −− Có ý thức bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Hình 2.1 Núi Bà Rá (thị xã Phước Long) KHỞI ĐỘNG Quan sát Hình 2.2 dưới đây và cho biết nơi em ở có những dạng địa hình chủ yếu nào? 13
- A B C Hình 2.2 Một số dạng địa hình chủ yếu ở tỉnh Bình Phước 14
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Địa hình Hình 2.3 Lược đồ địa hình tỉnh Bình Phước. Tỉ lệ 1: 800 000 15
- Quan sát Hình 2.3 và đọc thông tin dưới đây, em hãy: – Cho biết tỉnh Bình Phước có các dạng địa hình chủ yếu nào? – Nhận xét về đặc điểm phân bố của khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng. Bình Phước là tỉnh có địa hình khá đa dạng do vị trí chuyển tiếp từ miền núi và cao nguyên Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 200m đến 300m; cao ở khu vực đông bắc và thấp dần xuống khu vực tây và tây nam. Tỉnh Bình Phước có các dạng địa hình chủ yếu là địa hình đồng bằng xen kẽ đồi thoải, địa hình đồi và đồi thấp, địa hình núi thấp. Địa hình đồng bằng xen kẽ đồi thoải có độ cao từ 100m đến 200m, là các vùng đất tương đối bằng phẳng giữa khu vực đồi núi rộng lớn. Dạng địa hình này phù hợp trồng cây lương thực, thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản trên sông, suối, ao, hồ, bưng, bàu,… Hình 2.4 Cánh đồng trồng lúa ở huyện Lộc Ninh Địa hình đồi và đồi thấp có độ cao từ 200m đến 300m, bề mặt lượn sóng, các đồi có đỉnh bằng, sườn thoải hoặc dốc, phân bố ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và thành phố Đồng Xoài. 16
- Hình 2.5 Vườn cam trồng trên địa hình đồi ở huyện Lộc Ninh Dạng địa hình đồi và đồi thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, cây ăn quả và chăn thả gia súc. Địa hình núi thấp có độ cao từ 300m đến hơn 600m, phân bố rải rác ở các thị xã Bình Long, Phước Long và các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Lộc Ninh, Hớn Quản. Núi Bà Rá là đỉnh núi cao nhất tỉnh (723m), vừa là thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bình Phước. Dạng địa hình núi thấp có độ dốc lớn, bị chia cắt, nhiều nơi lộ cả đá gốc trên bề mặt, tuy ít thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm, hoặc các loại cây hàng năm nhưng lại thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và chăn thả gia súc. Ở các thung lũng giữa núi có thể trồng các loại cây lương thực, thực phẩm nếu chủ động được nguồn nước tưới. Em có biết? Núi Bà Rá cao 723m thuộc địa bàn thị xã Phước Long, có diện tích khoảng 1130 ha, cây cối xanh tốt quanh năm. Trước đây, vùng núi Bà Rá được xem là một trong những nơi rừng thiêng, nước độc và nhiều thú dữ nên thực dân Pháp xây dựng nhà tù Bà Rá để giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Ngày nay, núi Bà Rá được khai thác để phục vụ mục đích du lịch và phát triển kinh tế tại địa phương. 17
- II. Khoáng sản Hình 2.6 Lược đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Bình Phước. Tỉ lệ 1:800 000 Quan sát Hình 2.6 và đọc thông tin, em hãy: −− Xác định tên và nơi phân bố của một số loại khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh. −− Kể tên một số loại khoáng sản có ở địa phương em. 18
- Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện đã phát hiện 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với hơn 20 loại khoáng sản khác nhau, thuộc các nhóm sau: −− Nhóm khoáng sản kim loại: gồm có bô-xít và vàng. −− Nhóm khoáng sản phi kim loại: ++ Khoáng chất công nghiệp (than bùn,…). ++ Nguyên liệu sản xuất xi măng (đá vôi, đất sét, đá ong, pu-zơ-lan, cao lanh,…). ++ Khoáng sản làm vật liệu xây dựng (sét gạch ngói, cát xây dựng, đá xây dựng và vật liệu san lấp khác). Trong đó, nhóm nguyên vật liệu xây dựng (đá vôi, đất sét, đá ong, pu-zơ-lan, cao lanh,…) là những khoáng sản có triển vọng và vai trò quan trọng của tỉnh. Hiện nay, tỉnh mới chỉ khai thác đá vôi, đất sét, đá ong để sản xuất xi măng (huyện Lộc Ninh), khai thác đá xây dựng (tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Phước Long và thành phố Đồng Xoài,…), khai thác cát xây dựng (ở các huyện Bù Đăng, Hớn Quản), khai thác cao lanh (huyện Chơn Thành), khai thác đất sét (các huyện Hớn Quản, Chơn Thành, Lộc Ninh và thị xã Bình Long) làm gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các vùng lân cận. Hình 2.7 Nhà máy xi măng Bình Phước LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản ở tỉnh Bình Phước. 2. Xác định trên lược đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Bình Phước một số loại khoáng sản chính đang được khai thác. 3. Đọc thông tin trang 16 – 17 và những hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành bảng phương án khai thác và sử dụng thông minh một số kiểu địa hình theo một số những gợi ý sau: 19
- Phương án khai thác và sử dụng thông minh một số dạng địa hình Dạng Thế mạnh để phát triển Hướng khai và sử dụng TT địa hình kinh tế thông minh −−Trồng cây công nghiệp, cây −−Canh tác theo kiểu ruộng bậc ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi thang để giảm xói mòn đất; Địa hình núi gia súc. không phá rừng để canh tác 1 thấp −−Phát triển du lịch nơi có cảnh nông nghiệp. quan đẹp (phát triển du lịch −−Bảo vệ môi trường trong phát tham quan, sinh thái). triển du lịch. 2 Địa hình đồi Địa hình đồng 3 bằng xen kẽ đồi thoải Hình 2.8 Vườn sầu riêng được trồng trên địa hình đồi ở huyện Bù Đăng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6
76 p | 246 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6
64 p | 118 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 6
48 p | 218 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 7
64 p | 115 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 6
61 p | 129 | 15
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 4
84 p | 121 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 8
76 p | 104 | 10
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 1
72 p | 26 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10
97 p | 95 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hồ Chí Minh lớp 7
84 p | 95 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6
92 p | 41 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6
64 p | 55 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 3
44 p | 27 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 3
41 p | 25 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 6
70 p | 27 | 5
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 6
75 p | 82 | 5
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hồ Chí Minh lớp 3
61 p | 26 | 4
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 2
44 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn