Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
lượt xem 47
download
Nội dung tài liệu trình bày 6 câu hỏi về Lịch sử Đảng và đưa ra đáp án cụ thể giúp các bạn ôn tập, củng cố kiến thức để làm bài thi thật tốt. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
- Câu 1: Phân tich nh ́ ưng nguyên lý v ̃ ề đang ki ̉ ểu mơi cua giai câp ́ ̉ ́ công nhân do Lê Nin sang lâp? Liên h ́ ̣ ệ Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những người lãnh đạo Quốc tế thứ hai Becxtanh và Cauxky đã phản bội giai cấp công nhân theo đuôi giai cấp tư sản, đã biến nhiều đảng lớn của Quốc tế hai ở Tây Âu thành đảng cải lương, phụ thuộc vào giai cấp tư sản. Các đảng ấy không đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cách mạng vô sản giành thắng lợi. Lenin dự báo cách mạng vô sản sắp nổ ra, nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng vô sản giành chính quyền ngày càng đến gần đòi hỏi phải xây dựng đảng khác hẳn về chất với các đảng Quốc tế hai khi đó. Lê Nin đã kế thừa, phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa C. Mác, Ph. Ăngghen về Đảng Cộng sản đưa ra 8 nguyên lí về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đó là: Thứ nhất: CN Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ĐCS. Theo Lênin: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác, hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ 1 sự mê tín nào, 1 thế lực phản động nào, 1 hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản. Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người tạo ra thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”. Học thuyết đó là lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào công nhân và hoạt động của Đảng. Đối với Đảng Cộng sản, Lênin khẳng định: “Trước hết và trên hết phải xem xét lý luận là kim chỉ nam cho hành động”. Người nhấn mạnh, chúng ta hoàn toàn đứng trên cơ sở lý luận của Mác: lý luận đó là lý luận đầu tiên đã biến CNXH từ không tưởng trở thành khoa học. Lý luận đó đã chỉ rõ nhiệm vụ thật sự của 1 đảng XH chủ nghĩa cách mạng, nhiệm vụ đó là: Tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó mà mục tiêu cuối cùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức XH XHCN. Lênin còn lưu ý các Đảng Cộng sản phải phát triển lý luận của Mác và vận dụng lý luận ấy phù hợp với diều kiện cụ thể của mỗi nước. Thứ hai: ĐCS phải là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của GCCN. Đảng đó phải là Đảng tập hợp những người tiên tiến, ưu tú của GCCN, phải thể hiện sự tiên phong về hành động và tiên phong về lý luận. Đảng là tổ chức được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật sắt, tự giác nghiêm minh thống nhất ý chí và hành động, được vũ trang bằng lý luận cách mạng thì mới có thể thực hiện được lý tưởng công sản. Khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản và là một bộ phận của hệ thống đó.
- Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Thứ ba: tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng phải là một tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản. Để thực hiện lý tưởng của mình, một mặt Đảng phải thực hiện tốt dân chủ để phát huy cao độ trí tuệ, tính sáng tạo của mọi đảng viên trong hoạt động, đồng thời đảng phải hoạt động một cách tập trung thống nhất. Vì thế, đảng phải xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ để thống nhất ý chí và hành động. Nguyên tắc tập trung dân chủ vừa đảm bảo phát huy quyền dân chủ, tập trung trí tuệ, sáng tạo của đảng viên vừa đảm bảo thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Đó là vấn đề thuộc bản chất của Đảng, phân biệt đảng kiểu mới của giai cấp công nhân với đảng kiểu cũđảng cải lương. Xa rời nguyên tắc này Đảng sẻ giảm sức mạnh và không tránh khỏi tan rã. Lênin viết: “Chúng tôi luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng. Nhưng chúng tôi không bao giờ phản đối chế độ tập trung của đảng. Chúng tôi chủ trương chế độ tập trung dân chủ”. Tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán và dân chủ hình thức, dân chủ không lãnh đạo. Thứ tư: đoàn kết thống nhất là sức mạnh vô địch của đảng, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng. Lê Nin đã chỉ rõ đoàn kết thống nhất là sức mạnh to lớn của đảng. Sự đoàn kết đó phải được dựa trên Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng.Đoàn kết thống nhất trong đảng là cơ sở và điều kiện để đoàn kết GCCN. Còn tự phê bình và phê bình là biện pháp căn bản để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất của đảng, là quy luật phát triển của đảng. Lê Nin viết “Nếu một chính đảng nào không dám nói thật bệnh tật của mình ra, không dám chẩn đoán bệnh một cách thẳng tay, và tìm phương cứu chữa bệnh đó, thì đảng đó sẽ không xứng đáng được người ta tôn trọng”. Thứ năm: phải gắn bó mật thiết với nhân dân, đấu tranh kiên quyết ngăn chặn và loại trừ bệnh quan liêu. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng là một tổ chức tự nguyện, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng quần chúng khỏi ách áp bức bóc lột. Quần chúng cần có Đảng với tư cách là người lãnh đạo họ trong cuộc đấu tranh ấy. Nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của quần chúng thì mọi chủ trương, đường lối của Đảng không trở thành hiện thực. Gắn bó mật thiết với nhân dân thuộc về bản chất của đảng. Lê Nin đã cảnh báo: Quan liêu xa dân đảng không tránh khỏi tan rã, thậm chí mất chính quyền. Quan liêu xa dân là một nguy cơ lớn của ĐCS cầm quyền.
- Khi đã có chính quyền, Đảng có nhiều điều kiện mới, công cụ mới rất thuận lợi cho việc tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng; đồng thời trong Đảng cũng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, mệnh lệnh làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên thiếu rèn luyện có thể rơi vào tình trạng thoái hóa, biến chất, xa rời quần chúng. Lênin coi đó là một trong những nguy cơ mà Đảng cầm quyền cần chú ý đề phòng, khắc phục. Thứ sáu: Đảng phải kết nạp những người ưu tú của GCCN, NDLĐ vào đảng, và kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn đảng viên ra ngoài đảng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp. Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò ấy nếu trong Đảng chỉ bao gồm những chiến sỹ tiên phong. Tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng là biện pháp quan trọng để cải thiện thành phần, chất lượng của Đảng là điều kiện vô cùng trọng yếu để nâng cao uy tín và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo LêNin để đảng ngày càng phát triển làm tròn nhiệm vụ của mình thì một mặt đảng phải tích cực kết nạp những người ưu tú vào đảng; mặt khác đảng cũng không thể để ở trong đảng những người thoái hóa, biến chất và những phần tử cơ hội trong đảng. ĐCS là GCCN, song theo Lê Nin đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú xuất thân từ GCCN vào đảng mà đảng còn phải kết nạp những người ưu tú xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp lao động khác vào đảng và đặc biệt coi trọng việc giáo dục, rèn luyện họ theo lập trường quan điểm của GCCN. Thứ bảy: khi đã có chính quyền, đảng là hạt nhân lãnh đạo chuyên chính VS và là một bộ phận của hệ thống đó. Theo Lê Nin, đảng lãnh đạo CM giành được chính quyền về tay GCCN và NDLĐ đó mới chỉ là thành công bước đầu. Nhiệm vụ khó khăn và phức tạp hơn nhiều là đảng phải lãnh đạo xây dựng thành công chế độ XH mới đó là XH XHCN mà đỉnh cao là CNCS. Đảng là một bộ phận của hệ thống chuyên chính VS nhưng theo Lê Nin đảng là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống đó. Sự lãnh đạo của đảng là điều kiện tiên quyết bao đảm cho công cuộc xây dựng CNXH thành công. Chính vì vậy không một lúc nào được phép buông lỏng sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước. Thứ 8: tính quốc tế của ĐCS. Tính quốc tế của ĐCS bắt nguồn từ tính chất quốc tế của GCCN. Điều này được bắt nguồn từ sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN. Theo Lê Nin, tính quốc tế của ĐCS không chỉ thể hiện trong lời nói mà còn trong hành động. Tính chất quốc tế của Đảng thể hiện trước hết ở chỗ Đảng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên lý của học thuyết Mác, ở đường lối
- của đảng phải thể hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng luôn luôn quan tâm giáo dục đội ngũ Đảng viên và nhân dân lao động chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. đồng thời Lê Nin cũng nhấn mạnh, đảng phải tích cực chống lại những biểu hiện sôvanh nước lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Kết luận: Vận dụng những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân theo tư tưởng của Lê nin, các Đảng cộng sản trên thế giới đã được xây dựng ngày càng lớn mạnh, đưa cách mạng VS và CMXHCN giành thắng lợi to lớn, đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực và đã từng trở thành một hệ thống hùng mạnh. Học thuyết Mác Lênin về ĐCS vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa to lớn, tiếp tục là cơ sở lý luận cho sự phát triển của các Đảng CS trên thế giới trong thời đại ngày nay. Liên hệ chi bộ: Chi bộ Cựu chiến binh Huyện đoàn là chi bộ sinh hoạt ghép của 3 cơ quan: Hội Cựu chiến binh huyện, Huyện đoàn và Liên đoàn Lao động huyện. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên trong đó 9 đảng viên chính thức, 1 đảng viên dự bị. Trong những năm qua, chi bộ cơ bản đã thực hiện tốt các nguyên tắc về đảng kiểu mới theo tư tưởng của Lênin, đạt nhiều kết quả tích cực: Chi bộ thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt chủ nghĩa MácLênin, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên; quán triệt và thực hiện tốt Điều lệ Đảng, quy định những điều đảng viên không được làm Tập thể chi bộ luôn nêu cao tình thần đoàn kết, thống nhất trong mọi hoạt động, đảng viên luôn nói và làm đúng tinh thần Nghị quyết. Đảng viên tích cực, đi đầu, nêu gương tốt cho quần chúng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị. Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chi bộ đã họp bàn, thống nhất xây dựng các nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai đến tất cả đảng viên; mỗi cá nhân, cơ quan đều có các hành động thiết thực thực hiện; Tất cả các nghị quyết, chương trình hành động của Chi bộ đều được Chi ủy chuẩn bị một cách chu đáo, sau đó tổ chức sinh hoạt chi bộ để đảng viên thảo luận, góp ý xây dựng và thống nhất hình thành nghị quyết, chương trình hành động của Chi bộ. Hầu hết đảng viên đều tích cực tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến để xây dựng nghị quyết. Sau khi thống nhất trong sinh hoạt, giao cho Chi ủy ban hành thành nghị quyết và chỉ đạo thực hiện theo Nghị quyết; theo thời gian đã xác định Chi bộ tổ chức họp kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và đảm bảo Nghị quyết được thực hiện hiệu quả. Chi bộ quán
- triệt và xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Chi ủy, Chi bộ, người đứng đầu Cấp ủy để đảm bảo thực hiện dân chủ một cách tập trung. Việc tự phê bình và phê bình đã được Chi bộ coi trọng, duy trì đều đặn, thực hiện nghiêm túc và thu được kết quả quan trọng. Hàng năm, chi bộ đều tiến hành các đợt phê bình và tự phê bình kết hợp với việc đánh giá, phân loại đảng viên. Trong sinh hoạt Chi bộ thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt chủ nghĩa Mác – Lênin, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng để nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên; quán triệt và thực hiện tốt Điều lệ Đảng và quy định những điều đảng viên không được làm. Tập thể chi bộ luôn nêu cao tình thần đoàn kết, thống nhất trong mọi hoạt động, đảng viên luôn nói và làm đúng tinh thần Nghị quyết. Đảng viên tích cực, đi đầu, nêu gương tốt cho quần chúng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị. Hạn chế, khuyết điểm: Còn tình trạng đảng viên ít đọc và tìm hiểu Nghị quyết; chưa tích cực tham gia bàn bạc, góp ý trong xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động của Chi bộ, ngại đấu tranh, chưa mạnh dạn phê bình và tự phê bình. Trong sinh hoạt chi bộ có lúc còn nhầm lẫn giữa việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan. Trong hàng buổi sinh hoạt đều thực hiện kiểm điểm việc thực hiện Điều lệ Đảng, quy định những điều đảng viên không được làm và việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh song có lúc còn hình thức, chưa cụ thể. Còn đảng viên chưa thực sự gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ, còn vi phạm quy chế, quy định của đơn vị. Giải pháp: Từ những ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân nêu trên, trong thời gian tới Chi bộ cần tiếp tục đẩy mạnh và cần tập trung vào các giải pháp sau: Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, tổ chức tốt việc học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình. Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục phát huy dân chủ trong xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, đưa việc tham gia đóng góp ý kiến của đảng viên vào quy chế sinh hoạt của Chi bộ để đảm bảo đảng viên phải nghiên cứu, học tập và nêu ý kiến xây dựng nghị quyết, chương trình hành động của chi bộ trong sinh hoạt chi bộ…
- Câu 2 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảng cộng sản. Ý nghĩa. Liên hệ công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng những giá trị lý luận và thực tiễn về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. 1. Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công…” Đảng muốn vững, phải lấy chủ nghĩa Mac –Lenin làm cốt, đó là bàn chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng là người đề ra đường lối, chủ trương cách mạng, là người tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng, đưa đường lối, chủ trương vào quần chúng, tổ chức quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Nếu ko có Đảng lãnh đạo thì Cách mạng Việt Nam không thể dành thắng lợi. 2. Sự ra đời của ĐCSVN là kết quả của sự kết hợp của CN Mác Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời sau khi thực dân Pháp đã thiết lập nền thống trị của chúng trên đất nước ta và qua hai lần khai thác thuộc địa. Phong trào công nhân mới bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Khi đó, phong trào yêu nước vẫn là phong trào rộng lớn nhất, lôi cuốn giai cấp nông dân chiếm tới 90% dân số và các tần lớp khác như tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, các nhân sĩ, trí thức yêu nước... Giai cấp công nhân mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng còn nhỏ bé, vào thời điểm đó, phong trào công nhân mới chỉ là một bộ phận của phong trào yêu nước và nằm trong phong trào yêu nước. Chính vì lẽ đó, sự ra đời của ĐCSVN là kết quả của sự kết hợp của CN Mác Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó là sự phản ánh quy luật ra đời và là cội nguồn sức mạnh của ĐCSVN là sự vận dụng sáng tạo CN Mác Lenin vào đặc điểm của nước Việt Nam – một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. 3. Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
- Mục đích của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không có người bóc lột người. Tính chất giai cấp công nhân của Đảng được thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức. 4. ĐCSVN phải được xây dựng theo các nguyên lý đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Vận dụng các nguyên lý đảng kiểu mới của chủ nghĩa mac – lenin về ĐCSVN chủ tịch HCM đã khái quát thành những nguyên lý chủ yếu như: tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm túc và tự giác, đoàn kết thống nhất trong đảng, đức và tài, quan hệ giữa đức và tài của cán bộ, liên hê mật thiết với nhân dân; sây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở và đội ngũ đảng viên; lề lối, phong cách làm việc… đồng thời người cũng chỉ ra các nguyên lý đó đối với ĐCSVN 5. ĐCSVN vùa là người lãnh đạo vùa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng lãnh đạo nhân dân làm chủ, Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo đổi mới và chỉnh đốn đảng Đảng vừa là người nhân văn sâu sắc nhất là người phục vụ đắc lực nhất, vừa là người lạnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành. Muốn thực hiện điều đó Đảng phải phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đó là sự dống còn sự phát triển của đảng 6. ĐCSVN phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn đảng Để giữ vững vị trí và vai trò lãnh đạo cách mạng của mình, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, Đảng phải thường xuyên được xây dựng và chỉnh đốn, phòng và chống nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng trên những vấn đề sau đây: Đảng phải luôn luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải luôn luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đội ngũ đảng viên, cán bộ của Đảng phải là những người toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải là những người vừa có đức vừa có tài, luôn luôn giác ngộ cách mạng, đi đầu trong mọi công tác, đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết. phải có đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh. Luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những tiêu cực, thoái hóa, biến chất, luôn luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Đảng phải tự vươn lên đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Muốn vậy, Đảng phải chú ý nâng cao tầm trí tuệ, tầm tư tưởng, nâng cao trình độ về mọi mặt. Ý nghĩa: Vận dụng sáng tạo học thuyết Mac –Lenin về đảng cộng sản phù hợp với nước ta, Hồ Chí Minh đã xây dựng thành cộng một đảng kiểu mới ở Việt Nam. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh về chính trị, thể hiện ở việc xác định Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mac – Lenin; về giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac –Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến. Liên hệ công tác chỉnh đốn Đảng Lý do cần xây dựng và chỉnh đốn Đảng Nước ta đi vào đổi mới, đi vào phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập do đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố vô cùng quan trọng; là nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, nền độc lập tự chủ của Tổ quốc ta. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ đảng viên chưa nhận thức một cách sâu sắc vấn đề này, chỉ nặng về công tác chuyên môn, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác xây dựng Đảng; hoặc xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, coi nhẹ công tác Đảng. Do tính chất phức tạp của thời kỳ quá độ và tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường. Vì vậy, việc khắc phục những dấu vết của xã hội cũ, trong đó có đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản đòi hỏi phải có thời gian, không thể chủ quan, nóng vội. Tính phức tạp này là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, đoàn viên thanh niên hiện nay. Do sự tác động của đạo đức, lối sống, hưởng thụ tư sản du nhập vào nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin. Một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí, quan liêu, chạy chức, chạy quyền, chạy chỉ tiêu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng Sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, tồn tại của Đảng, bôi đen hiện
- thực, gieo rắc hoài nghi, phá vỡ niềm tin của nhân dân và cán bộ, quy kết là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Chính vì vậy mà Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Giải pháp: Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, hệ tư tưởng của Đảng. Tăng cường công tác giáo dục về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đưa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống chính trị tinh thần của toàn Đảng, toàn dân. Trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành, vận dụng sáng tạo lý luận của Đảng vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng trên nền tảng sự giác ngộ chính trị cao và những nguyên tắc của công tác xây dựng Đảng. Tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng, trong toàn xã hội. Thứ hai, đẩy mạnh học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trước hết phải nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, trong đó tập trung bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, năng lực tư duy, ho ạt động thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Khắc phục triệt để tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí, phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...xác định việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống là chế độ bắt buộc, là tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên. Thứ ba, củng cố tổ chức, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt của Đảng. Đây là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất, kỷ luật trong Đảng. Vì vậy, phải quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, chế độ tự phê bình và phê
- bình trong toàn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, X, XI và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, để tiếp tục khơi dậy và phát huy tính tích cực, dân chủ, trách nhiệm của đảng viên. Kiên quyết chống quan điểm, tư tưởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây dựng Đảng, hòng làm cho Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng viên. Câu 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ. Liên hệ chi bộ? Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của đảng cộng sản, là nguyên tắc để phân biệt chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân với các đảng phái khác. Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo của đảng, đồng thời chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của đảng cộng sản.Nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng cộng sản có những nội dung chủ yếu sau: Đảng viên bình đảng về quyền và nghĩa vụ Công việc của đảng được thảo luận và quyết định theo đa số, ý kiến thiểu số được quyền bảo lưu Cơ quan lãnh đạo của đảng do bầu cử lập ra Báo cáo và thông báo công việc của đảng Đảng có một cơ quan lảnh đạo cao nhất Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên phải chấp hành nghị quyết của đảng Ký luật của đảng chặt chẽ, nghiêm minh. Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 9 của Điều lệ Đảng: Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lảnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa 2 kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy) Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại họi cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kì thông báo hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương
- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nữa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số Tổ chức đảng quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên. Liên hệ chi bộ Cựu chiến binh Huyện đoàn Chi bộ Cựu chiến binh Huyện đoàn là chi bộ sinh hoạt ghép của 3 cơ quan: Hội Cựu chiến binh huyện, Huyện đoàn và Liên đoàn Lao động huyện. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên trong đó 9 đảng viên chính thức, 1 đảng viên dự bị. Trong những năm qua, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đã được toàn thể đảng viên chấp hành tương đối nghiêm túc, đạt nhiều kết quả tích cực: Mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ luôn tập trung thảo luận để quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của đảng ủy cấp trên; nắm chắc tình hình hoạt động và đề ra nghị quyết để chỉ đạo sâu sát các cơ quan nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ mà đảng ủy cấp trên giao. Bên cạnh đó, chi bộ thường xuyên chăm lo công tác giáo dục cán bộ, đảng viên nhận thức một cách đầy đủ từ vai trò quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ, những nội dung chủ yếu và bản chất của nguyên tắc đến quy chế thực hiện nguyên tắc này. Chi bộ đã sâu sát từng đảng viên, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những nhận thức không đúng, tư tưởng giản đơn, thiếu trách nhiệm trong thực hiện; đấu tranh khắc phục bệnh quan liêu, độc đoán, dân chủ hình thức cũng như mọi biểu hiện cục bộ địa phương chủ nghĩa, vô tổ chức, vô kỷ luật. Mặt khác, mọi cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào, chức vụ gì cũng đều phải tự giác đặt mình trong sự quản lý của Chi bộ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các dự thảo Nghị quyết luôn được xây dựng bám sát nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan và tạo mọi điều kiện cho đảng viên đóng góp xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo. Sau khi thống nhất, Nghị quyết được quán triệt và phân công nhiệm vụ cho đảng viên, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng người. Đồng thời, mỗi đảng viên phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, sự sáng tạo, bảo đảm cho Nghị quyết được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đối với những vấn đề quan trọng cần bỏ phiếu kín, chi bộ chấp hành nghiêm quy trình bỏ phiếu, tổ chức kiểm phiếu chặt chẽ, công bố kết quả theo quy định và lập biên bản bảo lưu kết quả. Mọi đảng viên nghiêm chỉnh thực hiện Nghị
- quyết đã ban hành, không phát ngôn và có hành động trái với Nghị quyết. Việc xây dựng, ban hành các quy định cụ thể hoá nguyên tắc TTDC phải đảm bảo yêu cầu tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và mở rộng sinh hoạt dân chủ. Trong Chi bộ, bí thư và các đảng viên phải tự giác chấp hành các quy định đã đề ra. Song song với các biện pháp này, mọi hoạt động của chi bộ đều được công khai. Định kỳ, các cơ quan đưa nội dung kiểm điểm tình hình thực hiện quy chế tập trung dân chủ vào trong nội dung sinh hoạt. Phát huy vai trò của Bí thư chi bộ trong việc duy trì các nền nếp, chế độ, thủ tục, nguyên tắc của Đảng. Ngoài việc tổ chức thực hiện các chế độ nề nếp, nguyên tắc sinh hoạt đảng nghiêm túc, chi bộ đã làm tốt công tác kiểm tra chấp hành đảng viên hằng năm theo kế hoạch của đảng ủy cấp trên.Trong hoạt động kiểm tra chấp hành chi bộ đã thực hiện nghiêm túc, chất lượng, thể hiện ý thức phê bình và tự phê bình cao của tất cả các đảng viên trong chi bộ. Bên cạnh đó, việc đóng góp cho đảng viên được kiểm tra thực sự thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tình đồng chí chân thành, cầu thị. Nhờ thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ mà chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh hàng năm; không có đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của các đảng viên vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục.Đó là: Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu, nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ và việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc phát huy vai trò của tập thể cấp ủy cũng như trách nhiệm cá nhân của một số cấp ủy viên còn chưa đầy đủ. Một số đảng viên còn ngại phát biểu, ý kiến chung chung, xuôi chiều, cho nên, khi gặp phải những vấn đề cần làm rõ đúng sai còn né tránh, đổ lỗi cho khách quan, quy khuyết điểm cho tập thể. Việc phân công trách nhiệm cá nhân phụ trách chưa thật rõ ràng, cụ thể, còn biểu hiện chung chung. Từ những kết quả và hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở Chi bộ Cựu chiến binh Huyện đoàn, có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn: Thứ nhất, không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về bản chất, nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhận thức đúng đắn bản chất, yêu cầu, nắm chắc nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong Điều lệ Đảng, coi đó là nền tảng, cơ sở khoa học cho mỗi đảng
- viên trong sinh hoạt, hoạt động và bảo vệ Đảng, phòng, chống có hiệu quả những biểu hiện xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Thứ hai, cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ bằng những văn bản hướng dẫn cụ thể, để mọi đảng viên thực hiện . Rà soát lại các quy định, quy chế, tìm ra những điểm bất hợp lý, không còn phù hợp trong thực hiện nguyên tắc để bổ sung, hoàn thiện, giúp cho việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ được thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong nhận thức và hoạt động. Thứ ba, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi trọng việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên . Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ đạt kết quả cao khi nó gắn với nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Hai nguyên tắc này phải cùng được tiến hành mọi nơi, mọi lúc trong toàn chi bộ. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phòng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Thứ tư, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong chi bộ. Mục đích kiểm tra không chỉ để phát hiện những vi phạm và sai lầm, mà quan trọng hơn là phòng ngừa, uốn nắn những lệch lạc, chấn chỉnh những biểu hiện sai trái, giúp thực hiện và phát huy tốt hơn tác dụng của nguyên tắc tập trung dân chủ. Kiểm tra đảng viên khi dấu hiệu vi phạm nguyên tắc mới manh nha, để giáo dục, ngăn chặn. Coi trọng việc xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời với những cán bộ, đảng viên cố tình không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, tham nhũng, vi phạm, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, gây chia rẽ, bè phái, làm suy yếu khối đoàn kết, thống nhất trong chi bộ. Thứ năm, đề cao vai trò của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong giữ vững và phòng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Cán bộ chủ chốt phải gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình. Đề cao trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt; khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Hiện nay, toàn Đảng đang triển khai thực hiện kiểm điểm theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm chính trị rất cao. Bởi vậy, việc thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và phòng, chống có hiệu quả những biểu hiện xa rời nguyên tắc này sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cho Nghị quyết đi vào cuộc sống, thiết thực xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, ngang tầm nhiệm vụ lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Câu 4: Nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng, sự vận dụng của Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đầu năm 1929, Việt Nam lần lượt xuất hiện ba t ổ ch ức c ộng s ản: Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929) ở Bắc kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1/1930) ở Trung kỳ và An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) ở Nam Kỳ.Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau gây bất lợi cho phong trào cách mạng. Từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội Nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc). Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1. Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Về con đường cách mạng Việt Nam: Trên cơ sở phân tích, đánh giá khái quát đặc điểm cơ bản nhất của Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, phân tích thực trạng và những mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam – xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Về nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của cách mạng: + Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành khăng khít không tách rời nhau nhưng trong đó nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt lên hàng đầu. + Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo. + Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Xác định lực lượng cách mạng: là đoàn kết công nhân, nông dân, đây là lực lương cơ bản của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo. Đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,...để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.
- Về phương pháp tiến hành cách mạng: Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng (bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang) chứ không thể là con đường cải lương thoả hiệp "không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thoả hiệp". Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, còn “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (đảng lập hiến) thì phải đánh đổ". Về vai trò lãnh đạo của đảng:Cương lĩnh xác định: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp vô sản: "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng". "Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ khả năng lãnh đạo quần chúng". Về đoàn kết quốc tế: Cương lĩnh nêu rõ cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, "trong khi tuyên truyền các khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và tiến hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới". 2. Sự vận dụng của Đảng ta trong tiến trình cách mạng Việt Nam: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn vận đúng đắn, sáng tạo các nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Về con đường cách mạng: Từ 1930 đến nay con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam không hề thay đổi. Đảng ta vẫn khẳng định Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Sau kháng chiến chống Pháp thành công 1954, Miền Bắc cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò là căn cứ địa, hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam và chuẩn bị những điều kiện vật chất, tinh thần cho cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này. Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Đảng lãnh đạo cả đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam vẫn đang vững bước trên con đường đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Về nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng: Việc xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng Việt Nam được thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử: + Trong thời kỳ 1930 – 1931, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giới 1929 – 1933 và chính sách “khủng bố trắng” của thực dân Pháp sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã kịp thời đề ra chủ trương phát động quần chúng đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, chống khủng bố, đòi trả
- tự do cho những người yêu nước bị bắt… Chủ trương đúng đắn đó đã tạo ra một phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi, trở thành cuộc diễn tập thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám sau này. + Trong thời kỳ những năm 1936 – 1939, trước bối cảnh mới của lịch sử Đảng ta xác định: Kẻ thù chính của nhân dân Đông dương lúc này không phải bọn thực dân Pháp nói chung, mà là bọn phản động thuộc địa Pháp, tay sai của bọn phản động ở chính quốc; cũng không phải là giai cấp tư sản và địa chủ nói chung, mà là một bộ phận tư sản mại bản, đại địa chủ tay sai đắc lực của bọn phản động thuộc địa. Do đó Đảng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ đấu tranh trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh đế quốc, đòi dân sinh, dân chủ và hòa bình. Chủ trương đúng đắn đó đã tạo ra một phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi, mang nhiều giá trị to lớn, trở thành cuộc diễn tập thứ hai trước khi cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi. + Trong thời kỳ 1939 – 1945, Đảng ta xác định mục tiêu của cách mạng là đánh đổ đế quốc và tay sai, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Sau khi Nhật đảo chínhhất cẳng pháp ra khỏi Đông Dương (9/3/1945) thì nhiệm vụ của cách mạng Việt nam là kháng Nhật cứu nước và chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi trong cả nước. + Sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, Đảng khẳng định: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và đánh đổ các thế lực phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc, giành ruộng đất cho nông dân, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên làm cách mạng XHCN. + Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, Đảng ta chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau nhằm hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. + Từ năm 1975 sau khi Việt Nam hoàn toàn độc lập thì Đảng ta xác định nhiệm vụ của cả nước là xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập dân tộc. Hiện nay Đảng ta xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh với các mục tiêu cụ thể: Về chính trị: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Về kinh tế:Thực hiện nền kinh tế định hướng XHCN nhiều thành phần. Về văn hóa xã hội: Xây dựng xã hội học tập, thực hiện nam nữ bình quyền…
- Về Lực lượng cách mạng: Từ 1930 đến nay Đảng ta luôn xác định Công nhân – nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, chủ trương đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất để tiến hành cách mạng. Qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau, mặt trận dân tộc thống nhất có những tên gọi khác nhau song đều thực hiện mục tiêu chung là tập hợp, đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay, lực lượng cách mạng là đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam trên nền tảng khối liên minh công nhân – nông dân và đội ngũ trí thức để tiếp tục thực hiện sự nghiệp cách mạng. Về phương pháp cách mạng: Từ năm 1930 Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta dùng phương pháp bạo lực cách mạng, đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao tiến hành và chiến thắng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, chúng ta sử dụng phương pháp hòa bình để tiếp tục tiến hành sự nghiệp cách mạng, song Đảng chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để đảm bảo đủ thực lực bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Từ năm 1930 đến nay Đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn bộ hệ thống chính trị. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng vừa ra đời đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cao trào cách mạng những năm 1936 – 1939 và cao trào cách mạng 1939 – 1945, đảng 15 tuổi đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cách mạng tháng 8/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lầm than lên làm chủ nước nhà. Đảng lãnh đạo thành công 9 năm kháng chiến chống Pháp làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Từ năm 1954 đến 1975 Đảng lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thực hiện mục tiêu xây dựng tổ quốc dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam luôn là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, nhận được sự giúp đỡ to lớn của phong trào cách mạng thế giới, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân tiến bộ trong đó có nhân dân tiến bộ của ngay cả những nước đế quốc xâm lược Việt Nam, đồng thời thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã đóng góp to lớn vào phong trào giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình trên thế giới. Ngày nay,
- Đảng và nhà nước ta luôn chủ trương làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, hai bên cùng có lợi. Kết luận: Tóm lại trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã chứng minh được vai trò và giá trị to lớn của nó, tuy nhiên trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã vận dụng cương lĩnh một cách sáng tạo, đề ra các nhiệm vụ chiến lược phù hợp để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Câu 5 Tính tất yếu ra đời của Đảng? Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới và con đường đi lên CNXH hiện nay? Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 321930. Sự ra đời của Đảng là kết quả tất yếu của một quá trình vận động cách mạng trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối vơí tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Tình hình thế giới Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển thành chủ nghĩa đế quốc. CNĐQ xâm chiếm hầu hết các vùng đất trên TG, biến các nước nhỏ yếu thành thuộc địa. Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nhất là ở châu Á. Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra thời đại mới cho lịch sử loài người thời đại quá độ lên CNXH. 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản toàn thế giới. Quốc tế cộng sản không những vạch hướng chiến lược của cách mạng vô sản mà đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, chú trọng giúp đỡ và chỉ đạo phong trào cách mạng giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Tư tưởng, lý luận chủ nghĩa cộng sản đã ảnh hưởng và thức tỉnh phong trào dân tộc ở các thuộc địa trong đó có Việt Nam. Bối cảnh trong nước: 1/9/1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược và từng bước thôn tính Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp và đi đến đầu hàng hoàn toàn (với các điều ước năm 1862,1874,1883,1884). Nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. TD Pháp chia nước ta thành 3 kì (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tiến hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, nhà tù nhiều hơn trường học, du nhập văn hóa đồi trụy,
- khuyến khích tệ nạn xã hội, dùng rượu cồn và thuốc phiện đầu độc thế hệ trẻ… Pháp tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa (1897 – 1914; 1919 1929) tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng đê điều, công nghiệp khai khoáng (khai thác mỏ), trồng cây CN (cao su, chè,..). GCCN Việt Nam xuất hiện trong xã hội. Cuối năm 1929, công nhân Việt Nam có hơn 22 vạn người, chiếm 1,2% dân số. Tình trạng khủng hoảng kinh tếxã hội, đặc biệt là các mâu thuẫn về dân tộc và giai cấp dẫn đên nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng. Độc lập dân tộc và tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta là nhu cầu bức thiết của dân tộc Đảng ra đời là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược dành độc lập dân tộc đã diễn ra liên tục mạnh mẽ. Các phong trào yêu nước phát triển theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau: theo khuynh hướng phong kiến của các nho sĩ (Cần Vương, nông dân Yên Thế,...); khuynh hướng DCTS (PB Châu, PC Trinh); khởi nghĩa Yên Bái,.... Nhưng các phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX đều thất bại do những nguyên nhân chủ yếu: thiếu một đường lối chính trị đúng đắn (chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của DT VN lúc đó); thiếu một tổ chức lãnh đạo CM chặt chẽ (một đảng chính trị); thiếu lực lượng CM (ko tập hợp được rộng rãi các GC tầng lớp trong XH). Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, nhiệm vụ lịch sử đặt ra là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc. Giai đoạn 1920 – 1929, dưới sự ảnh hưởng của Quốc tế thứ ba cùng với sự truyền bá chủ nghĩa Mac Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển cả về chất lượng và số lượng, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt là từ khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động phong trào “vô sản hóa” vào cuối cuối những năm 1928 và đầu 1929. Ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929) ở Bắc kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1/1930) ở Trung kỳ và An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) ở Nam Kỳ. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác –Lênin đã thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam điều kiện cho sự thành lập Đảng đã chín muồi. Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau gây bất lợi cho phong trào cách mạng.Trước yêu cầu của lịch sử, từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội Nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương
- Cảng – Trung Quốc). Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam – chỉ ra các luận điểm cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đang CMVN la tât yêu l ̉ ̀ ́ ́ ịch sử bởi: ́ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ Đo la kêt qua chin muôi cua cuôc đâu tranh dân tôc va đâu tranh giai câp ̀ ́ ́ trong thơi đai lich s ̀ ̣ ̣ ử mơi. ́ ̉ ̉ ự chuân bi công phu va khoa hoc cua lanh tu NAQ Đo la kêt qua cua s ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̉ ̃ ̣ ̉ ̣ ̣ ư tưởng va tô ch trên ca ba măt chinh tri t ́ ̀ ̉ ức. ́ ̀ ̉ ̉ Đo la san phâm cua s ̉ ự kêt h́ ợp giưa chu nghia ML v ̃ ̉ ̃ ơi phong trao đâu ́ ̀ ́ ̉ tranh cua GCCN va phong trao yêu n ̀ ̀ ươc cua nhân dân VN trong đâu thê ky ́ ̉ ̀ ́ ̉ XX. Sự ra đời cua ĐCSVN v ̉ ưa thê hiên quy luât phô biên cua s ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ự hinh thanh ̀ ̀ ́ ̉ ̉ ̉ chinh đang CM cua GCCN (chu nghia ML kêt h ̃ ́ ợp vơi phong trao công nhân) ́ ̀ vưa thê hiên quy luât đăc thu VN (chu nghia ML kêt h ̀ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ ̃ ́ ợp vơi phong trao CN va ́ ̀ ̀ p/trao yêu n ̀ ước VN). ĐCSVN ra đời là bươc ngoăt trong đai, ch ́ ̣ ̣ ̣ ấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước; kêt thuc th ́ ́ ơi ky đâu ̀ ̀ ́ tranh tự phat chuyên sang th ́ ̉ ơi ky đâu tranh t ̀ ̀ ́ ự giac. Ch ́ ưng to GCCN VN đa ́ ̉ ̃ ́ ̣ ưởng thanh đu s đên đô tr ̀ ̉ ưc lanh đao cach mang thông qua đôi tiên phong cua ́ ̃ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ minh. ̀ Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, sau khi ra đời (3/2/1930), Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH và đỉnh cao là thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước vô sản đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, nhất là trong quá trình điều chỉnh, hoàn thiện lý luận cách mạng, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và chớp thời cơ cách mạng tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi trong cả nước. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975) là những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chấm dứt 117 năm chống lại các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược. Đồng thời khẳng định đường lối và phương pháp cách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập về Lịch sử Đảng
13 p | 132 | 179
-
Tài liệu thi môn Lịch sử Đảng
5 p | 255 | 95
-
Vấn đề: Đồng chí hãy phân tích điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam
10 p | 435 | 72
-
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (42tr)
42 p | 261 | 61
-
Đề thi học kì môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam - 3
1 p | 311 | 57
-
Ôn thi Lịch Sử Đảng
13 p | 213 | 40
-
Đề thi học kì I môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Năm học 2006 - 2007
1 p | 461 | 40
-
Đề thi Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
1 p | 421 | 33
-
Đề thi lịch sử Đảng 5
6 p | 93 | 9
-
Đề thi lịch sử Đảng 1
5 p | 77 | 7
-
Đề thi lịch sử Đảng 7
9 p | 83 | 6
-
Đề thi lịch sử Đảng 4
6 p | 64 | 6
-
Đề thi lịch sử Đảng 3
6 p | 89 | 6
-
Đề thi lịch sử Đảng 2
6 p | 76 | 5
-
Đề thi lịch sử Đảng 6
6 p | 68 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử đảng Cộng sản VN năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 70 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 2 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 51 | 4
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2019-2020 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 102 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn