intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi

Chia sẻ: Bánh Bèo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi Phản ứng điển hình của một người quản lí khi một ai đó liên tục nói không là tiếp tục trình bày ý tưởng. Người quản lí thường đưa ra thêm nhiều bằng chứng để hỗ trợ ý tưởng cũng như miêu tả thêm về các hình thức thưởng phạt cho người khác. Và người kia lại tiếp tục nói không. Các nhà quản lý gặp sự phản đối hàng ngày . Sự phản đối đến từ ông chủ, người không tán thành dự án , hay từ một người đồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi

  1. Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi Phản ứng điển hình của một người quản lí khi một ai đó liên tục nói không là tiếp tục trình bày ý tưởng. Người quản lí thường đưa ra thêm nhiều bằng chứng để hỗ trợ ý tưởng cũng như miêu tả thêm về các hình thức thưởng phạt cho người khác. Và người kia lại tiếp tục nói không. Các nhà quản lý gặp sự phản đối hàng ngày . Sự phản đối đến từ ông chủ, người không tán thành dự án , hay từ một người đồng nghiệp không muốn cung cấp nguồn lực, một người khách hàng từ chối lời đề nghị hay một ai đó đã cản trở bạn đạt được mục tiêu. Cách mà họ giải quyết thường là phản tác dụng . Phản ứng điển hình của một người quản lí khi một ai đó liên tục nói không là tiếp tục trình bày ý tưởng. Người quản lí thường đưa ra thêm nhiều bằng chứng để hỗ trợ ý tưởng cũng như miêu tả thêm về các hình thức thưởng phạt cho người khác. Và người kia lại tiếp tục nói không. Có một cách để cải thiện tình hình là: Hỏi một loạt các câu hỏi dễ trả lời để giúp những người khác nghĩ lại những giả định của họ và mở ra các cơ hội để thảo luận. Hỏi những câu kiểu ‘’ Tại sao bạn lại có quan điểm như vậy’’ có thể giúp bạn tìm được lý do tại sao người khác không hợp tác. Và có thể lý do sẽ làm bạn ngạc nhiên.
  2. Giả sử người quản lý tài chính nói rằng ngân sách cần thiết cho dự án của bạn quá cao. Đừng vội vàng liệt kê ra hàng loạt lý do lý giải thích tại sao lợi ích dự án của bạn mang lại nhiều hơn chi phí cần bỏ ra. Tệ hơn nữa, đừng sa vào kể lể ra một loạt phương án để cắt giảm chi phí. Thay vào đấy, hãy hỏi các nhà quản lý tài chính tại sao anh ta lại cho rằng ngân sách đấy là quá cao, bạn có thể tìm hiểu kỹ lý do để rút kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo. Hay giả sử một bà sếp nóng tính nói cuộc họp của bạn chả giải quyết được vấn đề gì. Hãy hỏi điều mà bà ấy muốn là gì thay vì kể lể ra những gì cuộc họp đã làm được. Có thể bà ấy muốn bạn phải giải quyết được một vấn đề mà bà cho là cấp thiết nhất - nhưng lại không có trong nội dung họp của bạn. Bạn sẽ dễ dàng tự đào hố chôn mình nếu phản ứng một cách bồng bột trước lời phản đối của ai đó mà bạn chưa thực sự hiểu ý của họ. Một khách hàng tiềm năng hỏi một nhân viên bán hàng rằng công ty của anh ta có cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng không? Anh ta liền đưa ra một bản miêu tả chi tiết về các lựa chọn theo yêu cầu của khách hàng mà công ty có thể đáp ứng được và tìm kiếm giải pháp có chi phí được cắt giảm.Mặc dù vị khách đấy chỉ đang tán chuyện vớ vẩn. Công ty có thể dễ dàng có những giải pháp được khách hàng mong đợi nhưng sự trình bày trên là đi chệch hướng và không thể sửa chữa được. Socrates – một nhà triết học thời cổ đại đặt các tình huống vào một cuộc thảo luận hơn là một cuộc nói chuyện nhanh chóng và ông cho rằng '‘ Tự nhiên
  3. đưa đến cho chúng ta hai tai, hai mắt và một cái lưỡi – vì thế chúng ta nên nghe và quan sát nhiều hơn là nói’'. Đấy là lý do tại sao chúng ta khuyên các nhà quản lý nên cho người khác tranh luận nhiều hơn trong bất cứ khi nào cuộc thảo luận đi vào bế tắc. Cụ thể hơn: Chúng ta nên sử dụng những loại câu hỏi nào? Bạn cần những dạng câu hỏi khác nhau cho các trường hợp khác nhau trong một cuộc thảo luận. Sau đây là một loạt danh sách các câu hỏi: - Những câu hỏi giúp làm rõ ý của người khác - Những câu hỏi thăm dò các giả định - Những câu hỏi tìm ra lý do, chứng cứ tại sao người ta lại làm như vậy - Những câu hỏi kiểm tra các quan điểm - Những câu hỏi thăm dò ý nghĩa và hậu quả - Những câu hỏi truy nguyện tận gốc rễ các câu hỏi của người khác Hỏi đúng câu hỏi phải chỉ là sự khởi đầu của quá trình này. Tuy nhiên, bạn cũng phải lắng nghe kỹ các câu trả lời. Bạn nên lắng nghe bằng đôi mắt và cả đôi tai của bạn bởi vì người khác có thể sử dụng rất nhiều ngôn ngữ cơ thể.
  4. Tư thế và cử chỉ có thể thể hiện sở thích, sự cởi mởi và sự thu hút hoặc cả yếu điểm của họ. Nếu có một sự không liên hệ nào giữa những điều bạn nghe và thấy, thứ ngôn ngữ của cơ thể có thể giàu tính biểu cảm hơn cả từ ngữ được nói ra . Hãy thể hiện rõ ràng việc lắng nghe của bạn bằng ngôn ngữ của cơ thể. Đặt câu hỏi thôi chưa đủ, bạn cần phải lắng nghe câu trả lời. Cúi người về phía trước, nhìn thẳng vào mặt người đối diện, gật đầu để thể hiện sự đồng ý. Diễn giải lại những gì bạn đã nghe để thể hiện rằng bạn đang chăm chú nghe - và hãy chắc chắn bạn nghe đúng. Cuối cùng, như trong bất.kì cuộc đối thoại nào khác, bạn phải đi vào cả tâm lẫn trí của người đối thoại. Không chỉ có mỗi sự suôn sẻ trong lập luận của bạn là cái quyết định kết quả đối thoại .Trừ khi bạn có thần giao cách cảm tốt không thì bạn không thể chắc rằng sự thống nhất mà bạn vừa đạt được sẽ được tôn trọng .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2