intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn lo lạm phát

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CPI tăng khá cao cuối năm do tác động của chi phí đẩy. Do vậy, lạm phát vẫn cần được kiểm soát một cách chủ động theo định hướng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. "Trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, tỷ giá vẫn duy trì được sự ổn định; thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố; lãi suất giảm khá mạnh so với đầu năm; tín dụng đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại.", Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn lo lạm phát

  1. Tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn lo lạm phát CPI tăng khá cao cuối năm do tác động của chi phí đẩy. Do vậy, lạm phát vẫn cần được kiểm soát một cách chủ động theo định hướng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. "Trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, tỷ giá vẫn duy trì được sự ổn định; thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố; lãi suất giảm khá mạnh so với đầu năm; tín dụng đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại.", Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho biết. Với kết quả của 8 tháng đầu năm 2012, nhận định chung là kinh tế vĩ mô tiếp tục xu thế ổn định và tăng trưởng kinh tế có những dấu hiệu tiến triển khá hơn. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chia sẻ về vấn đề này. - Thưa ông, ổn định tiếp diễn và tăng trưởng khả quan hơn là hai nhóm vấn đề mà Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lưu ý tại cuộc họp Chính phủ tháng 8/2012. Cụ thể như thế nào? - Sau 2 tháng CPI giảm liên tiếp đã tăng nhẹ trở lại trong tháng 8 do giá nhiều mặt hàng năng lượng có xu hướng tăng kể từ giữa tháng 7. Tiền cơ sở (MB) từ đầu năm cho đến nay được giữ ở mức rất ổn định, khi mà tính đến ngày 20/8 chỉ tăng hơn 7% so với đầu năm, giúp cho tăng trưởng M2 duy trì ở mức rất hợp lý, khoảng 8,7% so với đầu năm, gần tương đương với tốc độ
  2. tăng trưởng của nền kinh tế cộng với mức tăng lạm phát. Điều này đã giúp cho lạm phát lõi trong năm 2012 ở mức rất ổn định so với nhiều năm trước. Biểu hiện là sau khi giảm mạnh từ mức gần 13% vào tháng 8/2011, lạm phát lõi so với cùng kỳ năm trước hiện đang ổn định quanh mức 8% trong 3 tháng qua. Còn nhìn về phía tăng trưởng, tốc độ tăng GDP đã có những cải thiện đáng kể, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước và tăng trưởng quý III tăng khá mạnh. Theo số liệu ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quý III ước tăng khoảng 5,5-5,6%. - Trong bản báo cáo tháng trước, Ủy ban Giám sát có lưu ý rằng, tổng cầu yếu ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng. Yếu tố này đến nay như thế nào? - Tổng cầu của nền kinh tế tuy chưa mạnh nhưng cũng đã có những chuyển động khả quan. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 8 tháng đầu năm 2012 tăng 17,9% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố giá, chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đang tăng dần, từ mức tăng 6,5% so với cùng kỳ của 6 tháng đầu năm, lên mức 6,74% trong 7 tháng và tiếp tục tăng lên mức 6,8% qua 8 tháng đầu năm. Hơn nữa, nếu trừ trượt giá, mức tăng bình quân của 8 tháng đầu năm 2012 so với năm 2011 đã cao hơn rất nhiều so với mức tăng của 8 tháng đầu năm 2011 so với năm 2010 (tăng 3,9%). Trong khi đó, đầu tư có dấu hiệu khởi sắc đáng kể so với những tháng đầu năm do nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước đang được tích cực đẩy mạnh, hỗ trợ tổng cầu của nền kinh tế. Nếu như trong 6 tháng đầu năm, mức giải ngân bình quân tháng chỉ đạt 16-18 nghìn tỷ đồng thì nguồn
  3. vốn này đã tăng khá mạnh và có thể đạt mức 24-25 nghìn tỷ đồng trong tháng 8. Thêm nữa, nguồn vốn FDI vẫn duy trì được mức tăng ổn định khoảng 1 tỷ USD/tháng; đồng thời tín dụng đã tăng trở lại. Nhìn vào khối sản xuất, tình hình cũng đã có dấu hiệu khởi sắc khả quan hơn. Chỉ số hàng tồn kho tuy vẫn ở mức khá cao so với cùng kỳ nhưng đã giảm nhanh kể từ tháng 3 tới nay, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã phần nào được cải thiện hơn so với những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, tham khảo chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI được HSBC công bố cũng cho thấy điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam dù vẫn ở mức dưới 50 điểm nhưng đã được cải thiện đáng kể khi chỉ số PMI tháng 7 đạt 43,6 điểm nhưng sang tháng 8 tăng lên 47,9 điểm, đang ở mức tốt nhất kể từ tháng 5 cho đến nay. Trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, tỷ giá vẫn duy trì được sự ổn định; thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố; lãi suất giảm khá mạnh so với đầu năm; tín dụng đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 7 tháng tăng trưởng âm, tăng trưởng tín dụng tháng 8 đã tăng khoảng 1,4% so với đầu năm. - Vậy chúng ta có thể hy vọng kịch bản nào cho tăng trưởng và lạm phát năm nay, thưa ông? - Với những kết quả tích cực đã được biểu hiện rõ nét hơn kể từ tháng 8/2012, do hiệu ứng của các giải pháp trong Nghị quyết số 13/NQ-CP, chúng tôi cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay sẽ cao hơn đáng kể so với 2 quý đầu năm và GDP cả năm vẫn có thể đạt mục tiêu 5,3-5,6%.
  4. Trong khi đó, dưới áp lực của xu hướng tăng giá hàng hóa lương thực thực phẩm trên thế giới và tác động của lạm phát nhập khẩu từ Trung Quốc, kết hợp với các yếu tố khác như lạm phát có thể tăng mạnh hơn vào mùa khai trường; yếu tố thời vụ vào những tháng cuối năm; tác động của lạm phát chi phí đẩy do tăng giá xăng dầu; tổng cầu những tháng cuối năm cao hơn những tháng đầu năm do hiệu ứng của chính sách tài khóa và tiền tệ phần nào được mở rộng… CPI sẽ tăng khá cao trong những tháng cuối năm. Do vậy, chúng tôi cho rằng lạm phát vẫn cần được kiểm soát một cách “chủ động” theo định hướng mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2