


VIỆN NGHIÊN CỨU
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TẠP CHÍ
NGHỀ CÁ
SÔNG CỬU LONG
Số 24 - Tháng 9/2024
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP:
Tổng biên tập:
PGS. TS. NGUYN VĂN SÁNG
Thư ký tòa soạn:
ThS. HOÀNG THỊ THỦY TIÊN
CÁC ỦY VIÊN:
*TS. LƯU ĐỨC ĐIỀN
*PGS.TS. V NAM SƠN
*PGS.TS. T THANH DUNG
*PGS.TS. NGUYN NGC PHƯC
*TS. NGUYN VĂN NGUYỆN
*TS. NGUYN VIẾT DŨNG
*TS. NGUYN NHỨT
Trình bày:
ThS. Hoàng Thị Thủy Tiên
MỤC LỤC
Trang
Sự truyền lây của Enterocytozoon hepatopenaei
(EHP) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Transmission of Enterocytozoon hepatopenaei
(EHP) in white-leg shrimp (Penaeus vannamei)
under laboratory condition.
ĐỖ THỊ CẨM HỒNG, TRƯƠNG HỒNG VIỆT,
PHAN THỊ HỒNG NHI, NGUYỄN THỊ THÁI TUẤT,
NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH VÀ LÊ HỒNG PHƯỚC
3-11
Các yếu tố nguy cơ và mùa vụ xuất hiện EHP
và bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
(Penaeus vannamei) ở Việt Nam.
Risk factors and season occurring EHP and white
feces diseases in white leg shrimp (Penaeus
vannamei) in Vietnam.
TRƯƠNG HỒNG VIỆT, ĐỖ THỊ CẨM HỒNG,
NGUYỄN THỊ THÁI TUẤT, PHAN THỊ HỒNG NHI,
ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH, TRƯƠNG ĐÌNH HOÀI,
TRƯƠNG THỊ HOA, PHAN VĂN ÚT, LƯU QUỲNH HƯƠNG,
NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH VÀ LÊ HỒNG PHƯỚC
12-26
Kiểm soát bệnh gan thận mủ trên cá tra trong
điều kiện phòng thí nghiệm và ao nuôi.
Control of bacillary necrosis of Pangasius in
laboratory and pond conditions.
LÊ HỒNG PHƯỚC, ĐOÀN VĂN CƯỜNG,
VÕ HỒNG PHƯỢNG, NGUYỄN HỒNG LỘC
27-41
Thành phần loài ốc và tỉ lệ nhiễm cercariae trên ốc
thu trong ruộng lúa tại xã Trung Lập Thượng và
Xuân Thới Thượng của Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
The composition of snail species and cercariae in
snails in rice field of Trung Lap Thuong and Xuan
Thoi Thuong communes, Ho Chi Minh city, Vietnam.
PHẠM CỬ THIỆN, DƯƠNG THÚY QUYÊN
42-48

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 24 - THÁNG 9/2024
2
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Chất lượng một số loại nguyên liệu trong sản
xuất thức ăn nuôi thủy sản.
Quality evaluation of feed ingredients used in
aquafeed production.
TRẦN THỊ LỆ TRINH, PHẠM DUY HẢI, LÊ HOÀNG,
NGUYỄN LỮ HỒNG DIỄM, LÝ HỮU TOÀN,
VÕ THỊ MY MY, VÕ THỊ QUỲNH NHƯ,
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG, NGUYỄN VĂN NGUYỆN.
49-62
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp vùng
nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu
Long năm 2022.
Assessment of the current water quality status in
brackish water shrimp farming areas in the Mekong
delta in 2022.
ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN, NGUYỄN THANH TRÚC,
LÊ HỒNG PHƯỚC, THỚI NGỌC BẢO,
ĐẶNG NGỌC THÙY, TRẦN MINH THIỆN,
LÂM QUỐC HUY
63-77
Biến động thành phần thực vật phù du theo mùa
ở hồ Dầu Tiếng.
Seasonal variation of phytoplankton composition
and density in Dau Tieng reservoir.
TRẦN THÚY VY, NGUYỄN THANH TÙNG,
NGUYỄN TRUNG HIẾU
78-88
Đánh giá hiện trạng nguồn lợi tự nhiên các loài
cá heo và cá rô biển Pristolepis fasciata (Bleeker,
1851) tại các trạm quan trắc khai thác khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2017 - 2022.
An assessment of the resources status of loaches
and malayan leaffish Pristolepis fasciata (Bleeker,
1851) at monitoring sites in the Mekong delta area
from 2017 to 2022.
NGUYỄN NGUYỄN DU, ĐINH TRANG ĐIM,
PHẠM VÕ QUỐC THỚI VÀ HÀ TRẦN QUỐC TIẾN
89-96

3
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 24 - THÁNG 9/2024
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
2 Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
3 Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
* Email: camhong573@gmail.com
SỰ TRUYỀN LÂY CỦA Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) TRÊN
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM
Đỗ Thị Cẩm Hồng1*, Trương Hồng Việt1, Phan Thị Hồng Nhi2, Nguyễn Thị Thái Tuất3,
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh1 và Lê Hồng Phước1
TÓM TẮT
Vi bào tử trùng - Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là tác nhân chính gây bệnh microsporidiosis
ở gan tụy, gây ảnh hưởng đến tôm nuôi ở Đông Nam Á kể từ năm 2009. Tại Việt Nam, EHP có liên
quan đến bệnh phân trắng ở tôm sú Penaeus monodon và tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei,
gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản kể từ năm 2010. EHP có khả năng
lây truyền ngang thông qua sống chung và ăn thịt đồng loại nên gây khó khăn trong việc kiểm soát
sự lây nhiễm bệnh trong ao nuôi. Với mục tiêu tìm hiểu phương thức lây truyền EHP ở tôm thẻ chân
trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm, nghiên cứu này thực hiện 4 thử nghiệm cảm nhiễm (thí
nghiệm) với vi bào tử trùng EHP: (1) Nhốt chung nhưng có cách ly giữa tôm bị nhiễm và không bị
nhiễm EHP, (2) Cho tôm khỏe mạnh ăn gan tụy tươi nhiễm EHP, (3) Ngâm tôm khỏe mạnh trong
nước bị nhiễm EHP và (4) Ngâm tôm khỏe mạnh trong nước nhiễm EHP được sục khí trước 7 ngày.
Từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 3, sự lây nhiễm EHP ở tôm được đánh giá tại 4 thời điểm 3, 5, 7 và
14 ngày sau cảm nhiễm. Ngoại trừ thí nghiệm 4, mẫu tôm và mẫu nước được thu vào thời điểm 14
và 21 ngày sau khi thử nghiệm. Các mẫu tôm đối chứng được thu nhận từ bể nguồn vào ngày kết
thúc của mỗi thí nghiệm. Kết quả cho thấy ở thí nghiệm thứ nhất tỷ lệ nhiễm trung bình sau 7 ngày
và 14 ngày lần lượt là 70% và 100%. Đối với thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ nhiễm trung bình sau 3, 5, 7
và 14 ngày lần lượt là 30%, 55%, 65% và 100%. Trong khi, ở thí nghiệm gây nhiễm thứ ba, tỷ lệ
lây nhiễm trung bình sau 7 và 14 ngày lần lượt là 20% và 90%. Ngược lại, đối với thí nghiệm thứ
tư, EHP không được phát hiện trong nước cũng như trong tôm 14 và 21 ngày sau thí nghiệm cảm
nhiễm. Tất cả các thí nghiệm đều không có trường hợp tôm chết được ghi nhận trong suốt thời gian
thí nghiệm. Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy EHP có thể lây truyền nhanh theo chiều ngang qua
sống chung và ăn thịt đồng loại. Trong khi, lây nhiễm EHP từ nguồn nước vào tôm diễn ra chậm
hơn. Điều này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm đề xuất các biện pháp phòng trị cũng
như ngăn chặn sự lây nhiễm EHP có hiệu quả hơn.
Từ khóa: EHP, lây truyền ngang, Penaeus vannamei, tôm thẻ chân trắng, vi bào tử trùng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) đã
được phát hiện ở tôm sú Penaeus monodon bị
hội chứng chậm lớn trong các ao nuôi thương
phẩm ở Thái Lan từ năm 2009 (Tourtip & ctv.,
2009). Ở Việt Nam, EHP có liên quan đến
bệnh phân trắng ở tôm sú Penaeus monodon
và tôm thẻ chân trắng P. vannamei, đã gây thiệt
hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng
thuỷ sản từ năm 2010 (Ha & ctv., 2010). EHP
là một loại ký sinh trùng nội bào có 4 giai đoạn
sống bên trong các tế bào bị nhiễm (Tourtip &
ctv., 2009). Bào tử trưởng thành có hình bầu
dục (1,1 μm × 0,7 μm) với vách dày, bao gồm

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 24 - THÁNG 9/2024
4
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
nhân đơn, một đầu có đĩa bám và đầu còn lại
có một không bào và một cuộn dây với 5-6
vòng (Tourtip & ctv., 2009; Aldama-Cano &
ctv., 2018). EHP không cần vật chủ trung gian
và có thể sinh sống trong đường tiêu hóa của
tôm đến hết vòng đời (Tourtip & ctv., 2009;
Aranguren & ctv., 2017). Đường truyền lây của
EHP là truyền trực tiếp từ tôm sang tôm qua
sống chung, ăn thịt lẫn nhau hoặc do tiếp xúc
với nước bị nhiễm EHP (Salachan & ctv., 2017;
Tangprasittipap & ctv., 2013). NACA (2015) đã
báo cáo rằng không có dấu hiệu cụ thể để phân
biệt giữa tôm bị nhiễm và không nhiễm EHP. Sự
nhiễm bệnh có thể được xác định dựa vào sự bất
thường của tôm nuôi như là tăng trưởng chậm
và được khẳng định nhiễm EHP bằng cách dựa
vào phương pháp sinh học phân tử. Điều này
làm cho việc kiểm soát mầm bệnh này trở nên
khó khăn trong các ao bị nhiễm. EHP không gây
chết tôm, nhưng có liên quan đến sự chậm lớn
và bệnh phân trắng trên tôm nuôi (Ha & ctv.,
2010). Tuy nhiên, Rajendran & ctv. (2016) cho
rằng tình trạng nhiễm EHP không ảnh hưởng
lớn đến tăng trưởng của tôm.
Nhiều phương pháp nghiên cứu sự truyền
lây của EHP cho thấy sự lây truyền theo chiều
ngang qua các bào tử được phát tán vào nước
nuôi từ tôm bị nhiễm EHP, hoặc qua đường
ăn gan tôm bị nhiễm EHP (Tang & ctv., 2016;
Salachan & ctv., 2017), hoặc bằng phương pháp
tiêm (Mai & ctv., 2020). Tuy nhiên, thời gian
lây nhiễm của EHP có sự khác biệt giữa các báo
cáo và tỷ lệ lây nhiễm vẫn chưa được rõ ràng. Vì
vậy, nghiên cứu này thực hiện gây nhiễm với 4
phương pháp gần giống với môi trường ao nuôi
thực tế bao gồm nuôi chung giữa tôm khỏe với
tôm nhiễm EHP, cho tôm khỏe ăn gan tụy tôm
nhiễm EHP, ngâm trong nguồn nước bị nhiễm
EHP và ngâm trong nguồn nước nhiễm EHP
nhưng được sục khí trước 7 ngày. Với mục tiêu
là xác định phương thức lây nhiễm, thời gian
cũng như tỷ lệ truyền nhiễm của EHP được hiểu
rõ ràng hơn và tạo nguồn tham khảo cho các
nghiên cứu phòng trị EHP trong tương lai.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thu nhận nguồn tôm thẻ khỏe và
tôm nhiễm EHP
Nguồn tôm thẻ chân trắng có trọng lượng
từ 3-5 g/con được mua từ công ty sản xuất tôm
giống Nam Hải, Ninh Thuận. Tôm được kiểm
tra EHP và hai tác nhân có khả năng gây chết
tôm bao gồm virút gây bệnh đốm trắng (WSSV)
và Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử
gan tụy cấp (AHPND) trước khi chuyển đến
phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản II. Tôm được nuôi dưỡng trong
bể composite 4 m3 từ 7-10 ngày trước khi sử
dụng làm thí nghiệm. Tôm được thu mẫu ngẫu
nhiên 10 con để kiểm tra EHP bằng PCR 2 bước
trước khi tiến hành thí nghiệm.
Nguồn tôm thẻ chân trắng nhiễm EHP có
trọng lượng từ 12-15 g được thu nhận tại trại nuôi
tôm ở Nông trường Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Tôm được nuôi dưỡng trong bể composite 1 m3
từ 7-10 ngày trước khi sử dụng làm thí nghiệm.
Tôm được thu mẫu ngẫu nhiên 3 con để kiểm tra
EHP bằng phương pháp PCR 2 bước trước khi
tiến hành thí nghiệm.
Nguồn nước nuôi tôm và nước dùng cho tất cả
thí nghiệm là nguồn nước biển được xử lý chlorine
30 ppm và được sục khí trong vòng 1 tuần trước
khi sử dụng. Nước được điều chỉnh có pH từ 7,5-
8,5; độ kiềm >80 ppm, và độ mặn 15 ppt.
2.2. Cảm nhiễm bằng phương pháp nuôi
chung
Thí nghiệm được lặp lại 2 lần trong bể
composite 0,5m3, mỗi bể chứa 120 con tôm
khỏe và 12 tôm nhiễm EHP trong 240 lít nước
biển 15 ppt. Số tôm nhiễm EHP chiếm tỷ lệ 10%
(Tang & ctv., 2016; Salachan & cvt., 2017).
Tôm khỏe và tôm nhiễm EHP được cách ly bằng
1 lồng nhựa để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa hai
nhóm tôm (Hình 1). Tôm được cho ăn (tỷ lệ 3%)
với thức ăn thương mại 2 lần/ngày cho đến khi
kết thúc thí nghiệm ở ngày thứ 14 (Trong suốt
thời gian thí nghiệm, nước không được thay và
chỉ được xả cặn ở đáy bể). Tôm được thu ngẫu
nhiên mỗi mẫu 3 cá thể tôm (thu gan tụy cố định